Đây Là Thời Điểm Thích Hợp Cho Việt Nam Phát Triển Nhượng Quyền Thương Mại

Nguồn: Tổng cục Thống kê

2.5. Đây là thời điểm thích hợp cho Việt Nam phát triển Nhượng quyền thương mại

Năm 2009 sẽ vẫn tiếp tục là một năm có nhiều khó khăn đối với nền kinh tế của các nước, trong đó có Việt Nam do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Mỹ 2008. Theo số liệu nghiên cứu của Asiawide Franchise ở nhiều nước, cứ trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, lượng doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh nhượng quyền tăng nhiều hơn bình thường. Khủng hoảng kinh tế khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, nhiều nhà đầu tư tìm cơ hội kinh doanh trong khi nhượng quyền sẽ giảm rủi ro cho doanh nghiệp. Thêm nữa, thị trường chứng khoán gặp khó khăn, mức độ tiếp cận tín dụng bị hạn chế do ngân hàng siết chặt cho vay…, thì franchise là lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư có nguồn vốn tự lực.

Kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nhượng quyền, ông Albert Kong - giám đốc điều hành Công ty Asiawide Franchise, một chuyên gia về nhượng quyền thương mại tại châu Á, cho rằng, để franchise thành công, vấn đề là chọn thời điểm nào bắt đầu. Ví dụ, nhiều năm trước nhà bán thức ăn nhanh Kentucky làm cuộc đổ bộ vào Hongkong nhưng thất bại vì người tiêu dùng không quen với món gà rán KFC. Thế nhưng trong khủng hoảng kinh tế Châu Á 1998, một thế hệ trẻ đặc khu kinh tế này học ở nước ngoài trở về mang theo lối sống mới từ Châu Âu, trong đó có sử dụng fastfood. Đúng thời điểm này, thương hiệu thức ăn nhanh Pacific nhảy vào thị trường và nhanh chóng thành công ở Hongkong.

2.6. Franchise rất phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đa số ở Việt Nam hiện nay

Với đặc điểm của thị trường Việt Nam hiện nay, chúng ta hầu như đã có đủ các loại hình doanh nghiệp. Trong số này có rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ và vừa, năm 2007 có khoảng gần 300.000 DNNVV - chiếm 95% tổng số doanh nghiệp trên cả nước, còn năm 2008 đã chiếm tới gần 99% tổng số các doanh nghiệp hiện có của Việt Nam. Đối với các công ty này việc tìm kiếm chỗ đứng trên thị trường là khá khó khăn do hạn chế về vốn và nhân lực. Với quy mô nhỏ như vậy, franchise chính là mô hình đầu tư hiệu quả mà rất an toàn vì chủ thương hiệu đã xây dựng sẵn mô hình cho loại hình kinh doanh này. Còn đối với xã hội và nền kinh tế nói chung sẽ

bớt được gánh nặng bởi việc làm ăn thua lỗ của các doanh nghiệp do thiếu năng lực, đồng thời tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Bằng cách liên kết giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền trong mối quan hệ ràng buộc sẽ tạo sức mạnh cho doanh nghiệp cạnh tranh với các công ty lớn trong cùng ngành. Do vậy hình thức này rất phù hợp với Việt Nam cũng như các nước đang phát triển nói chung, vốn là những quốc gia đang rất cần tập hợp nguồn lực từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Một số điều kiện nêu trên tạo thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn NQTM. Vì vậy nếu các doanh nghiệp biết nắm bắt cơ hội do điều kiện khách quan mang lại cộng thêm khả năng quản lý tốt và một thương hiệu nhượng quyền mạnh thì cơ hội thành công đến với họ là rất cao.

Ngoài các tiềm năng rất lớn để phát triển NQTM nêu trên, thị trường Việt Nam cũng có một số thách thức, hạn chế sự phát triển kinh tế nói chung và hình thức kinh doanh nhượng quyền nói riêng.

Thứ nhất: hạn chế về cơ chế chính sách, khung pháp lý về NQTM. Đã xuất hiện từ những năm 90 nhưng mãi đến năm 2006 mới được luật hoá, có quy định tại Luật Thương mại và các nghị định, thông tư,… tuy nhiên vẫn chưa có luật riêng về NQTM, nên gây nhiều hạn chế cho franchise phát triển. Bên cạnh đó Nhà nước cũng chưa có định hướng, chính sách khuyến khích phát triển franchise, ít hoạt động về tuyên truyền hay quảng bá các kiến thức về NQTM. Do vậy chính các doanh nghiệp cũng như người dân còn thiếu hiểu biết về NQTM. Người nhượng quyền muốn phát triển hệ thống NQTM nhưng thực tiễn ở Việt Nam lại chưa có nên họ vẫn phải loay hoay tìm hướng đi cho mình. Còn với người nhận quyền muốn làm đối tác cho bên nhượng quyền nước ngoài nhưng nếu không cẩn thận họ sẽ bị mắc lừa, gặp phải đối tác làm ăn bất tín, sau khi nhận phí chuyển nhượng ban đầu rồi bỏ trốn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Thứ hai: hạn chế từ phía các doanh nghiệp vì chưa đầu tư đúng mức cho vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu để nhượng quyền. Bộ phận chuyên trách về thương hiệu ở các doanh nghiệp còn thiếu và yếu, chưa có các quy trình phát triển

thương hiệu một cách chuyên nghiệp. Bên cạnh đó khả năng quản lý của các doanh nghiệp còn kém nên e dè chưa dám áp dụng. Vấn đề vi phạm sở hữu trí tuệ, làm hàng giả, hàng nhái…còn rất trầm trọng ở Việt Nam hiện nay mà việc xử lý vẫn chưa có tác dụng răn đe và làm yên tâm các doanh nghiệp làm ăn chân chính (như thương hiệu cà phê Trung Nguyên hiện nay có rất nhiều quán không phải của Trung Nguyên nhưng không biết làm thế nào để xử lý triệt để được). Nhà quản lý thì thế, lại thêm tác phong làm việc của người lao động chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu phát triển và mở rộng hệ thống.

Hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt nam và phương hướng phát triển trong thời gian tới - 11

Thứ ba: chưa có nhiều bài học thành công đỉnh cao về Franchise ở Việt Nam để hấp dẫn các doanh nghiệp. Nhìn tổng thể thị trường nhượng quyền Việt Nam mới chỉ có một số doanh nghiệp được coi là khá thành công, còn lại nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động rất mờ nhạt hoặc đang trong giai đoạn chập chững bước vào kinh doanh nhượng quyền.

Nhận thức được một số thách thức hạn chế việc kinh doanh nhượng quyền nêu trên để Nhà nước và các doanh nghiệp dự kiến tham gia NQTM có các biện pháp chính sách phù hợp phát triển doanh nghiệp của mình trong tương lai.

3. Những ngành có tiềm năng phát triển kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam

3.1. Ngành thực phẩm

Phương thức kinh doanh NQTM đã được chứng minh là thành công rực rỡ trong lĩnh vực thực phẩm. Điển hình trên thế giới phải kể đến đại gia thức ăn nhanh McDonald’s, KFC hay Subway… Với những hương vị thật hấp dẫn và nét đặc trưng riêng của từng thương hiệu, cộng với việc quản lý tài ba của các ông chủ đã khiến các thương hiệu này trở thành hiện tượng kinh điển trong lịch sử nhượng quyền thế giới. Còn tại Việt Nam cũng đã có một số thương hiệu nhượng quyền khẳng định được tên tuổi của mình như Phở 24 hay Kinh Đô bakery,… Là một lĩnh vực có nhiều thuận lợi để cho ra một mô hình chuẩn có khả năng nhân rộng trên phạm vi toàn quốc và cả nước ngoài, hơn nữa Việt Nam có rất nhiều món ăn truyền thống ngon miệng lại mang nét đặc thù riêng của đất nước, con người Việt Nam, tất cả những tài sản quý giá đó doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác để mở rộng trong nước và “đem chuông đi đánh xứ người”. Khi bàn về lợi thế cạnh tranh của

Việt Nam, chuyên gia kinh tế Michael Porter đã phát biểu rằng Việt Nam có thể trở thành nhà bếp của thế giới. Thương hiệu quốc gia đó đã được đất nước Thái Lan mang theo từ nhiều năm nay, nhưng Việt Nam vẫn có thể phát triển ngành thực phẩm theo một hướng khác, góp phần làm giàu có nền kinh tế quốc gia và nâng cao đời sống người dân Việt Nam.

Lý do ngành thực phẩm thích hợp cho hoạt động kinh doanh nhượng quyền:

- Vốn đầu tư cho cửa hàng kinh doanh thực phẩm không nhiều nên dễ dàng thu hút người nhận quyền. Việc đầu tư cho một cửa hàng kinh doanh thực phẩm rẻ hơn rất nhiều so với ngành khách sạn, bất động sản hay siêu thị;

- Sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người, dễ dàng được chấp nhận ở tất cả mọi nơi nên các cửa hiệu kinh doanh nhượng quyền ngành thực phẩm có thể mở gần nhau (trong một phạm vi nhất định), vì thế một hệ thống kinh doanh nhượng quyền có thể mở rất nhiều cửa hàng.

- Khi cuộc sống ngày càng phát triển thì người ta ngày càng có nhu cầu ăn ngon hơn, tiện lợi hơn nên các cửa hàng kinh doanh thực phẩm ra đời sẽ đáp ứngđược nhu cầu này;

- Thực phẩm là một ngành mang đậm yếu tố văn hoá của vùng, miền vì thế bên cạnh đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người nó còn đáp ứng nhu cầu hiểu biết, thưởng thức văn hoá ẩm thực của các vùng, miền khác nhau;

- Công thức và cách thức của các thương hiệu ngành thực phẩm dễ nhượng quyền hơn các ngành khác.

3.2. Các ngành hàng bán lẻ

Trong số các ngành có thể áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại thì bán lẻ là một trong những ngành có tỷ lệ nhượng quyền cao nhất, chỉ sau ngành thực phẩm.

Tại Trung Quốc, tỷ lệ nhượng quyền trong lĩnh vực bán lẻ chiếm 30%, sau lĩnh vực thực phẩm (35%). Tại Nhật, tỷ lệ đó là 32% nếu tính theo số hệ thống nhượng quyền và 36% nếu tính theo số cửa hàng nhượng quyền. Ở Việt Nam, tuy chưa có một thống kê chính thức nào về việc áp dụng hình thức nhượng quyền trong lĩnh vực bán lẻ, nhưng có thể nhận thấy rằng cơ cấu bán lẻ đang có sự thay đổi lớn từ kênh bán lẻ truyền thống như chợ, các kênh phân phối của những nhà sản xuất sang kênh bán lẻ hiện đại là các siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng thuận tiện, cửa hàng chuyên doanh.

Do đó, hàng loạt tên tuổi nước ngoài trong lĩnh vực nhượng quyền bán lẻ đã và đang chuẩn bị có mặt tại Việt Nam, cũng như một số thương hiệu bán lẻ của các doanh nghiệp Việt Nam cũng chuẩn bị bước vào hình thức nhượng quyền.

Theo lộ trình cam kết về việc mở cửa thị trường bán lẻ sau WTO, Việt Nam đã ban hành một số quy định mới. Từ ngày 01/01/2008, Việt Nam cho phép liên doanh trong lĩnh vực bán lẻ không hạn chế mức góp vốn từ phía nước ngoài. Ngày 01/01/2009, phía nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Điều này đã khiến các doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam “lên cơn sốt”.

3.3. Giáo dục và đào tạo

Đây là một ngành được xã hội đánh giá rất cao, mà hiện tại ở Việt Nam số cơ sở đào tạo chưa thật sự được đầu tư nhiều, chưa đáp ứng được hết tất cả các đòi hỏi ngày càng cao của người dân. Một số cơ sở nhượng quyền nước ngoài về giáo dục đã có mặt ở Việt Nam như Aptech của ấn Độ chuyên về công nghệ thông tin hay Thames Business School về quản trị kinh doanh, và các cơ sở này hiện đang khá phát triển tại Việt Nam. Hiện nay nhà nước cũng như một số công ty đang nghiên cứu triển khai hợp tác với các tập đoàn giáo dục có tiếng của nước ngoài để tạo điều kiện cho người dân có thể học trong nước với chất lượng và bằng cấp quốc tế.

3.4. Thời trang

Lĩnh vực thời trang hiện nay đang rất phát triển, và còn rất nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai vì đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, đòi hỏi những sản phẩm không chỉ chất lượng mà còn phải là “hàng hiệu” để khẳng định phong cách. Ở Việt Nam hiện nay có một số thương hiệu thời trang đã tạo dựng được tên tuổi như Foci, Ninomaxx,… Hiểu được tâm lý và phong cách ăn mặc của người Việt đồng thời nắm bắt xu hướng thời trang chung trên thế giới thì các thương hiệu thời trang Việt sẽ có cơ hội phát triển và phát triển rất mạnh thông qua kinh doanh nhượng quyền.

Ngoài ra còn rất nhiều những lĩnh vực, ngành nghề mà NQTM có cơ hội phát triển nở rộ trong thời gian tới như mỹ phẩm, chăm sóc sắc đẹp, dịch vụ du lịch, bất động sản – khách sạn… Đó hầu hết là những lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng phát triển NQTM để mở rộng hệ thống, nâng tầm quy mô của doanh nghiệp.

II. Các giải pháp phát triển hoạt động Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 1. Nhóm giải pháp về phía Nhà nước

1.1. Hoàn thiện khung pháp lý về Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

Pháp luật Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc luật hoá NQTM, và để khung pháp lý thật hoàn thiện tạo điều kiện cho hoạt động NQTM tại Việt Nam phát triển thì Nhà nước cần nghiên cứu kỹ và ban hành tiếp những văn bản mang tính thực tiễn cao, quy định cụ thể các vấn đề nảy sinh trong quá trình triển khai NQTM vừa qua cũng như sẽ phát sinh trong thời gian tới. Quốc hội cần sớm ban hành Luật Nhượng quyền thương mại quy định thống nhất các vấn đề liên quan đến hoạt động NQTM vì đây là một hoạt động kinh doanh đặc thù và sẽ phát triển rất mạnh trong thời gian tới.

1.2. Có các chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp nhượng quyền

Không chỉ riêng đối với doanh nghiệp nhượng quyền, bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào nếu được Nhà nước và Chính phủ quan tâm tạo nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi thì chắc chắn sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp tham gia đông đảo hơn. Để có thể đưa ra một định hướng phát triển cụ thể và hiệu quả các cơ quan chức năng cần tham khảo kinh nghiệm phát triển NQTM của một số nước tiêu biểu trong khu vực và trên thế giới như “Chương trình phát triển nhượng quyền” của Malaixia, hay chương trình “khuyến khích và quảng bá kinh doanh nhượng quyền” của Thái Lan…

Về đăng ký hoạt động NQTM, hiện nay theo quy định của Luật Thương mại 2005 thì phải đăng ký với Bộ thương mại hoặc Sở thương mại (hiện nay là Bộ/Sở công thương) các tỉnh. Thế nên Chính phủ nên thành lập các cơ quan chuyên trách về NQTM thuộc Bộ công thương hoặc Sở công thương. Các cơ quan này có những cán bộ, chuyên gia về NQTM, có am hiểu sâu sắc, kiến thức pháp luật vững vàng…để vừa quản lý vừa hỗ trợ, tư vấn cho các doanh nghiệp nhượng quyền khi cần thiết.

Ngoài ra Chính phủ cũng cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp NQTM dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng để mở rộng hệ thống kinh doanh của mình, hỗ trợ về mặt tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các cuộc hội thảo,

hội chợ Franchise tổ chức thường niên trên thế giới, đồng thời tổ chức các cuộc hội chợ về NQTM ở Việt Nam để là nơi giao lưu, tìm kiếm đối tác, cơ hội làm ăn cho các doanh nghiệp.

1.3. Quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo về Nhượng quyền thương mại

Để tăng cường nhận thức và phổ biến kiến thức về Franchise cho các doanh nghiệp thì cách tốt nhất là Nhà nước phối hợp với các tổ chức, công ty tư vấn NQTM chuyên nghiệp, có uy tín tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn miễn phí hay các buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề về nội dung cũng như các kỹ thuật hoặc kinh nghiệm triển khai hình thức kinh doanh nhượng quyền. Bộ GD - ĐT cũng nên nhanh chóng xây dựng chương trình và đưa vào giảng dạy trong các trường khối kinh tế về Franchise.

1.4. Xây dựng các chương trình quảng bá thương hiệu quốc gia, hỗ trợ cho sự phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam

Để các doanh nghiệp Việt Nam có đủ điều kiện “bơi” ra biển lớn quốc tế trong quá trình hội nhập thì ngoài khả năng và nỗ lực của bản thân doanh nghiệp còn rất cần đến sự hỗ trợ mang tầm vĩ mô từ phía Nhà nước, một trong những yếu tố đó là việc xây dựng các chương trình quảng bá thương hiệu quốc gia, thương hiệu Việt đến với bạn bè thế giới. Thương hiệu quốc gia mạnh và có uy tín thì sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp trong việc khẳng định tên tuổi ở nước ngoài. Chẳng hạn như khi nói đến sản phẩm của Nhật Bản người ta có thể nghĩ ngay đến chất lượng đảm bảo, sử dụng được lâu dài và tiết kiệm nhiên liệu; hay khi nhắc đến Mỹ người ta sẽ nghĩ ngay đến chất lượng tuyệt hảo, mẫu mã đa dạng, phong cách hiện đại dù chưa biết đến tên doanh nghiệp hay sản phẩm ra sao…Vì thế khi đã xây dựng được một thương hiệu quốc gia Việt Nam với những nét đặc trưng nhất định thì sẽ làm đòn bẩy giúp các doanh nghiệp tiến sang thị trường nước ngoài dễ dàng hơn.

1.5. Thành lập Hiệp hội Franchise quốc gia, liên kết hợp tác với các tổ chức, Hiệp hội Franchise quốc tế

Hiệp hội Franchise sẽ là nơi trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà nhượng quyền và nhà nhận quyền, đồng thời là đầu mối liên lạc giữa doanh nghiệp và Chính phủ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022