148 tỷ đồng so với 2010, và chiếm 92,85% tổng dư nợ).
+ Năm 2012 tổng dư nợ là 1.624 tỷ đồng ( dư nợ bán lẻ là 217 tỷ đồng, chiếm 11% tổng dư nợ, cho vay các doanh nghiệp là 1.778 tỷ đồng tăng 406 tỷ đồng so với 2010, tăng 258 tỷ đồng so với 2011.
2.3.1.4. Về dư nợ cho vay theo ngành kinh tế
Bảng 2.15: Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế
(Đơn vị: Tỷ đồng)
2010 | 2011 | 2012 | ||||
Số tiền | % | Số tiền | % | Số tiền | % | |
- Ngành xây dựng | 150 | 10,5 | 230 | 14 | 570 | 28,6 |
-Ngành đóng tàu, vận tải thủy | 681 | 47,65 | 730 | 44,5 | 651 | 32,6 |
-Ngành dệt may | 203 | 14,22 | 207 | 12,66 | 216 | 10,8 |
-Ngành sản xuất VLXD | 172 | 12 | 161 | 9,84 | 166 | 8,3 |
-Ngành khác | 213 | 15,63 | 309 | 19,1 | 392 | 19,7 |
Tổng dư nợ | 1.429 | 100 | 1.637 | 100 | 1.995 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Hoạt Động Huy Động Vốn Và Cho Vay Trực Tiếp Nền Kinh Tế Của Chi
- Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Của Chi Nhánh Ngân
- Ứng Dụng Kết Quả Xếp Hạng Làm Cơ Sở Phân Loại Nợ
- Định Hướng Hoàn Thiện Hoạt Động Tín Dụng Của Chi Nhánh Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Tỉnh Nam Định
- Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định - 11
- Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định - 12
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
“Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp – BIDV Nam định”
Biểu 2.6: Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế
2000
1800
xây dựng đóng tàu dệt SXVLXD
ngành khác
tổng DN
1600
1400
1200
1000
800
600
400
200
0
2010 2011 2012
Qua số liệu và tình hình thực tế dư nợ cho vay các ngành nghề tại BIDV Nam định cho thấy tập trung vào 03 ngành chủ yếu: Ngành đóng tàu, vận tải thủy (vận tải
sông và vận tải biển); ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng; ngành dệt may. Điều này được lý giải từ các lý do sau:
+ Đối với ngành đóng tàu, vận tải thủy:
Đất nước ta có những điều kiện hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế biển và vận tải thủy nội địa, trong đó vận tải biển có vai trò hết sức quan trọng. Với bờ biển dài
3.260 km, thềm lục địa rộng lớn, sông ngòi dày đặc và với một nền kinh tế mở, đa dạng trong quá trình hội nhập, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu tăng nhanh (trên 80% lượng hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển) là những động lực cho phát triển vận tải biển. Phát triển vận tải biển sẽ tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư, phát triển đóng mới và sửa chữa tàu thuyền và các loại dịch vụ hàng hải cùng phát triển.
Trước thực trạng đánh giá về vận tải biển Việt nam qui mô còn nhỏ, tuổi tàu khá cao, cơ cấu chưa hợp lý … Trên cơ sở đó Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã có hàng loạt các quyết định ban hành nhằm phát triển tầu biển Việt nam:
- Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020.
- Quyết định số: 149/2003/QĐ-Ttg ngày 21/07/2003 về một số chính sách và cơ chế khuyến khích phát triển đội tàu biển Việt nam.
- Quyết định số 1195/QĐ-Ttg ngày 04/11/2003 phê duyệt Qui hoạch và phát triển vận tải biển đến 2010 và định hướng đến 2020.
Nam định là một tỉnh có đường biển dài 72 km, có nhiều làng nghề, doanh nghiệp có truyền thống vận tải thủy lâu đời, tích lũy được vốn và kinh nghiệm qua nhiều năm hoạt động nên đã nắm bắt cơ hội và định hướng của Nhà nước để phát triển ngành này. Ngành đóng tàu, kinh doanh vận tải thủy trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Nam Định: Nam Định là một trong 4 tỉnh trong cả nước là trọng điểm phát triển ngành đóng tàu quốc gia. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XVI về chiến lược phát tiển kinh tế biển, trong đó đầu tư ngành đóng tàu và kinh doanh vận tải thủy là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế của tỉnh. Hàng loạt các nhà máy đóng tàu và kinh doanh vận tải thủy qui mô lớn đã được đầu tư như Công ty CP CNTT Hoàng Anh – VINASHIN, Công ty CP CNTT Cát Tường, Công ty CP đóng tàu Sông Ninh –
TKV, Công ty CP vận tải và thương mại Minh Tuấn, Công ty TNHH Trường An, Công ty TNHH Hoàng Thọ Đúc… Các doanh nghiệp này đã được BIDV đầu tư vốn để phát triển ngành đóng tàu và hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa đường sông và đường biển, do đó dư nợ cho vay ngành đóng tàu và vận tải thuỷ tăng mạnh mẽ kể trong giai đoạn năm 2007 và đầu năm 2008.
Năm 2010 tổng dư nợ là 1.429 tỷ đồng, trong đó cho vay ngành đóng tàu,
vận tải thủy là 681 tỷ đồng, chiếm gần 48% tổng dư nợ.
Năm 2011 tổng dư nợ chi nhánh là 1.637 tỷ đồng, trong đó dư nợ ngành đóng tàu, vận tải thủy là 730 tỷ đồng, chiếm gần 45% tổng dư nợ.
Năm 2012 tổng dư nợ là 1.995 tỷ đồng, trong đó dư nợ ngành đóng tàu,
vận tải thủy là 765 tỷ đồng, chiếm 38 % tổng dư nợ.
+ Đối với ngành dệt may:
Nam định là một tỉnh có truyền thống dệt may lâu đời và là một trong cái nôi của ngành dệt may cả nước, tỉnh Nam định có dân cư đông đúc, lực lượng lao động khá dồi dào, các doanh nghiệp dệt may qui mô lớn và có thương hiệu đối với thị trường trong nước và quốc tế. Chi Nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam định đã cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp dệt may có thị trường xuất khẩu với dư nợ khá lớn như Công ty CP May Sông Hồng, Công ty CP may Nam định, Công ty CP Thúy Đạt, Công ty TNHH Dệt may Vĩnh Oanh
…
+ Đối với ngành xây dựng:
Như trên đã trình bày, BIDV Việt nam nói chung và BIDV Nam định nói riêng là một ngân hàng có bề dày truyền thống, uy tín trên cả nước trong lĩnh vực cho vay đầu tư dự án và cho vay xây dựng cơ bản nên từ nhiều năm nay các doanh nghiệp lớn trên địa bàn, hoạt động trong lĩnh vực xây lắp luôn là bạn hàng đồng hành với BIDV Nam định như Công ty Xây lắp I, Công ty CP TASCO, Công ty CP Xây lắp Công nghiệp, Công ty TNHH thương mại Thiên Trường, Công ty CP xây dựng Nông nghiệp Nam định …vv.
2.3.1.5. Về các biện pháp xử lý nợ quá hạn, nợ xấu
Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh bền vững, nâng cao hoạt động tín dụng, giảm thiểu nợ xấu, nợ quá hạn theo đúng chuẩn mực và kế hoạch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao, BIDV Nam định đã thành lập Hội đồng xử lý nợ xấu, họp bàn các phương án thu hồi hàng tháng, trong đó giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn đến từng cán bộ tín dụng, học hỏi cách thức xử lý từ các ngân hàng bạn, phân loại đối tượng và tình hình khách hàng, khoản vay, nhờ các cơ quan pháp luật và các cơ quan hữu quan hỗ trợ thu nợ … Các biện pháp đã triển khai như : Động viên, khuyến khích khách hàng thu hồi công nợ để trả nợ, áp dụng lãi suất ưu đãi, cơ cấu nợ toàn diện cho khách hàng, bổ sung thêm tài sản bảo đảm; Động viên khách hàng tự bán tài sản để trả nợ; trình Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam xử lý rủi ro các khách hàng có đủ điều kiện, phát mại tài sản bảo đảm để thu nợ; bán nợ; khởi kiện khách hàng …vv. Kết quả như sau:
- Thu nợ xấu trong năm 2010: 1.448 triệu đồng thuộc các khách hàng ngành vận tải thủy: Công ty TNHH Vận tải Đàn Vinh thu 1.063 triệu đồng, Công ty TNHH Long Thành thu 145 triệu đồng, Công ty TNHH vận tải Phong Lan thu 240 triệu đồng.
- Thu nợ xấu trong năm 2011: 6.122 triệu đồng thuộc các khách hàng ngành vận tải thủy: Công ty TNHH Vận tải Đàn Vinh thu 492 triệu đồng, Công ty TNHH Vận tải và Thương mại Phú hưng thu 4.876 triệu đồng, Công ty cổ phần Hoàng Huân thu 604 triệu đồng. Thu nợ xấu khách hàng bán lẻ được 150 triệu đồng. Xử lý rủi ro hạch toán ngoại bảng Công ty TNHH Long Thành: 3.675 triệu đồng.
- Tận thu hồi nợ ngoại bảng năm 2010 được 3,5 tỷ đồng, năm 2011 được 2 tỷ đồng, năm 2012 được 10 tỷ đồng, tập trung vào các khách hàng như Công ty CP sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Nam hà, Công ty Xây lắp I, Công ty TNHH Tơ tằm Thái hà, Công ty CP Thương mại Tổng hợp Nam định, Công ty TNHH Vận tải sông biển Minh hùng…vv.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế trong hoạt động tín dụng của ngân hàng
Qua đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng ta thấy Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định là một ngân hàng luôn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Tuy nhiên trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng không tránh khỏi những tồn tại. Vì vậy, Chi nhánh cần phải phân tích những tồn tại này để có những biện pháp nhằm duy trì các chỉ tiêu đồng thời xử lý, đưa ra những giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng của mình trong giai đoạn tới. Những tồn tại đó là:
Một là : Đối với mỗi thời kỳ tháng, quý, năm Chi nhánh đều đề ra các mục tiêu cần đạt được nhưng Chiến lược kinh doanh của chi nhánh đề ra mang tính chất chung chung chưa đưa ra được mục tiêu chi tiết và đề ra phương án thực hiện mục tiêu đó.
Hai là : Trong công tác huy động vốn, mặc dù Chi nhánh đã có nhiều cố gắng nhưng các hình thức huy động vốn của Chi nhánh trong thời gian qua chưa đa dạng. Hình thức huy động vốn chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, hình thức huy động này tuy rẻ nhưng không ổn định và khách hàng có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào. Cơ cấu nguồn vốn tuy có nhiều cải thiện song chưa thực sự phù hợp với cơ cấu tín dụng. Nguồn vốn huy động ngắn hạn được dùng cho vay và đầu tư còn chưa tương xứng với nguồn vốn được huy động.
Ba là: Trong công tác thẩm định tín dụng còn hạn chế về việc thu thập thông tin như thông tin thiếu hoặc thông tin sai ….dẫn đến đưa ra quyết định vay chưa chính xác.
Bốn là: Cơ cấu cho vay tuy có sự điều chỉnh giữa các thành phần kinh tế, nhưng tỷ lệ cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước còn chiếm tỷ trọng lớn, chủ yếu là cho vay không có tài sản đảm bảo. Đây là đối tượng cho vay tương đối hiệu quả, vì hầu hết là vay ngắn hạn. Tuy nhiên, đây cũng là đối tượng cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là đối với một số doanh nghiệp nhà nước kinh doanh trong một số lĩnh vực nhạy cảm với sự biến động của thị trường như sắt thép, phân đạm…
Năm là: Tỷ lệ nợ quá hạn tăng qua các năm (năm 2010 là 1,16%, năm 2011 là 3,09%, năm 2012 là 17%) hầu hết nợ quá hạn tập trung ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Vì vậy, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định cần xem xét lại công tác cho vay và thu nợ đối với kinh tế ngoài quốc doanh và cho vay trung dài hạn để tìm cách giảm hơn nữa tỷ lệ nợ quá hạn, đảm bảo được kế hoạch thu nhập của mình.
2.3.2.2. Nguyên nhân
* Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng
- Tình hình cho vay còn một số bất cập
+ Vấn đề tài sản thế chấp: Trong khi hầu hết các doanh nghiệp nhà nước được cho vay không phải thế chấp tài sản thì đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và cá thể, vấn đề tài sản thế chấp vẫn còn quá cứng nhắc. Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh khi xin vay tại ngân hàng yêu cầu bắt buộc là phải có tài sản thế chấp, vậy mà vẫn có trường hợp bị từ chối cho vay. Đây là một trở ngại lớn đối với nhiều khách hàng khi muốn vay vốn tại ngân hàng, làm hạn chế việc mở rộng tín dụng ngắn hạn với những đối tượng khách hàng này.
+ Chất lượng tín dụng chưa cao, còn nhiều khoản phải gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ: Mặc dù hiện nay tỷ lệ nợ quá hạn của các khoản vay ngắn hạn ở mức trung bình nhưng một số các khoản vay ngắn hạn phải gia hạn nợ, thậm chí có những khoản vay phải được gia hạn nhiều lần. Điều này gây ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn vay của ngân hàng và làm giảm vòng quay vốn lưu động của ngân hàng.
+ Quy trình nghiệp vụ tín dụng còn phụ thuộc nhiều vào đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng: Trên thực tế một món vay, cán bộ tín dụng là người thực hiện tất cả các công đoạn. Cán bộ tín dụng thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, phân tích đánh giá khách hàng, kiểm tra tính hợp lệ và hợp pháp các tài liệu do khách hàng cung cấp, phân tích tính khả thi, khả năng trả nợ của phương án … Sau khi thẩm định về khách hàng vay vốn và các vấn đề có liên quan đến phương án, dự án vay vốn, cán bộ tín dụng sẽ lập tờ trình, có ý kiến đề xuất về việc có cho vay hay
không sau đó chuyển hồ sơ lên lãnh đạo phòng nghiệp vụ tín dụng. Nếu hồ sơ được xét duyệt cho vay, cán bộ tín dụng thông báo cho khách hàng để soạn thảo hợp đồng, theo dõi phát tiền vay, kiểm tra sử dụng vốn vay, xử lý nợ khi cần thiết… Với quy trình thẩm định như trên thì trách nhiệm của cán bộ tín dụng là quá lớn nên không tránh khỏi những sai sót.
- Công nghệ ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu
Mặc dù liên tục được đổi mới và hoàn thiện nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Nguyên nhân một phần là do ngân hàng thiếu vốn để trang bị công nghệ hiện đại đồng bộ, một phần là do trình độ công nghệ thông tin và khả năng thích ứng về công nghệ của các CBCNV trong hệ thống BIDV Việt Nam. Chính vấn đề này dẫn đến tình trạng thanh toán trong nội bộ ngân hàng tương đối nhanh trong khi thanh toán ra bên ngoài còn chậm. Đây chính là nguyên nhân làm giảm đáng kể nguồn vốn bằng tiền gửi vào với mục đích thanh toán của khách hàng.
- Tình trạng thiếu thông tin
Trước nhu cầu ngày một cao nhằm giảm rủi ro tới mức thấp nhất, cách đây vài năm, NHNN đã thành lập trung tâm rủi ro tín dụng để cung cấp hồ sơ khách hàng. Do các doanh nghiệp nói chung đều có quan hệ với một tổ chức tín dụng nào đó, nên khi vay họ bắt buộc phải cung cấp hồ sơ của mình như một báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, khả năng thanh toán… theo yêu cầu của ngân hàng cho vay, sau đó ngân hàng cho vay phải có trách nhiệm cung cấp những thông tin đó cho trung tâm rủi ro tín dụng của NHNN. Khi NHTM nào có khách hàng mới thì thông qua trung tâm rủi ro tín dụng sẽ biết được khách hàng rõ hơn. Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, có tình hình tài chính không lành mạnh không được tiếp tục cho vay ở ngân hàng đã quan hệ mà sang ngân hàng khác vay thì qua trung tâm rủi ro, ngân hàng sẽ có ngay hồ sơ của họ, như vậy sẽ tránh được rủi ro cho ngân hàng mới. Đây là chuyển biến tích cực, phần nào đáp ứng được nhu cầu hiện nay trong nền kinh tế thị trường giúp cho việc nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro. Tuy vậy, những thông tin đó chưa thể đủ trong quá trình xét duyệt món vay. Thông tin mà trung tâm rủi ro tín dụng mới đưa ra các số liệu mang tính chất tĩnh, chưa có
sự phân tích đánh giá mang tính chất động về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, việc thiếu thông tin thương mại về tình hình giá cả, cung cầu biến động của thị trường nên không thể lường trước các rủi ro như: Cho vay để nhập hàng rồi mới biết hàng hoá đó khó tiêu thụ ở trong nước… Như vậy trong điều kiện không nắm bắt được đầy đủ, chính xác thông tin về khách hàng cũng như các thông tin khác có liên quan thì rủi ro xảy ra là điều khó tránh khỏi.
* Nguyên nhân khách quan
- Từ phía doanh nghiệp
+ Một là những vấn đề về vốn
Nước ta đang trong quá trình phát triển cho nên nhu cầu về vốn là rất lớn. Muốn phát triển thì doanh nghiệp phải có biện pháp tìm ra các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt các doanh nghiệp nhà nước không thể chỉ trông vào ngân sách nhà nước cấp. Vốn tài trợ cho các dự án phần lớn vẫn là vốn vay ngân hàng. Nếu ngân hàng đặt lợi ích xã hội lên trên lợi ích của ngân hàng thì ngân hàng sẽ phải đáp ứng vốn tín dụng quá khả năng nội tại của doanh nghiệp, vì thế sẽ làm mất bản chất vốn có của tín dụng là vốn bổ sung. Trong chừng mực nào đó ngân hàng sẽ phải hạ thấp điều kiện vay vốn, khi đó vốn vay chiếm tỷ lệ cao đặt ngân hàng vào thế không an toàn, bởi vì khoản vay có hoàn trả được hay không phụ thuộc nhiều vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Hai là năng lực quản lý kém
Thực tế ở nước ta, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, không phải nhà lãnh đạo nào cũng có kiến thức và kỹ năng quản trị kinh doanh… Sự hạn chế này dẫn đến khả năng tổ chức kinh doanh kém, nên việc sử dụng vốn vay ít hiệu quả, vốn ngân hàng không trả được, tác động xấu tới chất lượng của khoản vay.
+ Ba là số liệu tài chính của doanh nghiệp không trung thực
Hiện nay là tình trạng các doanh nghiệp vay vốn luôn đối phó với các ngân hàng thông qua việc cung cấp số liệu không trung thực, mặc dù số liệu này đã được các cơ quan có chức năng kiểm duyệt. Mặc dù chế độ kế toán đã ban hành nhưng phần lớn các doanh nghiệp đều không thực hiện nghiêm túc. Điều này gây khó khăn