thức nhượng quyền của các thương hiệu này và những bước đi hết sức bài bản để có được những thương hiệu có tiếng như hiện nay. Đồng thời đánh giá chung tình hình NQTM tại Việt Nam và lý giải nguyên nhân một cách chi tiết, cụ thể làm cơ sở để đề xuất các giải pháp cụ thể. Bên cạnh đó có cái nhìn khá đầy đủ về phương diện pháp lý liên quan đến hoạt động NQTM tại Việt Nam: những kết quả bước đầu đạt được khi NQTM đã chính thức được luật hoá và một số vướng mắc trong vấn đề pháp lý về NQTM cần sớm khắc phục.
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN TỚI
I. Phương hướng phát triển Nhượng quyền thương mại trong thời gian tới 1. Hoạt động kinh doanh nhượng quyền ngày càng phát triển tại Việt Nam
Manh nha xuất hiện ở Việt Nam từ những thập niên 90 của thế kỷ XX, đến nay NQTM đã phát triển khá mạnh mẽ tại Việt Nam. Điều đó cũng thể hiện Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, đi theo xu hướng toàn cầu hoá nói chung và sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động kinh doanh nhượng quyền nói riêng. Franchise là chất xúc tác giúp nền kinh tế nhiều nước phát triển. Không có một quốc gia nào có nền kinh tế phát triển mà không cần đến sự đóng góp hết sức quan trọng của mô hình Franchise. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó với sự xuất hiện của hơn 70 hệ thống nhượng quyền đang hoạt động, kèm theo đó là hàng nghìn cửa hàng hoạt động theo mô hình NQTM và đã gặt hái được nhiều thành công, đang tiếp tục xây dựng và khẳng định vị thế trên thương trường.
Hiện nay tại Việt Nam có một số thương hiệu đang chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng để tiến hành kinh doanh theo phương thức NQTM như 24/Seven, Coop mart,…Các doanh nghiệp Việt Nam đã nhìn thấy cơ hội lớn từ mô hình hoạt động này và liên tiếp trong nhiều năm cho ra đời hàng loạt các cửa hàng nhượng quyền. Sự phát triển hình thức này tại một số quốc gia châu Á trong đó có nước láng giềng Trung Quốc đã là tấm gương cho các doanh nghiệp Việt Nam, họ không những nhận thức được nó mà đã nắm bắt và đang có sự đầu tư rất công phu cho mô hình kinh doanh nhượng quyền này.
Khung pháp lý của Việt Nam cũng đã tương đối đầy đủ và được quy định cụ thể trong một số văn bản pháp quy, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhượng quyền Việt Nam có cơ sở để tiến hành kinh doanh thật bài bản và đi theo đúng đường lối, chính sách của nhà nước. Một đất nước mà hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, rõ ràng thì không những khuyến khích các doanh nghiệp trong nước chủ động phát triển mà còn góp phần không nhỏ đến việc thu hút và tạo môi trường thuận lợi cho các đại gia nhượng quyền của nước ngoài vào Việt Nam.
Các doanh nghiệp nước ngoài đang chuẩn bị bài bản với sự hỗ trợ của các cơ quan xúc tiến thương mại thuộc chính phủ các nước liên quan, để có thể đặt chân một cách thuận lợi nhất vào Việt Nam. Riêng đối với doanh nghiệp Việt Nam, sẽ có hai lựa chọn:
- Thứ nhất, trở thành đối tác, đi “mua franchise” của các doanh nghiệp trong và ngoài nước có thực hiện nhượng quyền.
Đối với việc mua franchise của các doanh nghiệp trong nước, càng có nhiều cân nhắc hơn. Những hệ thống nhượng quyền thương mại chuyên nghiệp ở Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay. Do đó, tính hấp dẫn đối với các thương hiệu nội địa đang thực hiện nhượng quyền là không cao. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đầu tư đúng mức vào khâu xây dựng, quảng bá và phát triển thương hiệu, do đó chưa có thương hiệu nhượng quyền mang tầm khu vực. Đây chính là yếu điểm của các doanh nghiệp nhượng quyền, dự kiến nhượng quyền so với các doanh nghiệp nhượng quyền nước ngoài. Chính vì thế, mua franchise nước ngoài nhà đầu tư vẫn sẽ là lựa chọn ưu tiên so với mua franchise của các doanh nghiệp trong nước.
- Thứ hai, các doanh nghiệp có thể tự mình xây dựng hệ thống để bán franchise. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có sự tham vấn của các tổ chức tư vấn nhượng quyền chuyên nghiệp.
Điều cần thiết trong giai đoạn này đối với các doanh nghiệp Việt Nam muốn nhượng quyền đó là sự trợ giúp, hỗ trợ về kiến thức, kinh nghiệm từ các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp, cũng như hệ thống thông tin liên lạc.
Thêm vào đó, đối với đặc thù nước ta thì mô hình nhượng quyền này còn có thể vận dụng và kết hợp hiệu quả hơn khi thực hiện cổ phần hoá các tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp có quy mô lớn đang hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực thương mại, phân phối, du lịch... từ nay đến năm 2010. Thông qua phương pháp này nhằm phát huy hơn nữa vai trò của các thương hiệu mà các doanh nghiệp nhà nước đang có. Đồng thời khắc phục một số hạn chế trong việc xác định và tính toán giá trị doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hoá mà trong đó có một phần giá trị được cho là “giá trị lợi thế vị trí địa lý” từ các lô đất ở khu vực.
2. Tiềm năng phát triển Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
2.1. Phát triển vì mở cửa thị trường bán lẻ
Khi gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Việt Nam đã cam kết về việc mở cửa thị trường bán lẻ cho các thương nhân nước ngoài kể từ sau ngày 01/01/2009. Bởi vì hoạt động franchise thường gắn liền với hơn 90% các ngành nghề thương mại, dịch vụ, do đó franchise sẽ rất phát triển khi mở cửa thị trường bán lẻ.
Gần đây, các Thương vụ, cơ quan hợp tác thương mại của những cường quốc kinh tế như Hoa Kỳ, Anh, Úc, Pháp cũng đã thực hiện các biện pháp thăm dò, xúc tiến liên quan đến thị trường franchise ở Việt Nam. Các nghiên cứu, đánh giá, phân tích mức độ quan tâm của nhà đầu tư Việt Nam đối với phương thức kinh doanh franchise đang được nhiều tổ chức xúc tiến thương mại, các công ty nghiên cứu thị trường thực hiện theo đơn đặt hàng của các hiệp hội franchise quốc tế, tập đoàn nhượng quyền xuyên quốc gia. Đặc biệt, ngày 18/11/2008, Lãnh sự quán Anh tại TP.HCM đã phối hợp với Thương vụ Anh để tổ chức hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm trong ngành bán lẻ của Vương quốc Anh”, thông qua đó, các tập đoàn có thương hiệu nổi tiếng của Anh quốc như BHS Internaional, Debenhams, Marks&Spencer, Woolworths, Boots… đã giới thiệu về các dự kiến nhượng quyền thương mại vào Việt Nam kể từ sau 01/01/2009. Một đại diện của một trong những thương hiệu nói trên đã cho biết Việt Nam vẫn là thị trường tiềm năng, và phương thức kinh doanh theo mô hình franchise sẽ giúp họ thuận lợi hơn, tiết giảm được chi phí, dễ tiếp cận với đặc thù của xã hội Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường bán lẻ này.
Thị trường bán lẻ Việt Nam được coi là một trong những thị trường bán lẻ có sức sinh lời hấp dẫn nhất trên thế giới. Kết quả nghiên cứu của tập đoàn tư vấn AT Kearney vừa công bố Chỉ số phát triển bán lẻ chung năm 2007 (GRDI) đạt 74 điểm, Việt Nam xếp thứ tư sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc.
Chỉ số phát triển bán lẻ chung của Việt Nam năm 2004 đạt 76 điểm và đứng thứ 7 (lần lượt sau Nga, ấn Độ, Trung Quốc, Slovenia, Croatia và Latvia). Năm 2005 Việt Nam vươn lên đạt 79 điểm, nhưng chỉ đứng thứ tám. Năm 2006, với
bước nhảy vọt đạt 84 điểm, Việt Nam đã vượt qua năm nước đứng trên liền kề là Ucraina, Trung Quốc, Slovenia, Latvia và Croatia để đại nhảy vọt lên vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng. Năm 2007, Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới, và năm 2008 đã vượt mặt các nước lên vị trí thứ nhất. Chỉ số phát triển bán lẻ chung do AT Kearney xây dựng dựa theo thang điểm 100. Trong đó, thị trường nào có điểm số càng cao nghĩa là độ hấp dẫn và triển vọng phát triển của thị trường đó càng lớn.
Bảng 2: Top 10 thị trường bán lẻ phát triển nhất thế giới năm 2008 của AT Kearney
Xếp hạng 2008 | Xếp hạng 2007 | Thay đổi | |
Việt Nam | 1 | 4 | +3 |
ấn Độ | 2 | 1 | -1 |
Nga | 3 | 2 | -1 |
Trung Quốc | 4 | 3 | -1 |
Ai Cập | 5 | 14 | +9 |
Morocco | 6 | 15 | +9 |
A Rập | 7 | 10 | +3 |
Chilê | 8 | 6 | -2 |
Brazil | 9 | 20 | +11 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 10 | 13 | +3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
- Một Số Doanh Nghiệp Chưa Thành Công Với Nhượng Quyền Thương Mại Tại Việt Nam
- Thủ Tục Đăng Ký Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
- Đây Là Thời Điểm Thích Hợp Cho Việt Nam Phát Triển Nhượng Quyền Thương Mại
- Nhóm Giải Pháp Từ Phía Các Doanh Nghiệp Tham Gia Nhượng Quyền Thương Mại
- Hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt nam và phương hướng phát triển trong thời gian tới - 13
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
(Nguồn: http://www.atkearney.com/main.taf?p=1,5,1,204)
Thị trường bán lẻ tại Việt Nam được xếp hạng là một trong bảy thị trường sinh lợi nhiều nhất trên thế giới, do vậy các nhà phân phối trong nước và nước ngoài đang xếp hàng dài để nắm lấy thị phần tại thị trường này. Hầu hết các nhà sản xuất và các nhà phân phối bán lẻ hàng đầu đã bước đầu có mặt tại Việt Nam bao gồm Metro Cash & Carry, Big C,…và Wall Mart cũng đang đặt sự chú ý rất nhiều vào thị trường bán lẻ Việt Nam.
Theo kết quả một cuộc nghiên cứu gần đây thì các cửa hàng và siêu thị ở Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 1/5 nhu cầu của người dân. Vì thế Việt Nam vẫn còn là một thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng cho các nhà phân phối và bán lẻ lớn trong và ngoài nước. Cũng theo số liệu của Tổng cục thống kê thì tốc độ tăng
trưởng của thị trường bán lẻ ước đạt 20% mỗi năm cùng với thói quen tiêu dùng chuyển từ các hệ thống phân phối truyền thống sang các kênh tiêu thụ hiện đại của người dẫn đã khiến các tập đoàn bán lẻ ngày càng chú ý đến Việt Nam.
Việt Nam đã và đang trong tầm ngắm của các đại gia bán lẻ toàn cầu như Parkson thuộc tập đoàn Lion (Malaixia), Zen Plaza (Nhật Bản) và Diamond Plaza (Hàn Quốc)… Hệ thống siêu thị và các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm phát triển khá mạnh. Metro Cash &Carry đang hoạt động với 6 siêu thị tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM, Cần Thơ với hình thức bán buôn và bán lẻ khoảng
10.000 - 15.000 mặt hàng các loại. Hệ thống siêu thị Big C đang hoạt động với 5 siêu thị tại TP. HCM, Hà Nội, Hải Phòng và Đồng Nai. Trung tâm mua sắm sang trọng Diamond Plaza, Parkson Plaza, Zen Plaza…đang hoạt động tại TP. HCM, Hà Nội
Thị trường bán lẻ Việt Nam thu hút các đại gia bán lẻ nước ngoài ở các điểm sau:
- Thị trường phân hoá mạnh với đa số là các cửa hàng bán lẻ bình dân.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn với dân số đông trên 86 triệu dân, dân số trẻ với khoảng 65% dân số trong độ tuổi lao động, hơn một nửa dân số có độ tuổi dưới 30 tuổi và thu nhập của người dân ngày càng cao. Điều này rất hấp dẫn bởi chính lớp trẻ là người yêu thích mua sắm hơn cả, đó là khách hàng tiềm năng của những nơi mua sắm kiểu Wal-mart.
- Mỗi thị trường có một giai đoạn nhất định được xem là cơ hội tốt để tham gia, thường diễn ra 5 đến 10 năm. Các nhà đầu tư nước ngoài nhận định thị trường bán lẻ Việt Nam giống như một tiểu ấn Độ của 5 năm về trước, còn thị trường Trung Quốc - trước kia được xem là cơ hội vàng cho các tập đoàn bán lẻ - thì nay đang trong giai đoạn thoái trào; do đó các tập đoàn bán lẻ tập trung chuyển hướng chủ yếu vào thị trường Ấn Độ và Việt Nam - đang trong giai đoạn cực thịnh.
Cơ sở hạ tầng phát triển khá mạnh trong những năm qua với hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại mọc lên nhanh chóng. Trong giai đoạn 2007 - 2011, cơ sở hạ tầng bán lẻ Việt Nam sẽ được cải thiện nhanh chóng hơn nữa với các trung tâm buôn bán nhỏ có lắp điều hoà nhiệt độ, các chuỗi cửa hàng nhỏ và các siêu thị xuất hiện ở nhiều nơi, thu hút ngày càng nhiều người tiêu dùng đến mua sắm.
2.2. Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
Việt Nam đã là thành viên của WTO nên sự hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu là đương nhiên, mang tính sống còn đối với nền kinh tế của quốc gia. Kinh doanh theo phương thức franchise là một mô hình tiến bộ, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro được áp dụng tại nhiều quốc gia phát triển là thành viên của WTO. Do đó, Việt Nam sẽ không là ngoại lệ, sẽ trở thành “bến đáp” của nhiều thương hiệu quốc tế, bởi thị trường bán lẻ luôn “béo bở” và còn tính “khai phá” đối với các hệ thống bán lẻ nước ngoài.
Nay thời khắc đã đến, các doanh nghiệp Việt Nam dường như vẫn chưa có một sự chuẩn bị thấu đáo, khả năng các doanh nghiệp nước ngoài sẽ vượt trội trong việc “bán” franchise ngay trên sân nhà là có thực, bởi việc thâm nhập thị trường thông qua hoạt động franchise sẽ hạn chế khá nhiều rủi ro, tiết giảm tối đa chi phí, thu lợi ngay tức thời từ giá trị thương quyền, thay vì phải đầu tư trực tiếp một lượng vốn lớn để xây dựng các hệ thống bán lẻ tại Việt Nam, nhất là trong tình hình kinh tế bất ổn như hiện nay thì tính khả thi sẽ không cao.
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, việc nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển hoạt động franchise tại Việt Nam. Thông qua đó, sẽ có sự giao thoa, “thẩm thấu” kinh nghiệm, kiến thức, tinh hoa của phương thức kinh doanh đặc biệt này đối với doanh nghiệp Việt Nam trong việc kiến tạo và phát triển các mô hình franchise phù hợp với tình hình, tính chất đặc thù văn hoá-xã hội Việt Nam từ chính việc ban đầu đi “mua” franchise, để trong một thời gian phù hợp, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có các thương hiệu mang tầm khu vực, có thể thực hiện nhượng quyền ra nước ngoài, như hệ thống Phở 24, Trung Nguyên, T&T đã và đang thực hiện.
2.3. Thị trường franchise tại Việt Nam còn sơ khai
Trong một cuộc hội thảo gần đây tổ chức tại TP.HCM, ông William Edwards, Giám đốc công ty CEO, Edwards Global Services (Hoa Kỳ), cho biết kinh nghiệm các thương hiệu lớn (chiếm 70 – 80% ở Mỹ) cho thấy, khi thực hiện việc
nhượng quyền, họ đã tính đến mức độ khả quan của thị trường. Hàng trăm thương hiệu đã franchise tồn tại và thành công ở thị trường châu Á (thị trường kinh doanh thương hiệu có doanh thu hơn 50 tỷ USD mỗi năm). Những doanh nghiệp không có đủ khả năng, tiềm lực tài chính để mở rộng chuỗi phân phối trên phạm vi rộng thì franchise là một giải pháp rất hữu hiệu.
Các trung tâm mua sắm, đô thị, khu thương mại dịch vụ… ở Việt Nam còn phân bố rải rác, thích hợp để các thương hiệu mạnh phát triển chuỗi – hệ thống bán hàng.
Hiện có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn nhượng quyền cho doanh nghiệp trong nước. Theo họ, thời điểm này rất dễ chọn những địa điểm đẹp tại các thành phố lớn với giá cả phải chăng (trong franchise, địa điểm là yếu tố quyết định 50% cơ hội thành công).
2.4. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh, chính trị ổn định, dân số đông.
Thị trường tiêu thụ “trẻ” với hơn 86 triệu dân có mức thu nhập đầu người đang gia tăng nhanh và đặc biệt xuất hiện tầng lớp tiêu dùng trẻ mới nổi có thu nhập khá - cao, nền kinh tế phát triển cao và ổn định hơn 8%/năm. Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, dân trí tăng cao làm thói quen tiêu dùng của Việt Nam có nhiều thay đổi lớn. Người dân bắt đầu có thói quen chuyển sang sử dụng các sản phẩm có thương hiệu. Hơn nữa Việt Nam có một nền chính trị ổn định. Đây sẽ là một thị trường ổn định lâu dài trong tương lai và rất hấp dẫn đối với các doanh nghiệp muốn làm ăn lâu dài và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ra toàn thế giới.
Biểu đồ 2: Tăng trưởng GDP qua các năm