Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả - 14



sớm các lĩnh vực, nhóm ngành tiềm ẩn những rủi ro đến từ thị trường, đường lối chính sách phát triển kinh tế xã hội.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát từ phía NHNN đối với các NHTM. Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng.

3.3.3. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành có liên quan


Tiếp tục cải thiện môi trường thu hút đầu tư, bao gồm cả đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế nói chung và khu vực ngân hàng nói riêng, phát triển kinh tế xã hội, hệ thống tài chính, thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng tạo điều kiện cho các NHTM đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng, phân tán rủi ro, phát triển mạnh mẽ dịch vụ ngân hàng để nâng cao hiệu quả kinh doanh, từ đó các ngân hàng có thêm năng lực về tài chính để xử lý nợ, quản lý rủi ro tín dụng.

Hoàn thiện khung pháp lý buộc các doanh nghiệp phải có các báo cáo tài chính trung thực và chính xác, giúp các NHTM dễ dàng hơn trong việc đánh giá và thẩm định khách hàng từ đó giảm thiểu khả năng gặp phải rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Báo cáo tài chính này các NHTM có thể tiếp cận một cách chính xác, đầy đủ, đảm bảo một khách hàng chỉ có duy nhất một báo cáo tài chính tại tất cả các tổ chức tín dụng.

Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành xây dựng hệ thống thông tin kết nối giữa các NHTM với các tổ chức công chứng, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm trên toàn quốc để kịp thời phát hiện dấu hiệu giả mạo liên quan đến tài sản bảo đảm (giấy tờ giả, một tài sản nhiều giấy chứng nhận quyền sở hữu, tranh chấp trong xử lý tài sản bảo đảm,..),... giảm rủi ro tín dụng phát sinh liên quan đến tài sản bảo đảm.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN


Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả - 14

Trong quá trình học tập tại Đại học Ngoại thương và làm việc tại BIDV chi nhánh Cẩm Phả, tôi đã tiến hành phân tích, áp dụng thực tiễn những kiến thức đã học tại trường để nghiên cứu vấn đề “Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả”. Với sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của PGS,TS Bùi Thị Lý, tôi đã hoàn thành đề tài và rút ra một số kết luận sau:

Rủi ro tín dụng là những biến cố xảy ra làm giảm khả năng trả nợ hoặc làm mất khả năng thực hiện cam kết về nghĩa vụ nợ của khách hàng đối với ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Nghĩa vụ nợ ở đây là những cam kết về điều khoản, thời hạn, nghĩa vụ thanh toán nợ gốc, nợ lãi.

Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình mà chủ thể tác động vào các đối tượng để đạt được mục tiêu nhận diện, đo lường và hạn chế những biến cố rủi ro có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ của khách hàng đối với ngân hàng trong hoạt động tín dụng, đồng thời đưa ra các phương thức giảm thiểu tổn thất và bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Tổng hợp các nghiệp vụ tín dụng của BIDV chi nhánh Cẩm Phả và các quy định, chính sách hiện hành, đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cẩm Phả và đi sâu phân tích hoạt động tín dụng, công tác quản lý rủi ro của BIDV chi nhánh Cẩm Phả. Xem xét từng bước trong quy trình tín dụng, trách nhiệm của mỗi bộ phận, rủi ro có thể phát sinh ở từng khâu, từng hoạt động tác nghiệp tín dụng, trên cơ sở đó nêu lên những kết quả mà BIDV chi nhánh Cẩm Phả đã đạt được, đồng thời nhìn nhận những mặt còn hạn chế và những nguyên nhân gây ra tồn tại.

Tuy nhiên do trình độ hiểu biết và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu xót và tính toàn diện, rất mong được sự thông cảm và góp ý xây dựng thêm của các thầy, các cô.

Xin chân thành cám ơn!


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tiếng Việt


1. Ngân hàng nhà nước, Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2020/QH12, 2010


2. Ngân hàng nhà nước, Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của Tổ chức tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, 2016.

3. Ngân hàng nhà nước, Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, 2010.

4. Ngân hàng nhà nước, Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 2013.

5. Ngân hàng nhà nước, Thông tư 09/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 2014.

6. Ngô Hướng, Phan Đình Thế, Quản trị và kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội, 2002.

7. Nguyễn Văn Tề, Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội, 2003.

8. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội, 2009.

9. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội, 2010.

10. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội, 2013.



11. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, 2007.

12. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả,

Báo cáo tổng kết các năm (2016, 2017, 2018, 2019)


II. Tiếng Anh


13. David Cox, Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1997.

14. Anthony Saunders and Marcia Millon Cornett: Financial Institutions Management – A Risk Management Approach. McGraw-Hill IRWIN, Second Edition, 2011.

15. Frederic S. Mishkin: The Economics of Money, Banking and Financial Markets. Ninth Edition, Pearson Education, Inc., 2010.

16. Edward W. Reed & Edwad K.Gill, Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1993.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 28/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí