Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tình Hình Tín Dụng Ngắn Hạn Tại Hdbank Cần Thơ Trong 3 Năm 2014 - 2016

3.9. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI HDBANK CẦN THƠ TRONG 3 NĂM 2014 - 2016

Tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng có nhiều yếu tố tác động, nhưng do thời gian nghiên cứu có hạn, nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một số yếu tố về học vấn, tuổi, giá trị TSĐB, thu nhập, khoảng cách, số người phụ thuộc. Những yếu tố này được cho là rất quan trọng đối với tín dụng ngắn hạn tại địa bàn nghiên cứu. Vì dựa vào các yếu tố này mà Ngân hàng có quyết định cho khách hàng vay vốn được không hay khách hàng có đủ năng lực và tiêu chuẩn để ngân hàng cho vay vốn không.

BẢNG 3.13. THÔNG TIN VỀ CÁC BIẾN ĐỘC LẬP THAM GIA TRONG MÔ HÌNH BINARY LOGISTIC

Chạy bằng SPSS (Frequencies) ta có bảng sau:


Thông tin

ĐVT

Lớn

nhất

Nhỏ

nhất

Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

Phương

sai

Thu nhập

Triệu đồng

30

4

26

5.0266

25,267

Tuổi

năm

52

25

27

6,383

40,739

Học vấn

1 hoặc 2

2

1

1

0,469

0,220

TSĐB

1 hoặc 0

1

0

1

0,473

0,223

Khoảng cách

km

25

1,5

23,5

5.1884

26,919

Số người phụ thuộc

Người

3

0

3

1,014

1,027


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng HD bank chi nhánh Cần Thơ - 18



Nợ quá hạn

1 hoặc 0

1

0

1

0,469

0,220


Đề tài sử dụng mô hình binary logistic để xác định mức ý nghĩa của từng yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của khách hàng trên điạ bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả ước lượng mô hình binary logistic được trình bày ở bảng 3.14.

BẢNG 3.14. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH BINARY LOGISTIC VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍN DỤNG NGẮN HẠN


Nhân tố

Hệ số

Mức ý nghĩa

Thu nhập (X1)

6,266

0,033

Tuổi (X4 )

0,719

0,037

Học vấn (X5 )

5,625

0,071

Tài sản đảm bảo(X3 )

8,617

0,044

Khoảng cách(X6 )

-0,457

0,127

Số người phụ thuộc (X2 )

-2,566

0,099

Nợ quá hạn (X7 )

-9,782

0,058

Hằng số

-58,776

0,029

Tổng quan sát

100

% dự báo đúng

98,0%

Giá trị Loglikelihood

11,205a

Giá trị kiểm định Chi bình phương

112,615

Xác suất lớn hơn giá trị Chi bình

phương

0,000

Hệ số R2

0,952

Hệ số 𝑅2

0,676

(Nguồn: kết quả chạy mô hình BINARY LOGISTIC trong SPSS)


Từ kết quả chạy mô hình ta có phương trình hồi quy như sau:

Ln[𝑃 ( 𝑌=1)]= –58,776+6,266X


– 2,566X +8,617X +0,719X +5,625X – 9,782X

𝑃 (𝑌=0)

1 2 3 4 5 7

Từ bảng số liệu 3.14 phân tích mô hình hồi quy Binary logistic trên ta thấy, giá trị mức ý nghĩa Sig của các biến đều có giá trị phù hợp nằm trong khoản [5% - 10%] và có mức ý nghĩa mô hình Sig < 5%. Nên các biến độc lập trong mô hình hồi quy Binary logistic có mối tương quan với biến phụ thuộc là yếu tố ảnh hưởng đến tín dụng ngắn hạn. Mức ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy trên đều có độ tin cậy trên 99%, dấu của các hệ số phù hợp với mong đợi kỳ vọng.


Trong kết quả mô hình hồi quy Binary logistic, các hệ số của mô hình hồi quy không trực tiếp giải thích mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, cho nên phải dùng hệ số tác động biến để giải thích. Các yếu tố được xem xét có khả năng ảnh hưởng đến tín dụng ngắn hạn (cho vay ngắn hạn) được giải thích như sau:

Giải thích bằng hằng số C: khi biến độc lập đồng thời có giá trị 0 thì giá trị của biến phụ thuộc bằng –58,776. Hay nói cách khác là nó cho biết ảnh hưởng trung bình của tất cả các biến chưa được đưa vào mô hình đối với biến Y vì lý do không thể thu thập đượcthông tin của những biến này.

Dựa vào kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình, ta có Sig < 5%, như vậy mô hình tổng thể cho biết mới tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mô hình có ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy 99%.

Với R2 = 0,952 (𝑅2 = 0,676) đều này có nghĩa là 95,52% sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến tín dụng ngắn hạn được giải thích bởi 6 biến độc lập trong mô hình là thu nhập, số người phụ thuộc, TSĐB, tuổi, học vấn, nợ quá hạn.còn 4,48% là do các yếu tố khác.

Mô hình hồi quy Binary Logistic sử dụng chỉ tiêu 2 – log likelihood để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình. Giá trị 2 – log likelihood càng nhỏ thể hiện độ phù hợp của mô hình càng cao.

Hệ số Log likelihood = 11,205, chứng tỏ các biến độc lập tác động như thu nhập, số người phụ thuộc, TSĐB, tuổi, học vấn, nợ quá hạn tác động đến tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng (Y), làm thay đổi 11,205% của biến Y trong mô hình.

Theo kết quả nghiên cứu, biến thu nhập của khách hàng mang giá trị dương ở mức ý nghĩa 5% (P–value = 0,033<α =0,05), có ảnh hưởng đến tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng, kết quả thống kê của hàm Binary Logistic cho thấy thu nhập của khách hàng mang dấu (+), điều này chứng minh rằng khi khách hàng có nhu cầu vay vốn ngân hàng, nếu thu nhập của khách hàng cao thì khả năng hoàn trả nợ vay càng cao, góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng tại ngân hàng, ngân hàng dễ dàng xem xét phát vay cho khách hàng hơn.

Biến số người phụ thuộc của khách hàng có ý nghĩa ở mức 10% (P–value = 0,099<α = 0,1), có ảnh hưởng đến tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng. Kết quả thống kê của hàm Binary Logistic biến phụ thuộc mang dấu (–), phù hợp với kỳ vọng ban đầu. Nghĩa là số người phụ thuộc hay số người không tạo ra thu thập cũng như sống phụ thuộc vào thành viên khác trong gia đình của khách hàng đó ít thì khả năng cho vay càng cao. Vì số người phụ thuộc ít, mức chi tiêu cũng ít, nguồn thu nhập sẽ gom vào trả nợ càng cao, nên ngân hàng sẽ cho vay cao hơn. Ngược lại, nếu số người phụ thuộc càng nhiều thì thu nhập tạo ra một phần sẽ lo cho những người phụ thuộc


kia, làm chậm việc trả nợ NH, gây khó khăn trong công tác thu nợ, nên NH quyết định cho vay sẽ giảm khi có số người phụ thuộc cao.

Biến tài sản đảm bảo của khách hàng mang giá trị dương ở mức ý nghĩa 5% (P- value = 0,044<α = 0,05),có ảnh hưởng đến tín dụng ngắn hạn tại NH. Kết quả thống kê của hàm Binary Logistic biến phụ thuộc mang dấu (+). Đúng với kỳ vọng ban đầu, theo đánh giá phần lớn các tổ chức tín dụng thì khách hàng chưa có TSĐB thì khách hàng sẽ không tạo được niềm tin khi tiếp xúc với NH đồng thời NH sẽ khó đáp ứng các khoản vay của họ, vì NH sợ rủi ro tín dụng. Do đó, nếu khách hàng có TSĐB đủ điều kiện thì khả năng được vay vốn sẽ tăng và NH sẽ dễ dàng quyết định cho vay.

Biến nợ quá hạncủa khách hàng mang giá trị dương ở mức ý nghĩa 5% (P-value

= 0,058<α = 0,1),có ảnh hưởng đến tín dụng ngắn hạn tại NH. Kết quả thống kê của hàm Binary Logistic biến phụ thuộc mang dấu (-) đúng với kỳ vọng ban đầu. Nghĩa là nợ quá hạn không có thì khách hàng sẽ dễ dàng tìm đến NH vay vốn và NH sẽ cho vay nhanh hơn so với những khách hàng có nợ quá hạnvì vậy NH sẽ dễ dàng quyết định cho vay đối với những khách hàng không có nợ quá hạn.

Biến tuổi của khách hàng mang giá trị dương ở mức ý nghĩa 5% (P-value = 0,037< α = 0,05),có ảnh hưởng đến tín dụng ngắn hạn tại NH. Kết quả thống kê của hàm Binary Logistic biến phụ thuộc mang dấu (+). Đúng với kỳ vọng ban đầu, theo đánh giá phần lớn các tổ chức tín dụng thì khách hàng có độ tuổi theo quy định sẽ có điểm xếp hạng tín dụng cao thì khách hàng sẽ dễ tiếp cận với Ngân hàng và rủi ro trả nợ cũng cao hơn các nhóm tuổi ngoài quy định của NH (18 tuổi – 55 tuổi). Do đó, nếu khách hàng có độ tuổi nằm trong điểm cao sẽ thuận lợi vay vốn và NH sẽ dễ dàng quyết định cho vay.

Biến học vấncủa khách hàng mang giá trị dương ở mức ý nghĩa 10% (P-value = 0,071 < α = 0,1), tức là có ảnh hưởng đến tín dụng ngắn hạn tại NH. Kết quả thống kê của hàm Binary logistic cho thấy học vấn của KH mang dấu dương đúng với kỳ vọng ban đầu là trình độ học vấn càng cao thì khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay của NH càng nhiều so với những người có trình độ có trình độ học vấn thấp, chưa hiểu biết nhiều về NH và tìm đến những khoản tín dụng nặng lãi, trả lãi cao ảnh hưởng đến thu nhập của KH. Kết quả càng khẳng định rằng biến học vấn của KH tác động đến khả năng cho vay của NH và nó cũng ảnh hưởng đến số điểm xếp hạng tín dụng. Nếu học vấn cao thì điểm cao và ngược lại nếu học vấn thấp thì NH sẽ chấm điểm xếp hạng tín dụng cho KH thấp khách hàng sẽ khó tiếp cận nguồn vốn của NH.

Còn yếu tố như khoảng cách không có ý nghĩa về mặt thông kê do giá trị P- value của biến này > α =0,1.

Ngoài ra, kết quả mô hình cho thấy trong thực tế còn rất nhiều yếu tố khác (lãi suất, chất lượng dịch vụ, mục đích vay,…) ảnh hưởng đến quyết định cho vay ngắn


hạn và đi vay của KH mà trong khuôn khổ số liệu không thể giải thích được và những số liệu không thu thập được do thời gian quá ngắn, đây là hạn chế trong quá trình nghiên cứu.


CHƯƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI HDBANK

CHI NHÁNH CẦN THƠ TRONG THỜI GIAN TỚI


4.1 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG HDBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngắn hạn

 

- Yếu tố về khách hàng- Yếu tố ngân hàng- Các yếu tố khác4.1.2. Những cơ hội và thách thức4.1.2.1. Cơ hội,ưu điểm4.1.2.2. Thách thức4.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI HDBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ4.2.1. Chính sách nhân sự4.2.2. Nâng cao công tác huy động vốn4.2.3. Nâng cao hiệu quả cho vay4.2.4. Hạn chế tình hình nợ xấu4.2.5. Chính sách hỗ trợ khách hàng khi gặp khó khăn về tài chính4.3. MỘT SỐ GIẢI GIÁP NHẰM CẢI THIỆN TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI HDBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ

- Yếu tố về khách hàng

+ Một số khách hàng vẫn còn xem nhẹ nghĩa vụ thanh toán nợ cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán nợ.

+ Một số khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích hoặc do các nguyên nhân khác khiến việc sử dụng vốn không hiệu quả do các yếu tố khách quan và chủ quan như: bị tác động bởi yếu tố tự nhiên, tình hình biến động thị trường gây bất lợi, tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh thương mại ngày thêm quyết liệt, chủ trương, chính sách nhà nước thay đổi không có lợi cho ngành. Tất cả điều đó gây thiệt hại nguồn vốn cho vay khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi gốc và lãi.

Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp vay nợ có những sai sót chủ quan: Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp không cân đối, mức độ rủi ro tài trợ cao, phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn bên ngoài, chi phí sử dụng vốn so với mức trung bình của ngành nên cải thiện tốt hơn. Nguyên nhân này thường có vai trò tiềm tàng nhưng rất nguy hiểm vì sau một thời gian rủi ro sẽ bộc lộ và doanh nghiệp không có khả năng cân bằng về tài chính, khả năng trả nợ sẽ giảm đi.

- Yếu tố ngân hàng

+ Các vấn đề được chú ý là nhân lực, đa dạng và nâng cao chất lượng dịch vụ, đầu tư công nghệ hiện đại hóa ngân hàng, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro, quản trị tốt nội bộ, nghiệp vụ ngân hàng phải đầu tư đẩy nhanh và tích cực thực hiện. Tìm kiếm đàu tư thêm từ các chương trình quản lý rủi ro. Trong đó tập chung nâng cao năng lực quản trị điều hành, kiểm tra kiểm soát, quản trị rủi ro, bảo mật và an toàn dữ liệu.

+Do lực lượng cán bộ còn thiếu nên một cán bộ phải theo dõi nhiều khoản vay do đó không thể bám sát được các khoản vay.

+ Do sự thay đổi cán bộ trong chi nhánh dẫn đến cán bộ mới không nắm được đầy đủ thông tin khách hàng của nhân viên cũ. Đây là nguyên nhân làm một số khoản vay không được kiểm tra, giám sát chặt chẽ.

+ Hệ thống công nghệ thông tin có nhiều điều kiện phát triển, việc cập nhập thông tin về các khoản vay đôi khi chưa kịp thời gây nhiều khó khăn trong việc quản lý các khoản vay, thu hồi nợ đúng hạn.


+ Một số vấn đề khá chủ quan là ngân hàng chưa có chính sách ràng buộc trách nhiệm với nhân viên sau khi rời công ty. Để phòng ngừa tình trạng có những nhân viên tạo nên món nợ không tốt để lại.

+ Quân tâm nhiều hơn về chế độ ưu đãi những nhân viên giỏi để tránh tình trạng mất mát nhân tài.

- Các yếu tố khác

+ Chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước tại địa phương

Ngân hàng cần có thêm quan hệ kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các ban ngành liên quan để thu thập chính xác thông tin khách hàng.

Những chính sách của chính quyền thành phố Cần Thơ tuy không gây khó khăn trong lĩnh vực hoạt động tài chính ngân hàng nhưng chính quyền trên địa bàn chưa có chính sách hỗ trợ cần thiết rõ rệt cho hệ thống ngân hàng trên cùng địa bàn, cũng như các biện pháp phòng ngừa lừa đảo.

Hiện nay chi nhánh đang được hoạt động trong môi trường kinh tế địa phương phát triển bền vững, ổn định, được sự quan tâm của nhà nước. TPCT được đầu tư phát triển lên Trung ương cấp 1, nhiều dự án quan trọng đầu tư phát triển và sản xuất được triển khai thực hiện đã tạo cho ngành ngân hàng nhiều cơ hội trong hoạt động tín dụng.

+ Ảnh hưởng bởi yếu tố thị trường

Thị trường ngân hàng TPCT sẽ bùng nổ khuyến mại, có các sản phẩm, dịch vụ đa dạng thu hút khách hàng, yếu tố cạnh tranh trên địa bàn ngày càng căng thẳng và quyết liệt:

Để thấy rõ tính cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn TPCT tôi sẽ chứng minh những dẫn chứng thông tin sau: Chúng ta đã chứng kiến hiện nay (3/2017) có một thời kỳ hầu hết các ngân hàng thương mại đều đã thực hiện nghiêm chỉ thị của NHNN về việc điều chỉnh mức lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng đến dưới 12 thánglãi suất dao động từ 5.4% đến 6.5% và lãi suất cho vay kỳ hạn ngắn là 6%-9%. Tuy nhiên trên thực tế mức lãi suất thực của các ngân hàng thương mại cao hơn nhằm để thu hút khách hàng, nhiều ngân hàng còn tiếp tục mở thêm các hình thức khuyến mại, trúng thưởng cho những người gửi tiền như trúng vàng, trúng quà vật dụng gia đình, thẻ cào, trúng xe,… Đây cũng là loại “lãi suất phụ” nhằm kéo khách hàng đến gửi tiền nhiều hơn mà không vi phạm lãi suất trần huy động của NHNN đưa ra. Với việc NHNN đưa ra mức lãi suất huy động trần, các hình thức khuyến mại, trúng thưởng cho khách hàng gửi tiết kiệm sẽ có khả năng bùng nổ gây gắt giữa các ngân hàng trong thời gian tới.

Nếu để cùng một mức lãi suất và không có các hình thức hấp dẫn gì thêm thì vốn sẽ chảy phần lớn vào các ngân hàng cổ phần lớn, các ngân hàng quốc danh. Vì vậy, các ngân hàng cổ phần yếu thế hơn phải tìm cách hấp dẫn khách hàng bằng khuyến mại, trúng thưởng là điều đương nhiên phải làm. Đó là những thông tin tiêu


biểu cho sự khó khăn cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng như thế nào cho chúng ta để có biện pháp khắc phục nhằm không để giảm thiểu lợi nhuận và cân bằng giữa huy động và cho vay của NH. Tránh tình trạng cho vay quá nhiều với thời gian ngắn mà trong thời gian đó NH chưa huy động kịp nguồn vốn để phục vụ cho KH làm ảnh hưởng đến quá trình tồn tại và phát triển của NH.

4.1.2. Những cơ hội và thách thức

Sau những năm gia nhập WTO, nền kinh tế của nước ta đâ đạt được nhiều thành công lớn. Tuy nhiên cũng gặp nhiều khó khăn, vẫn còn nhiều vấn đề đang làm nhiều người quan tâm, lo lắng đó là nhập siêu, tỷ lệ lạm phát tăng tạo ra nhiều thách thức và rủi ro đối với ngành ngân hàng thương mại của việt nam nói chung và HDBANK nói riêng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/01/2024