Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương Mại 63311



ngân hàng. Sự phá sản của một ngân hàng có nguy cơ kéo theo sự phá sản hàng loạt ngân hàng như hiện tượng ở Mỹ trong nhưng năm 30, những năm 80,...hoặc sự đổ vỡ hàng loạt quỹ tín dụng ở nước ta nhẵng năm cuối thập kỉ 80 vừa qua.

1.1.3. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại


1.1.3.1. Khái niệm


Rủi ro là khả năng xảy ra các biến cố không lường trước, khi xảy ra sẽ làm cho kết quả thực tế khác kết quả kỳ vọng theo kế hoạch. Rủi ro luôn xuất hiện bất ngờ và đe dọa sự sống còn của doanh nghiệp, tuy nhiên muốn có lợi nhuận thì phải chấp nhận rủi ro, vì vậy để tồn tại và phát triển, đứng vững trong cạnh tranh, các doanh nghiệp phải đương đầu với rủi ro bằng cách tiên liệu phán đoán các rủi ro có thể xảy ra để tìm biện pháp phòng ngừa, hạn chế nhằm giảm thiểu thiệt hại do rủi ro gây ra.

Theo Nguyễn Văn Tiến (2010): "Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu đủ được đầy đủ gốc là lãi khoản vay, hoặc việc thanh toán nợ gốc lãi không đúng kỳ hạn. Nếu tất cả các khoản đầu tư của ngân hàng được thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn thì ngân hàng không chịu bất cứ rủi ro tín dụng nào. Trong trường hợp người vay tiền phá sản thì việc thu hồi gốc lãi tín dụng đầy đủ là không chắc chắn, do đó, ngân hàng có thể gặp rủi ro tín dụng"

Theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN, “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Như vậy, rủi ro tín dụng là loại rủi ro khi người vay không trả được nợ vay cho ngân hàng như cam kết. Đây là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây thiệt hại nhiều nhất cho NHTM. Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chủ yếu của NHTM, tại Việt nam thu nhâp mang lại từ hoạt động tín dụng thường chiếm khoảng 70-80% thu nhập của NHTM. Tuy mang lại nhiều thu nhập nhưng nếu xảy ra rủi ro trong hoạt động tín dụng thì hậu quả là rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp


Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả - 4


đến hiệu quả kinh doanh của NHTM, có khả năng dẫn đến phá sản. Vì vậy quản lý và ngăn ngừa rủi ro tín dụng là công việc quan trọng, khó khăn và phức tạp đối với các NHTM Nó đòi hỏi ngân hàng phải có những giải pháp đồng bộ, hữu hiệu mới có thể hạn chế, ngăn ngừa bớt rủi ro, giảm tối thiểu những thiệt hại có thể xảy ra.

1.1.3.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng


Đối với ngân hàng có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, có thể phân ra làm các nhóm nguyên nhân sau:

Nguyên nhân từ phía ngân hàng


Chính sách tín dụng của ngân hàng không hợp lý: Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương, định hướng quy định chi phối hoạt động tín dụng nhằm sử dụng vốn hiệu quả nhất. Nếu chính sách tín dụng không phù hợp sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng và có thể tạo ra nhiều rủi ro. Ví dụ như nhiều ngân hàng quá chú trọng vào cho vay dựa trên tài sản thế chấp, chỉ đặt ra yêu cầu có thế chấp đầy đủ, dẫn đến việc nới lỏng trong thẩm định cũng như giám sát thực hiện hợp đồng; khách hàng không có khả năng tài chính để trả nợ ngân hàng đầy đủ như cam kết. Việc tập trung tín dụng cho một số khách hàng truyền thống thoạt xem có thể an toàn nhưng thực ra một danh mục cấp tín dụng thiếu đa dạng lại hàm chứa rất nhiều rủi ro khi “ bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Các ngân hàng có xu hướng muốn nhanh chóng tăng số dư nợ nhưng việc mở rộng tín dụng quá nhanh cũng đe doạ gây tình trạng quá tải, vượt quá khả năng quản lý của ngân hàng. Như vậy, một chính sách tín dụng thiếu linh hoạt, không phù hợp cũng là nguyên nhân làm tăng rủi ro tín dụng.

Trình độ và đạo đức của cán bộ ngân hàng: Trình độ của cán bộ ngân hàng còn yếu kém, do đó không phân tích đầy đủ khả năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích báo cáo tài chính không chính xác, không biết đánh giá món vay có hiệu quả thật hay sẽ có nhiều rủi ro, kiến thức về kinh tế xã hội, luật pháp của cán bộ ngân hàng hạn chế, không nắm vững được các quy định liên quan cũng dẫn đến rủi ro, định kỳ hạn trả nợ không chính xác, sau khi cho vay ngân



hàng thiếu sự giám sát theo dõi để người vay sử dụng vốn sai mục đích, không có biện pháp xử lý kịp thời cũng dẫn đến rủi ro tín dụng.

Tư chất đạo đức của cán bộ ngân hàng kém, thiếu tinh thần trách nhiệm, cố tình không tuân thủ các chính sách tín dụng, quy trình cho vay, vi phạm đạo đức nghề nghiệp,...

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa hiệu quả: Hiện nay, đa số tất cả các NHTM đều tổ chức công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để có thể kịp thời phát hiện rủi ro, từ đó có biện pháp phòng ngừa, quản lý. Tuy nhiên việc thực thi tại một số ngân hàng còn chưa được chú trọng, mang tính hình thức, hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa cao.

Công tác giám sát, quản lý sau khi cho vay chưa thực sự được chú trọng: Mặc dù các ngân hàng đã tập trung nhiều công sức để thẩm định, đánh giá trước khi cho vay, tuy nhiên việc giám sát, kiểm tra sau khi giải ngân của ngân hàng còn lỏng lẻo, chưa được chú trọng nên không kịp thời phát hiện những dấu hiệu rủi ro như khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, hiệu quả kinh doanh thực tế không đảm bảo như kế hoạch, ...từ đó không kịp thời có những biện pháp ứng xử phù hợp để đảm bảo thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn


Năng lực quản lý kinh doanh của khách hàng yếu kém. Ngân hàng cho vay dựa trên kế hoạch, phương án, chiến lược kinh doanh vì đây là nguồn trả nợ tốt nhất, tuy nhiên nếu sự quản lý yếu kém, hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế vượt quá khả năng kiểm soát của doanh nghiệp, phương án kinh doanh có thể đi vào phá sản hoặc không đạt được kết quả như mong muốn, không đảm bảo khả năng trả nợ vay đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng, dẫn đến rủi ro tín dụng.

Khách hàng không tuân thủ các cam kết, không có thiện chí trong việc trả nợ vay, cố tình lừa đảo để chiếm dụng vốn ngân hàng: Khách hàng chủ ý cung cấp các báo cáo tài chính không trung thực, sai lệch, làm cho ngân hàng đánh giá sai về năng lực tài chính của doanh nghiệp, hoặc có khách hàng đủ năng lực tài chính để



thực hiện các điều khoản cam kết trong hợp đồng nhưng vẫn cố tình chây ỳ không chịu thực hiện nghĩa vụ. Khách hàng sau khi vay lại sử dụng vốn sai mục đích, vốn có thể được đem đầu tư vào những lĩnh vực khác, nhiều rủi ro và khi xảy ra rủi ro thì người vay không có nguồn để trả nợ ngân hàng.

Nguyên nhân khách quan


Nhóm nguyên nhân này bao gồm các nguyên nhân xuất phát từ môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường xã hội, môi trường tự nhiên. Hoạt động của ngân hàng và của các khách hàng chịu sự tác động trực tiếp của nhân tố này. Khi chính sách kinh tế vĩ mô không ổn định khách hàng sẽ gặp phải khó khăn trong việc thực hiện các phương án kinh doanh đồng thời gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tích, dự đoán hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng trong tương lai và các rủi ro khác mà khách hàng có thể gặp phải. Ngoài ra các nhân tố như khủng hoảng kinh tế thế giới, động đất, thiên tai, bão lũ, dịch bệnh nằm ngoài tầm kiểm soát của cả ngân hàng và người đi vay, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Sự tiếp cận các yếu tố, nguyên nhân gây rủi ro trên đây giúp chúng ta nhìn nhận một cách đầy đủ, toàn diện, khách quan, từ đó có được đề xuất phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh của NHTM một cách hữu ích, thiết thực hơn.

1.1.3.3. Hậu quả khi rủi ro tín dụng xảy ra


Rủi ro tín dụng gây ra những hậu quả nghiêm trọng không những đối với hoạt động của ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia.

Ảnh hưởng đến Ngân hàng


Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản và quan trọng của NHTM, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng, ở Việt Nam là khoảng 70% - 80%, song rủi ro kèm theo cũng rất lớn.

Rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến uy tín, sức cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường tài chính, ảnh hưởng đến thu nhập, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, giảm khả năng thanh toán, và có nguy cơ gây mất vốn kinh doanh, phá sản ngân hàng.



Nếu một ngân hàng có rủi ro tín dụng liên tiếp, lớn thì uy tín đối với khách hàng vị ảnh hưởng nghiêm trọng, từ đó gây ra những bất lợi ngược lại đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của NHTM. Để có nguồn vốn đủ cung cấp tín dụng cho khách hàng ngân hàng phải huy động từ các tổ chức và dân cư, hay nói cách khác là ngân hàng vay của tổ chức và dân cư để tài trợ tín dụng. Nếu rủi ro tín dụng do không thu hồi được nợ xảy ra, ngân hàng sẽ hạn chế nguồn để thanh toán tiền gửi cho chủ nợ tức là dân cư và các tổ chức kinh tế khác.

Khi xảy ra rủi ro tín dụng thì không chỉ là giảm thu nhập từ hoạt động tín dụng, mà còn tác động lớn làm giảm thu nhập từ các hoạt động khác của ngân hàng. Khi hoạt động tín dụng được mở rộng, chất lượng tín dụng tốt thì chúng có tác dụng thúc đẩy các hoạt động khác phát triển. Ngược lại, nếu hoạt động tín dụng có chất lượng thấp sẽ góp phần kìm hãm các hoạt động khác của ngân hàng, kết quả là thu nhập của ngân hàng sẽ giảm sút nghiêm trọng. Rủi ro tín dụng xảy ra làm các ngân hàng không thu hồi được vốn và lãi như hợp đồng tín dụng đã ký kết, tốc độ quay vòng vốn của ngân hàng, hiệu quả sử dụng vốn và khả năng thanh toán của ngân hàng đều giảm sút.

Rủi ro tín dụng dẫn đến nguy cơ phá sản ngân hàng. Như trên đã trình bày, rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến uy tín, khả năng thanh khoản và lợi nhuận của ngân hàng. Nếu rủi ro này tiếp tục kéo dài và ở mức độ lớn, những thiệt hại sẽ ăn mòn vào vốn riêng của ngân hàng, con đường đi đến tuyên bố phá sản ngân hàng là tất yếu.

Ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người gửi tiền


Có những doanh nghiệp vốn vay của ngân hàng chiếm tới 80% đến 90% trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy khi xảy ra rủi ro tín dụng thì ngân hàng cũng sẽ hạn chế việc cho vay đối với các doanh nghiệp. Và điều đó có nghĩa là nhu cầu về vốn của doanh nghiệp sẽ không được đáp ứng đầy đủ, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của doanh nghiệp.



Rủi ro tín dụng xảy ra cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến những người gửi tiền. Vì rằng vốn của ngân hàng có phần huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế, những người có tiền tạm thời nhàn rỗi, khi guồn vốn huy động này được đem cho vay ra nền kinh tế mà rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng không thu hồi được vốn vay từ đó sẽ gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu thanh toán tiền gửi của các khách hàng gửi tiền.

Ảnh hưởng đến nền kinh tế


Tín dụng ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc điều hoà vốn trong nền kinh tế, rủi ro tín dụng xảy ra làm ngân hàng chậm hoặc không có khả năng thu hồi vốn được để tiếp tục cho vay do đó rủi ro tín dụng làm giảm vòng quay của vốn ngân hàng, giảm khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, làm chậm tốc độ lưu chuyển vốn trong nền kinh tế.

Mặt khác các ngân hàng thường có quan hệ mật thiết với nhau. Khi một ngân hàng gặp rủi ro tín dụng thì có thể kéo theo các ngân hàng khác cũng bị khủng hoảng. Điều này làm mất ổn định cho thị trường tiền tệ, nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và kéo theo là hàng loạt các vấn đề xã hội phức tạp khác như: mức sống giảm, thất nghiệp tăng, các vấn đề tệ nạn xã hội khác…Tất cả những vấn đề đó đều tạo nên sự bất ổn trong nền kinh tế, xã hội.

1.2. Quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại


1.2.1. Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng


1.2.1.1. Khái niệm về quản lý rủi ro


Quản lý rủi ro là một quán trình bao gồm các hoạt động nhằm hạn chế, loại bỏ các rủi ro hoặc khắc phục các hậu quả mà rủi ro gây ra đối với hoạt động kinh doanh từ đó tạo điều kiện cho việc sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp, giảm đến mức thấp nhất các thiệt hại về người và của cải của doanh nghiệp.

Các công việc trong quản lý rủi ro:



Dự kiến trước với các chi phí nhỏ nhất, các nguồn lực tài chính cần thiết và đủ trong trường hợp rủi ro xảy ra.

Kiểm soát các rủi ro bằng cách lại bỏ chúng, làm giảm nhẹ chúng hoặc chuyển sang tác nhân kinh tế khác.

Lường trước được những hậu quả do rủi ro gây ra dự kiến các giải pháp tổ chức để khắc phục được những hậu quả đó.

Nhận dạng và đối phó với những nguyên nhân và hậu quả của rủi ro trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Quản lý rủi ro liên quan đến tất cả rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Rủi ro không chỉ đơn thuần là các hoạt động thụ động và phòng ngừa mà còn là những hoạt động chủ động trong việc dự kiến những mất mát xảy ra và tìm cách giảm nhẹ hậu quả của chúng.

Thực chất của quản lý rủi ro là phòng chống và khắc phục hậu quả, chủ động tiếp cận và xử lý các tình huống trong kinh doanh.

1.2.1.2. Khái niệm về quản lý rủi ro tín dụng


Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình mà chủ thể tác động vào các đối tượng để đạt được mục tiêu nhận diện, đo lường và hạn chế những biến cố rủi ro có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ của khách hàng đối với ngân hàng trong hoạt động tín dụng, đồng thời đưa ra các phương thức giảm thiểu tổn thất và bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.

1.2.1.3. Mục tiêu của quản lý rủi ro tín dụng


Việc quản lý rủi ro tín dụng phải đạt được các mục tiêu sau:


Tạo lập được một danh mục tín dụng hợp lý, có khả năng sinh lời cao, ít rủi ro.


Tạo sự chủ động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bộ phận tác nghiệp nhằm tìm kiếm các khoản vay có khả năng sinh lời cao và ít rủi ro.



Có những quy định để thực hiện thống nhất, minh bạch các bước công việc trong quá trình cho vay; có các quy định hợp lý về cơ cấu, tỷ lệ.

Đảm bảo phản ánh minh bạch, chính xác chất lượng danh mục tín dụng, trích đủ dự phòng để bù đắp những rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay.

Có hệ thống kiểm tra, kiểm soát thích hợp để phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các rủi ro phát sinh đối với danh mục tín dụng.

1.2.2. Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng


Nhằm nâng cao tính an toàn của các ngân hàng thương mại trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, từ năm 1975 đến nay, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã lần lượt ban hành các phiên bản Hiệp ước Basel I, Basel II và Basel III với các nguyên tắc và chuẩn mực quản lý rủi ro tốt nhất góp phần củng cố hệ thống ngân hàng toàn cầu. Trên thế giới hiện nay, đã có hơn 190 ngân hàng triển khai tuân thủ theo Hiệp ước Basel III, tuy nhiên ở tại Việt Nam sau khi đánh giá năng lực thực tế của các ngân hàng Việt Nam, mục tiêu mà Chính phủ đề ra cho các ngân hàng cổ phần đến cuối năm 2020 cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó ít nhất 12 - 15 ngân hàng áp dụng thành công Basel II phương pháp tiêu chuẩn trở lên. Tới cuối năm 2025, tất cả các ngân hàng thương mại áp dụng Basel II tiêu chuẩn, áp dụng Basel II nâng cao tại NHTM có vốn nhà nước và ngân hàng cổ phần có chất lượng quản trị tốt.

Hiệp định Basel II được xây dựng nhằm hỗ trợ các ngân hàng quản lý rủi ro hiệu quả hơn. Các nguyên tắc trong quản lý rủi ro tín dụng của Hiệp định bao gồm:

* Thiết lập môi trường quản lý rủi ro tín dụng phù hợp


Nguyên tắc 1: Hội đồng quản trị có trách nhiệm phê duyệt và rà soát định kỳ (ít nhất là hàng năm) chiến lược và chính sách về rủi ro tín dụng của ngân hàng. Chiến lược này phản ánh sức chịu đựng của ngân hàng đối với rủi ro và mức độ sinh lời mà ngân hàng dự kiến đạt được khi phải gánh chịu các loại rủi ro tín dụng.

Nguyên tắc 2: Ban điều hành phải có trách nhiệm triển khai thực hiện chiến lược rủi ro tín dụng do Hội đồng quản trị phê duyệt, và xây dựng chính sách và quy

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 28/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí