Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương Mại


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại


1.1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại


1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại


Theo Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2020/QH12 ngày 16/6/2010, “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã”. “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.

Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Trong nghiệp vụ cấp tín dụng, cho vay là nghiệp vụ chủ yếu, là hình thức cấp tín dụng theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Các đặc điểm của tín dụng ngân hàng gồm:


Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả - 3

- Tài sản trong quan hệ tín dụng ngân hàng là tiền.


- Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy ngân hàng khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cở sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn. Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng, là lý do mà ngân hàng phải thực hiện phân tích kỹ lưỡng trước khi quyết định cho vay.

- Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói các khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài phần vốn gốc.



- Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện, theo đó bên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán.

Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của các NHTM, thu nhập từ tín dụng thường chiếm từ tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của NHTM. Thống kê dữ liệu Vietstock cho thấy, tỷ trọng đóng góp của thu nhập tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng biến động qua các năm: từ 78% vào năm 2017 xuống còn 75% vào 2018 và tăng lên 76% vào năm 2019. Bên cạnh việc mang lại thu nhập chính cho ngân hàng thì rủi ro trong kinh doanh ngân hàng cũng có xu hướng tập trung vào danh mục tín dụng. Chính vì vậy mà hoạt động tín dụng luôn là mối quan tâm lớn của các NHTM.

Vai trò của tín dụng NHTM


Tín dụng ngân hàng đóng vai trò trung gian giải quyết mâu thuẫn phát sinh trong quá trình tuần hoàn, chu chuyển vốn của doanh nghiệp

Với nghiệp vụ huy động vốn ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội đầu tư, sinh lợi từ vốn nhàn rỗi tạm thời. Bằng nguồn vốn huy động được các ngân hàng có điều kiện đáp ứng vốn cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn. Là cầu nối giữa bên thừa vốn và bên thiếu vốn tạm thời, tín dụng ngân hàng góp phần điều hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách liên tục, không bị gián đoạn.

Tín dụng ngân hàng góp phần giải quyết mâu thuẫn giữa chu kỳ thu nhập và chu kỳ tiêu dùng

Trong thời gian đầu của cuộc sống con người phải học tập, học nghề, chờ việc… họ hầu như chưa tạo ra khoản thu nhập đáng kể nào, nhưng lại có nhu cầu chi tiêu cao. Khi đã tham gia vào quá trình sản xuất xã hội, lao động của họ không những tạo ra thu nhập đủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu và còn có khả năng dành một phần để tích lũy, tích lũy để thỏa mãn nhu cầu cao hơn hay để dự phòng. Tín dụng ngân hàng không chỉ giải quyết được mâu thuẫn giữa chu kỳ thu nhập và chu kỳ



tiêu dùng của các cá nhân, mà còn góp phần nâng cao đời sống cho người lao động, kích thích sản xuất phát triển.

Tín dụng ngân hàng thu hút nguồn vốn tiết kiệm và thúc đẩy quá trình tập trung vốn, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế.

Đối với các doanh nghiệp vốn tự có dùng để đầu tư có giới hạn, bên cạnh đó việc huy động vốn trực tiếp đòi hỏi những điều kiện hết sức chặt chẽ mà không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng thực hiện được, trong trường hợp này vốn tín dụng là nguồn tài trợ quan trọng cho nhu cầu đầu tư. Tín dụng thực hiện huy động vốn tiết kiệm của cá nhân, doanh nghiệp, nhà nước để đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển kinh tế. Bằng việc thu hút nguồn vốn tiết kiệm đáp ứng cho nhu cầu đầu tư, tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư.

Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả


Với sự hoạt động của hệ thống tín dụng, các nguồn tiền nhàn rỗi của cá nhân và doanh nghiệp được tập trung lại và sau đó tín dụng tiến hành phân phối các nguồn vốn đã được tập trung này nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa cũng như nhu cầu tiêu dùng trong toàn xã hội. Thông qua kênh tín dụng, bằng chính sách tiền tệ thích hợp cho từng giai đoạn nhà nước có thể điều tiết lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế góp phần ổn định tiền tệ, giá cả.

Tín dụng ngân hàng góp phần ổn định đời sống của dân cư, tạo công ăn việc làm và đảm bảo trật tự xã hội

Do tín dụng có vai trò thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất hàng hóa và dịch vụ ngày càng gia tăng, thỏa mãn nhu cầu đời sống của người lao động. Bên cạnh đó, việc cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế đã tạo ra khả năng khai thác các tiềm năng sắn có trong xã hội về tài nguyên thiên nhiên, lao động… từ đó có thể thu hút nhiều lực lượng lao động của xã hội, tạo công ăn, việc làm. Một xã hội phát triển lành mạnh, đời sống được ổn định, ai cũng có công ăn việc làm.

Tín dụng ngân hàng góp phần tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế sử dụng vốn vay



Đặc trưng của tín dụng là người vay vốn phải hoàn trả cả vốn và lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng tín dụng, nếu vi phạm phải chịu phạt theo lãi suất quá hạn hoặc phải chịu các biện pháp chế tài khác. Bằng những tác động như vậy nên các doanh nghiệp vay vốn phải thường xuyên quan tâm thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế, giảm chi phí sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đó cũng là điều kiện quyết định đến khả năng hoàn trả vốn vay và tăng tích lũy cho doanh nghiệp

1.1.1.2. Các hình thức tín dụng ngân hàng


a) Phân loại theo thời hạn


Thời hạn tín dụng thời hạn được tính từ lúc đồng vốn đầu tiên của ngân hàng được phát ra cho đến lúc đồng vốn và lãi cuối cùng phải thu về.

Phân loại theo thời hạn, tín dụng được phân thành ba loại:


- Tín dụng ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng. Tín dụng ngắn hạn thường gắn với những khoản vay của doanh nghiệp để bổ sung vào tài sản lưu động, bởi vì tài sản lưu động thường có vòng quay trên một vòng thấp hơn một năm. Do vậy trong ngắn hạn doanh nghiệp có thể hoàn trả được số tiền vay cho ngân hàng.

- Tín dụng trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng, được dùng để cho vay vốn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.

- Tín dụng dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên, được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.

b) Phân loại theo mục đích sử dụng vốn vay


Phân loại theo mục đích sử dụng vốn vay các loại tín dụng sau:



- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng được cung cấp cho các doanh nghiệp để họ tiến hành sản xuất và kinh doanh.

- Tín dụng tiêu dùng: Là loại hình cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng cá nhân để mua nhà, mua ô tô hoặc các vật dụng gia đình, trang trải chi phí du lịch, học tập,...

c) Phân loại theo tài sản bảo đảm


Phân loại theo tài sản bảo đảm có các loại tín dụng sau:


- Tín dụng có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có tài sản bảo đảm như thế chấp, cầm cố tài sản hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba để thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng trong trường hợp bên vay không trả được nợ. Trong trường hợp này khi khách hàng không trả được nợ, hoặc vì sử dụng sai mục đích nguồn vốn vay dẫn đến không thanh toán được thì ngân hàng sẽ bán tài sản đi để thu hồi nguồn vốn. Loại hình cho vay này thường áp dụng đối với các khách hàng không có uy tín cao đối với ngân hàng. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm nguồn thứ hai bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất trong trường hợp nguồn thu nợ thứ nhất không đủ.

- Tín dụng không có tài sản bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra không cần tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào tín chấp. Loại hình này thường được áp dụng với khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài và sòng phẳng với ngân hàng, khách hàng này phải có tình hình tài chính lành mạnh và có uy tín đối với ngân hàng như trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc lẫn lãi, có dự án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả nợ. Cũng có thể là các khoản vay thực hiện theo chỉ thị của Chính phủ, hay Chính phủ yêu cầu không cần tài sản đảm bảo.

Trong quá trình kinh doanh, các NHTM thường áp dụng linh hoạt điều kiện về tài sản bảo đảm đối với từng trường hợp cụ thể, một khoản vay hay một khách hàng có thể quy định bảo đảm một phần, không có bảo đảm (tín chấp) phần còn lại.

c) Phân loại theo khách hàng vay vốn



Phân loại theo khách hàng vay vốn, hoạt động tín dụng có thể chia thành:


- Tín dụng đối với cá nhân: là loại hình cho vay để bù đắp nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh của khách hàng là cá nhân.

- Tín dụng đối với tổ chức/doanh nghiệp: là loại hình cho vay để phục nhu cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Cả tín dụng đối với cá nhân hay đối với tổ chức/doanh nghiệp đều có thời hạn cho vay có thể là ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn tùy theo mục đích sử dụng vốn vay và nguồn trả nợ của khách hàng.

Trong nền kinh tế thị trường việc phân loại tín dụng ngân hàng theo các tiêu thức trên chỉ có ý nghĩa tương đối. Khi các hình thức tín dụng càng đa dạng thì cách phân loại càng chi tiết. Phân loại tín dụng giúp cho việc nghiên cứu sự vận động của vốn tín dụng trong từng loại hình cho vay và là cơ sở để so sánh, đánh giá hiệu quả kinh tế của chúng.

1.1.2. Rủi ro hoạt động trong ngân hàng thương mại


Không một loại hình doanh nghiệp nào mà không phải đối đầu với nguy cơ rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh, trong đó bao gồm cả các NHTM. Các loại rủi ro của một NHTM chủ yếu như sau:

Rủi ro tín dụng:


Rủi ro tín dụng là loại rủi ro khi người vay không trả được nợ vay cho ngân hàng. Đây là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây thiệt hại nhiều nhất cho NHTM. Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chủ yếu của NHTM, tại Việt nam thu nhâp mang lại từ hoạt động tín dụng thường chiếm trung bình khoảng 70-80% thu nhập của NHTM. Tuy mang lại nhiều thu nhập nhưng nếu xảy ra rủi ro trong hoạt động tín dụng thì hậu quả là rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của NHTM, có khả năng dẫn đến phá sản. Vì vậy quản lý và ngăn ngừa rủi ro tín dụng là công việc quan trọng, khó khăn và phức tạp đối với các NHTM.


Rủi ro nguồn vốn:


Rủi ro nguồn vốn là loại rủi ro thường xảy ra do thừa hoặc thiếu vốn.


Rủi ro do thừa vốn (rủi ro do bị đọng vốn):


Một trong những khoản mục quan trọng của một NHTM là nguồn tiền gửi của các tổ chức, cá nhân thông qua nghiệp vụ huy động vốn. Nếu nguồn vốn bị ứ đọng, không thể cho vay hoặc không thể chuyển sang các loại tài sản Có khác để sinh lời thì sẽ dẫn đến tồn đọng số tiền dự trữ quá mức, không sinh lãi mà đến kỳ hạn thì vẫn phải trả lãi cho số vốn huy động, vẫn phải trang trải chi phí nghiệp vụ ... và kết quả là sự thua lỗ trong kinh doanh.

Nguyên nhân dẫn đến thừa vốn là do cơ cấu kỳ hạn không hợp lý với danh mục đầu tư, tình hình kinh tế xã hội không ổn định, không đưa được vốn vào nền kinh tế để đầu tư, ...Vì vậy để khắc phục loại rủi ro này ngân hàng phải tìm kiếm biện pháp ngăn chặn từ các nguyên nhân trên.

Rủi ro do thiếu vốn:


Rủi ro này xảy ra khi NHTM không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay và đầu tư, thậm chí không đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Rủi ro này phát sinh từ chức năng chuyển hoá các kỳ hạn sử dụng vốn và nguồn vốn của các NHTM. Ngoài ra có thể vì lý do khách quan vê biến động chính trị, biến động giá cả, uy tín ngân hàng giảm sút,… mà hàng loạt khách hàng đồng loạt rút tiền, vượt quá khả năng nguồn quỹ khiến cho ngân hàng không đủ tiền để chi trả tại một thời điểm. Trường hợp này ngân hàng bị thiệt hại do mất tiền lãi hoặc chi phí cho việc thu lại các món vay chưa đến hạn, bán lại các chứng khoán, vay tái chiết khấu NHNN và các NHTM khác, từ đó có thể gây ra hậu quả nặng hơn.

Rủi ro lãi suất:


Trong nghiệp vụ huy động vốn và cho vay, NHTM phải chịu chi phí huy động vốn và được thanh toán lãi từ hoạt động cho vay theo một mức lãi suất nhất định. Trong cơ chế thị trường, lãi suất của NHTM được hình thành trên cơ sở lãi suất thị trường nên luôn biến động. Hiện tượng này có thể gây ra tổn thất cho các NHTM,



chẳng hạn khi ngân hàng đã kí một hợp đồng cho vay với một kì hạn lãi suất cố định nhưng sau đó lãi suất thị trường lại tăng lên hoặc khi ngân hàng đã nhận khoản tiền gửi với lãi suất cố định song lãi suất thị trường lại giảm xuống thì ngân hàng đều phải chịu rủi ro do các chênh lệch biến động lãi suất đó. Ngoài ra sự giảm sút giá trị đồng tiền trong thời gian cho vay sẽ dẫn đến tình trạng mặc dù lãi suất cho vay không thay đổi nhưng lãi suất thực tế sẽ giảm sút. Giá trị thực tế vốn và lãi ngân hàng thu về thấp hơn so với vốn ban đầu bỏ ra. Rủi ro càng làm cho hoạt động kinh doanh ngân hàng bị thua lỗ.

Rủi ro hối đoái:


Xuất phát từ định nghĩa “tỷ giá hối đoái là giá cả một đồng tiền tính ra một đồng tiền khác” nên tỷ giá cũng là một loại giá cả và cũng luôn biến động.

Khi ngân hàng nắm giữ các chứng khoán, các khoản vay mượn ngoại tệ, hoặc giữ ngoại tệ tiền mặt có thể gặp rủi ro hối đoái khi tỷ giá biến động theo hướng bất lợi.

Rủi ro trong thanh toán:


Rủi ro phát sinh trong quá trình thanh toán có thể do sai sót nghiệp vụ, bị lợi dụng trong thanh toán điện tử, thanh toán séc hoặc trong trường hợp ngân hàng đã thanh toán trước nhưng có thể sẽ không nhận được tiền từ bên đối tác.

Rủi ro thuần tuý:


Đó là loại rủi ro do thiên tai gây ra như bão lụt, động đất, hoả hoạn, hoặc các rủi ro do bị trộm cắp, lừa đảo, tệ nạn tham nhũng dẫn đến thiệt hại nặng nề về tài sản cho ngân hàng. Tuy nhiên bằng các biện pháp bảo hiểm và bảo vệ sẽ phần nào hạn chế được những thiệt hại khi rủi ro này xảy ra.

Rủi ro do mất khả năng thanh toán (rủi ro vỡ nợ):


Đây là loại rủi ro riêng có và liên quan dến sự sống còn của một ngân hàng. Rủi ro nay thường là hậu của một hoặc nhiều rủi ro nói trên. Ngân hàng có thể mất khả năng thanh toán, thậm chí thâm hụt cả vốn tự có ít ỏi dẫn đến vỡ nỡ phá sản

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/01/2023