Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Trong Ngân Hàng Thương Mại


Nguyên tắc 6: Có các quy trình rõ ràng được thiết lập cho việc phê duyệt các khoản tín dụng mới, gia hạn các khoản tín dụng hiện có.

Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng cần phải dựa trên: Cơ sở giao dịch thương mại thông thường, quản lý chặt chẽ các khoản vay đối với các doanh nghiệp và cá nhân có liên quan, làm giảm bớt rủi ro cho vay đối với các bên có liên quan.

Duy trì một quy trình quản lý, đánh giá và kiểm soát tín dụng có hiệu quả:


Nguyên tắc 8: Áp dụng quy trình quản lý tín dụng có hiệu quả và đầy đủ đối với các danh mục tín dụng..

Nguyên tắc 9: Có hệ thống kiểm soát đối với các điều kiện liên quan đến từng khoản tín dụng riêng lẻ, đánh giá tính đầy đủ của các khoản dự phòng rủi ro tín dụng.

Nguyên tắc 10: Xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ. Hệ thống đánh giá cần phải nhất quán với các hoạt động của ngân hàng.

Nguyên tắc 11: Hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích: giúp Ban quản lý đánh giá rủi ro tín dụng cho các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế toán, cung cấp thông tin về cơ cấu và thành phần danh mục tín dụng, bao gồm cả việc phát hiện các tập trung rủi ro.

Nguyên tắc 12: Có hệ thống nhằm kiểm soát đối với: Cơ cấu tổng thể của danh mục tín dụng, chất lượng danh mục tín dụng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Nguyên tắc 13: Xem xét ảnh hưởng của những thay đổi về điều kiện kinh tế có thể xảy ra trong tương lai trong những tình trạng khó khăn khi đánh giá danh mục tín dụng.

Đảm bảo quy trình kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng:

Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Quảng Ninh - 6


Nguyên tắc 14: Thiết lập hệ thống xem xét tín dụng độc lập và liên tục, và cần thông báo kết quả đánh giá cho Hội đồng quản trị và ban quản lý cấp cao.

Nguyên tắc 15: Quy trình cấp tín dụng cần phải được theo dõi đầy đủ, cụ thể: Việc cấp tín dụng phải tuân thủ với các tiêu chuẩn thận trọng, thiết lập và áp dụng


kiểm soát nội bộ, những vi phạm về các chính sách, thủ tục và hạn mức tín dụng cần được báo cáo kịp thời.

Nguyên tắc 16: Có hệ thống quản lý đối với các khoản tín dụng có vấn đề. Quy trình tín dụng

Để chuẩn hoá quá trình tiếp xúc, phân tích, cho vay và thu nợ đối với khách hàng, các ngân hàng thường đặt ra quy trình tín dụng. Đó chính là các bước (hoặc nội dung công việc) mà các bộ tín dụng, các phòng, ban liên quan trong ngân hàng phải thực hiện khi tiến hành tài trợ cho khách hàng. Về cơ bản, một quy trình tín dụng được chia làm ba giai đoạn: trước, trong và sau khi cho vay.

Giai đoạn trước khi cho vay: Trong giai đoạn này, sau khi tiếp nhận hồ sơ xin vay cũng như tiến hành điều tra, thu thập, tổng hợp các thông tin về khách hàng và phương án vay vốn; cán bộ tín dụng sẽ tiến hành phân tích thẩm định khách hàng và phương án xin vay. Nội dung phân tích bao gồm: năng lực pháp lý của khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng, phương án sử dụng vốn vay và phương án trả nợ, khả năng đảm bảo tiền vay và các biện pháp quản lý, kiểm soát của ngân hàng.

Giai đoạn trong khi cho vay: Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết và vốn vay được giải ngân, ngân hàng sẽ tiến hành kiểm soát khách hàng theo các nội dung chính như: khách hàng sử dụng tiền vay có đúng mục đích, tiến độ hay không, quá trình sản xuất kinh doanh có những thay đổi bất lợi gì, có dấu hiệu lừa đảo hoặc làm ăn thua lỗ hay không.... Công việc này cho phép ngân hàng thu thập thêm các thông tin về khách hàng. Nếu các thông tin phản ánh chiều hướng tốt, điều đó cho thấy chất lượng tín dụng đang được bảo đảm.

Giai đoạn sau khi cho vay: Quan hệ tín dụng sẽ kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết gốc và lãi của khoản vay. Các khoản tín dụng đảm bảo hoàn trả đầy đủ và đúng hạn là các khoản tín dụng an toàn. Trong một số trường hợp, người vay không hoàn trả nợ hoặc hoàn trả không đầy đủ và đúng hạn. Điều đó có nghĩa là rủi ro tín dụng đã xảy ra. Lúc này cán bộ tín dụng cần xem xét, tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng không thanh toán nợ cho ngân hàng như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.


Như vậy, để đảm bảo hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, các ngân hàng phải xây dựng một quy trình tín dụng cụ thể và thống nhất. Quy trình này phải được ban lãnh đạo của ngân hàng thông qua và phổ biến rộng rãi đến các phòng, ban có liên quan cũng như toàn bộ cán bộ tín dụng trong ngân hàng.

Trích lập quỹ dự phòng rủi ro


Là một hình thức dự trữ tài chính chuyên dùng, thường được trích ra từ lợi nhuận sau thuế, nhằm bù đắp thiệt hại khi có rủi ro xảy ra. Đây là công việc cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Với quỹ dự phòng rủi ro được lập như một khoản quỹ khấu hao thì khi rủi ro tín dụng xảy ra, việc loại trừ các khoản mất vốn cho vay sẽ không gây biến động quá lớn đến kết quả hoạt động tài chính của Ngân hàng thương mại.

Mua bảo hiểm tín dụng


Nếu khoản vay được ngân hàng mua bảo hiểm thì khi rủi ro tín dụng xảy ra, công ty bảo hiểm có nhiệm vụ bồi thường cho ngân hàng theo quy định. Ngoài ra, bảo hiểm tín dụng còn phối hợp với các ngành hữu quan để tổ chức các biện pháp phòng ngừa, hạn chế các tổn thất xảy ra bảo đảm an toàn cho cả công ty bảo hiểm và cả ngân hàng.

Phân tán rủi ro


Phân tán rủi ro là một biện pháp quan trọng của các Ngân hang thương mại để hạn chế rủi ro tín dụng theo phương châm “Không để trứng vào một rỏ”. Khi một ngân hàng không đủ khả năng tài trợ cho khách hàng hoặc khó xác định được mức độ rủi ro dự tính của khoản vay, ngân hàng đó sẽ kết hợp với một hoặc nhiều ngân hàng khác để tiến hành cho vay.

Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động kinh doanh bao giờ cũng gắn liền với rủi ro. Trong các loại rủi ro, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản có tác động lớn nhất đến hoạt động của ngân hàng. Rủi ro tín dụng thường xuyên xảy ra và khi xảy ra nó không chỉ ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của ngân hàng mà còn làm giảm uy tín của ngân hàng trên thị trường. Vì vậy, các Ngân hang thương


mại cần phải thực hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở phân tích các nguyên nhân và đưa ra các biện pháp phù hợp.

Ngăn ngừa rủi ro tín dụng


Nhận thấy nếu khoản tín dụng bị xếp hạng thấp thì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro. Như vậy việc ngăn ngừa cần tiến hành sớm và thường xuyên bởi một bộ phận chuyên trách, bởi sẽ tận dụng được kỹ năng chuyên môn, tập trung vào giải quyết vấn đề tránh phân tán tư tưởng. Tiến trình công việc được hoạch định như sau:


Lập phương án gặp gỡ khách


Tiến hành gặp gỡ khách hàng



Lập phương án khắc phục



Thực thi phương án khắc phục

Hình 1.1: Tiến trình công việc ngăn ngừa rủi ro tín dụng


(Nguồn: Nguyễn Văn Tiến – Quản trị ngân hàng thương mại – 2013)


Nếu phương án khắc phục thành công mức độ rủi ro trở nên bình thường thì chuyển sang cho nhân viên tín dụng phụ trách tiếp còn nếu việc thực thi biện pháp khắc phục gặp trở ngại thì ngân hàng chuyển khoản tín dụng sang bộ phận chuyên trách về xử lý rủi ro tín dụng.

Tiếp nữa là sự cần thiết của báo cáo quản trị rủi ro tín dụng – là một nội dung có liên quan đến rủi ro tín dụng. Không có báo cáo toàn diện, cụ thể và chuẩn xác thì người làm công tác điều hành không có căn cứ để ra các quyêt định của mình. Báo cáo cũng do phòng ban chuyên trách lập ra.

Bên cạnh đó, bộ phận kiểm soát rủi ro tín dụng độc lập sẽ giúp các cán bộ lãnh đạo điều hành hoạt động một cách thông suốt và hiệu quả. Trong ngân hàng các bộ phận chuyên môn hoá phát huy hiệu quả của mình thì những rủi ro thì các quá trình


nghiệp vụ đó cũng cần phải được kiểm soát độc lập. Tại các ngân hàng, nội dung cụ thể của hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng độc lập cần phải xây dựng, phổ biến và thống nhất đến mọi phòng ban và mọi cán bộ.

Thực hiện các biện pháp hạn chế tổn thất nếu rủi ro tín dụng xảy ra


(1) Quỹ dự phòng rủi ro là nguồn bù đắp chủ yếu của những khoản tín dụng bị tổn thất. Quỹ thường được trích ra từ lợi nhuận sau thuế. Với việc lập quỹ dự phòng rủi ro khi rủi ro xảy ra việc mất vốn cho vay sẽ không gây nhiều tác động tới ngân hàng. Việc trích lập quỹ dự phòng ở nước ta hiện nay áp dụng theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN, ngày 21/1/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:

Tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng cụ thể đối với 5 nhóm nợ như sau: Nhóm 1 : 0%

Nhóm 2 : 5%


Nhóm 3 : 20%


Nhóm 4 : 50%


Nhóm 5 : 100%


Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ tính theo công thức:


R = max (0, (A-C))* r


Trong đó,


R : Số tiền dự phòng cụ thể phải trích A : Số dư nợ gốc của khoản nợ.

C : Gía trị khấu trừ của tài sản đảm bảo r : Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

(2) Khi rủi ro xảy ra, ngân hàng có thể làm việc tiếp với khách hàng tới khi khoản vay được hoàn trả một phần hoặc tất cả mà không sử dụng tới luật pháp.


Hoặc ngân hàng có thể buộc khách hàng phải tuân thủ các điều khoản xử lý của hợp đồng tín dụng.

(3) Ngân hàng mua bảo hiểm tín dụng, nếu rủi ro xảy ra thì công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho ngân hàng theo quy định. Ngoài ra ngân hàng còn có thể tham gia cho vay đồng tài trợ giúp san sẻ rủi ro chủ yếu giữa các ngân hàng, giúp giảm thiểu rủi ro nếu xảy ra.

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại

1.3.1. Những nhân tố chủ quan


Nhân tố chủ quan từ phía NHTM là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến việc quản lý rủi ro tín dụng. Các nhân tố này bao gồm:

Thứ nhất, mô hình tổ chức hoạt động tín dụng


Việc sắp xếp mô hình tổ chức hoạt động tín dụng phải phù hợp với mô hình quản lý rủi ro mà ngân hàng lựa chọn. Một mô hình tổ chức hoạt động tín dụng tốt theo thông lệ quốc tế sẽ tạo ra cách thức hạn chế rủi ro tín dụng.

Nếu mô hình tổ chức hoạt động tín dụng phân định rõ chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân tham gia và xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân theo phân cấp, ủy quyền phê duyệt cấp tín dụng thì sẽ đảm bảo hoạt động tín dụng tuân thủ các chính sách, quy trình tín dụng của ngân hàng, góp phần quản lý rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Thứ hai, chính sách tín dụng và quy trình tín dụng của ngân hàng


Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng được coi là bộ khung của quản lý rủi ro tín dụng. Chính sách tín dụng, quy trình tín dụng chuẩn và phù hợp sẽ có tác động trực tiếp tới hiệu quả quản lý rủi ro.

Chính sách tín dụng đúng đắn sẽ tạo điều kiện cho NHTM sử dụng tối ưu nguồn vốn của mình để cho vay, thu hút lượng khách hàng lớn hơn, đảm bảo khả năng sinh lời trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật, an toàn trong kinh doanh và là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng. Các NHTM muốn quản


lý rủi ro tín dụng có hiệu quả đều phải xây dựng chính sách tín dụng cụ thể và thích hợp với điều kiện thực tiễn của ngân hàng mình.

Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện là đặc biệt quan trọng đối với NHTM. Một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Quy trình tín dụng là cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng, thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn.

Thứ ba, việc đo lường, đánh giá rủi ro tín dụng


Đo lường, đánh giá rủi ro tín dụng là nguyên tắc cho vay quan trọng bởi mục tiêu của hoạt động cho vay là tạo ra các khoản vay tốt, có khả năng hoàn trả theo đúng cam kết cả gốc và lãi. Việc đánh giá đúng khách hàng vay vốn, rủi ro từ việc cho vay đối với khách hàng đó giúp ngân hàng có quyết định cho vay đúng đắn, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra và ngược lại đánh giá không đúng sẽ là tiền đề rủi ro xảy ra.

Thứ tư, trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng


Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý tín dụng. Chất lượng của nguồn nhân lực ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng thể hiện ở trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tư cách đạo đức của cán bộ làm công tác tín dụng. Cán bộ tín dụng với trình độ chuyên môn giỏi, được đào tạo bài bản, nhiều kinh nghiệm thực tế sẽ giúp ngân hàng đưa ra được chính sách tín dụng đúng đắn, quy trình tín dụng phù hợp, lựa chọn được khách hàng tốt, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Ngoài ra trình độ cán bộ tín dụng giỏi thì khả năng phát hiện, ngăn chặn những thủ đoạn lợi dụng khách hàng, công tác quản lý tín dụng càng chặt chẽ, giảm thiểu rủi ro. Ngược lại, nếu chất lượng nguồn nhân lực thấp, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ làm công tác tín dụng không tốt và ngày càng xuống cấp thì công tác quản lý tín dụng sẽ gặp nhiều rủi ro.

Thứ năm, cơ chế giám sát, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ


Một cơ chế giám soát hoạt động tín dụng tốt sẽ hạn chế và khắc phục kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện công tác tín dụng. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong ngân hàng sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn, nó vừa có tác dụng kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau đồng thời bổ xung những thông tin cần thiết để giám sát chặt chẽ một khoản vay và hơn nữa để hoàn thiện chính sách tín dụng chung của ngân hàng từ đó tăng cường hiệu quả của công tác quản lý rủi ro tín dụng.

Hiệu quả của công tác kiểm tra nội bộ trong hoạt động tín dụng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý rủi ro tín dụng. Thông qua hoạt động kiểm tra nội bộ có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng cũng như phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra. Việc sắp xếp bố trí mô hình kiểm tra nội bộ cũng ảnh hưởng đến chất lượng của công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ. Các ngân hàng cần sắp xếp mô hình kiểm tra kiểm soát nội bộ một cách độc lập với bộ phận trực tiếp kinh doanh thì các kết luận kiểm tra, kiểm soát đưa ra mới khách quan và giúp cho công tác quản lý rủi ro tín dụng đạt hiệu quả.

Thứ sáu, hệ thống thông tin, báo cáo của ngân hàng


Hệ thống thông tin nội bộ và hệ thống thông tin bên ngoài ngân hàng giúp cho việc ra quyết định tín dụng đúng đắn và kịp thời, giám sát món vay có hiệu quả, phát hiện sớm các dấu hiệu gây rủi ro, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Khi thu thập được thông tin, ngân hàng cần phải có bộ phận xử lý thông tin để đảm bảo thông tin chính xác, từ đó có những biện pháp phù hợp.

Thứ bảy, sự phát triển của trình độ công nghệ thông tin


Ngày nay trình độ công nghệ là yếu tố quan trọng trong tổ chức kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là đối với quản lý rủi ro tín dụng. Công nghệ ngân hàng hiện đại càng trợ giúp cho ngân hàng sàng lọc những khách hàng, ngành nghề đang có mức độ rủi ro cao cũng như các cơ sở dữ liệu thông tin về từng khách hàng để phân tích, xử lý các thông tin cần thiết, từ đó sớm phát hiện những rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ giúp ngân hàng giảm bớt thời gian đánh giá, tìm hiểu thông tin về khách hàng, giúp cán bộ ngân hàng có nhiều thời gian hơn để quản lý, giám sát rủi ro tín dụng.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 28/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí