Một Số Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Chủ Yếu Tại Ngân Hàng Thương


ATM/POS; tra cứu thông tin tài khoản, số dư, lịch sử giao dịch, thông tin chi tiết giao dịch…

­ Hoạt động khác: khai thác bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, tư vấn đầu tư và tài chính, môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục

đầu tư, tư

vấn, chứng khoán…đây là nghiệp vụ

hoạt động khá hiệu quả

tại

Vietinbank, bên cạnh đó Vietinbank tập trung vào công tác thẩm định giá phục vụ hoạt động tín dụng. Những hoạt động tư vấn và làm cầu nối thanh toán rất linh hoạt.

Với lượng khách nhất định, các sản phẩm các ngân hàng tung ra thị trường là như nhau, các ngân hàng ngày một nhiều hơn dẫn đến tình trạng cung nhiều hơn cầu, cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Chính vì vậy, ngân hàng cần chú ý đến việc quản trị QHKH để tạo ra sự khách biệt giữa ngân hàng mình và các ngân hàng khác. Đây có thể nói là yếu tố quan trọng để khách hàng đưa ra quyết định lựa chọn của mình.

2.1.4. Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Ngân hàng thương

mại cổ 2019

phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy giai đoạn 2017­

Kết quả

hoạt động kinh doanh chủ

yếu tại Ngân hàng thương mại cổ

phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy giai đoạn 2017­2019 được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ 2017­ 2019

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)



Chỉ tiêu

Thực hiện 31/12/2017

Thực hiện 31/12/2018

Thực hiện

30/06/2019

Tỷ lệ % 2017 và

2018

Tỷ lệ % 2018 và

2019

Nguồn vốn thời điểm

2.334

2.815

2.917

120%

103%

Dư nợ thời điểm

2.251

2.861

3.133

127%

109%

Tổng thu nhập hoạt

433,936

446,485

244,581

102%

55%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.


động






Tổng chi phí hoạt động

384,518

379,627

206,259

98.7%

54.3%

Lợi nhuận từ hoạt động

kinh doanh


49,418


66,858


38,322


135%


57.3%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietinbank Chi nhánh Bãi Cháy, giai đoạn 2017­2019)

Bước sang năm 2019 dự

báo kinh tế

Việt Nam sẽ còn nhiều khó khăn,

thách thức, tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm tình hình kinh tế ­ xã hội có chuyển biến theo hướng tích cực. Kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, tăng trưởng quý II cao hơn quý trước; lạm phát được kiểm soát, mặt bằng lãi suất, tỷ giá ổn định; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện; xuất khẩu tăng cao thu hút khách quốc tế và đầu tư nước ngoài đạt khá.

Trong bối cảnh kinh tế đó, ngân hàng Vietinbank chi nhánh Bãi Cháy luôn chấp hành nghiêm túc chỉ đạo về chính sách lãi suất và các chỉ đạo khác về tiền tệ của Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, phấn đấu nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, phát triển bền vững trong 6 tháng đầu năm 2019.

Đến 30/06/2019, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 2.917 tỷ

đồng, tăng 102 tỷ đồng so với đầu năm, đạt 97.1% kế hoạch năm 2019, tổng

nguồn vốn huy động bình quân 6 tháng đầu năm 2019 đạt 2.832 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2019, chi nhánh đã tích cực tăng trưởng toàn diện huy động vốn từ tất cả các đối tượng khách hàng.

Đến 30/06/2019, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của chi nhánh đạt 3.133 tỷ đồng (tăng 272 tỷ đồng so với đầu năm). Trong 6 tháng đầu năm, chi nhánh đã tích cực triển khai các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng.

Mặc dù thị trường tài chính có nhiều biến động nhưng Vietinbank Bãi

Cháy vẫn là một trong những ngân hàng có kết quả hoạt động tốt ở khu vực, đảm bảo tính thanh khoản cao và là một trong những NHTM rất tích cực thực


hiện các chính sách kiềm chế lạm phát và cung ứng vốn cho phát triển sản xuất do Chính phủ và NHNN ban hành.

Lợi nhuận của Vieitnbank Bãi Cháy qua các năm có xu hướng tăng. Sự tăng lên của lợi nhuận là do sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển và đời sống người dân được nâng cao nên nhu cầu về dịch vụ ngân hàng cũng tăng lên, và cũng là do sự phấn đấu của đội ngũ nhân viên Vietinbank Bãi Cháy cũng như chiến lược của ban lãnh đạo.

2.2. Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy

2.2.1. Phân loại nợ


Để đánh giá đúng chất lượng của các tài sản Có của tổ chức tín dụng

(Ngân hàng, công ty tài chính, v.v…), các khoản cho vay/cấp tín dụng (thường được gọi với tên thông dụng là các khoản nợ) và cam kết ngoại bảng (bảo lãnh, chấp nhận thanh toán, cam kết cho vay không hủy ngang, v.v…) được phân loại từ Nhóm 1 ­ 5 và được trích lập dự phòng rủi ro tương ứng.

Nợ xấu dùng để chỉ các khoản nợ phân loại vào các nhóm 3, 4 và 5.


Bảng 2.3: Phân loại nợ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Năm

Chỉ tiêu

2017

2018

2019

Tổng dư nợ

3.720

4.025

4.298

Nhóm 1

3.663

3.994

4.273

Nhóm 2

5

0

0,813

Nhóm 3

8

4,988

3,864

Nhóm 4

2,6

21,53

0

Nhóm 5

1,8

4,428

20,635


Tổng nợ quá hạn

57,4

30,946

24,499

Tỷ lệ nợ quá hạn

1,54%

0,77%

0,57%

Tổng nợ xấu

12,4

30,946

24,499

Tỷ lệ nợ xấu

0,33%

0,76%

0,57%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Vietinbank Chi nhánh Bãi Cháy, giai đoạn 2017­ 2019)

Theo kết quả bảng 2.3 ta có thể thấy nợ xấu tại chi nhánh trong năm 2017 chỉ ở mức 12,4 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ 0,33%. Sang đến năm 2018 tỷ lệ nợ xấu tăng lên đến 30,946 tỷ đồng tương đương 0,76%. Nhưng đến năm 2019 tỷ lệ nợ xấu có giảm nhẹ xuống 24,499 tỷ đồng, chiếm 0,57% trên tổng dư nợ.

Phân loại nợ xấu theo kỳ hạn


Bảng 2.4: Phân loại nợ xấu theo kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy

Đơn vị tính: Tỷ đồng



Năm

Chỉ tiêu

2017

2018

2019

số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Ngắn hạn

9,248

74,6

19,018

61,5

13,982

57,1

Trung dài hạn

3,152

25,4

11,928

38,5

10,517

42,9

Tổng Nợ xấu

12,4


30,946


24,499


(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Vietinbank Chi nhánh Bãi Cháy, giai đoạn 2017­ 2019)

Xem xét nợ xấu theo thời hạn cho vay ta thấy, mặc dù dư nợ ngắn hạn luôn cao hơn dư nợ trung dài hạn nhưng ta có thể thấy là lượng nợ xấu cho vay trung dài hạn khá cao so với tổng nợ xấu. Biểu hiện, năm 2017 tỷ lệ nợ xấu cho vay trung dài hạn trong tổng nợ xấu là 25,4% tỷ lệ này tăng cao lên đến 38,5%

năm 2018, Sang đến năm 2019 lại tăng lên 42,9%. Điều này càng khẳng định cho

vay trung dài hạn rủi ro cao hơn so với cho vay ngắn hạn. Để thấy rõ hơn tình hình nợ xấu tại ta xem xét biểu nợ xấu theo thành phần kinh tế:

Phân loại nợ xấu theo thành phần kinh tế


Bảng 2.5: Phân loại nợ xấu theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Năm

Chỉ tiêu

2017

2018

2019

Dư nợ tín dụng

3.721

4.025

4.298

Nợ xấu

12,400

30,946

24,499

Trong đó:




Doanh nghiệp tư nhân

10,016

26,273

23,401

Công ty cổ phần, TNHH




Hộ cá thể

2,384

4,673

1,098


(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Vietinbank Chi nhánh Bãi Cháy, giai đoạn 2017­ 2019)

Tỷ trọng dư nợ xấu trong tổng nợ xấu của doanh nghiệp tư nhân luôn

chiếm tỷ trọng cao, cụ thể: Năm 2017 là 10,016 tỷ đồng và tăng mạnh lên 26,273 tỷ đồng trong năm 2018. Tuy nhiên đến năm 2019 tình hình nợ xấu đã giảm đột biến, tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay các doanh nghiệp tư nhân giảm xuống, chỉ còn là 23,401 tỷ đồng so với tổng nợ xấu. Tỷ trọng nợ xấu của cho vay với hộ cá thể cũng tăng giảm không đồng đều. Đối với loại hình này, năm 2017 tỷ trọng nợ xấu chỉ là 2,384 tỷ đồng, và nợ xấu đối với loại hình này đã tăng lên tới 4,673 tỷ đồng năm 2018. Nhưng đến năm 2019, tỷ trọng nợ xấu của cho vay với hộ cá thể đã giảm xuống chỉ là 1,098 tỷ đồng.

2.2.2. Bộ máy quản lý rủi ro

Năm 2015, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy

đã áp dụng công tác đổi mới về quản lý rủi ro tín dụng theo NHTMCP Công

thương Việt Nam với việc chuyển đổi mô hình tín dụng theo chuẩn Basel II, chi nhánh đã tiến hành xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng một cách chặt chẽ cùng với việc phân định rõ thẩm quyền phê duyệt của các cấp trong bộ máy quản lý tín dụng giúp cho hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy được an toàn và có hiệu quả, quản lý

được rủi ro tín dụng. Đồng thời tăng cường được tính chủ động và nâng cao

trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị trong việc trình duyệt hồ sơ tín dụng, đáp

ứng nhanh chóng nhu cầu cấp tín dụng cho khách hàng.


2.2.3 Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Bãi Cháy theo chính sách của NH TMCP Công thương Việt Nam. Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Bãi Cháy đã tiến hành đánh giá lại các khoản cấp tín dụng hiện hữu và tuyển chọn, duy trì những khách hàng tốt, có uy tín trả nợ, đồng thời thu hẹp các khoản tín dụng có nguy cơ dẫn đến nợ quá hạn, gây rủi ro


cho Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Bãi Cháy. Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Bãi Cháy đã kịp thời đưa ra các biện pháp, kiểm soát sự tuân

thủ trong suốt quá trình cấp tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Chi

nhánh Bãi Cháy.

Có 10 nhóm tiêu chí được áp dụng để thẩm định, phê duyệt tín dụng cũng như kiểm soát, đánh giá chất lượng tín dụng danh mục cho vay của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy với các cấp độ khác nhau (nhóm cấp tín dụng bình thường, nhóm hạn chế, nhóm không cấp và nhóm chấm dứt cấp tín dụng) và được chia thành 2 nhóm lớn sau:

Nhóm tiêu chí xét duyệt, bao gồm: đối tượng khách hàng (KH), ngành nghề kinh doanh, tình hình tài chính, nguồn trả nợ, tài sản đảm bảo, vị trí địa lý và tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm.

Nhóm tiêu chí kiểm soát, bao gồm: sản phẩm tín dụng, kỳ hạn và loại tiền vay, kênh phân phối.

Khi phân tích và thẩm định KH, mỗi KH sẽ được xếp vào một trong bốn

nhóm: Nhóm cấp tín dụng bình thường; Nhóm hạn chế cấp tín dụng; Nhóm

không cấp tín dụng; Nhóm chấm dứt cấp tín dụng (đối với KH hiện hữu).


2.2.4. Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Bãi Cháy khá chặt chẽ, có sự phân công công việc và trách nhiệm cụ thể cho từng chức danh. Giúp cho hoạt động tín dụng từ khâu tìm kiếm khách hàng đến khâu cuối cùng là cấp tín dụng cho khách hàng được vận hành một cách có hiệu quả. Đồng thời giúp giảm thiểu được các tiêu cực trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Bãi Cháy. Qui trình tín dụng được thực hiện qua 8 bước:

Bước 1: Tiếp xúc, tìm hiểu và hướng dẫn khách hàng Bước 2: Thẩm định cho vay


Bước 3: Xét duyệt cho vay

Bước 4: Hướng dẫn khách hàng đi công chứng và ký hợp đồng tín dụng Bước 5: Giải ngân

Bước 6: Kiểm tra việc sử dụng vốn vay Bước 7: Thu nợ ­ thu lãi

Bước 8: Thanh lý hợp đồng, giải chấp tài sản thế chấp, cầm cố và tất toán hồ sơ vay.


Lý hợp đồng giải chấp tài sản thế chấp cầm cố và tất toán hồ sơ vay 1

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/01/2023