Khái Quát Tình Hình Thủ Công Nghiệp‌


Theo biểu tính mức tô thuế thuộc các tỉnh Trung Kỳ ở “khu vực I, II từ Quảng Bình đến Khánh Hòa, nếu 1 thăng = 2,7 kg thì mức thuế chung sẽ là 108 kg; 81 kg, 54 kg/ mẫu. Theo quy định đương thời 1 mẫu bằng khoảng 0,49 ha, như vậy ruộng hạng nhất phải chịu thuế hơn 216 kg/ha, nghĩa là khoảng 10% thu hoạch”. Như vậy, mức tô thuế tính theo khu vực IV, cụ thể ở Nghệ An thuế ruộng công gần gấp 3 lần thuế ruộng tư và cao hơn mức thuế khu vực I, II. Nếu tính theo trọng lượng: “mức thuế ruộng công là 216 kg, 151.3kg và 89.1kg, và ruộng hạng nhất sẽ phải nạp hơn 432 kg/ha, tức khoảng 20% thu hoạch” [70 tr.138].

Đến năm 1875, triều Nguyễn chỉ còn phân chia thành 2 khu vực: I (từ Quảng Bình vào Nam), II (từ Hà Tĩnh ra Bắc). Triều đình cũng thống nhất mức thuế, công cũng như tư thành 3 mức là 40 thăng, 30 thăng, 20 thăng.

Ngoài việc trưng thu thuế ruộng đất các loại, thuế thân (đinh) cũng là nguồn thu nhập quan trọng của Nhà nước. Định phép tô dung năm 1803 chiếu rằng: “Phàm dân hộ không kể chính hay khách, cứ 10 suất thì 1 suất làm cố hạng, còn 9 suất thì chia làm 3 hạng: tráng, quân, dân. Mức thuế tính từ Nghệ An đến đồng bằng Bắc Thành như sau: thuế đinh (1 quan 2 tiền), tạp dịch các loại (7 tiền +2 bát gạo)” [156, tr.549]. Năm 1820, Minh Mệnh đặt một biểu thuế riêng cho Nghệ An, Thanh Hoá, đạo Ninh Bình: “Tráng và đinh được bỏ tiền tạp dịch, quan viên (con quan từ 6 phẩm đến 4 phẩm): 1 quan tiền và 2 bát gạo, 1 tiền đầu lòi” [164, tr.143]. Dưới thời vua Tự Đức, sách Đại Nam nhất thống chí có ghi chép về diện tích ruộng đất và thuế ruộng đất của tỉnh Nghệ An như sau: “... ruộng đất 170.976 mẫu, thóc thuế là 90.876 hộc, tiền thuế

143.006 quan, bạc 1.112 lạng (thuế ruộng đất đạo Hà Tĩnh cũng gồm trong số này)” [155, tr.787].

Sách Đồng Khánh địa dư chí còn cho biết: Ruộng đất công tư các hạng hiện đóng thuế của tỉnh Nghệ An là 133.108 mẫu 9 sào 9 thước 5 tấc 3 phân 9 ly 4 hào. Xem chi tiết ở sổ Điền bạ sửa chữa lớn năm Tự Đức thứ 24 (1871). Trong đó: Ruộng công tư các hạng, kể cả ngụ điền là 100.453 mẫu 7 thước 1 tấc 8 phân 6 ly 4 hào.

- Ruộng muối công tư các hạng: 135 mẫu 4 sào 5 thước 7 phân.

- Đất công tư các hạng, kể cả đất bãi, ao đầm: 32.520 mẫu 4 sào 12 thước 2 tấc 8 phân 3 ly.

Thuế hàng năm:

- Nộp bằng thóc: 69.749 hộc, 21 thưng, 36 vốc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.


- Nộp bằng tiền: 91.933 quan, 3 tiền, 27 đồng, 6 chinh, 8 ly.

Kinh tế huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1884 - 13

- Thuế muối quy nộp bằng tiền: 304 quan, 7 tiền, 15 đồng, 7 chinh.

Dân đinh các hạng tính đến thời điểm này là: 74.615 người [165, tr.1230].

Đối với huyện Nam Đàn, tổng số ruộng đất, nhân đinh và mức thuế được sách Đồng Khánh địa dư chí ghi chép như sau: Nhân số các hạng là 5.930 người (trong đó binh đinh 760 người). Ruộng đất công tư và ruộng muối các hạng hiện nộp thuế là

15.163 mẫu 2 sào 2 tấc 4 phân. Trong đó:

- Ruộng công tư các hạng: 11.623 mẫu 9 sào 1 thước 8 tấc.

- Đất công tư các hạng: 3.539 mẫu 2 sào 13 thước 4 tấc 4 phân. Thuế cả năm:

- Nộp bằng tiền: 8.855 quan 1 tiền 41 đồng lẻ 5 chinh.

- Nộp bằng thóc: 7.222 hộc 8 thưng 7 bát 2 vốc [165, tr.1235].

Các số liệu về ruộng đất, nhân đinh trên đây chỉ mang tính chất thống kê tương đối, chưa phản ánh hết phạm vi huyện Nam Đàn mà đề tài xác định là huyện Nam Đàn theo giới hạn địa lý ngày nay bao gồm thêm một số xã, thôn thuộc tổng Nam Hoa (Nam Kim), tổng Bích Triều của huyện Thanh Chương nhập vào huyện Nam Đàn. Đồng thời có một số xã, thôn thuộc tổng Đại Đồng tách ra khỏi huyện Nam Đàn rồi nhập vào các xã thôn của huyện Thanh Chương sau này.

Ngoài các loại thuế chính thức được phân chia theo hạng như trên, nhân dân còn phải đóng các nghĩa vụ lao dịch đối với nhà nước. Dưới thời Gia Long, từ Nghệ An trở ra đến các trấn thuộc đồng bằng sông Hồng, mỗi suất đinh phải nộp 1 quan 2 tiền thuế thân và 7 tiền 2 bát gạo tạp dịch. Đến thời Tự Đức, theo quy định khu vực từ Hà Tĩnh đến Ninh Bình, mỗi tráng nộp 1 quan 2 tiền và mỗi đinh nộp 6 tiền. Đây được xem là mức thuế đinh thấp nhất lúc bấy giờ khi so với các khu vực còn lại trong phạm vi cả nước.

Dưới triều Hậu Lê và Tây Sơn, nhân dân Nghệ An thóc tô tư điền không phải nộp, chỉ nộp thóc tô công điền, đặc biệt đối với những vùng ruộng sâu trũng hoặc cao khó khăn trong canh tác nông nghiệp như huyện Nam Đàn thì được miễn cả. Các việc thuộc về bài, biểu, lễ, khoán đền miếu, kho tàng, đường sá, cầu đò nhà nước thuê người làm lấy, dân Nghệ An chỉ phải xuất lực chịu lính.


Nhưng dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1884, từ vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức nắm giữ vương quyền, chế độ tô thuế đã trở thành gánh nặng đối với người nông dân xứ Nghệ. Theo ghi chép trong các bộ sử như: Đại Nam Thực lục chính biên, Đại Nam nhất thống chí, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đồng Khánh ngự lãm địa dư chí lược, dựa trên việc thu thuế biệt nạp, nhân dân trấn/tỉnh Nghệ An phải khai thác gỗ lim từ vùng rừng núi phía tây, vận chuyển theo đường sông La, sông Lam, sau đó cho lên thuyền men theo đường biển từ Hội Thống vào kinh đô Huế phục cho việc xây dựng cung điện, lăng tẩm và các công trình kiến trúc khác. Làng đóng thuyền Trung Kiên (Nghi Lộc) phải đóng thuyền chiến để nhà Nguyễn trang bị cho lực lượng thuỷ quân. Để xây dựng trấn sở Nghệ An kiên cố, đáp ứng yêu cầu của cuộc cải cách hành chính mà Minh Mệnh tiến hành, tổng đốc An Tĩnh đã huy động hàng vạn lượt dân đinh ở Diễn Châu, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu… vào việc khai thác, vận chuyển hàng vạn phiến đá sò Phủ Diễn vào Vinh. Cư dân các tổng thuộc địa bàn huyện Nam Đàn phải khai thác, vận chuyển hàng chục vạn phiến đá ong có chiều dài rộng, lớn nhỏ khác nhau từ mỏ đá ong làng Kiền thuộc xã Thanh Tuyền (Thanh Thuỷ, tức Nam Thanh ngày nay) xuống Vinh phục vụ công cuộc xây thành Nghệ An. Đó là chưa kể các lò gạch, ngói thủ công truyền thống cũng phải gấp rút cung cấp đủ nguyên liệu cho việc xây thành. Toàn bộ gỗ lim, táu, dổi, đinh hương, vàng tâm các loại để xây dựng nhà cửa, dinh thự trong thành Nghệ An cũng do các thợ sơn tràng ở Nghệ An, Hà Tĩnh khai thác, vận chuyển theo dòng sông La, sông Lam đưa về Vinh.

Để phục vụ cho việc xây thành, đào hào đắp lũy, nhà Nguyễn đã huy động hàng vạn dân đinh hầu khắp các làng xã ở Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Đức Thọ, Nghi Xuân và một số địa phương khác trong tỉnh về Vinh để đào, đắp vòng hào bao quanh toà thành Nghệ An với chu vi 603 trượng. Ngoài ra, còn tập hợp dân đinh đào con sông Vinh để dẫn nước từ sông Lam vào vòng hào bao quanh thành Nghệ An, với tổng chiều dài gần 6 km (từ thành Nghệ An qua chợ Vinh, nối với sông Cửa Tiền, rồi vòng qua vùng đất phường Vinh Tân, phường Trung Đô, nối với sông Lam ở núi Dũng Quyết ngày nay). Cùng với đó là việc xây dựng thành đạo Hà Tĩnh chu vi hơn 173 trượng, thành phủ Anh Đô, thành phủ Diễn, trường thi Hương Nghệ An [97]…


Ở hầu khắp các làng, xã, trang, phường, vạn, giáp, sở, nạn cường hào kiêm tinh phát triển, đời sống nhân dân chẳng được cải thiện bao nhiêu lại còn phải đóng góp nhiều khoản thuế, phụ thu, cộng với chế độ lao dịch liên quan đến công việc chung trong làng xã như lễ lạt, hội hè đã gây thêm nhiều khó khăn đối với nông dân làng xã. Chế độ thuế khoá, lao dịch, binh dịch cùng với những lệ làng được bộ máy chức sắc soạn thảo trong hương ước, khoán ước thực sự là gánh nặng đối với đời sống cư dân Nghệ An nói chung, Nam Đàn nói riêng [77].

3.3. Chăn nuôi, khai thác thủy sản‌

3.3.1. Chăn nuôi‌

Cũng như hầu hết các xã thôn trong trấn/tỉnh Nghệ An, trong thời kỳ 1802 - 1884 nghề chăn nuôi không trở thành một nghề chuyên canh riêng biệt, có quy mô chuồng trại lớn, mà chỉ là một nghề phụ của cư dân. Ở một số làng xã, việc chăn nuôi gia súc, gia cầm tương đối phát triển. Một yếu tố thuận lợi góp phần tác động chăn nuôi trâu bò, lợn và gia cầm ở Nam Đàn phát triển là do nhiều chợ trên địa bàn huyện đã trở thành nơi buôn bán trao đổi gia súc như các chợ trâu bò ở xã Đông Liệt, xã Nghĩa Động, chợ Sa Nam, chợ Rồng...

Trong nông nghiệp, chăn nuôi trâu bò để lấy phân bón và sức kéo là chủ yếu. Ngoài ra, việc phát triển đàn trâu, bò còn cung cấp nguồn lợi thực phẩm, trở thành hàng hoá để trao đổi, mua bán tăng thu nhập cho gia đình. Cũng giống các huyện lân cận như Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, giống trâu, bò nuôi ở Nam Đàn ở thế kỷ XIX là giống trâu bò bản địa và một số trâu bò của đồng bào Mường thuộc tỉnh Thanh Hoá và một số tỉnh phía Bắc. Trâu của người Mường to con, kéo cày khỏe, thích nghi tốt với khí hậu địa phương thường được bán phổ biến ở các chợ gia súc trên địa bàn huyện hoặc ở chợ Phủ Diễn (Diễn Châu) và chợ Giát (Quỳnh Lưu).

Hầu hết các làng xã ở Nam Đàn đều có bãi chăn thả gia súc. Các làng xã dọc đôi bờ tả - hữu sông Lam thì bãi chăn thả gia súc thường nằm dọc các bãi bồi ven sông hoặc ở các bãi tha ma, cạnh vùng đất hoang ở các bàu, hồ... Riêng các làng xã dưới chân núi Thiên Nhẫn và Đại Huệ, trâu bò được thả trên đồi núi giống như ở nhiều huyện trung du thuộc trấn/tỉnh Nghệ An. Những gia đình nông dân có ruộng đất tư thường chăn nuôi từ 1 - 2 con trâu, bò để lấy phân bón và sử dụng vào việc cày cấy. Các gia đình đông con thường phải nuôi trâu bò thuê (tiếng địa phương gọi là nuôi trâu bò rẽ) cho địa chủ, chức dịch. Đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, hình thức


đi trâu bò phiên (các gia đình có trâu bò trong làng luân phiên nhau đi chăn thả trâu bò) vẫn được duy trì ở Nam Đàn.

Ngoài chăn nuôi trâu bò, việc chăn thả các loại gia súc, gia cầm khác cũng được người dân Nam Đàn chú ý trong kinh tế hộ gia đình. Với nguồn thức ăn chủ yếu là phụ phẩm từ các loại nông sản như rau màu, cùng với lợi thế là các diện tích mặt nước với nhiều loài thủy sinh khiến cho việc chăn nuôi khá thuận lợi. Hoạt động chăn nuôi của cư dân địa phương trên địa bàn huyện Nam Đàn trong thời kỳ này còn mang tính tự phát, vừa chăn, thả tự nhiên trong vườn nhà, hoặc khoanh nhốt ở vùng ven sông, hồ ao, chân ruộng sau thu hoạch gần nơi cư trú. Chăn nuôi lợn, gà, ngan, ngỗng với quy mô vài con đến vài chục con trong các hộ gia đình tuy diễn ra phổ biến nhưng quy mô nhỏ lẻ, năng suất thấp. Ở Nam Đàn, sản phẩm từ chăn nuôi hầu hết là để phục vụ đời sống thường nhật của các hộ gia đình. Các loài gia súc, gia cầm như lợn, gà, vịt, ngan thường được người nông dân xem như món đồ để dành phòng khi hữu sự, lại tiện cho việc buôn bán, trao đổi để mua các vật phẩm khác phục vụ đời sống của cư dân.

3.3.2. Khai thác thủy sản‌

Nghề khai thác thuỷ sản trên lưu vực thuộc hạ lưu sông Lam, trên các vùng bàu, hồ, đầm, khe, suối đã xuất hiện từ lâu đời, gắn liền với sinh hoạt, đời sống của cư dân trên dọc hai vùng tả ngạn và hữu ngạn sông Lam nói chung trên địa bàn huyện Nam Đàn nói riêng. Trong lịch sử hình thành của các xã, thôn ở huyện Nam Đàn sự hiện hữu của các vạn thuỷ cơ trên địa bàn huyện đã minh chứng điều đó.

Với lợi thế về địa hình là vùng đất nằm ở hạ lưu sông Lam, ngoài diện tích mặt nước rộng lớn của sông Lam thì đất đai trong làng xã Nam Đàn đan xen nhiều đầm, ao hồ (vết tích cũ của lòng sông Lam thời đệ tứ kỷ) ở đồng bằng và các dải khe cừ nằm ở vùng gần đồi núi. Sách Đồng Khánh dư địa chí có ghi chép như sau: “Một dòng sông lớn từ phủ Tương Dương ở phía Tây chảy về Đông, qua các huyện Lương Sơn, Nam Đường, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Chân Lộc, hợp dòng với sông Lam rồi đổ ra biển ở Cửa Hội dài 468 dặm, 126 trượng” [165, tr.1237]. Dòng sông Lam đoạn qua huyện Nam Đàn ngày nay được xác định có chiều dài khoảng 16 km, dù chảy qua một đoạn ngắn như vậy nhưng lưu lượng nước ở lưu vực sông Lam từ miền Tây Nghệ An và phần nào cả miền Tây Hà Tĩnh đổ về khiến lòng sông ở đây rộng mênh mông, tạo điều kiện cho cư dân ở miền tả ngạn và hữu ngạn từ đời này qua đời khác luôn duy trì hoạt động đánh bắt, khai thác nguồn lợi thủy sản.


Hoạt động khai thác thủy sản của cư dân hai bên vùng hạ lưu sông Lam ở thế kỷ XIX chủ yếu là đánh bắt nguồn thủy sản sẵn có trong tự nhiên. Các tên làng cũ như Vạn Võng Nhi sau đổi thành thôn Lương Giai, Vạn chài Thanh Trai đến thời Minh Mệnh (1824) gọi là thôn Thanh Trai và một số làng khác như Duyên La ở xã Nam Tân, hay Tân Xuân, Thượng Lạc, Đông Thọ thuộc xã Nam Cường là các làng nổi, mỗi làng dân số khoảng 200 - 300 người, họ đánh bắt cá trên sông đoạn từ Phuống đến ngã ba Tam Chế. Thủy sản đánh bắt được chủ yếu là các loại cá tôm như: cá mương, cá gáy, cá trắm, cá rầm, cá ngạnh, cá vên, cá bống, tôm càng xanh, tôm đất...

Phương tiện mà cư dân làm nghề đánh bắt thuỷ sản trên sông suối, ao hồ, đầm, khe cừ gồm các loại thuyền lớn, nhỏ và các dụng cụ như lưới, chài, câu, nơm, vó, rớ, lừ, đó... Ngoài ra, nông dân các làng xã còn sử dụng gàu sòng, gàu giai đắp bờ tát cạn nước ao hồ, một số nơi cư dân còn làm bộng trụp, bộng nhảy/dãy (dùng bùn đắp bờ, tát cạn nước ở những rãnh nước cá hay đi qua) để bắt cá. Một số làng xã như Tầm Tang, Phú Thọ, Khoa Trường, Thanh Thuỷ, Diên Lãm ở huyện Nam Đàn, việc khai thác nguồn lợi thủy sản trong một số diện tích hồ, bàu được cư dân địa phương quản lý và tổ chức theo lệ, có quy đình về việc cấm câu trộm, đánh bắt nếu không được phép. Thường vào dịp cuối năm, tất cả thành viên làng xã tham sẽ cùng nhau khai thác nguồn lợi thủy sản trên các bàu, hồ này (tiếng địa phương gọi là vậy trọt, vậy bàu).

Đối với những làng có diện tích ao hồ, bàu, đầm cư dân đã nuôi cá trong những ao nuôi, sách An Tĩnh cổ lục có ghi cụ thể: “Làng Xuân Liễu đã được lập nên, dân làng nuôi cá trong những ao nuôi cá tổ chức rất khéo… suốt đời Xuân Liễu phải tiến cống cho triều đình cá đánh ở ao Xuân Hồ” [99, tr.155]. Ở làng Long Vân (nay là xóm Hà Long, Thị trấn Nam Đàn), gia đình Tiến sĩ Vương Hữu Phu, Vương Đình Trân, còn tự đào ao nuôi cá với diện tích khoảng 1200 - 1500 m2 gọi là ao Cụ Thị (vì Vương Hữu Phu làm Thị lang bộ Lễ ở triều đình Huế cuối đời vua Tự Đức) [190]. Các loại cá được nuôi trong ao, hồ chủ yếu là cá trắm, cá rầm, cá chép, cá mè…

Tóm lại, từ năm 1802 đến năm 1884, cư dân làng xã ở Nam Đàn tiếp tục kế thừa nghề khai thác thủy sản từng tồn tại từ nhiều thế kỷ trước. Sự hiện hữu của các vạn thuỷ cơ (các làng nổi trên sông, làng ven sông) đã biến hoạt động khai thác thuỷ sản thành một nghề mưu sinh của nhiều thế hệ. Còn ở trong các làng xã, việc đào ao nuôi cá chỉ diễn ra đối với những gia đình có điều kiện khá giả, còn đa phần cư dân vẫn thường khai thác đánh bắt nguồn lợi thủy sản trên các diện tích ao, hồ, đầm, bàu, khe suối tự nhiên theo phương thức truyền thống, nhằm để bổ sung nguồn thực phẩm phục vụ cho nhu cầu ăn uống của gia đình.


Tiểu kết chương 3‌

Dưới triều Nguyễn, nông nghiệp Nam Đàn vẫn mang nét đặc trưng nổi bật là nền kinh tế tiểu nông mang tính tự cung, tự cấp lỗi thời và lạc hậu. Phương thức canh tác đất đai, mùa vụ, các giống cây trồng như lúa và hoa màu, cách thức gieo cấy, thu hoạch, đều dựa trên những kinh nghiệm dân gian của chính cha ông tích luỹ từ nhiều đời trước. Bức tranh nông nghiệp ở Nam Đàn thời kỳ 1802 - 1884 là sự phản chiếu cụ thể, mang tính tương đồng của thực trạng nông nghiệp ở trấn/tỉnh Nghệ An.

Trong thời kỳ 1802 - 1884, chính sách về ruộng đất của triều Nguyễn đã thể hiện vai trò của Nhà nước đối với chế độ ruộng đất trên cả nước. Cụ thể, chính sách về ban cấp ruộng đất, chính sách khai hoang, chính sách đối với ruộng đất công làng xã và chính sách đối với ruộng đất tư hữu đã tác động trực tiếp đến thực trạng nông nghiệp, nông thôn và người nông dân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX. Đối với huyện Nam Đàn, tình hình sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp cũng nằm trong bối cảnh chung đó, các chính sách nói trên đã có những tác động về mặt tích cực như: người nông dân trong làng xã được phân chia ruộng đất công để sản xuất, tình trạng dân cư rời bỏ quê hương, làng xóm đi phiêu tán cũng giảm hơn so với trước, việc mở rộng khai hoang, trưng dụng lại ruộng đất hoang hóa đã tạo thêm tư liệu sản xuất cho cư dân làng xã... Tuy nhiên, chính sách không đắp đê ngăn lũ lụt, triều dâng dọc đôi bờ tả hữu sông La, sông Lam cùng các làng xã ven biển mà nhà Nguyễn duy trì, cộng với những biến đổi thất thường của thời tiết, khí hậu, cấu trúc địa hình, đất đai đã đẩy đại bộ phận nông dân Nam Đàn nói riêng, trấn/tỉnh Nghệ An nói chung vào tình trạng duy trì nền nông nghiệp lệ thuộc vào tự nhiên. Năng suất lúa và các loại cây trồng thấp; Chăn nuôi, khai thác thuỷ sản... chỉ là nghề phụ. Bên cạnh đó, dù nhà Nguyễn không đánh thuế diện tích đất vườn và một số diện tích đất khai hoang, nhưng chính sách tô thuế, chế độ lao dịch của nhà nước, sự nhũng nhiều của quan lại cường hào địa phương cùng nhiều tệ hương ẩm trong làng xã, khiến đời sống cư dân nông nghiệp vẫn rất bấp bênh. Bức tranh nông nghiệp Nam Đàn dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1884, vẫn mang đậm dấu ấn xưa cũ, người nông dân làng xã thường xuyên rơi vào tình cảnh mất mùa, đói kém, dịch bệnh, giặc giã, thiếu đất đai canh tác, phải phiêu tán khắp nơi là thực trạng khó tránh tránh khỏi trong thời kỳ này.


Chương 4‌

THỦ CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG NGHIỆP


4.1. Thủ công nghiệp‌

4.1.1. Khái quát tình hình thủ công nghiệp‌

Trên địa bàn huyện Nam Đàn có rất nhiều nghề thủ công truyền thống khác nhau, phân bố với mật độ khá đều. Trong làng, xã như nơi nào cũng duy trì một vài nghề thủ công, chủ yếu là sản xuất theo hộ gia đình, các dòng họ hoặc các nhóm gồm vài gia đình với quy mô nhỏ.

Hoàng giáp Bùi Dương Lịch (1757 - 1828), khi biên soạn Nghệ An ký, trong phần Sinh Lý (đời sống nhân dân) có chép về hoạt động trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa (chủ yếu là lực lượng phụ nữ) và nghề rèn ở trấn Nghệ An đầu thế kỷ XIX như sau: “Về nghệ nữ công nuôi tằm và dệt thì có lục quyến ở xã Hoàng Lễ, huyện Kỳ Hoa và xã Quần Bồ, huyện Thiên Lộc, vải ở các xã Việt Yên, Bình Hồ, Hoa Lâm huyện La Sơn,... xã Nộn Hồ, Nộn Liễu, Lâm Thịnh, Đông Liệt huyện Nam Đường,... những lụa vải ấy chỉ đủ cung cấp ăn mặc cho dân địa phương.

Về bách công các hàng thì có Việt Yên Thượng, huyện La Sơn,... xã Phú Nghĩa huyện Kỳ Hoa, xã Vân Đồn huyện Nam Đường, xã Lý Trai huyện Đông Thành, xã Uy Viễn huyện Nghi Xuân làm lưỡi cày,... [106, tr.256].

Ngoài nghề trồng dâu, nuôi tằm dệt vải, nghề làm lưỡi cày được đề cập trong Nghệ An Ký, qua khảo sát thực tế địa bàn nghiên cứu là huyện Nam Đàn, chúng tôi phát hiện trong dân gian còn có rất nhiều ngành, nghề tiểu thủ công nổi tiếng như: nghề mây tre đan, nghề đánh tranh lá mía, cỏ săng, nghề mộc, nghề khai thác đá ong, nghề làm gạch ngói, nghề ép mía nấu mật, làm đường phèn, nghề làm bún bánh, nghề kết (bện) chổi đót, chổi trện, nghề đóng thuyền, nghề đan vó, đan lưới để bắt cá, nghề nấu tương. Các nghề thủ công ở Nam Đàn được chúng tôi thống kê cụ thể như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/04/2023