Hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt nam và phương hướng phát triển trong thời gian tới - 13

quyền đem lại, do vậy những chính sách hay kế hoạch, yêu cầu nào mà bên nhượng quyền đưa ra luôn với mục đích mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nhận quyền, giúp doanh nghiệp nhận quyền khai thác tối đa mọi tiềm lực của mình. Tuy nhiên không phải lúc nào những yêu cầu mà bên nhượng quyền đưa ra đều có thể đảm bảo rằng mang lại lợi ích tuyệt đối cho bên nhận quyền. Do vậy doanh nghiệp nhận quyền cần phải biết dung hòa những điểm khác biệt với nhà nhượng quyền đồng thời biết tự bảo vệ lấy lợi ích của doanh nghiệp mình, điều đó còn đảm bảo khả năng hợp tác lâu dài giữa các bên.

2.2.3. Có chính sách đủ mạnh để thu hút và giữ chân nhân tài

Chủ cửa hàng nhượng quyền thương mại không phải là người xây dựng nên sự thành công cho công việc kinh doanh. Họ nên là người biết xây dựng một tổ chức, đội ngũ con người để đội ngũ này xây dựng nên sự thành công cho công việc kinh doanh. Do đó, việc thu hút và giữ chân nhân tài là công việc tối quan trọng không những đối với các công ty lớn mà còn đối với một cửa hàng nhượng quyền dù là rất nhỏ. Và để làm được điều này đòi hỏi người chủ phải có sự quan tâm đúng mức đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên. Nhân viên phải được làm việc trong một môi trường vui vẻ, thoải mái, trong kỷ cương của công ty. Điều này tưởng chừng đơn giản, nhưng để thực hiện một cách hiệu quả là cả một nghệ thuật của người chủ hay người quản lý. Do đó, ngoài kỹ năng kinh doanh về thị trường, quảng cáo, quản trị, pháp lý, tài chính… kỹ năng điều hành các hoạt động hàng ngày của cửa hàng thì người nhận quyền thương mại cũng phải trang bị cho mình những kỹ năng về con người, đó là khả năng làm việc với nhân viên, có thể thấu hiểu, động viên và chỉ đạo nhân viên.

3. Nhóm các giải pháp khác

Để nâng cao hiệu quả áp dụng phương thức kinh doanh NQTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, ngoài các giải pháp chủ yếu nêu trên, nhà nước và các doanh nghiệp cần áp dụng một số giải pháp khác sau:

- Nhà nước và các doanh nghiệp nhận quyền trong nước phải tạo ra được mối liên hệ thường xuyên để kịp thời phát hiện các hoạt động mang tính chất tiêu cực, lũng đoạn thị trường của các doanh nghiệp nhượng quyền nước ngoài.

- Ngoài ra chính phủ cũng cần có các biện pháp để cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, mạng lưới viễn thông, hậu cần, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh của doanh nghiệp như dịch vụ về ngân hàng, kế toán, tư vấn pháp lý và bảo hiểm. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ sẽ là cơ sở bước đầu để các doanh nghiệp áp dụng hiệu quả phương thức NQTM mà họ đã chọn. Đồng thời hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh, chuyển ngoại tệ để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phương thức kinh doanh này phát triển.

- Bên cạnh đó các doanh nghiệp trong nước cần phải xây dựng các thương hiệu nhượng quyền “made in Vietnam” mạnh, phải có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà nước (về các chính sách vĩ mô và luật) và doanh nghiệp (về mặt xây dựng hệ thống và thương hiệu), đồng thời các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực cũng cần “bắt tay” với nhau để xây dựng nên thương hiệu mạnh. Mặt khác các doanh nghiệp phải chủ động mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết. Đặc biệt phải nhanh chóng ứng dụng các phương pháp quản trị hiện đại trong quản lý song song với việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu.


Tóm tắt chương 3:

Chương 3 cung cấp thông tin về tiềm năng phát triển hoạt động NQTM tại Việt Nam, có thể nói đó là những điều kiện rất thuận lợi để doanh nghiệp triển khai NQTM, và thực tế NQTM đang ngày càng phát triển tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh những thuận lợi đó thì cũng có nhiều thách thức đặt ra, mà việc nhận thức và hiểu rõ các thách thức này là điều rất cần thiết để có cơ sở triển khai các giải pháp phát triển cụ thể: Về phía Nhà nước ban hành và triển khai các giải pháp mang tính vĩ mô và khuyến khích hoạt động NQTM; còn các doanh nghiệp tham gia nhượng quyền cũng cần có những biện pháp cụ thể mang tính thống nhất và chuyên nghiệp cao để thúc đẩy hoạt động nhượng quyền của chính các doanh nghiệp; thêm nữa là phải có sự phối hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp để NQTM thật sự là một mô hình ưu việt trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.


KẾT LUẬN

Nhượng quyền thương mại là hình thức đã rất phát triển và thành công ở các nước trên thế giới với hàng loạt các tên tuổi lớn trong lĩnh vực nhượng quyền. Ngày nay Nhượng quyền thương mại thực sự đã có chỗ đứng quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Từ thế kỷ 19, thế kỷ 20 và thế kỷ 21 đã, đang và sẽ còn chứng kiến sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống này. Do tính ưu việt của hoạt động nhượng quyền thương mại nên được áp dụng ở nhiều lĩnh vực, nhiều công ty, nhiều khu vực và nhiều quốc gia trên thế giới. Nhượng quyền thương mại trong lịch sử đã thể hiện tính ưu việt của nó, trong hiện tại đã thể hiện được sức mạnh của hệ thống và chắc chắn trong tương lai sẽ là một trong những hình thức được ưu tiên lựa chọn để tiến hành hoạt động kinh doanh của các công ty, các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, nơi mà nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý, thương hiệu thành công luôn là đòn bẩy cho sự phát triển của đất nước.

Hình thức kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại có vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Sự phát triển của hình thức kinh doanh này tạo điều kiện cần thiết để các hoạt động kinh tế khác phát triển, đồng thời nó cũng phản ánh trình độ phát triển chung của toàn xã hội. Hình thức kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại đem lại nhiều cơ hội cũng như những thách thức buộc các doanh nghiệp phải tìm ra hướng đi riêng cho mình.

Với ý nghĩa thực tiễn đó và trong bối cảnh hội nhập, chuyển biến sôi động hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nhạy bén và phát triển đúng hướng cho doanh nghiệp mình theo mô hình nhượng quyền thương mại. Các doanh nghiệp Việt Nam phải hiểu rõ năng lực hiện tại của mình và đặt mình vào bối cảnh chung của toàn bộ nền kinh tế thì mới có thể xác định được đúng những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như những nguy cơ trước mắt. Nhượng quyền thương mại sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa tập hợp nguồn lực để nâng cao sức cạnh tranh và làm tiền đề xâm nhập vào thị trường thế

giới. Ngoài ra khi nhận chuyển nhượng từ các doanh nghiệp nước ngoài còn là điều kiện tốt để các doanh nghiệp Việt Nam được chuyển giao những thương hiệu có uy tín, tiếp cận và học hỏi bí quyết kinh doanh và phương thức quản lý tiên tiến trên thế giới.

Thị trường nhượng quyền thương mại tại Việt Nam còn khá sơ khai và chưa có nhiều thương hiệu Việt tiến hành theo mô hình kinh doanh này, bên cạnh đó về mặt luật pháp tuy đã có những chuyển biến tích cực song vẫn chưa hoàn thiện. Tuy nhiên nếu nhận thức được những vấn đề còn tồn tại và khắc phục chúng, có định hướng phát triển rõ ràng cộng thêm rất nhiều tiềm năng cho việc phát triển nhượng quyền, hoạt động nhượng quyền thương mại sẽ ngày một thành công, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển.

Do hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm, hơn nữa nhượng quyền thương mại là một lĩnh vực kinh doanh mới ở Việt Nam, chưa có nhiều tài liệu chuyên môn về vấn đề này nên Khoá luận không khỏi có những thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự đóng góp của thầy cô, các bạn và những người quan tâm đến đề tài này để Khoá luận hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách:

1. TS. Lý Quí Trung (2007), Franchise – Bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh, NXB Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh

2. TS. Lý Quí Trung (2007), Mua Franchise – cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, NXB Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Khánh Trung (2008), Franchise – Chọn hay không?, NXB ĐH Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh.

4. Thomas L.Friedman (2006), Thế giới phẳng, NXB Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh.

Báo, tạp chí:

1. Phan Anh (2008), Nhượng quyền thương mại là cơ hội kinh doanh thời khủng hoảng, VnExpress, Hà Nội.

2. Lê Chí Công (2008), Thương hiệu và văn hóa, Thời báo Kinh tế Sài Gòn 31/7/2008.

3. ThS. Lê Thị Thu Hà (2006), Phân biệt nhượng quyền thương mại với một số hình thức phát triển kinh doanh khác, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 17/2006, ĐH Ngoại thương, Hà Nội.

4. Nguyễn Ngọc Hà (2006), Tìm hiểu một số quy định của pháp luật thương mại Việt Nam về nhượng quyền thương mại, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 18/2006, ĐH Ngoại thương Hà Nội.

5. TS. Phạm Văn Minh (2006), Các hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 17/2006, ĐH Ngoại thương, Hà Nội.

6. Nguyễn Quân (2009), Tìm cơ hội trong khủng hoảng, Thời báo Kinh tế Sài Gòn 16/4/2009.

7. Tạp chí Doanh nhân và Pháp luật số 18, 2009 – làn sóng Franchise đã bắt đầu

2/2009.

8. Tạp chí Việt Mỹ số 18/2007, Franchise – nhượng quyền kinh doanh nguồn gốc Mỹ.

9. Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 45/2008, Giá trị thương hiệu, trông người mong ta, 30/10/2008.

10. Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 52/2008, Sẽ có làn sóng nhượng quyền thương hiệu.

Văn bản pháp luật:

1. Bộ luật Dân sự 2005

2. Bộ Tài chính, Quyết định 106/2008/QĐ-BTC

3. Bộ Thương mại, Thông tư 09/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký nhượng quyền thương mại.

4. Chính phủ, Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại.

5. Luật Chuyển giao công nghệ 2006.

6. Luật Sở hữu trí tuệ 2005

7. Luật Thương mại 2005

Website:

1. www.pho24.com.vn

2. http://www.kfcvietnam.com.vn

3. http://www.trungnguyen.com.vn

4. http://www.lantabrand.com

5. http://mfo.mquiz.net

6. http://www.news.thuonghieuviet.com

7. www.mot.gov.vn

8. http://www.moi.gov.vn

9. http://mangxahoi.ohavi.com

10. http://www.sggp.org.vn

11. http://abviet.com

12. http://vietnamnet.vn

13. http://www.vnexpress.net

14. http://www.vietfranchise.com

15. http://vietnambranding.com

16. http://www.tuoitre.com.vn

17. http://www.atkearney.com

18. http://www.entrepreneur.com

19. www.franchise.org


PHỤ LỤC


Phụ lục 1: Top 10 thương hiệu nhượng quyền đứng đầu danh sách Franchise 500 của năm 2009, do tạp chí Entrepreneur bình chọn


Xếp hạng


Thương hiệu


Ngành kinh doanh

Phí nhượng quyền

Phí định kỳ

Tổng vốn đầu tư


Subway

Thực phẩm (bánh mì kẹp thịt, salad)

15.000

USD


8%

78.600 USD

– 238.300

USD


McDonald’s

Thức ăn nhanh (Hamburger, Gà rán,

Salat)

45.000

USD


12,5%

950.200

USD – 1,8

triệu USD


Liberty Tax Service

Dịch vụ thuế (thuế thu nhập)

37.000

USD

Linh hoạt

53.800 USD

– 66.900

USD


Sonic Drive In Restaurants

Nhà hàng ăn nhanh

drive-in (lái xe vào tận quầy)

45.000

USD


2-5%

1,2 triệu

USD - 3,2

triệu USD


InterContinental

Hotels Group

Khách sạn

Linh hoạt

5%

Linh hoạt


Ace Hardware Corp

Bán lẻ

5.000

USD phí áp dụng


0

400.000

USD- 1,1

triệu USD


Pizza Hut

Thực phẩm (pizza)

25.000

USD


6,5 %

638.000

USD- 2,97

triệu USD


UPS Store, The/Mail Boxes

Dịch vụ viễn thông, bưu điện


29.950

USD


5%

171.200

USD- 280.000

USD

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt nam và phương hướng phát triển trong thời gian tới - 13

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022