Bảo Lãnh Cho Hoạt Động Nhập Khẩu Sử Dụng Phương Thức Thanh Toán Tdct


Trong thực tế cũng có những trường hợp người XK không tin tưởng về uy tín thanh toán của NH phát hành, hoặc lo ngại về rủi ro quốc gia của nhà NK và NH phát hành, khi ấy, họ có thể yêu cầu có thêm một cam kết thanh toán của một NH khác (thường là một NH có uy tín cao ở nước của nhà XK), có hiệu lực pháp lý tương đương với cam kết thanh toán của NH phát hành L/C. Cam kết thanh toán thứ hai này được biểu hiện qua nghiệp vụ tài trợ xác nhận L/C của NH ở nước người XK.

Thực chất tài trợ xác nhận L/C là một nghiệp vụ bảo lãnh cho uy tín thanh toán của NH phát hành, hay sâu xa hơn là uy tín của nhà NK. Theo đó, NH xác nhận đã đảm nhận trước nhà XK tất cả các rủi ro liên quan đến uy tín và khả năng thanh toán của nhà NK, của NH phát hành và cả rủi ro quốc gia NK. Nhờ vậy, nhà XK có thể tin tưởng về tính an toàn trong thanh toán tiền hàng khi thực hiện đúng các quy định của L/C và việc mua hàng của nhà NK cũng sẽ trở nên thuận lợi hơn.

2.1.3. Tài trợ thanh toán bằng L/C


a) Cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập


Theo hình thức này, để được tài trợ thì nhà NK phải có kế hoạch kinh doanh khả thi, xác định rõ tại thời điểm thanh toán dự kiến số tiền thiếu hụt cần tài trợ là bao nhiêu vì thông thường NH không bao giờ cho vay toàn bộ giá trị của L/C để trả nợ. Trên cơ sở xem xét, phân tích kế hoạch và phương án của khách hàng, NH sẽ quyết định tài trợ và xác định mức NH chấp nhận tài trợ. Tất cả các công đoạn này phải thực hiện trước khi bộ chứng từ giao hàng của người XK về đến NH đứng ra tài trợ. Nếu bộ chứng từ đã về rồi nhà NK mới xin tài trợ thanh toán thì khả năng bị NH từ chối tài trợ là rất lớn, vì NH có rất ít thời gian xem xét bộ chứng từ cũng như đánh giá khả năng thu hồi vốn của khách hàng cho khoản tiền mà NH tài trợ.

b) Cho vay bắt buộc


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Về nội dung hình thức này cũng giống như cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập. Tuy nhiên, tình trạng cho vay bắt buộc phát sinh khi người NK không thanh toán hoặc không đủ tiền để thanh toán bộ chứng từ giao hàng. NH khi đó sẽ cho vay trên giá trị tiền hàng còn thiếu để thanh toán đúng hạn cho NH nước ngoài. Nhà NK nên tránh tình trạng phát sinh nợ vay bắt buộc do họ sẽ phải chịu lãi suất vay cho khoản tiền này tương ứng lãi suất vay quá hạn. Hơn nữa, thời gian vay bắt buộc thường không quá 30 ngày kể từ ngày NH trả thay, áp lực thanh toán nợ vay cho NH vì vậy sẽ rất lớn.

2.1.4. Bảo lãnh cho hoạt động nhập khẩu sử dụng phương thức thanh toán TDCT

Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại VPBank - thực trạng và giải pháp - 4


a) Bảo lãnh bằng cách phát hành L/C trả chậm


Đây là hình thức được áp dụng phổ biến nhất ở nước ta trong thời gian vừa qua, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dư nợ bảo lãnh tại các NHTM. Đối với các DN Việt Nam, đây là hình thức vay vốn, tranh thủ vốn nước ngoài đơn giản và dễ được chấp thuận bằng cách mua chịu hàng hoá, phù hợp trong hoàn cảnh DN đang thiếu vốn.

Việc NH mở L/C trả chậm NK phải tuân theo một số quy định như: hàng hoá phải phù hợp với chính sách XNK hàng năm của Nhà nước liên quan đến vay và trả nợ nước ngoài, số dư L/C trả chậm ngắn hạn (dưới 1 năm và phải nằm trong hạn mức), ngân hàng phải duy trì tỷ lệ tối đa là ba lần giữa số dư cho vay và bảo lãnh vay ngắn hạn nước ngoài trên vốn tự có của NH và NH không có nợ quá hạn phát sinh từ nghiệp vụ mở L/C trả chậm, việc trích lập quỹ bảo lãnh theo quy định hiện hành về bảo lãnh và tái bảo lãnh trong đó:

Quỹ bảo lãnh = 5% giá trị thực tế bảo lãnh.

Giá trị thực tế bảo lãnh = giá trị ngân hàng bảo lãnh – giá trị mà bên xin bảo lãnh ký quỹ tại ngân hàng.

b) Bảo lãnh bằng cách chấp nhận hối phiếu theo L/C


Chấp nhận hối phiếu là hành vi cam kết trả tiền của người có nghĩa vụ trả tiền khi hối phiếu đến thời hạn thanh toán. Hành vi pháp lý này được thể hiện bằng chữ ký của người đó ở mặt trước, góc trái của hối phiếu.

Hình thức tài trợ này thực chất chỉ là một sự đảm bảo về mặt tài chính của NH chứ NH chưa phải xuất tiền ngay cho người thụ hưởng. Chỉ trong trường hợp hối phiếu đến hạn mà người NK không thực hiện nghĩa vụ của mình thì NH - người chấp nhận hối phiếu mới phải trả tiền thay cho người NK. Trong phương thức thanh toán TDCT, nếu L/C quy định hối phiếu loại trả chậm thì nó phải được ký chấp nhận bởi NH phát hành.

Tài trợ chấp nhận hối phiếu xảy ra trong trường hợp bên XK thiếu tin tưởng vào khả năng thanh toán của bên NK nên có thể đề nghị bên NK yêu cầu một NH đứng ra chấp nhận trả tiền hối phiếu do bên XK ký phát. Việc NH ký chấp nhận vào hối phiếu là một dạng thoả thuận tài trợ bảo lãnh uy tín thanh toán cho nhà NK. Nhờ vậy, nhà NK sẽ nhận được bộ chứng từ để có cơ sở tiếp nhận hàng hoá.

c) Bảo lãnh nhận hàng


Bảo lãnh nhận hàng là một hình thức tài trợ của NH nhằm giúp người NK có thể lấy được hàng. Bảo lãnh nhận hàng áp dụng trong trường hợp hàng hoá đến trước bộ chứng từ, đặc biệt là khi chưa có vận đơn gốc. Khi đó, nếu không có sự can thiệp của NH, người NK chắc chắn sẽ không có quyền nhận hàng hoá. Hàng hoá sẽ phải để ở cảng trong một thời gian nhất định, có thể bị giảm phẩm chất hoặc ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của nhà NK, hơn nữa lại phải chịu chi phí lưu kho, lưu bãi rất lớn. Để tránh tình trạng này, nhà NK sẽ yêu cầu NH phát hành một cam kết (thay cho vận đơn) gọi là bảo lãnh nhận hàng. Người NK sẽ xuất trình bảo lãnh nhận hàng cho công ty vận tải để tới cảng nhận hàng.


Bảo lãnh nhận hàng được NH phát hành khi người NK chưa có vận đơn, do vậy khi nhận được vận đơn thì sẽ tiến hành giao vận đơn đó cho hàng tàu để giải phóng bảo lãnh nhận hàng. Thực hiện bảo lãnh nhận hàng có thể mang lại rủi ro cho NH, vì vậy, trong bảo lãnh nhận hàng, NH sẽ quy định bảo lãnh đó hết hạn sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận hàng hoặc kể từ ngày nhà NK có bộ chứng từ trong tay.

2.2. Tài trợ xuất khẩu


2.2.1. Tài trợ trước khi giao hàng


a) Cho vay sản xuất hàng xuất khẩu


Giai đoạn chuẩn bị hàng xuất bao gồm: thu mua nguyên vật liệu, gia công, chế biến nguyên vật liệu thành sản phẩm. Với những giá trị hợp đồng lớn, thời gian tạo thành sản phẩm dài, người XK thường không đủ vốn lưu động để chuẩn bị trọn gọi lô hàng XK vì vốn nằm gọn trong cả ba khâu. Do vậy, người XK phải nhờ vào sự tài trợ của NH. Hình thức này thường được áp dụng trong trường hợp NH tài trợ vừa là NH thanh toán cho L/C xuất, nhà XK xuất trình bộ chứng từ và được thanh toán tại NH. Để giám sát và kiểm soát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay đúng mục đích, thông thường NH thực hiện tài trợ như sau:

Khi cho vay NH thường yêu cầu nhà XK phải có một số vốn nhất định cộng thêm với số tiền vay NH để thu mua hàng hoá, chế biến, sản xuất hàng XK. Hàng hoá sẽ làm tài sản đảm bảo để tiếp tục vay và được nhập tại kho NH, hoặc nhập kho mà trước đó NH và nhà XK thoả thuận và đồng ý trước sự giám sát của NH, muốn xuất hàng ra khỏi kho phải có sự đồng ý của NH. NH tiếp tục cho vay, khách hàng sẽ dùng số tiền NH tài trợ để đi mua hàng, chế biến sản xuất hàng hoá, cứ tiếp tục như vậy cho đến khi bằng 100% giá trị lô hàng xuất. Thông thường NH chỉ tài trợ khoảng 70% giá trị lô hàng XK.


Sau khi giao hàng xong nhà XK lập bộ chứng từ phù hợp với những quy định trong L/C nộp vào NH để xin thanh toán tiền. Trên hối phiếu đòi tiền nợ thì NH sẽ là người hưởng lợi trực tiếp trên hối phiếu. NH kiểm tra bộ chứng từ nếu phù hợp sẽ chuyển ra nước ngoài đòi tiền NH mở L/C. Khi nhận được điện chuyển tiền từ NH nước ngoài, NH thông báo ghi có trên tài khoản cho vay để thu nợ. Trường hợp giữa NH mở và thông báo L/C là đại lý có mở tài khoản tiền gửi cho nhau, việc thực hiện thanh toán bộ chứng từ để thu nợ được tiến hành nhanh chóng thuận tiện dễ dàng nên NH có thể tài trợ mức lãi suất ưu đãi thấp hơn mức lãi suất bình thường.

Khi NH tài trợ không phải là NH thông báo cũng không phải là NH thanh toán, rủi ro có thể xảy ra nếu như sau khi tài trợ DN không xuất được hàng hoặc xuất được hàng nhưng gặp rủi ro trong giao nhận hàng hay thanh toán, hoặc khách hàng không dùng số tiền trên vào mục đích xuất hàng như đã cam kết.

b) Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Do trong TMQT rủi ro ngày càng lớn cho nên bảo lãnh ngày càng có vai trò quan trọng. Nhà NK không tin cậy hoàn toàn vào khả năng thực hiện hợp đồng của người XK, họ sẽ nhờ vào bảo lãnh của NH. Hình thức này trong NH gọi là bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Loại bảo lãnh này nhằm phòng chống rủi ro cho người NK trong trường hợp người XK không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng, chẳng hạn như giao hàng chậm trễ, không đúng chất lượng, số lượng… Bảo lãnh thực hiện hợp đồng được sử dụng thay thế cho yêu cầu ký quỹ mà người NK đề nghị đối với người XK để đảm bảo bồi thường vi phạm hợp đồng. Do đó giá trị tối đa của bảo lãnh là tương đương với bồi thường (tính tỷ lệ % trên giá trị hợp đồng, dao động ở mức 10%- 15%). Thông thường hiệu lực của loại bảo lãnh này chấm dứt khi người được bảo lãnh hoàn thành nghĩa vụ cung ứng của họ.

c) Tài trợ bằng các L/C đặc biệt


Tài trợ bằng L/C giáp lưng (Back - to - back L/C)

Sau khi nhận được L/C do người NK mở cho mình hưởng, người XK dùng L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người hưởng lợi khác với nội dung gần giống như L/C ban đầu, L/C mở sau được gọi là L/C giáp lưng. L/C giáp lưng thuộc loại không thể huỷ ngang, được sử dụng phổ biến trong các thương vụ tay ba, trong đó người hưởng L/C gốc đóng vai trò trung gian thương mại giữa nhà cung ứng thực sự và người mua có nhu cầu NK mặt hàng đó.

Nhìn chung, L/C gốc và L/C giáp lưng giống nhau, tuy nhiên cũng có một số điểm khác nhau như:

- Số tiền và đơn giá ghi trong L/C giáp lưng thấp hơn so với L/C gốc, phần chênh lệch chính là lãi gộp của nhà trung gian.

- Số chứng từ của L/C giáp lưng phải nhiều hơn L/C gốc

- Thời hạn hiệu lực của L/C giáp lưng thường ngắn hơn L/C gốc

- Ngày chậm nhất phải xuất trình chứng từ của L/C giáp lưng thường sớm hơn so với L/C gốc

- Tỷ lệ bảo hiểm của L/C giáp lưng thường cao hơn để có thể đạt được số tiền phải mua bảo hiểm ghi trong L/C gốc

Có thể nói, đây là một hình thức tài trợ đặc biệt mà NH dành cho nhà XK trung gian- những người do khả năng tài chính hạn hẹp nên phải sử dụng L/C gốc làm điểm tựa để nhờ NH phát hành L/C thứ hai cho nhà cung ứng hàng thực sự. Nhờ sự tài trợ này, người XK trung gian có thể tiến hành kinh doanh chênh lệch giá mà không cần bỏ ra đồng vốn nào. Nhưng nghiệp vụ tài trợ này rất phức tạp, nó đòi hỏi NH phát hành L/C giáp lưng phải có sự kết hợp khéo léo và chính xác các điều kiện của L/C gốc và L/C giáp lưng, nếu không bộ chứng từ NH chuyển giao sẽ bị người mua gốc từ chối. Nhìn chung, NH phát hành L/C giáp lưng sẽ phải đương đầu với rủi ro liên quan đến sự phức tạp của chứng từ xuất trình, cũng như với uy tín thanh toán và chức năng kinh doanh của nhà XK.


Tài trợ bằng L/C chuyển nhượng (Transferable L/C)

L/C chuyển nhượng thuộc loại không thể huỷ ngang, nó cho phép người XK (người thụ hưởng thứ nhất) được quyền yêu cầu chuyển quyển thụ hưởng một phần hoặc toàn bộ cho một hay nhiều bên khác (những người thụ hưởng thứ hai). Người thụ hưởng thứ nhất thưởng yêu cầu mở L/C chuyển nhượng trong những trường hợp sau:

- Khi người hưởng lợi thứ nhất không đủ khả năng cung ứng một phần hoặc toàn hộ hàng hoá trong L/C, nên phải chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ của L/C cho một hoặc nhiều người cung cấp hàng hoá khác (những người hưởng lợi thứ hai) ở trong cùng một nước hay ở nước ngoài.

- Khi người xuất khẩu trung gian không được NH phục vụ đồng ý mở một L/C giáp lưng, sẽ tiến hành kinh doanh XK ăn chênh lệch giá thông qua giao dịch L/C chuyển nhượng

- Khi người thụ hưởng ban đầu hoạt động với tư cách là đại lý hoặc người cung cấp hàng hoá chính cho người NK và chịu trách nhiệm phân bổ giá trị L/C cho các nhà cung cấp khác qua NH thông báo.

Sự chuyển nhượng phải được thực hiện theo các điều khoản của L/C. Một số điều kiện của L/C gốc như cảng xếp, cảng dỡ hàng, kho chuyển nhượng không được phép thay đổi, nhưng những yếu tố như đơn giá, tổng kim ngạch, thời hạn giai đoạn giao hàng và thời hạn hiệu lực của L/C chuyển nhượng thì có thể được giảm xuống hoặc rút ngắn. Việc chuyển nhượng L/C không có nghĩa là hợp đồng mua bán cũng được chuyển nhượng. Người hưởng lợi ban đầu vẫn là người chịu trách nhiệm chính với người NK, đồng thời chịu các khoản thủ tục phí và lệ phí chuyển nhượng.

L/C chuyển nhượng là một biện pháp hỗ trợ cho những nhà NK thiếu vốn hoặc khả năng tài chính hạn hẹp vì ở đây anh ta không cần phải đi vay


hoặc dùng vốn của mình mua hàng từ nhà cung ứng. Anh ta không cần phải yêu cầu NH cho vay bảo đảm thanh toán số tiền chuyển nhượng vì việc chuyển nhượng được cho phép chính thức trong nội dung L/C và không cần một cam kết nào của NH thực hiện chuyển nhượng, nhưng cần lưu ý rằng một L/C chuyển nhượng chỉ được phép chuyển nhượng một lần.

Như vậy, L/C chuyển nhượng và L/C giáp lưng đều là công cụ tài trợ của NH trong các thương vụ buôn bán qua trung gian nhưng hai hình thức tài trợ này có điểm khác nhau cơ bản đó là: NH phát hành L/C giáp lưng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm thanh toán bộ chứng từ hợp lệ cho người XK thực sự còn NH được yêu cầu chuyển nhượng không bị ràng buộc về việc thanh toán, chấp nhận hoặc chiết khấu bộ chứng từ của người thụ hưởng thứ hai xuất trình.

Tài trợ ứng trước bằng L/C điều khoản đỏ (Red Clause L/C)

L/C điều khoản đỏ là một loại L/C đặc biệt thuộc loại không thể huỷ ngang, được phát hành với một điều khoản có nội dung cho phép NH thông báo ứng trước cho nhà XK một khoản tiền để mua hàng hoá, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hoá theo L/C đã mở. L/C điều khoản đỏ được gọi tên theo lịch sử hình thành bởi vì ban đầu điều khoản nói trên viết bằng mực đỏ để lưu ý tính chất riêng của loại tín dụng này.

Về bản chất thì L/C điều khoản đỏ là một dạng tài trợ trước khi giao hàng của nhà NK cấp cho nhà XK để đổi lấy một cam kết rằng người XK sẽ sử dụng khoản ứng trước vào việc thu gom hoặc sản xuất hàng hoá để xuất giao và trình bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C. Điều cần hiểu là tiền ứng trước được lấy từ tài khoản của nhà NK, tức là nhà NK đã cấp một khoản cho vay không đảm bảo cho nhà XK và hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc bồi hoàn khoản tài trợ nếu như việc giao hàng không được thực hiện theo quy định của L/C, hoặc nếu nhà XK không hoàn trả khoản tài trợ đó. Như vậy, L/C điều khoản đỏ sẽ chỉ được sử dụng trong trường hợp bên mua tin tưởng chắc chắn vào uy tín và năng lực kinh doanh của bên bán.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí