Thủ Tục Đăng Ký Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại

(4) Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;

(5) Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống NQTM;

(6) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không trái luật.

1.2.2. Đối với thương nhân nhận quyền

Thương nhân nhận quyền có một số quyền sau khi tham gia vào hệ thống NQTM:

(1) Quyền được biết thông tin về hệ thống nhượng quyền (tài liệu UFOC), hợp đồng mẫu trước khi ký kết hợp đồng NQTM;

(2) Yêu cầu bên nhượng quyền trợ giúp kỹ thuật;

(3) Yêu cầu bên nhượng quyền đối xử bình đẳng;

(4) Nhượng quyền lại nếu được bên nhượng quyền cho phép theo hợp đồng NQTM đã ký;

(5) Đơn phương chấm dứt hợp đồng NQTM nếu bên nhượng quyền vi phạm điều khoản quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

(6) Các quyền khác theo thỏa thuận hợp đồng nhưng không trái luật. Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền:

(1) Trả tiền nhượng quyền và các khoản chi phí khác theo thoả thuận tại hợp đồng;

Hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt nam và phương hướng phát triển trong thời gian tới - 9

(2) Đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực, tài chính để tiếp nhận việc nhượng quyền;

(3) Chấp nhận sự kiểm tra, giám sát của bên nhượng quyền; tuân thủ các quy định về thiết kế, sắp xếp;

(4) Bảo mật bí quyết kinh doanh của bên nhượng quyền kể cả sau khi chấm dứt hợp đồng;

(5) Chấm dứt việc sử dụng liên quan đến thương hiệu của bên nhượng quyền sau khi kết thúc hợp đồng;

(6) Điều hành theo đúng mô hình nhượng quyền mà bên nhượng quyền quy định;

(7) Không được nhượng quyền lại nếu chưa được sự cho phép của bên nhượng quyền;

(8) Các nghĩa vụ khác theo hợp đồng nhưng không trái luật.


1.3. Thủ tục đăng ký hoạt động Nhượng quyền thương mại

Cơ quan đăng ký hoạt động NQTM:

Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) là cơ quan đăng ký hoạt động NQTM trong trường hợp NQTM từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc NQTM từ Việt Nam ra nước ngoài.

Sở Thương mại, Sở Thương mại Du lịch (nay là Sở Công thương) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân dự kiến nhượng quyền đăng ký kinh doanh thực hiện đăng ký đối với hoạt động NQTM trong nước.

Thủ tục đăng ký hoạt động Nhượng quyền thương mại:

Trước khi tiến hành hoạt động NQTM, thương nhân dự kiến nhượng quyền, bao gồm cả bên dự kiến nhượng quyền ban đầu và dự kiến nhượng quyền thứ cấp, phải đăng ký hoạt động NQTM với cơ quan có thẩm quyền (Bộ Công thương hoặc Sở Công thương tuỳ từng trường hợp cụ thể).

Hồ sơ đăng ký hoạt động NQTM bao gồm:

(1) Đơn đăng ký hoạt động NQTM theo mẫu (Mẫu MĐ-1 hoặc MĐ-2 tại Phụ lục 2 ban hành kèm Thông tư 09/2006/TT-BTM);

(2) Bản giới thiệu về NQTM theo mẫu;

(3) Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;

(4) Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài;

(5) Giấy chứng nhận chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp.

1.4. Quy định lệ phí đăng ký hoạt động Nhượng quyền thương mại

Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 106/2008/QĐ-BTC ngày 17/11/2008, quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.

Theo đó, mức thu lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại khi cấp Thông báo chấp thuận điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại như sau:

(1) Thương nhân nước ngoài nhượng quyền thương mại vào Việt Nam:

- Cấp mới thông báo là: 16.500.000 đồng/giấy;

- Sửa đổi, bổ sung thông báo là: 6.000.000 đồng/giấy;

- Cấp lại thông báo là: 500.000 đồng/giấy.

(2) Thương nhân Việt Nam nhượng quyền thương mại ra nước ngoài

- Cấp mới thông báo là: 4.000.000 đồng/giấy;

- Sửa đổi, bổ sung và cấp lại thông báo là: 500.000 đồng/giấy.

(3) Thương nhân nhượng quyền thương mại trong nước

- Cấp mới thông báo là: 4.000.000 đồng/giấy;

- Sửa đổi, bổ sung và cấp lại thông báo là: 500.000 đồng/giấy.

1.5. Các hành vi vi phạm pháp luật về Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

Theo Điều 24 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định những trường hợp sau vi phạm pháp luật về NQTM:

- NQTM đối với những hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh;

- Vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động NQTM;

- Thông tin trong Bản giới thiệu về NQTM có nội dung không trung thực;

- Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động NQTM;

- Vi phạm quy định về thông báo trong hoạt động NQTM;

- Không nộp thuế theo quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra;

- Vi phạm các quy định khác của Nghị đinh 35/2006/NĐ-CP.

2. Những thuận lợi và kết quả bước đầu trong việc thực thi các văn bản phápquy về NQTM tại Việt Nam

Trước tiên phải kể đến đó là Luật thương mại Việt Nam 2005 đã dành hẳn một phần để đưa ra các quy phạm điều chỉnh hoạt động NQTM, đây là điểm khác

biệt và tiến bộ hơn so với Luật Thương mại 1997, cho thấy Việt Nam đang thực hiện các cam kết về mở cửa thị trường phân phối bao gồm cả hoạt động này.

Thứ hai là Nghị định 35/2006/NĐ-CP và Thông tư 09/2006/TT-BTM đã cụ thể hoá các điều kiện để tiến hành hoạt động NQTM, trình tự và thủ tục đăng ký hoạt động NQTM. Nghị định hướng dẫn việc cung cấp thông tin trong hoạt động NQTM cho các doanh nghiệp, tạo cơ sở pháp lý để hình thành hệ thống NQTM và bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của các bên nhượng quyền, bên nhận quyền và người tiêu dùng.

Mới đây nhất Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 106/2008/QĐ-BTC làm rõ ràng việc tính và thu phí nhượng quyền, tránh gây phiền phức và thiệt hại không đáng có cho doanh nghiệp.

3. Những bất cập về mặt pháp lý liên quan đến Nhượng quyền thương mại

3.1. Luật chưa sát thực tế, thiếu chặt chẽ

Hoạt động nhượng quyền thương mại lẽ ra chỉ nên chịu sự điều chỉnh chính thức của Luật Thương mại và các văn bản pháp quy chuyên ngành. Nhưng trên thực tế, NQTM đến nay vẫn được xem là một dạng của hoạt động chuyển giao công nghệ và do vậy, phải chịu thêm sự điều chỉnh từ Bộ luật Dân sự, Luật sở hữu trí tuệ và Luật Chuyển giao công nghệ. Các luật này chưa có sự kết nối chặt chẽ với nhau nên sự chồng chéo về quy định trong NQTM là điều không thể tránh khỏi. Bộ Luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ cho rằng NQTM là một hình thức của chuyển giao công nghệ và do vậy, đối tượng được chuyển giao công nghệ xem như được cấp phép đặc quyền kinh doanh. Trong khi đó, Luật Thương mại và Nghị định 35/2006/NĐ-CP lại quy định NQTM là hoạt động thương mại, và hoạt động này có thể có hoặc không bao gồm chuyển giao công nghệ.

Điều 5, Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định hệ thống kinh doanh dự định NQTM phải hoạt động theo phương thức này ít nhất một năm tại Việt Nam. Quy định này nhằm bảo vệ người mua NQTM, giúp họ tránh bị lừa gạt bởi những sản phẩm chưa đủ tầm thương hiệu và tư cách pháp lý (chưa được cấp phép kinh doanh, giấy phép đầu tư, chưa đăng ký quyền sở hữu công nghiệp) trên thị trường. Tuy nhiên, thời gian đòi hỏi một năm này có khi là quá dài đối với một số ngành nghề kinh doanh đơn giản, từ đó vô tình lấy mất cơ hội NQTM của họ.

Việc chuyển giao bí quyết kinh doanh trong NQTM cũng là điều gây nhiều khó khăn cho các chủ thương hiệu. Nghị định 11/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành quy định về chuyển giao công nghệ, trong đó có định nghĩa khái niệm “cấp phép đặc quyền kinh doanh” (NQTM): “Bên nhận sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá và bí quyết của bên chuyển giao để tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại…”. Trên thực tế, NQTM không phải là việc “mua đứt, bán đoạn” một thương hiệu hay công thức kinh doanh, mà chỉ là “đi thuê” từ chủ thương hiệu theo một thời hạn nhất định của hợp đồng, từ 2 - 3 năm hoặc 5 - 10 năm. Vì lẽ đó, chủ thương hiệu chỉ có thể thu phí NQTM chứ không phải là tiền bán bản quyền.

Các nghị định, thông tư được ban hành nhằm luật hoá hoạt động NQTM vẫn chưa được chặt chẽ, từ đó dẫn đến nhiều vướng mắc trong quản lý nhà nước về hoạt động này. Điều 5, Nghị định 35/2006/NĐ-CP chỉ quy định bên nhượng quyền thứ cấp “phải hoạt động kinh doanh theo hình thức nhượng quyền ít nhất một năm ở Việt Nam”, nếu nhận nhượng quyền ban đầu từ nước ngoài. Nhưng nếu bên nhượng quyền ban đầu là Việt Nam thì bên nhượng quyền thứ cấp có cần phải áp dụng điều kiện trên không? Thông tư 09/2006/TT-BTM quy định việc xây dựng bản giới thiệu NQTM (tài liệu UFOC – Uniform Franchise Offering Circular, cung cấp thông tin về bên NQTM) phải công khai chi tiết số lượng, tình trạng ký kết hợp đồng nhượng quyền. Điều này liệu có can thiệp quá sâu vào bí mật kinh doanh của doanh nghiệp hay không? Rồi còn yêu cầu về cung cấp nội dung báo cáo tài chính có kiểm toán. Về nguyên tắc, yêu cầu này là phù hợp với pháp luật quốc tế về NQTM. Nhưng đa phần các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều ở quy mô nhỏ và vừa, chưa quen với việc kiểm toán hàng năm (một phần do chi phí kiểm toán khá cao), liệu họ có bị từ chối đăng ký hoạt động NQTM khi chưa đáp ứng yêu cầu này? Bên cạnh đó, hiện vẫn chưa có quy định cụ thể về cơ chế khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong trường hợp bị từ chối đăng ký hoạt động NQTM, và các hành vi “xé rào” trong hoạt động NQTM vẫn chưa có quy định xử phạt hành chính.

3.2. Về thủ tục đăng ký hoạt động Nhượng quyền thương mại

Theo điều 291 Luật thương mại 2005, Điều 17 và 18 Nghị định 35/2006/NĐ- CP, bất kỳ doanh nghiệp nào trước khi tiến hành hoạt động NQTM đều phải thực

hiện thủ tục đăng ký hoạt động NQTM tại Bộ Thương mại hoặc Sở Thương mại (nay là Bộ/Sở Công thương). Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền bao gồm: Đơn đề nghị đăng ký, Bản giới thiệu về NQTM do doanh nghiệp soạn thảo theo mẫu và các văn bản khác để xác nhận tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền, quyền sở hữu trí tuệ đối tượng liên quan đến hoạt động nhượng quyền… do Bộ Thương mại quy định mục II.1 Thông tư 09/2006/TT-BTM. Bộ Công thương hoặc Sở Công thương là cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định hồ sơ đăng ký hoạt động NQTM, các điều kiện để được nhượng quyền (Điều 5 của Nghị định 35) để quyết định việc chấp thuận hay không chấp thuận đăng ký hoạt động NQTM của doanh nghiệp. Do vẫn chưa có chế tài ràng buộc cụ thể đối với trường hợp bị từ chối đăng ký nhượng quyền, nên trong thực tế, những doanh nghiệp bị xét không đủ điều kiện nhượng quyền nhưng vẫn có thể tiếp tục thực hiện nhượng quyền bằng cách lách luật thông qua việc ký kết hợp đồng đại lý với đối tác, trong đó có thoả thuận cho phép đối tác được sử dụng thương hiệu và tổ chức kinh doanh theo phương thức hoạt động của mình.

3.3. Vấn đề xây dựng, cung cấp Bản giới thiệu về NQTM

Về nguyên tắc, việc yêu cầu doanh nghiệp dự kiến nhượng quyền xây dựng Bản giới thiệu về NQTM là hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin của Bên nhượng quyền. Bản giới thiệu về NQTM của doanh nghiệp thực chất đó là tài liệu quan trọng, còn gọi là UFOC (Uniform Franchise Offering Circular), mà Bên nhượng quyền phải cung cấp cho Bên dự kiến nhận quyền nghiên cứu trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền. Do đó, Bản giới thiệu về NQTM phải thể hiện đầy đủ, trung thực, chính xác mọi thông tin về Bên nhượng quyền, hệ thống nhượng quyền và các vấn đề cơ bản liên quan đến việc ký kết hợp đồng nhượng quyền. Ở một số quốc gia như Hoa Kỳ, việc xây dựng và cung cấp tài liệu UFOC là bắt buộc theo luật định, tài liệu này luôn đảm bảo 02 chức năng cơ bản: cung cấp chính xác thông tin liên quan đến nội dung NQTM; quảng bá cho Bên nhượng quyền. Tại Việt Nam, Bộ Thương mại cũng ban hành mẫu Bản giới thiệu NQTM kèm Thông tư 09/2006/TT-BTM, có nội dung khá chi tiết gồm 2 phần và 13 mục. Tuy nhiên, Bản giới thiệu mẫu được soạn thảo hơi cứng nhắc, các thông tin yêu cầu cung cấp có vẻ như chủ yếu phục vụ cho hoạt động thống kê, quản lý

nhà nước, mà không tính đến yếu tố thể hiện sự quảng bá của Bên dự kiến nhượng quyền. Ngoài ra, một số nội dung thông tin phân chia theo đề mục không hợp lý, khó hiểu hoặc một số yêu cầu có thể không cần thiết, cụ thể như sau:

Trùng lắp tiêu đề tại Mục I Phần A và Mục I Phần B. Theo nội dung được nêu, Mục I Phần A nhằm giới thiệu tổng quát về tư cách pháp lý, chức năng kinh doanh của Bên nhượng quyền, Mục I Phần B cung cấp thông tin cơ bản về bộ máy tổ chức kinh doanh nhượng quyền của Bên nhượng quyền. Vì vậy, nên chăng sửa đổi tiêu đề Mục I Phần A thành “Giới thiệu tư cách pháp lý của Bên nhượng quyền”, tiêu đề Mục I Phần B thành “Thông tin về tổ chức - hoạt động của Bên nhượng quyền”.

Điểm 2 Mục V Phần B nói về “khả năng cho phép Bên nhận quyền có được chỉnh sửa những quy định của hệ thống kinh doanh nhượng quyền”. Thực chất đây là quyền của Bên nhận quyền do Bên nhượng quyền quy định, thế nhưng lại được sắp xếp vào nhóm nghĩa vụ của Bên nhận quyền.

Điểm 3, 4, 5, 6, 7, 8 Mục IX Phần B yêu cầu phải công khai chi tiết số lượng và tình trạng ký kết, thực hiện, gia hạn, chấm dứt hợp đồng nhượng quyền của Bên nhượng quyền. Có vẻ như những yêu cầu này can thiệp quá sâu vào bí mật kinh doanh của Bên nhượng quyền, và có thể gây rủi ro cho Bên nhượng quyền nếu Bên dự kiến nhận quyền không ký kết hợp đồng nhượng quyền. Ở đây, chỉ cần Bên nhượng quyền cung cấp thông tin về số lượng cơ sở kinh doanh trong hệ thống nhượng quyền đang hoạt động hoặc đã chấm dứt trong thời gian 03 năm gần nhất, đối với trường hợp nào đã ký kết hợp đồng mà vẫn chưa triển khai thực hiện thì phải trình bày lý do cụ thể là đủ.

Mục X Phần B yêu cầu Bên nhượng quyền phải cung cấp nội dung báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 01 năm gần nhất. Việc cung cấp nội dung báo cáo tài chính là hợp lý, tuy nhiên yêu cầu phải có kiểm toán có thực sự phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam không? Tại Hoa Kỳ, chỉ có một số tiểu bang mới đòi hỏi báo cáo tài chính của Bên nhượng quyền phải có kiểm toán xác nhận mà thôi. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đa phần là doanh nghiệp nhỏ và vừa, phần lớn chưa quen với việc kiểm toán, do đó chỉ nên yêu cầu cung cấp bản sao Báo cáo tài chính, quyết toán thuế đã được cơ quan thuế kiểm tra xác nhận là được.

Mục XI Phần B có tiêu đề “Phần thưởng, sự công nhận sẽ nhận được hoặc tổ chức cần phải tham gia” hoàn toàn không phù hợp với nội dung thông tin thể hiện sự cam kết của Bên nhượng quyền về tính chính xác, trung thực của Bản giới thiệu NQTM.

3.4. Những quy định đối kháng, “dẫm chân” giữa các văn bản pháp luật liên quan

Khái niệm Nhượng quyền thương mại trong Bộ luật Dân sự 2005 được hiểu là “cấp phép đặc quyền kinh doanh”, và được xếp vào nhóm đối tượng chuyển giao công nghệ quy định tại Điều 755 của Bộ luật. Tuy nhiên, theo Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ 2006 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2007) thì cấp phép đặc quyền kinh doanh không thuộc phạm vi đối tượng chuyển giao công nghệ. Đây chính là điểm mâu thuẫn nghiêm trọng giữa Luật Chuyển giao công nghệ và Bộ luật Dân sự.

Mặt khác, theo quy định tại Điều 10 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, nếu việc chuyển nhượng có liên quan đến việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp thì phần chuyển giao đó có thể được lập thành một phần riêng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại và chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp. Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005, thì việc chuyển giao quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (khoản 2 Điều 141 Luật SHTT). Như vậy, quy định nêu trên của Nghị định 35 chưa phù hợp với luật, đồng thời Luật Thương mại 2005 cũng không có bất kỳ quy định nào để nối kết hợp lý với Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Luật Chuyển giao công nghệ 2006, do đó đã dẫn đến tình trạng “dẫm chân” lên nhau giữa các văn bản pháp luật có liên quan.

Ngoài ra, vấn đề xử lý vi phạm trong hoạt động NQTM, Điều 24 Nghị định 35/2006/NĐ-CP đã liệt kê các hành vi vi phạm cụ thể và quy định việc xử lý được thực hiện bằng biện pháp xử phạt hành chính. Tuy nhiên, hiện nay Chính phủ vẫn chưa ban hành nghị định về xử phạt hành chính.

Tóm tắt Chương II:

Nội dung của toàn bộ Chương 2 cung cấp cái nhìn tổng thể về hoạt động NQTM trên thế giới và cụ thể tình hình triển khai tại Việt Nam, NQTM ra đời từ rất lâu và ngày càng phát triển, đem về nguồn thu lớn cho các nước nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Thông qua phân tích một số doanh nghiệp NQTM điển hình tại Việt Nam là KFC Việt Nam, Cà phê Trung Nguyên, Phở 24 đã làm rõ cách

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí