Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG


STT

Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 1.1

Cấu trúc dữ liệu các biến trong mô hình Logistics

27

2

Bảng 1.2

Mô hình xếp hạng của công ty Moody và Standard & Poor

31

3

Bảng 2.1

Kết quả kinh doanh của BIDV Chi nhánh Cẩm Phả 2016-2019

46

4

Bảng 2.2

Cơ cấu dư nợ BIDV Chi nhánh Cẩm Phả 2016-2019 theo thời hạn

51

5

Bảng 2.3

Cơ cấu dư nợ BIDV chi nhánh Cẩm Phả 2016-2019 theo khách hàng

51

6

Bảng 2.4

Cơ cấu dư nợ BIDV chi nhánh Cẩm Phả 2016-2019 theo ngành nghề

52

7

Bảng 2.5

Cơ cấu dư nợ BIDV chi nhánh Cẩm Phả 2016-2019 theo tài sản bảo đảm

53

8

Bảng 2.6

Kết quả phân loại nợ của BIDV chi nhánh Cẩm Phả 2016-2019

54

9

Bảng 2.7

Thẩm quyền phán quyết tín dụng BIDV chi nhánh Cẩm Phả tại thời điểm 31/12/2019

58


10


Bảng 2.8

Bảng phân loại đối tượng khách hàng doanh nghiệp theo kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ tại thời điểm 31/12/2019


61

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả - 2

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH


STT

Sơ đồ

Nội dung

Trang

1

Sơ đồ 2.1

Bộ máy tổ chức của BIDV chi nhánh Cẩm Phả

45

2

Hình 2.1

Quy mô, tốc độ tăng trưởng tín dụng BIDV chi nhánh Cẩm Phả giai đoạn 2016-2019

50

3

Hình 2.2

Trích lập và quỹ dự phòng rủi ro BIDV chi nhánh Cẩm Phả 2016-2019

55


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Với đề tài “Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả” luận văn đã nêu ra cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại bao gồm: Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại, quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại và Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại.

Tiếp đó luận văn phân tích thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dung tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả trong giai đoạn 2016 - 2019. Dựa trên kết quả phân tích thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dung, luận văn đánh giá những kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại cùng những nguyên nhân. Đây là cơ sở để luận văn đưa ra một số giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả như sau:

• Đa dạng hóa đối tượng, lĩnh vực cho vay


• Nâng cao công tác huy động vốn, tạo nguồn vốn ổn định cho đầu tư tín dụng

• Hoàn thiện hệ thống phòng ngừa rủi ro tín dụng


• Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay


• Cải thiện năng lực cán bộ quản lý khách hàng


• Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ


• Các giải pháp bù đắp, hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra


Bên cạnh cách giải pháp, luận văn đưa ra một số kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chính phủ và các cấp quản lý nhà nước (Ngân hàng nhà nước, các Bộ, ngành) nhằm tăng cường quản lý rủi ro đối với hệ thống NHTM.


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài


Trong hơn 20 năm qua, công cuộc đổi mới nền kinh tế đã đạt được nhiều thành công, các chỉ số kinh tế cơ bản như GDP, xuất nhập khẩu, đầu tư, thu chi ngân sách nhà nước đều đạt cao và bền vững, tệ nạn xã hội được đẩy lùi, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Có được kết quả trên, ngoài sự đóng góp chung của cả nước, phải kể đến những nỗ lực của các ngành, các cấp, trong đó có ngành ngân hàng. Trong từng thời kỳ, đổi mới hoạt động ngân hàng được coi là đột phá khẩu và có những đóng góp tích cực cho quá trình đổi mới và phát triển kinh tế Việt Nam. Và trong công cuộc hội nhập với thế giới, ngành ngân hàng là một trong những ngành đi đầu trong công cuộc hội nhập kinh tế thế giới.

Hệ thống ngân hàng với vai trò của mình đã cung cấp một lượng vốn lớn cho các nhu cầu đầu tư và tiêu dùng, các hoạt động dịch vụ ngân hàng còn ngày càng đa dạng, phong phú và tiện ích hơn. Nhiều cơ chế chính sách tiền tệ, tín dụng đã đi vào cuộc sống, nhiều đổi mới về tổ chức và công nghệ đã được triển khai. Tuy nhiên, hội nhập cũng làm nảy sinh ngày càng nhiều những khó khăn và thách thức do môi trường tài chính biến động không ngừng và khó kiểm soát, hoạt động của các ngân hàng thương mại thường đối mặt với rất nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng.

Với các ngân hàng thương mại, tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh quan trọng nhất và là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu, nhưng đồng thời cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất, ngoài những rủi ro tín dụng nói chung thì còn chứa đựng những rủi ro liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế (tỷ giá, phương thức mua bán, thanh toán,v.v…). Từ thực tế hoạt động cho thấy, rủi ro tín dụng hiện nay vẫn là rủi ro thường xuyên nhất, mang lại mức độ tổn thất lớn nhất đối các NHTM, dẫn đến tình trạng mất vốn, mất khả năng thanh toán của các ngân hàng. Ngoài ra, khi rủi ro tín dụng tại từng NHTM không được quản trị tốt, đến tỷ lệ nợ xấu cao sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển của mỗi tổ chức tín dụng, mà cao hơn nó còn gây tác động xấu đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Trong những năm trở lại đây chất lượng tín dụng của các NHTM vẫn còn ở mức thấp, tỷ lệ nợ xấu



cùng nhiều vấn đề phát sinh do mất khả năng kiểm soát đang trở thành bài toán khó tại hầu hết các ngân hàng Việt Nam hiện nay.

Do vậy, vấn đề nghiên cứu để đưa ra các giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng luôn là vấn đề cấp thiết, quan trọng trong mọi thời kỳ phát triển tại các NHTM, cần phải thường xuyên cập nhật, thay đổi các chính sách quản lý để các giải pháp phù hợp với sự phát triển chung của xã hội, các điều kiện mới của nền kinh tế.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả là Chi nhánh có tuổi đời trẻ trong hệ thống BIDV, mới được nâng cấp hoạt động với mô hình Chi nhánh cấp I từ năm 2016, mạng lưới Chi nhánh chủ yếu tại thành phố Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh, địa bàn chủ yếu của ngành công nghiệp khai thác than của cả nước, do vậy có những đặc thù trong phát triển kinh tế - xã hội rất khác biệt với các địa phương khác tại Quảng Ninh cũng như trong cả nước.

Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu hoạt động quản lý rủi ro tín dụng và tìm ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả là hết sức cần thiết. Do vậy, đề tài “Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả” được lựa chọn nghiên cứu.

2. Tình hình nghiên cứu


Luận văn Thạc sỹ: “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á" của Học viên: Chu Văn Sơn, bảo vệ tại đại học Kinh tế quốc dân, tháng 12-2008. Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý rủi ro tín dụng của NHTM cổ phần Bắc Á, một NHTM cổ phần có quy mô nhỏ, trụ sở chính đóng tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Hoạt động tín dụng của NHTM cổ phần Bắc Á chủ yếu cho vay khách hàng cá nhân, khách hàng ngoài quốc doanh, nên thực trạng và các giải pháp quản lý rủi ro tác giả đề cập chủ yếu đối với nhóm khách hàng này nằm trong phạm vị hẹp

Luận văn Thạc sỹ kinh tế với đề tài: “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn Hà Nội"; của Học viên:



Nguyễn Văn Chinh, bảo vệ tại Học viện Ngân hàng, ngày 8-10-2009. Luận văn nghiên cứu về quản lý rủi ro tín dụng của các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn Hà Nội, số liệu và thực trạng đến hết năm 2008. Các chi nhánh trên địa bàn hoạt động cho vay khu vực đô thị, bởi vì công trình chỉ nghiên cứu các chi nhánh của Hà Nội cũ, chưa bao gồm tỉnh Hà Tây khi chưa sáp nhập, nên chưa đề cập nhiều đến cho vay hộ sản xuất, đến rủi ro lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn. Phạm vi nghiên cứu rủi ro tín dụng của luận văn dừng lại ở việc quản lý của từng chi nhánh trên địa bàn.

Luận văn “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Lan Khanh, năm 2013. Đề tài của tác giả đã trình bày khá chi tiết và đi sâu vào hoạt động của ngân hàng VIB nhằm đưa ra những giải pháp thiết thực, tuy nhiên tác giả còn phân tích các chỉ tiêu rủi ro tín dụng tương đối là ít chưa đủ để đưa ra các giải pháp để hạn chế được rủi ro tại ngân hàng.

Luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển KomTum” của tác giả Phan Thanh Hiền, năm 2015. Đề tài đã nêu được những lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM nhưng trong đó tác giả còn quá chú trọng nhiều tới lý thuyết mà không đưa được hết thực trạng quản lý rủi ro tín dụng thông qua mô hình phân tích định tính và định lượng nên những giải pháp quản trị rủi ro tín dụng trong đề tài còn chung chung, nghiêng về nhiều là lý thuyết chưa áp dụng được vào nhiều thực tế.

Luận văn Thạc sỹ với đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB)” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Diệp, năm 2018. Đề tài đi sâu vào hoạt động của Ngân hàng NCB, từ đó đưa ra những giải pháp quản trị rủi ro tín dụng, tuy nhiên các giải pháp của đề tài chỉ phù hợp trong các ngân hàng có quy mô phù hợp, chưa có tính thực tiễn cao đối với các Ngân hàng có quy mô lớn trên thị trường.

Luận văn Thạc sỹ với đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh



Chương Dương” của tác giả Nguyễn Quang Huy, năm 2018. Từ những lý luận cơ bản về NHTM và rủi ro tín dụng chung, Đề tài phân tích và đưa ra các giải pháp để nâng cao quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp, tuy vậy do hạn chế về phạm vi nghiên cứu, đối tượng của đề tài chỉ là rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp nên các giải pháp của đề tài hạn chế về phạm vi áp dụng, chưa theo kịp với bối cảnh hiện nay khi hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân ngày càng được các NHTM chú trọng đẩy mạnh và gia tăng thị phần mạnh mẽ trong tổng dư nợ của các NHTM.

Bài báo khoa học “Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng theo thông lệ Basel tại các NHTM Việt Nam: Kết quả ban đầu và khuyến nghị” của Nhóm nghiên cứu đề tài cấp Ngành ngân hàng 2013 đăng trên Tạp chí ngân hàng tháng 2/2014. Đây là bài báo được đánh giá là rất chi tiết về tình hình quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM ở Việt Nam thực hiện những biện pháp quản lý rủi ro theo hiệp ước quốc tế Basel. Tuy nhiên thì bài cũng chưa được ra tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM năm 2013 từ đó đánh giá mức độ áp dụng của các NHTM ở Việt Nam theo hiệp ước Basel. Bài đánh giá sâu về Basel chứ chưa thực sự đánh giá được hiệu quả của hiệp ước Basel về quản lý rủi ro được áp dụng tại các NHTM ở Việt Nam.

Tuy có nhiều đề tài nghiên cứu về quản lý rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng khác nhau nhưng chưa có một nghiên cứu nào về quản lý rủi ro tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả, vì vậy đề tài nghiên cứu Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả là đề tài có ứng dụng thực tiễn cao.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, từ thực trạng quản lý rủi ro tín dụng để tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả.


Nhiệm vụ nghiên cứu


- Nghiên cứu và hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết cơ bản về rủi ro tín dụng và hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của NHTM.

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả, từ đó tìm ra các nguyên nhân những hạn chế trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả.

Phạm vi nghiên cứu


- Về không gian: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả.

- Về thời gian: Từ năm 2016 đến năm 2019


Do giới hạn về phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung về công tác quản lý rủi ro tín dụng từ năm 2016 đến năm 2019, đưa ra những đánh giá về những kết quả đã đạt được, những tồn tại và nguyên nhân, từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả phù hợp với điều kiện thực tế tại chi nhánh.

5. Phương pháp nghiên cứu


Trong luận văn sử dụng một số phương pháp như: Phương pháp thu thập dữ liệu từ các báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm từ 2016 đến năm 2019 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả; phương



pháp phân tích tổng hợp; phương pháp diễn giải và qui nạp; phương pháp so sánh đối chiếu; phương pháp phân tích đồ thị, biểu đồ, bảng biểu.

6. Kết cấu luận văn


Kết cấu luận văn ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận bao gồm 3 Chương như

sau:


mại


Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương


Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP

Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả


Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/01/2023