Bài Học Cho Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Bãi Cháy


lập dự phòng, quản lý chất lượng tín dụng hiệu quả và toàn diện. Tính đến nay, tỷ lệ nợ xấu của HDBank đã được kiểm soát ở mức trên 1%/năm

Đồng thời, HDBank đã xây dựng được khối quản lý rủi ro và kiểm soát tuân thủ theo theo tiêu chuẩn quốc tế gồm các phòng ban (Quản lý rủi ro, Thẩm định giá, Pháp chế, Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Xử lý nợ, ...). Các phòng ban này liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành quy trình thẩm định khép kín thực hiện các hoạt động quản lý rủi ro tín dụng và rủi ro phi tín dụng như: rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, pháp lý, rủi ro nhân lực và các hoạt động khác. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã hoàn thành chuẩn hóa nhiều văn bản nội bộ, quy trình xét duyệt thẩm định, đẩy mạnh công tác giám sát từ xa, xây dựng bộ tiêu chuẩn quản lý rủi ro, đơn giản thủ tục vay, thời gian giải ngân nhanh chóng (chỉ trong ba ngày với những hồ sơ hợp lệ) góp phần đem lại sự tín nhiệm và hài lòng cho khách hàng.

1.4.2.2 Ngân hàng nước ngoài

* Kinh nghiệm quản lý rủi rotín dụng của Ngân hàng ANZ

Ngân hàng ANZ của Australia là một trong những ngân hàng hàng đầu của Australia, đặc điểm công tác quản trị rủi ro tín dụng của ANZ có một số điểm nhấn đáng lưu ý như:


- Đo lường rủi ro định lượng: Do đã xây dựng được hệ thống dữ liệu tích hợp, tập trung nên ANZ có thể áp dụng mô hình đo lường tín dụng nội bộ và mô hình RAROC.

 Mô hình đo lường tín dụng nội bộ: ANZ áp dụng mô hình này theo quy trình chung theo quy định của Basel II. Tuy nhiên, ANZ đánh giá tiêu chí xác suất không trả được nợ như là một tiêu chí chủ chốt để xem mức độ tin cậy của người vay trong quá trình xếp hạng khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng của ANZ được thiết kế tham khảo tổ chức đánh giá mức tín nhiệm Standard & Poor và tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt của Basel II.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

 Mô hình KAROC: Ngân hàng ANZ áp dụng phương pháp KAROC và xem

đây là phương pháp tính hiệu quả khoản vay. Theo ANZ, phương pháp

Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Bãi Cháy - 9

KAROC đảm bảo rằng một khoản vay chỉ được thông qua khi và chỉ khi khoản vay đem lại giá trị cho cổ đông. Nếu RAROC của khoản vay thấp hơn ROE thì khoản vay sẽ từ chối, tuy nhiên nếu lớn hơn sẽ được thông qua.

- Tổ chức quản trị rủi ro tập trung: ANZ đo lường rủi ro theo mô hình tổ chức quản trị rủi ro tập trung, cụ thể:


 Mọi quyết định về chiến lược quản trị rủi ro của ANZ tập trung ở Hội đồng quản trị.


 Để đảm bảo quyết định tín dụng được chặt chẽ và rõ ràng, cấu trúc của hoạt động quản trị rủi ro ở ANZ chia làm 3 bộ phận: Bộ phận kinh doanh và quan hệ khách hàng, Bộ phận Quản trị rủi ro, Bộ phận quản trị nợ.


 Đối với các khoản vay lớn thì quyết định cuối cùng được đưa ra bởi Ủy ban quản trị rủi ro và hội đồng quản trị rủi ro.


- Kiểm soát RRTD kép: ANZ hoạt động trong một thị trường tài chính phát triển qua nhiều thập kỷ, do đó toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng đều được giám sát chặt chẽ qua các cổ đông và thị trường. Điều này góp phần làm tăng tính minh bạch và công khai về thông tin của ANZ.


Ngoài ra, ANZ còn chú trọng xây dựng một hệ thống kiểm soát tín dụng nội bộ toàn diện trong đó có:


- Hệ thống cảnh báo các dấu hiệu bất thường của các khoản tín dụng được nghiên cứu và đi vào hoạt động để có thể khắc phục kịp thời tránh tổn thất xảy ra;


- Hoạt động “kiểm tra thử khủng hoảng” được thực hiện định kỳ hoặc tại

những thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu bất

ổn, để

lượng hóa rủi ro

chính xác trong từng thời kỳ và có biện pháp phòng chống, dự phòng rủi rọ, chính sách giá phù hợp;


­ Hoạt động kiểm toán nội bộ với phương thức kiểm tra bất ngờ đang được duy trì một cách rất hiệu quả đảm bảo tính tuân thủ tuyệt đối trong hệ thống.


* Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Hong Kong và Shanghai – HSBC

HSBC được đặt tên theo thành viên sáng lập, Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải, được thành lập vào năm 1865 để tài trợ cho giao thương đang phát triển giữa châu Âu, Ấn Độ và Trung Hoa. Hiện nay, HSBC trở thành tổ chức tài chính hàng đầu ở châu Á.

HSBC áp dụng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng với các nguyên tắc và chuẩn mực cao nhằm giảm thiểu tối đa các tổn thất cho ngân hàng. HSBC luôn đảm bảo nguyên tắc tác bạch, phân công rõ ràng chức năng giữa các bộ phần trong quá trình giải quyết và giám sát các khoản tín dụng nhằm quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt, cụ thể như sau:

Thiết lập các chính sách tín dụng. Xác lập các tiêu chuẩn của tập đoàn HSBC: các chính sách tín dụng và các quy định được đưa vào Cẩm nang chi tiết áp dụng chung cho toàn tập đoàn.

Xác lập và kiểm soát chính sách đối với các dư nợ tín dụng lớn. Chính

sách này xác định các mức cấp tín dụng cao nhất đối với từng loại khách hàng, nhóm khách hàng và các loại tập trung tín dụng khác, được thiết lập với mức độ bảo thủ hơn so với các chuẩn mực hiện tại.

Ban hành các định hướng cấp tín dụng cho tập đoàn. Xác định khẩu vị rủi ro tín dụng đối với các mảng thị trường, các ngành nghề và loại sản phẩm cụ


thể. Tất cả các chi nhánh của tập đoàn phải dựa trên các tiêu chuẩn luôn được cập nhật này để triển khai đến từng nhân viên kinh doanh sản phẩm tín dụng. Tái thẩm định độc lập đối với tất cả các khoản vay vượt quá quyền phán quyết của các chi nhánh. Quy trình tái tục các hạn mức vay hoặc xem xét định kỳ khoản vay cũng được thực hiện như các khoản vay mới.

Quản lý rủi ro đối với các giao dịch giữa các tập đoàn và các tổ chức tài chính khác nhằm tránh việc tập trung rủi ro vào các tổ chức tài chính khác. Việc quản lý dựa trên hệ thống quản lý thông tin tập trung hóa cao và xử lý tự động.

Quản lý rủi ro giữa các quốc gia. Ứng dụng hệ thống quản lý hạn mức rủi ro cho từng quốc gia, có tính tập trung cao dựa trên các thời hạn cho vay và các loại hình kinh doanh đối với dư nợ tín dụng phát sinh tại từng quốc gia.

Quản lý rủi ro tín đối với một số ngành đặc biệt. Các ngành nghề đó bao gồm ngành vận chuyển hàng hải, hàng không, viễn thông, sản xuất xe hơi, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản bị nhiều hạn chế để giảm thiểu rủi ro.

Quản lý và phát triển hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng. Các khoản tín dụng được nhóm thành từng nhóm để xác định các rủi ro đặc thù từ đó có biện pháp quản trị rủi ro đặc biệt. Hiện nay, tổng dư nợ nội và ngoại bảng được chia làm 22 nhóm để phân tích và quản lý trên hệ thống xử lý tự động với nguồn thông tin dồi dào của toàn tập đoàn. Các đánh giá về các khoản tín dụng cũng được xem xét và phê duyệt lại. Từ đó, tập đoàn đưa ra các mức dự phòng thích hợp đối với từng nhóm tín dụng.

Đánh giá kết quả và hiệu quả trong việc cấp tín dụng của các đơn vị kinh doanh của tập đoàn. Các báo cáo về chất lượng của danh mục tín dụng được xem xét liên tục qua đó đưa ra các yêu cầu điều chỉnh thích hợp để nâng cao hiện quả và mức độ an toàn của danh mục.

Báo cáo tất cả các khía cạnh của toàn bộ danh mục tín dụng của tập đoàn cho cấp cao nhất của tập đoàn. Nội dung báo cao bao gồm mức độ tập trung tín


dụng theo ngành, hạn mức rủi ro tín dụng đối với KH lớn, tổng hạn mức tín dụng cho các thị trường mới và các khoản dự phòng tương ứng, các khoản nợ xấu và dự phòng, đánh giá các khoản tín dụng cho các ngành cần đặc biệt quan tâm, hạn mức cho các quốc gia, nguyên nhân phát sinh nợ xấu,…

Quản lý hệ thống thông tin dữ liệu tín dụng nhằm đảm bảo tập trung hóa cao nhất tất cả các thông tin tín dụng liên quan đến KH và giao dịch tín dụng.

Tư vấn, hướng dẫn cho các đơn vị kinh doanh các quy định cấp tín dụng, chính sách về môi trường và xã hội, chấm điểm tín dụng và dự phòng rủi ro, các sản phẩm mới, cung cấp các khóa đào tạo, báo cáo tín dụng.

Thay mặt cho tập đoàn làm việc với cơ quan hữu quan về các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng.

1.4.3. Bài học cho ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy

1.4.3.1. Bài học từ các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Trước xu thế phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, thể chế tín dụng đã có những thay đổi quan trọng, đó là: chuyển từ lãi suất cố định, sang lãi suất khung và đến nay là lãi suất thoả thuận; tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại; bổ sung các nghiệp vụ tín dụng mới; mở rộng đối tượng tiếp cận tín dụng; trao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các NHTM, v.v….. Vì vậy việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung mô hình quản lý, những quy trình quy định về cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với tình hình kinh doanh như các ngân hàng thương mại Việt Nam đang thực hiện là quan trọng và cấp thiết.

Cùng với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Bãi Cháy đang tiếp cận, nghiên cứu và đưa vào áp dụng một số nguyên tắc trong Basel II cùng với một số ngân hàng TMCP lớn tại Việt Nam, tiến tới hòa nhập về thông lệ quốc tế trong hoạt động ngân hàng


nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng.

Bước phát triển chính sách tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Bãi Cháy là quá trình kế thừa, phát huy giá trị sẵn có, thay đổi để thích nghi với sự biến động của môi trường kinh tế, xã hội và phù hợp pháp luật trong từng thời kỳ, tiếp cận nhanh chóng xu thế mới, thông lệ quốc tế, các phương pháp quản lý tiên tiến, v.v… Giá trị cốt lõi là chuyển từ tư duy bao cấp sang tư duy tín dụng thị trường. Theo đó tín dụng đã hướng tới phục vụ nhu cầu hợp lý của khách hàng, tạo ra lợi nhuận trên cơ sở chấp nhận rủi ro đi kèm, các quyết định tín dụng dựa trên đánh giá lợi ích, rủi ro và có biện pháp kiểm soát rủi ro.

Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Bãi Cháy đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống với các chức năng độc lập, vừa

đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các

chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu tham mưu ban hành chính sách tín dụng được tách biệt với chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng

(Phòng quan hệ khách hàng); thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tín dụng

(phòng Quản lý rủi ro); theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ (Phòng quản lý nợ có vấn đề); kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập (Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ). Nhờ đó, quá trình đổi mới chính đã mang lại những kết quả quan trọng.

Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Bãi Cháy còn thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng linh hoạt trong từng thời kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng; ứng xử tín dụng hợp lý với các đối tượng cấp tín dụng cụ thể, tuân thủ danh mục tín dụng đã được thiết lập, có ưu tiên cho các khu vực kinh tế phát triển, khách hàng có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ít chịu rủi ro;

nâng cao tiêu chuẩn

lựa

chọn

khách hàng, phương

án, dự án kinh doanh, tăng

cường biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu.


Nhờ đó, quy mô tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Bãi Cháy tăng bình quân hàng năm 21% đến nay tăng gần 40 lần so với lúc mới thành lập), đáp ứng được các nhu cầu vốn hợp lý của nền kinh tế, góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cơ cấu tín dụng theo địa bàn, đối tượng khách hàng, mục đích sử dụng vốn, ngành hàng, kỳ hạn cấp tín dụng, hình thức bảo đảm tiền vay, v.v…. được điều chỉnh theo hướng tích cực. Chất lượng tín dụng được nâng cao và trở thành một trong những Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất.

Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Bãi Cháy chú trọng quản lý

điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách, quy trình tín dụng, thực hiện phân

quyền

cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện.

Hoạ động

tín dụng

được diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng như các biện pháp quản lý tín dụng, đảm bảo rằng dù khách hàng quan hệ tín dụng ở bất cứ chi nhánh nào, cũng được hưởng lợi các sản phẩm tín dụng như nhau. Đồng thời, các cá nhân, đơn vị được quyền chủ động thực hiện thông qua việc phân cấp, uỷ quyền của

Hội đồng Quản lý, Tổng

giám đốc và các cấp có thẩm

quyền trên cơ sở phù

hợp với môi trường, chất lượng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của người được uỷ quyền.

1.4.3.2. Bài học từ các ngân hàng nước ngoài

* Bài học từ Ngân hàng ANZ


Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản trị

rủi ro tín dụng ở

ANZ, bài học kinh

nghiệm rút ra cho các NHTM Việt Nam có thể đề cập tới như sau:


Một là, thực hiện QTRRTD theo thông lệ quốc tế, tăng cường sử dụng

phương pháp định lượng trong phân tích, đánh giá RRTD. Theo thông lệ quốc tế,

QTRRTD được bao gồm 5 nội dung cơ bản: (i) Xây dựng chiến lược và khẩu vị

rủi ro; (ii) Lựa chọn phương thức quản trị rủi ro phù hợp; (iii) Xây dựng hệ

thống quản lý hạn mức rủi ro; (iv) Xây dựng hệ thống phê duyệt tín dụng; (v)


Xây dựng hệ thống kiểm soát RRTD.


Hai là, lựa chọn mô hình quản trị RRTD dựa trên điều kiện cụ thể của mỗi ngân hàng thương mại. ANZ rất linh hoạt trong việc lựa chọn mô hình quản trị RRTD sao cho phù hợp với điều kiện và nội lực của mình tiến tới mô hình đạt chuẩn mực quốc tế. Sự kết hợp các phương thức quản trị rủi ro rất đa dạng và thay đổi khi điều kiện thị trường thay đổi. Hơn thế nữa, việc xác định mô hình quản trị RRTD cần phải phù hợp và tương thích với điều kiện cụ thể của từng ngân hàng.

Ba là, hiệu quả quản trị RRTD phụ thuộc vào kết quả của các khâu trong quản trị RRTD. Ngân hàng liên tục rà soát, báo cáo và kiểm soát rủi ro. Ngân hàng cần quan tâm đến việc nâng cao quản trị hệ thống và tránh các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh bằng cách rà soát thường xuyên các rủi ro chính như tín dụng, lãi suất, thanh khoản và thị trường để đảm bảo các rủi ro này không vượt quá mức chấp nhận được. Riêng với RRTD, ngân hàng cần hoàn thiện hệ thống xếp hạng nội bộ và hàng tháng phân tích các biến động về mức độ rủi ro cho từng ngành cũng như doanh nghiệp, đảm bảo không vượt quá các hạn mức đã xây dựng, qua đó duy trì nhất quán mức khẩu vị rủi ro của Ngân hàng.


Bốn là, hoàn thiện và tuân thủ hệ thống pháp lý. Bản Hiệp ước Basel II đưa ra 3 phương pháp tính toán RRTD bao gồm: Phương pháp chuẩn hóa, Phương pháp cơ sở dựa trên hệ thống xếp hạng nội bộ và phương pháp nâng cao dựa trên hệ thống xếp hạng nội bộ.


Năm là, hiện đại hóa công nghệ để vận hành mô hình quản trị RRTD hiệu quả. Ngân hàng cần xây dựng cho mình một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, giúp cho các cán bộ ngân hàng có thể dễ dàng tra cứu tìm kiếm thông tin liên quan đến khách hàng. Ngoài ra, một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại cũng giúp nâng cao chất lượng công tác phân tích, thẩm định khách hàng, giảm thiểu rủi ro do thiếu thông tin; Xây dựng một hệ thống quản lý dữ liệu tập trung toàn hàng làm cơ sở đánh giá, theo dõi liên tục và kịp thời danh mục tín dụng đầu tư.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/01/2023