Định Hướng Tăng Cường Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Cẩm Phả



vừa


- Đẩy mạnh tín dụng đối với khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp nhỏ và


- Giảm dần mức độ và tỷ trọng dư nợ các doanh nghiệp ngành than (thuộc Tập

đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc)


- Mở rộng nền khách hàng tại các địa bàn lân cận có tiềm năng phát triển như Hạ Long, Vân Đồn để đa dạng hóa nền khách hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Định hướng tín dụng theo tài sản bảo đảm


Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả - 12

- Phát triển tín dụng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn liền với tăng cường tài sản bảo đảm.

- Tăng dần tỷ lệ tài sản bảo đảm đối với các khoản vay ngắn hạn các doanh nghiệp ngành than (hiện tại đều là tín chấp).

Quyết liệt xử lý nợ xấu, thu hồi nợ ngoại bảng


* Các chỉ tiêu tín dụng cụ thể giai đoạn 2020 - 2025


+ Tốc độ tăng trưởng tín dụng: 20%, trong đó tín dụng khách hàng cá nhân tăng tưởng tối thiểu 25%

+ Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn/TDN: ≤ 35%


+ Tỷ lệ nợ xấu /TDN ≤ 1%


+ Tỷ lệ nợ nhóm 2/TDN: ≤ 1%


(Các chỉ tiêu tín dụng cụ thể theo Nghị quyết Đại hội chi bộ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả lần thứ VIII nhiệm kỳ 2020 - 2025)

3.1.2. Định hướng tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả

Điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý theo đúng định hướng để từng bước đa dạng hoạt động tín dụng, phân tán rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, phát triển



mạnh mẽ hoạt động tín dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn nhưng kiên quyết không hạ thấp các điều kiện tín dụng.

Định kỳ hạn thu gốc, lãi phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng, triệt để áp dụng định kỳ thu lãi hàng tháng, trừ các dự án đang trong quá trình đầu tư, chưa có nguồn thu. Triệt để, quyết liệt trong việc thực hiện các biện pháp thu nợ đến hạn, quá hạn.

Thực hiện nghiêm túc việc chấm điểm theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ làm cơ sở ra quyết định cấp tín dụng, kiểm soát chặt chẽ nguồn thông tin đầu vào để kết quả chấm điểm theo hệ thống xếp hạng tín dụng nộ bộ phản ánh đúng xếp hạng khách hàng theo thực tế.

Tăng cường đào tạo cán bộ liên quan đến hoạt động tín dụng tại Chi nhánh (cán bộ Quản lý khách hàng, Quản lý rủi ro, Quản trị tín dụng)

Thực hiện thường xuyên công tác tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh. Áp dụng hình thức kiểm tra chéo giữa các đơn vị để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra.

Nâng cao chất lượng công tác thông tín báo cáo phục vụ hoạt động tín dụng nói riêng và việc điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày nói chung.

3.1.3. Bối cảnh, những thuận lợi và khó khăn với hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả

3.1.3.1. Bối cảnh chung


Năm 2019, kinh tế của đất nước tiếp tục đạt được kết quả tích cực, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, đạt và vượt toàn bộ 12/12 chỉ tiêu kinh tế xã hội Quốc hội đề ra như: Tăng trưởng GDP đạt 7,02% cao hơn mục tiêu của Quốc hội 6,6% - 6,8%; Chỉ số giá tiêu dùng bình quân ở mức 2,79% thấp nhất trong 3 năm gần đây; Lần đầu tiên tổng kim ngạch Xuất nhập khẩu đạt 517 tỷ, xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng 8,1%; xuất siêu gần 10 tỷ USD cao nhất 4 năm trở lại đây; Đăng ký vốn FDI tăng 7,2% và giải ngân vốn FDI tăng 6,7% so với năm 2018. Chính sách tài khóa, tiền tệ



và giá cả tiếp tục được điều hành chủ động, linh hoạt; NHNN đã ban hành nhiều văn bản, chỉ đạo về tăng trưởng tín dụng, điều hành lãi suất và tăng cường an toàn, hiệu quả cuả các NHTM; nhờ đó thị trường tài chính ngân hàng trong nước hoạt động an toàn, ổn định, thông suốt; tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt so 13,7% với năm 2018; mặt bằng lãi suất giảm nhẹ, mặt bằng tỷ giá cơ bản ổn định.

Đối với tỉnh Quảng Ninh, năm 2019 tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực, cụ thể như sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2019 tăng 12,01% (vượt 0,4% điểm so với chỉ tiêu Nghị quyết và kịch bản đề ra là 11,6%).

- Thu Ngân sách nhà nước đạt 44.030 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ


- Tổng sản phẩm bình quân đầu người: 6.131 USD/người/năm, tăng 9,7% so với cùng kỳ.

Năm 2019, ngành ngân hàng tỉnh Quảng Ninh đã triển khai thực hiện kịp thời nghiêm túc, quyết liệt các chỉ đạo của Chính phủ, của NHNN và của tỉnh Quảng Ninh về thực hiện các chủ trương, giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, phát triển kinh tế xã hội năm 2019. Đến 31/12/2019 tổng nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 144.000 tỷ đồng, tăng 14,1% so 31/12/2018, trong đó vốn huy động từ khu vực dân cư 117.000 tỷ tăng 13,2% và chiếm 81,6% nguồn vốn huy động. Tổng dư nợ tín dụng đạt 119.00 tỷ đồng, tăng 6,8% so với 31/12/2018.

Với hệ thống BIDV, kết thúc năm 2019, hoạt động của BIDV đảm bảo an toàn, hiệu quả, hoàn thành toàn diện, đồng bộ các chi tiêu kế hoạch kinh doanh năm đề ra, tạo cơ sở vũng chắc để thực hiện thắng lợi các mục tiêu tại phương án cơ cấu tại BIDV giai đoạn 2016-2020, đảm bảo quyền lợi của cổ đông, người lao động, đóng góp tích cực cho cộng đồng xã hội và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước.

Thứ nhất: Quy mô tăng trưởng tốt, theo đúng mục tiêu điều hành toàn hệ thống (tín dụng tăng trưởng 12,4% - huy động vốn tăng trưởng 12,7%), các chỉ tiêu hiệu quả tăng khá so với năm trước và hoàn thành kế hoạch, chênh lệch thu chi đạt



30.664 tỷ, lợi nhuận trước thuế riêng ngân hàng đạt 10.414 tỷ, hoàn thành vượt mục tiêu Đại hội đồng cổ đông và Kế hoạch tài chính NHNN giao.

Thứ hai: Hoàn tất thương vụ hợp tác với nhà đầu tư chiến lược KEB Hana bank, nâng cao năng lực tài chính, trở thành Ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất tại Việt Nam, là tiền đề quan trọng để thay đổi căn bản mô thức quản trị, nâng cao năng lực quản trị điều hành, phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện đại, hàm lượng công nghệ cao đáp ứng tốt hơn các nhu cầu sản phẩm, tiện ích của khách hàng.

Thứ ba: Chính thức được NHNN Việt Nam công nhận đủ điều kiện áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN kể từ ngày 01/12/2019, tiếp tục khẳng định là ngân hàng hiện đại, quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế.

Thứ tư: quán triệt nghiêm túc, triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách của Nhà nước, Chính Phủ, định hướng điều hành của NHNN, đóng góp phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của đất nước.

Thứ năm: Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản trị điều hành, phát huy vai trò của người đứng đầu các cấp trong triển khai thực hiện nhiệm vụ và tinh thần đoàn kết của hơn 2,4 vạn lao động trong toàn hệ thống với phương châm hoạt động “Kỷ cương - Trách nhiệm - Hiệu quả”.

Kết quả kinh doanh đến 31/12/2019: Tổng tài sản đạt 1.458.740 tỷ đồng, tăng trưởng 13,7% so với năm 2018, tiếp tục duy trì là Ngân hàng TMCP có quy mô tổng tài sản lớn nhất cả nước.

Chất lượng tín dụng được kiểm soát: Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,79%, tỷ lệ nợ nhóm 2 là 2,1% tại thời điểm 31/12/2019. Các chỉ tiêu an toàn thanh khoản, an toàn vốn, các giới hạn đầu tư theo quy định được đảm bảo.

Chênh lệch thu chi tại thời điểm 31/12/2019 đạt 30.664 tỷ đồng, tăng trưởng 12,8% so với năm 2018. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất toàn ngành ngân hàng năm 2019 đạt 10.768 tỷ đồng, ROA đạt 0,61%, ROE đạt 15,2%, đảm bảo đúng mục tiêu



Đại hội đồng cổ đông, kế hoạch Hội đồng quản trị và kế hoạch tài chính NHNN giao.

3.1.3.2. Những thuận lợi, khó khăn với hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả

*) Thuận lợi


- Tỉnh Quảng Ninh là địa bàn phát triển kinh tế xã hội năng động, quy mô lớn của cả nước, thu Ngân sách nhà nước hàng năm luôn trong nhóm các tỉnh/thành dẫn đầu toàn quốc, từ năm 2017 – 2019 luôn quan tâm đổi mới cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, là tỉnh dẫn đầu 3 năm liên tiếp về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI. Đây là một điều kiện thuận lợi để các hoạt động kinh tế, đầu tư trên địa bàn phát triển, từ đó tạo dư địa để hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn cho phát triển an toàn, bền vững.

- Tính đến hết 31/12/2019, tỷ lệ nợ xấu tại BIDV chi nhánh Cẩm Phả là 0,52%, thấp hơn bình quân chung của hệ thống BIDV, Chi nhánh trích đủ DPRR theo quy định, Lợi nhuận bình quân/người ở mức cao (trên 2 tỷ đồng/người), là Chi nhánh 2 năm liền (2018, 2019) đạt danh hiệu dẫn đầu Cụm động lực phía bắc ngoài địa bàn Hà Nội. Đây là điều kiện thuận lợi để Chi nhánh tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng đi vào chiều sâu, an toàn, hiệu quả, chuyển dịch cơ cấu hoạt động tín dụng theo đúng định hướng của Chi nhánh.

*) Khó khăn


- Địa bàn hoạt động chính của BIDV chi nhánh Cẩm Phả là thành phố Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh, đây là địa bàn chủ yếu của ngành công nghiệp khai thác than của cả nước, do vậy có những đặc thù trong phát triển kinh tế - xã hội rất khác biệt với các địa phương khác tại Quảng Ninh cũng như trong cả nước, ngoài ra các hoạt động kinh tế khác liên quan đến ngành than như: bốc xúc vận chuyển, mua bán vật tư xăng dầu, lương thực thực phẩm, vận tải,…cũng giữ vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội địa phương, do vậy tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động tín dụng khi các



NHTM trên địa bàn nói chung và BIDV chi nhánh Cẩm Phả nói riêng còn có sự phụ thuộc nhất định vào ngành công nghiệp khai khoáng này.

- Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch Covid 19 bùng phát đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế xã hội trên phạm vi toàn cầu, nhiều ngành kinh tế đứng trước những khó khăn lớn, thậm chí dẫn đến phá sản. Tại Việt Nam, việc giãn cách xã hội để phòng chống dịch đã gây ảnh hưởng lớn đến các ngành kinh tế, trong đó một số ngành bị ảnh hưởng lớn như: vận tải, du lịch (bao gồm cả nhà hàng, khách sạn), xuất nhập khẩu,…Quảng Ninh là tỉnh có hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ, đặc biệt gắn liền với Vịnh Hạ Long, dưới tác động của dịch Covid 19, các hoạt động kinh tế du lịch (bao gồm cả nhà hàng, khách sạn) sụt giảm, từ đó ảnh hưởng lớn, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với hoạt động tín dụng đầu tư của các NHTM cho lĩnh vực này, cho cả hiện hữu và xu hướng đầu tư tín dụng trong tương lai.

- Tính đến hết 31/12/2019, tổng số cán bộ người lao động tại BIDV chi nhánh Cẩm Phả là 91 người, chưa đáp ứng được yêu cầu về nhân sự với mạng lưới gồm Trụ sở chính chi nhánh và 06 Phòng giao dịch trực thuộc, trong đó có Phòng giao dịch mới chỉ có 01 cán bộ quản lý khách hàng. Số lượng cán bộ quản lý khách hàng chưa đáp ứng tiềm ẩn rủi ro rất lớn trong hoạt động tín dụng khi không đủ bộ máy, con người, thời gian thẩm định đối với khách hàng và khoản vay.

3.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả trong giai đoạn 2020 - 2025

3.2.1. Đa dạng đối tượng, lĩnh vực cho vay


Trong những năm vừa qua, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh dẫn đến phá sản, từ đó nợ xấu ngân hàng tăng cao, nhiều ngân hàng đã thay đổi chiến lược kinh doanh, tăng vốn đầu tư tín dụng vào khối khách hàng cá nhân. Đây là bước đi đúng đắn của các ngân hàng trong việc phân tán mức độ rủi ro, không tập trung vào số ít khách hàng có dư nợ lớn, mặt khác khách hàng cá nhân đa phần có tài sản bảo đảm, do vậy việc thu hồi nợ cũng sẽ hiệu quả hơn khối khách



hàng doanh nghiệp, đặc biệt khối khách hàng doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên để quản lý rủi ro, BIDV chi nhánh Cẩm Phả cần xác định đúng mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng thông qua việc thẩm định hồ sơ, tăng cường kiểm tra sử dụng vốn vay, việc xác định vốn vay được sử dụng đúng mục đích là tiền đề giảm thiểu rủi ro tín dụng ngay từ khi chưa phát sinh các dấu hiệu rủi ro khác, ngân hàng sẽ có những biện pháp ứng xử kịp thời hơn. Với nhóm khách hàng này, BIDV chi nhánh Cẩm Phả cần tập trung vào các sản phẩm chính như cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, kiểm soát các mục đích vay vốn tiềm ẩn rủi ro như đầu tư kinh doanh bất động sản, kinh doanh không theo quy định của pháp luật nhưng núp bóng, ngụy tạo dưới hồ sơ khác.

BIDV chi nhánh Cẩm Phả cũng cần đẩy mạnh tín dụng các lĩnh vực thương mại, dịch vụ để đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư, “bỏ trứng vào nhiều giỏ”, tuy nhiên phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, vùng miền của tỉnh Quảng Ninh để xác định mặt hàng, địa bàn đầu tư cụ thể, phát huy tối đa thuận lợi đến từ chính sách của cơ quan nhà nước, từ đó nâng cao tính khả thi của phương án kinh doanh, hạn chế phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu.

3.2.2. Hoàn thiện hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng


Rủi ro do thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác, không cập nhật đầy đủ thông tin về khách hàng làm ảnh hưởng đến quyết định đầu tư tín dụng, lựa chọn khách hàng và giám sát khoản vay. Do đó:

Nâng cao chất lượng thông tin nội bộ: BIDV chi nhánh Cẩm Phả cần cập nhập thông tin khách hàng vào hệ thống thông tin khách hàng một cách thường xuyên và chính xác nhất, từ đó Chi nhánh và các phòng, đơn vị trực thuộc sẽ chủ động hơn trong việc rà soát thông tin và phòng ngừa rủi ro tín dụng. Ngoài ra, với thông tin khách hàng đầy đủ, chính xác, Chi nhánh có thể phát huy sự vào cuộc của tất cả bộ phận, cá nhân liên quan trong việc phòng ngừa rủi ro thay vì chỉ thực hiện qua đầu mối là đơn vị đang trực tiếp quản lý khách hàng.



Khai thác tối đa các nguồn thông tin bên ngoài: Việc khai thác thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC) tại BIDV chi nhánh Cẩm Phả về cơ bản đã được thực hiện đầy đủ với khách hàng vay vốn (thông tin dư nợ, tài sản bảo đảm). Để bổ sung nguồn thông tin phục vụ phán quyết tín dụng, quản lý khách hàng, BIDV chi nhánh Cẩm Phả cần thực hiện việc khai thác thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC) đối với các cá nhân liên quan đến khách hàng vay vốn như: Ban lãnh đạo, thành viên góp vốn,...với khách hàng tổ chức, bố/mẹvợ/chồng/con đối với khách hàng cá nhân, chủ tài sản bảo đảm trong trường hợp tài sản là của bên thứ ba,...để kịp thời phát hiện các dấu hiệu rủi ro như vay ké, vay hộ, đảo nợ qua đó việc quản lý rủi ro tín dụng sẽ hiệu quả hơn. Việc khai thác, cập nhật thông tin có được từ các đơn vị khác như: Cơ quan thuế, hải quan, thị trường,... cũng đóng vai trò quan trọng trong quản lý rủi ro tín dụng, khách hàng/khoản vay tiềm ẩn rủi ro lớn khi các điều kiện kinh doanh, việc chấp hành quy định của khách hàng không được đảm bảo.

Tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin với các tổ chức tín dụng khác: Hiện nay các NHTM cạnh tranh nhau rất gay gắt về thị trường, về nguồn nhân lực… Tuy nhiên không phải như vậy mà các NHTM không liên kết, hợp tác cùng nhau phát triển. Để phát triển an toàn và bền vững, BIDV chi nhánh Cẩm Phả nên chủ động trong việc thiết lập mối quan hệ, chia sẻ thông tin với các NHTM khác, chi nhánh khác cùng hệ thống BIDV trên địa bàn để cùng học hỏi kinh nghiệm quản lý, nắm bắt thông tin chính xác về khách hàng, sử dụng thông tin tín dụng để sớm nhận ra các dấu hiệu bất thường của khách hàng, giúp hệ thống NHTM nói chung và BIDV chi nhánh Cẩm Phả nói riêng phòng ngừa rủi ro tín dụng một cách chủ động và hiệu quả.

3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay


Việc kiểm tra kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay tại BIDV chi nhánh Cẩm Phả đang được thực hiện theo đúng quy định, trình tự của BIDV. Tuy nhiên để công tác kiểm tra, giám sát thực sự đóng góp vai trò trong việc nâng cao quản lý rủi ro tín dụng, Chi nhánh nghiên cứu tổ chức tiến hành các chương trình

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/01/2023