Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Cẩm Phả



Đối với khách hàng cá nhân, thiếu chỉ tiêu về ngành nghề kinh doanh, thu nhập bình quân đầu người, các giá trị tài sản hiện có…

Về phát hiện rủi ro tín dụng: Công tác phát hiện rủi ro tín dụng chưa thật sự phát huy hiệu quả khi Chi nhánh vẫn còn để sót rất nhiều dấu hiệu rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Công tác phát hiện rủi ro mang tính hình thức, không phản ánh đúng thực chất về năng lực, cũng như rủi ro tín dụng của khách hàng. Việc phát hiện rủi ro chủ yếu dựa vào việc phân tích số liệu trên báo cáo tài chính của khách hàng nên độ tin cậy không đảm bảo.

Về xử lý rủi ro tín dụng: Các biện pháp xử lý rủi ro tín dụng còn ít, chưa đa dạng khiến cho công tác quản trị rủi ro tín dụng không đạt hiệu quả cao.

2.4.2.2. Nguyên nhân


Nguyên nhân chủ quan


Thứ nhất, hệ thống thông tin đánh giá khách hàng chưa hoàn thiện. Khó khăn lớn nhất phải kể ra đối với Chi nhánh là khâu thu thập thông tin liên quan tới quá trình thẩm định như: thông tin về khách hàng, thông tin đánh giá tài sản đảm bảo, thông tin về tiềm năng phát triển của dự án…Công tác tín dụng của Chi nhánh hoạt động đang thụ động trong việc cập nhật thông tin từ đối tượng cho vay, nguồn thông tin chỉ là tổng quan không được chi tiết, cụ thể nên tính chính xác, khoa học và khách quan còn nhiều hạn chế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Thứ hai, mặc dù đã thực hiện đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư tín dụng song vẫn chưa thực sự chú ý tới vấn đề đa dạng hoá danh mục đầu tư trong chiến lược khách hàng. Nền khách hàng tại BIDV chi nhánh Cẩm Phả vẫn chủ yếu là các khách hàng truyền thống, khách hàng tăng mới chưa nhiều, đặc biệt là nhóm khách hàng doanh nghiệp. Chi nhánh cũng mới chỉ chú trọng đến các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Cẩm Phả, còn các doanh nghiệp ở các địa bàn lân cận có tiềm năng như Hạ Long, Vân Đồn còn rất hạn chế, chưa có khách hàng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.


Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả - 11


Thứ ba, giám sát, kiểm tra sau vay chưa thực sự chủ động, thực hiện đầy đủ yêu cầu của BIDV, mới chỉ dừng lại ở các báo cáo tài chính và đưa cán bộ xuống cơ sở kiểm tra mà chưa theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh, doanh thu, dòng tiền, tài chính thu nhập của khách hàng định kỳ.

Thứ tư, BIDV chi nhánh Cẩm Phả mới đi vào hoạt động với mô hình Chi nhánh cấp 1 từ năm 2016, đội ngũ cán bộ quản lý khách hàng có tuổi đời bình quân trẻ, do vậy kinh nghiệm, trình độ về quản lý rủi ro tín dụng chưa cao. BIDV chi nhánh Cẩm Phả chưa bố trí được cán bộ thẩm định chuyên sâu tại, đặc biệt là tại các phòng giao dịch (đang giao nhiệm vụ cho Phó giám đốc phòng giao dịch phụ trách tác nghiệp thực hiện chức năng cán bộ thẩm định tín dụng) do vậy còn nhiều hạn chế trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao. Việc thẩm định dự án tại các bộ phận quản lý khách hàng cũng đang bất cập, hầu hết dựa trên kinh nghiệm thực tế mà chưa được đào tạo bài bản, đối với các dự án mang nặng tính kỹ thuật thì cán bộ chỉ đánh giá, thẩm định dựa trên giấy tờ là chủ yếu, bản thân họ không có đủ điều kiện để thẩm định các dự án đó.

Nguyên nhân khách quan


Thứ nhất, các định hướng phát triển của Nhà nước và chính phủ, tỉnh Quảng Ninh thường xuyên thay đổi, điều chỉnh cơ chế chính sách làm ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Các văn bản pháp luật về tài sản thế chấp còn nhiều bất cập, nhất là trong việc xác định quyền sở hữu các tài sản dùng làm thế chấp. Thủ tục thu hồi nợ qua tố tụng (khởi kiện, thi hành án) còn rườm rà, Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng rất khó triển khai trong thực tế do sự không hợp tác từ phía chính quyền, lực lượng công an, tòa án,... chính vì vậy việc khởi kiện ra tòa để xử lý nợ xấu còn chậm chạp.

Thứ hai, Ngân hàng không tiếp cận được các thông tin chính xác về tình hình tài chính khách hàng, một khách hàng có thể có nhiều hồ sơ tài chính phục vụ cho các mục đích khác nhau như cung cấp cho cơ quan thuế, ngân hàng, phục vụ tham gia đấu thầu,.... Bên cạnh đó, do việc cạnh tranh nhau nên BIDV chi nhánh Cẩm Phả cũng như các NHTM khác không có sự trao đổi thông tin về khách hàng để



cùng có những biện pháp ứng xử phù hợp khi phát sinh các dấu hiệu rủi ro từ khách hàng.

Những nguyên nhân trên chính là căn cứ để đưa ra các giải pháp và kiến nghị góp phần hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV chi nhánh Cẩm Phả sẽ được trình bày ở chương tiếp theo.


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẨM PHẢ

3.1. Định hướng hoạt động tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả

3.1.1. Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả

3.1.1.1. Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Thực hiện chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 03/1/2020 của NHNN Việt Nam về việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2020, BIDV chỉ đạo triển khai hoạt động tín dụng năm 2020 với một số nội dung chính như sau:

* Mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát trong năm 2020


- Tăng trưởng tín dụng lành mạnh gắn với kiểm soát chất lượng, nâng cao hiệu quả tín dụng, đảm bảo quản lý tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống phù hợp chỉ tiêu tăng trưởng được NHNN giao, định hướng tăng trưởng, cơ cấu, giới hạn tín dụng của Hội đồng quản trị và đảm bảo các giới hạn, tỷ lệ an toàn theo quy định.

- Tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, chuyển dịch nền khách hàng theo hướng đẩy mạnh tín dụng bán lẻ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các khoản cấp tín dụng có hệ số rủi ro thấp theo quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN, các sản phẩm tín dụng ứng dụng công nghệ số hóa.

- Quyết liệt xử lý nợ xấu, thu hồi nợ ngoại bảng, thực hiện hiệu quả Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 -2020.

- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, triển khai áp dụng đầy đủ Hệ thống quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II trên cơ sở tham vấn, tích cực học hỏi kinh nghiệm từ nhà đầu tư chiến lược KEB Hana Bank, đảm bảo tuân thủ Thông tư 13/2018/TT-



NHNN; Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin, công cụ, mô hình trong quản trị rủi ro hoạt động tín dụng.

- Các chỉ tiêu tín dụng cụ thể:


+ Tốc độ tăng trưởng tín dụng: 13%


+ Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn/TDN: ≤ 42%


+ Tỷ lệ nợ xấu /TDN ≤ 1,6%


+ Tỷ lệ nợ nhóm 2/TDN: ≤ 3%


* Những giải pháp thực hiện


Tăng trưởng tín dụng gắn với chuyển dịch nền khách hàng


- Ưu tiên vốn tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN (nông nghiệp nông thôn, kinh doanh hàng xuất khẩu, DNNVV, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao), các khách hàng tốt (xếp hạng BB trở lên, phân loại nợ nhóm 1 tại BIDV, không có nợ quá hạn, nợ bán VAMC, tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả).

- Gia tăng các khoản cấp tín dụng có hệ số rủi ro tín dụng thấp (như doanh nghiệp có tỷ lệ đòn bẩy dưới 25%, các khoản cấp tín dụng có bảo đảm toàn bộ bằng tiền gửi, giấy tờ có giá, doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật,…). Kiểm soát các khoản cấp tín dụng có hệ số rủi ro tín dụng cao (như doanh nghiệp có tỷ lệ đòn bẩy trên 50%, doanh nghiệp mới thành lập có thời gian hoạt động dưới 01 năm, doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu âm hoặc bằng 0, cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán…)

- Thực hiện cơ cấu khách hàng theo hướng ưu tiên nguồn lực để đẩy mạnh tín dụng bán lẻ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ đòn bẩy ≤ 50%, gia tăng tỷ lệ sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng; Đa dạng hóa các chương trình, sản phẩm tín dụng hiệu quả, lãi suất cho vay hợp lý, phù hợp nhu cầu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng chính đáng của khách hàng, tạo điều



kiện thuận lợi giúp khách hàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; Tăng cường ứng dụng các công nghệ số hóa để phát triển các sản phẩm tín dụng hiện đại. Trong đó xác định mục tiêu và ưu tiên nguồn lực để tăng trưởng tín dụng bán lẻ cả về quy mô và tỷ trọng, tiếp tục chú trọng phát triển đối với phân khúc khách hàng bán lẻ mục tiêu (khách hàng có kết quả xếp hạng từ A- trở lên, khách hàng có tiềm lực tài chính tốt, khách hàng đổ lương,...). Chú trọng phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (cả về số lượng khách hàng, dư nợ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm gia tăng tỉ trọng trong tổng dư nợ); Tập trung dư nợ tín dụng đối với các ngành/lĩnh vực triển vọng tăng trưởng mạnh và doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhiều ưu thế (kinh doanh phân phối hàng tiêu dùng, công nghiệp hỗ trợ, lĩnh vực bán lẻ, thương mại dịch vụ…); Ưu tiên tiếp cận cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực ưu tiên: doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ gắn với chuỗi liên kết giá trị.

- Đối với doanh nghiệp lớn: Kiểm soát tỷ trọng và chất lượng tín dụng của các khách hàng/nhóm khách hàng liên quan, đặc biệt là 50 khách hàng có dư nợ lớn nhất và nhóm khách hàng liên quan, nhằm giảm dần mức độ tập trung tín dụng; Phát triển có chọn lọc và lựa chọn doanh nghiệp lớn có tính minh bạch cao (niêm yết chứng khoán tại các sàn giao dịch chứng khoán, có thương hiệu lớn và đồng thời có tỷ lệ đòn bẩy ≤ 50%); Thực hiện kế hoạch, lộ trình giảm dần tỷ trọng dư nợ của nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn, đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong ngành/lĩnh vực có hệ số rủi ro cao theo Thông tư 41

Nâng cao chất lượng tín dụng đảm bảo mục tiêu phát triển an toàn bền vững


- Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, thường xuyên đánh giá, theo dõi khách hàng, khoản vay, giám sát việc sử dụng vốn vay và đảm bảo hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng

- Thực hiện chấm điểm xếp hạng tại Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, rà soát phân loại nợ bảo đảm phản ánh đúng chất lượng tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định



- Chủ động nhận diện các khoản nợ tiềm ẩn nguy cơ trở thành nợ xấu để có các giải pháp ngăn chặn nợ xấu mới phát sinh, đảm bảo kiểm soát tỷ lệ nợ xấu và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu theo đúng định hướng của NHNN và BIDV

- Quản lý chặt chẽ việc cấp tín dụng đối với các khách hàng lớn, các nhóm khách hàng có liên quan để kịp thời phát hiện các dấu hiệu cảnh báo sớm, nguy cơ ảnh hưởng dây chuyền trong nhóm khách hàng có liên quan, nguy cơ chuyển nhóm nợ để có biện pháp ứng xử phù hợp kịp thời

- Thực hiện nhận tài sản bảo đảm, định giá, kiểm tra, quản lý và định giá lại tài sản bảo đảm theo đúng quy định, đặc biệt đối với các tài sản có biến động giảm giá mạnh (như chứng khoán,...) phải thực hiện đánh giá, định giá lại ngay tài sản bảo đảm để có biện pháp ứng xử phù hợp

Kiểm soát cấp tín dụng đối với các lĩnh vực đặc thù, các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và khách hàng lớn

- Kiểm soát và hạn chế cho vay bằng ngoại tệ, đảm bảo phù hợp với chủ trương của Chính phủ về hạn chế đô la hóa trong nền kinh tế, tuân thủ quy chế quản lý ngoại hối và quy định về cho vay bằng ngoại tệ đối với người cư trú của NHNN

- Hạn chế và kiểm soát cấp tín dụng đối với các dự án bất động sản, hạn chế mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng/nhóm khách hàng lớn, các dự án bất động sản có quy mô lớn, phân khúc bất động sản cao cấp, biệt thự, nghỉ dưỡng

- Kiểm soát cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông


- Hạn chế tiếp cận cấp tín dụng đối với các dự án điện mặt trời mới, giám sát chặt chẽ các dự án điện mặt trời, điện gió đang cho vay, thường xuyên nắm bắt thông tin về công suất hoạt động của các nhà máy điện so với công suất thiết kế, doanh thu và hiệu quả của dự án, kiểm soát chặt chẽ dòng tiền của khách hàng/dự án, có phương án nguồn thu nợ dự phòng trong trường hợp doanh thu từ dự án giảm sút, đảm bảo thu hồi nợ đầy đủ

- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh chứng khoán



- Kiểm soát cấp tín dụng đối với khách hàng lớn theo tiêu chí nội bộ của BIDV và các nhóm khách hàng liên quan có dư nợ lớn tại BIDV

Xử lý nợ xấu, đẩy mạnh thu hồi nợ ngoại bảng, nợ bán VAMC: Tập trung nguồn lực đẩy mạnh xử lý thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, nợ bán VAMC. Triển khai tích cực, có hiệu quả các giải pháp xử lý nợ theo Nghị quyết 42/2017/QH14

Công tác kiểm tra kiểm soát: Thực hiện thường xuyên công tác tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh, đảm bảo tuân thủ quy định về cấp tín dụng của pháp luật, NHNN và BIDV

3.1.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả

Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của BIDV chi nhánh Cẩm Phả tuân thủ đầy đủ theo định hướng của BIDV trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, trên cơ sở thực trạng hoạt động tín dụng của Chi nhánh, môi trường kinh tế và xã hội, thị trường những năm tới trên nguyên tắc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng gắn với phát triển kinh tế xã hội tại địa phương và sự an toàn ổn định, BIDV chi nhánh Cẩm Phả xác định định hướng hoạt động tín dụng Chi nhánh đến năm 2025 đạt được các mục tiêu tín dụng cụ thể như sau:

* Định hướng chung


Định hướng tín dụng theo ngành nghề


- Tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, trong đó ưu tiên các lĩnh vực sản xuất có thế mạnh tại địa bàn thành phố Cẩm Phả

- Đẩy mạnh tín dụng các lĩnh vực thương mại, dịch vụ


- Giảm tỷ trọng cho vay công nghiệp khai khoáng


Định hướng tín dụng theo thời hạn: Tăng cường tín dụng ngắn hạn với vòng quay vốn ngắn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Kiểm soát tỷ lệ dư nợ tín dụng trung dài hạn

Định hướng tín dụng theo khách hàng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/01/2023