Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng HD bank chi nhánh Cần Thơ - 20

4.3. MỘT SỐ GIẢI GIÁP NHẰM CẢI THIỆN TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI HDBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ

Sau kết quả nghiên cứu đề tài thì tác giả có đưa ra một số giải giáp nhằm cải thiện tín dụng ngắn hạn tại HDBank Cần Thơ như sau:

- Hướng dẫn tạo điều kiện cho các khách hàng dễ dàng tiếp cận với NH và vay vốn, góp phần tăng doanh số cho vay tại chi nhánh.

- Tìm hiểu kỹ những thông tin về khách hàng để tránh rủi ro tín dụng.

- Có những kiến nghị với chính quyền địa phương như: tạo việc làm cho những hộ khó khăn tại địa phương, giúp họ phần nào cải thiện nguồn thu nhập; Lập danh sách các người dân thiếu vốn tại địa phương, để cán bộ tín dụng xem xét và dễ dang tiếp cận đối tượng, tư vấn cho người dân hiểu rõ hơn về tín dụng ngân hàng để họ có thể vay vốn làm ăn và phát triển ổn định hơn; NH ký kết thỏa thuận với Ủy ban nhân dân về việc xác nhận tài sản thế chấp, hỗ trợ NH hơn về việc xử lý tài sản đảm bảo; Địa phương cần tạo điều kiện cho khách hàng về những kinh nghiệm kinh doanh hay áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng thêm thu nhập khi làm ăn hiệu quả, xoay vốn nhanh trả nợ đúng hạn cho NH.

- Xác định và thẩm định đúng giá trị TSĐB của khách hàng: trong hoạt động cho vay thì TSĐB là những yếu tố rất quan trọng để hạn chế rủi ro cho các khoản vay, vì thế cán bộ tín dụng cần thẩm định và đưa ra mức giá trị phù hợp nhất cho tài sản và quyết định cho vay hợp lý với khoản vay đề nghị của khách hàng thông qua giá trị TSĐB.

- Cần có những chính sách thích hơp hơn với những khách hàng ở những vùng xa để dễ dàng tiếp cận với khách hàng. Dễ dàng trong việc quyết định cho vay cũng như thu hồi nợ tránh rủi ro tín dụng.



CHƯƠNG 5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng HD bank chi nhánh Cần Thơ - 20

 

5.1. KẾT LUẬN5.2. KIẾN NGHỊ5.2.1. Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương5.2.2. Đối với HDBank Cần Thơ

5.1. KẾT LUẬN

Ngân hàng HDBank Cần Thơ qua một thời gian hoạt động, hòa mình với nhiều thăng trầm của nền kinh tế Việt Nam và thế giới. Tập thể cán bộ, công nhân viên không ngừng nổ lực và phấn đấu từ khi thành lập cho đến nay. Tình hình hoạt động của Ngân hàng được thể hiện thông qua kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình nguồn vốn, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu… của phương thức cho vay ngắn hạn.

Ta có thể thấy hoạt động chính của Ngân hàng là cho vay, nguồn thu chủ yếu từ lãi chiếm 90% trên tổng doanh thu. Các nguồn thu từ dịch vụ đang dần phát triển qua từng năm, các nguồn thu khác cũng có nhiều biến động và đang khai thác hết tiềm năng vốn có. Vì vậy, khi thị trường bất ổn, doanh thu của Ngân hàng có nhiều biến động cũng như rủi ro tiềm ẩn từ hoạt động cho vay luôn chập chờn, có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

- Về huy động vốn, nguồn vốn qua các năm có nhiều biến động, năm 2014 đạt

382.365 triệu đồng, sang năm 2015 là 428.549 triệu đồng, tăng 46.184 triệu đồng, tương đương tăng 12,08% so với năm 2014, năm 2016 đạt 544.684 triệu đồng tăng

116.135 triệu đồng, tương đương tăng 27,10% so với năm 2015, trong đó tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng, năm 2016 đạt 410.029 triệu đồng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động (trên 75%). Do có nhiều sự cạnh tranh từ các ngân hàng, nên việc huy động vốn của Ngân hàng gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, sự biến động của lãi suất thị trường là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến việc huy động vốn vốn vì khách hàng chỉ quan tâm đến những Ngân hàng có lãi suất huy động cao.

- Doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng: do quy mô và mới thành lập không lâu trên địa bàn thành phố Cần Thơ nên tình hình cho vay có nhiều biến động. Năm 2014 đạt 431.671 triệu đồng, năm 2015 tăng đạt 526.809 triệu đồng, năm 2016 đạt

604.352 triệu đồng, quy mô cạnh tranh còn yếu so với các Ngân hàng lâu đời như Vietcombank, Sacombank,… Bên cạnh đó, công tác thu nợ cũng đang diễn ra theo chiều hướng tốt khi mà doanh số thu nợ của Ngân hàng ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể, doanh số thu nợ năm 2012 là 142.361 triệu đồng, tăng 58.199 triệu đồng so với năm 2010 là 84.163 triệu đồng.

- Đối với dư nợ Ngân hàng, nhìn chung cũng có tăng nhưng không đều nhau. Năm 2014 từ 150.689 triệu đồng lên 238.771 triệu đồng năm 2015, tăng 88.082 triệu đồng. Và giảm từ 2015 sang 2016 từ 238.771 triệu đồng tăng 343.968 triệu đồng, giảm


105.197 triệu đồng. Nhưng nhìn chung lại từ năm 2014 đến năm 2016, dư nợ tăng

193.279 triệu đồng, cho thấy thị phần chiến lược ngày càng nhiều.

- Còn về tình trạng nợ xấu đang có nhiều biến động qua từng năm. Cụ thể, năm 2015 là 2.857 triệu đồng, giảm 482 triệu đồng so với năm 2015, ứng với tỷ lệ giảm 14,44%. Sang năm 2016 giảm với số tiền 885 triệu đồng so với năm 2015, ứng với tỷ lệ giảm 30,98%. Nguyên nhân là do năm 2015 tình hình kinh tế có nhiều biến động, lạm phát tăng cao, tình trạng đóng băng bất động sản không thể tránh khỏi của các Ngân hàng, trong đó có HDBank Cần Thơ do thiện chí trả nợ của khách hàng và một số yếu tố khách quan nên nợ xấu có giảm nhưng chưa nhiều. Sang năm 2016, nợ xấu được kiếm chế lại là do tình hình kinh tế ổn định, lạm phát giảm dần, các nhà đầu tư bắt tay vào khôi phục sau khi biến động của nền kinh tế nên có nhiều khởi sắc hơn, dẫn đến tình trạng nợ xấu giảm trong năm này.

* Tóm lại, tình hình tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng qua ba năm có nhiều biến động, Ngân hàng luôn chịu sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác như Vietcombank, Sacombank,… và luôn tìm ẩn nhiều rủi ro. Hơn nữa, việc cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài là một điều không thể tránh khỏi, đòi hỏi các ngân hàng phải liên kết chặt chẽ với nhau. Đồng thời để tồn tại thì Ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ của mình bằng cách đầu tư phát triển công nghệ, phát triển sản phẩm, phương tiện đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng để từng bước tăng cường sức mạnh cạnh tranh và thương hiệu của HDBank.

5.2. KIẾN NGHỊ

Qua thực tiễn hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần phát triển TP. Hồ Chí Minh chi nhánh Cần Thơ, cùng với sự chỉ dẫn tận tình của các anh chị trong Ngân hàng, am đã hiểu biết thêm về lĩnh vực hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng và những quy chế, quy định về thủ tục vay, phương pháp thực hiện đến những giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng ngắn hạn,… Qua phân tích và tìm hiểu quá trình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, em nhận thấy rằng hoạt động tín dụng của Ngân hàng hòa mình vào nhịp thở của nền kinh tế Việt Nam và thế giới, với sự nỗ lực hết mình của toàn thể cán bộ, công nhân viên. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những khó khăn, một số vấn đề bất cập ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của Ngân hàng. Qua đó, em xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

5.2.1. Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương

- Nhà nước cần có biện pháp đảm bảo môi trường pháp lý, kinh tế ổn định, tránh trường hợp thay đổi một cách đột ngột làm cho các chủ thể kinh tế không thể thích nghi kịp thời, cũng như có chính sách điều chỉnh hợp lý, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.


- Cần đơn giản hóa thủ tục hành chính như khâu xác định các quyền sử dụng đất, sở hữu cá nhân để người dân có thể tiến hành nhanh chóng các thủ tục vay vốn để đi vào sản xuất, kinh doanh.

- Có các quy định chặt chẽ đối với doanh nghiệp có quan hệ tín dụng đối với ngân hàng, định kỳ gửi báo cáo tài chính quý, tháng, năm đầy đủ, kịp thời và chính xác.

- Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng cần tiếp thu những ý kiến đóng góp của ngân hàng, rà soát lại các văn bản hiện hành để kịp thời sửa đổi, bổ sung những văn bản phù hợp, sát với thực tế hơn.

- Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động tín dụng tại các tổ chức tín dụng, bồi dưỡng đội ngũ chuyên viên thực hiện công tác thanh tra của Ngân hàng Nhà nước.

- Xây dựng và hoàn thiện thị trường tài chính, xây dựng hệ thống thông tin tài chính hiện đại, đảm bảo hệ thống tài chính hoạt động an toàn và có hiệu quả.

5.2.2. Đối với HDBank Cần Thơ

- Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa về việc kiểm soát rủi ro tín dụng để tránh chất lượng tín dụng có những chuyển biến xấu trong tương lai.

- Mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển dịch vụ Ngân hàng tại các khu vực có tiềm năng, tập chung nhiều dân cư để thu hút khách hàng gửi tiền và cho vay. Xây dựng chiến lược phát triển tín dụng phù hợp với quy hoạch vùng và kế hoạch phát triển của thành phố.

- Đa dạng hóa khách hàng vay vốn và các sản phẩm tín dụng.

- Tăng cường phát triển hoạt động phi tín dụng để phát triển trở thành một ngân hàng hiện đại. Đây là điều kiện tăng thu nhập từ các hoạt động dịch vụ, giảm áp lực tín dụng đơn thuần, phòng ngừa rủi ro.

- Cần đơn giản hóa thủ tục trong khâu cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân, tránh tình trạng bắt người đi vay vốn phải chờ đợi quá lâu trong quá trình đi vay. Bên cạnh đó, cần tổ chức bộ phận tư vấn cho khách hàng, kiểm tra và giám sát các khoản vay của khách hàng để tránh những rủi ro xảy ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ThS. Phạm Thị Nguyệt và Hà Mạnh Hùng (2011), nguyên nhân và những biểu hiện rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại, tạp chí ngân hàng số 9.

2. ThS. Thái Văn Đại (2012), Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, trường Đại học Cần Thơ.

3. PGS.TS. Nguyễn Văn Dờn, Tín dụng ngân hàng, Trường ĐH kinh tế TPHCM, NXB Thống kê.

4. Bảng báo cáo tài chính, cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh của HDBank từ năm 2014 – 2016.

5. Tạp chí ngân hàng thương mại, tạp chí kinh tế.

6. www.hdbankcantho.com.vn

7. www.vnexpress.net

8. cổng thông tin điện tử TPCT khảo sát từ http://cantho.gov.vn

9. Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hậu Giang” do Sinh viên Nguyễn Thị Kim Cương thực hiện năm 2007, đề tài do thầy Trương Chí Tiến hướng dẫn.

10. Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển TP Cần Thơ” của Sinh viên Nguyễn Văn Quân, lớp tài chính tín dụng k28.

11. Luận văn: “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Minh” do sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Thúy, lớp Kế Toán 02 khóa 27 thực hiện.

12.Khóa luận: “Hoàn thiện hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNN & PTNT Việt Nam chi nhảnh huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang”.

PHỤ LỤC A


BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT


Kính gửi quý anh/chị !


Hiện nay tôi đang thực hiện đề tài về “ Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HDBank chi nhánh Cần Thơ”. Nhằm phục vụ cho mục tiêu khảo sát tình hình tín dụng ngắn hạn và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngắn hạn tại HDBank Cần Thơ. Kính mong quý anh /chị giành chút thời gian hoàn thành bảng câu hỏi dưới đây:


Họ tên: …………………………………………..Giới tính: Nam Nữ Nghề nghiệp:…………………………………….Số ĐT:………………..

Quý anh/ chị vui lòng điền thông tin hoặc đánh dấu X vào các mục anh / chị chọn trong phần câu trả lời bên dưới:


Câu 1: Anh/Chị có từng vay vốn tại Ngân hàng HDBank Chi nhánh Cần Thơ không? Bao lâu?

Trả lời::Không


Có, ……….năm.


Câu 2: Học vấn của anh/chị là : Trả lời: Dưới phổ thông

Trên phổ thông


Câu 3: Mức thu nhập trung bình hàng tháng của anh/chị là: Trả lời: ………………Triệu đồng

Câu 4: Anh chị có tài sản đảm bảo khi đi vay vốn không ? Trả lời: : không

Câu 5: Hiện tạiAnh/ chị bao nhiêu tuổi? Trả lời:………………tuổi

Câu 6: Khoảng cách từ nhà anh / chị đến ngân hàng HDBank Cần thơ là bao xa? Trả lời:………………km

Câu 7: Có mấy thành viên trong gia đình chưa và không tạo ra thu nhập? Trả lời: 01 người

02 người


03 người


04 người


 

CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA QUÝ ANH / CHỊ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/01/2024