Hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam và giải pháp phát triển - 2


“HOT ĐỘNG CA THTRƯỜNG TRÁI PHIU VIT NAM VÀ GII PHÁP PHÁT TRIN”

MC ĐÍCH NGHIÊN CU

Thnht: Hthng hóa các vn đề cơ bn vtrái phiế u và thtrư ờ ng trái phiế u

Thhai: Trên cơ slý lun trên đ ánh giá tình hình hot độ ng ca thtrư ờ ng trái phiế u nư ớ c ta

Thba: Tnhng hn chế còn tn ti đ ư a ra mt số đề xut nhm phát trin thtrư ờ ng trái phiế u trong thi gian ti


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHM VI NGHIÊN CU

Đố i tượ ng nghiên cu ca khóa lun là vn đề liên quan đế n hot độ ng phát hành và giao dch trái phiế u chính phvà trái phiế u ca các doanh nghip Vit Nam. Bên cnh đ ó khóa lun cũ ng xem xét hot độ ng ca thtrư ờ ng trái phiế u mt snư ớ c như : M, các nướ c Đông Á để so sánh và có cái nhìn tng thhơ n vthtrư ờ ng trái phiế u nư ớ c ta.

Vthi gian, gii hn nghiên cu ca khóa lun là hot độ ng ca thtrườ ng trái phiế u Vit Nam tnă m 2000 đế n nă m 2008.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

Để gii quyế t các mc đ ích mà đề tài hướ ng đế n, em đ ã vn dng lý thuyế t các môn hc: Thtrườ ng tài chính, Tài chính doanh nghip, Đầ u tư tài chính, Chng khoán… làm nn tng lý lun; bên cnh đ ó em sdng phươ ng pháp thng kê và phươ ng pháp tng hp sliu để đ ánh giá

Hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam và giải pháp phát triển - 2


vtình hình hot độ ng ca thtrườ ng trái phiế u Vit Nam; sdng phươ ng pháp so sánh vi mt sthtrườ ng trái phiế u các nướ c đ ể đ ánh giá thêm vthtrư ờ ng trái phiế u Vit Nam, vn dng kinh nghim ca các nướ c làm cơ sở đề xut các gii pháp phù hp, nhm thúc đẩ y thtrườ ng trái phiế u Vit Nam vn độ ng và phát trin.

KT CU CA KHÓA LUN

Khóa lun chia làm 3 phn

Chươ ng 1: Lý lun tng quan vtrái phiế u và thtrư ờ ng trái phiế u

Chươ ng 2: Thc trng hot đ ộ ng ca thtrư ờ ng trái phiế u Vit Nam

Chươ ng 3: Mt số đề xut phát trin thtrư ờ ng trái phiế u Vit Nam


Chương 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU‌‌

1.1. Tổng quan về trái phiếu

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của trái phiếu

1.1.1.1. Khái niệm

Trái phiếu là một giấy chứng nhận nợ dài hạn được ký kết giữa chủ thể phát hành (Chính phủ hay doanh nghiệp) và người cho vay, đảm bảo một sự chi trả lợi tức định kỳ và hoàn lại vốn gốc cho người cầm trái phiếu ở thời điểm đáo hạn. Trên giấy chứng nhận nợ này có ghi mệnh giá của trái phiếu và tỷ suất lãi trái phiếu [6; trang 32].

1.1.1.2. Các đặc điểm của trái phiếu

Một trái phiếu thông thường có các đặc điểm sau:

+ Mệnh giá: là số tiền thanh toán cho người sở hữu trái phiếu tại thời điểm đáo hạn của trái phiếu. Số tiền gốc được ghi cụ thể trên mỗi trái phiếu. Do đó, giá trị số tiền gốc còn được gọi là giá trị đáo hạn (maturity value) hay mệnh giá (face value) của trái phiếu. Ví dụ: tiền gốc của mỗi trái phiếu do Chính phủ Mỹ phát hành thường là 1.000 USD, ở Việt Nam trái phiếu có mệnh giá là bội số của 100.000 đồng.

+ Lãi suất định kỳ (coupon): là tỷ lệ lãi hàng năm tính trên mệnh giá trái phiếu mà tổ chức phát hành phải thanh toán cho người đầu tư trong suốt thời hạn của trái phiếu.

+ Thời hạn: là thời hạn trái phiếu từ ngày phát hành cho đến ngày đáo hạn. Ngoài những đặc điểm trên, mỗi đợt trái phiếu được phát hành có thể được gắn kèm theo những đặc tính riêng khác nữa nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của một bên nào đó. Cụ thể là:

+ Trái phiếu có thể mua lại cho phép người phát hành mua lại chứng khoán trước khi đáo hạn khi thấy cần thiết. Đặc tính này có lợi cho người phát hành


song lại bất lợi cho người đầu tư, nên loại trái phiếu này có thể có lãi suất cao hơn so với những trái phiếu khác có cùng thời hạn.

+ Trái phiếu có thể bán lại: cho phép người nắm giữ trái phiếu được quyền bán lại trái phiếu cho bên phát hành trước khi trái phiếu đáo hạn. Quyền chủ động trong trường hợp này thuộc về nhà đầu tư, do đó lãi suất của trái phiếu này có thể thấp hơn so với những trái phiếu khác có cùng thời hạn.

+ Trái phiếu có thể chuyển đổi cho phép người nắm giữ nó có thể chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu thường, tức là thay đổi tư cách từ người chủ nợ trở thành người chủ sở hữu của công ty [6; trang 32-34].

1.1.2. Phân loại trái phiếu

1.1.2.1. Căn cứ vào chủ thể phát hành

Trái phiếu được chia thành hai loại chính: trái phiếu Chính phủ (TPCP), trái phiếu Chính quyền địa phương (TPCQĐP) và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).

Trái phiếu Chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương

Là chứng khoán nợ do Chính phủ hoặc Chính quyền địa phương phát hành nhằm mục đích bù đắp thiếu hụt ngân sách và tài trợ các dự án xây dựng các cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi công cộng trung ương và địa phương. Khoản nợ này được Chính phủ dùng ngân sách quốc gia để thanh toán. Xuất phát từ nhu cầu chi tiêu của Chính phủ hay Chính quyền địa phương, có thể phát hành trái phiếu: ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn. Có các loại trái phiếu tiêu biểu:

- Trái phiếu kho bạc: là trái phiếu nợ trung, dài hạn từ 5 đến 30 năm hay hơn nữa, do kho bạc phát hành khi huy động vốn để bổ sung bù đắp ngân sách…

- Trái phiếu đô thị: là trái phiếu dài hạn từ 10 đến 30 năm do Chính phủ hay Chính quyền địa phương phát hành nhằm huy động vốn tài trợ cho các dự án đầu tư hạ tầng.


Trái phiếu doanh nghiệp

Là chứng khoán nợ do các doanh nghiệp phát hành với mục đích huy động vốn cho đầu tư phát triển. Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu khi muốn huy động một số vốn lớn và có tính chất dài hạn, khi đó doanh nghiệp là người đi vay và cam kết trả cho người mua trái phiếu cả gốc và lãi theo những quy định trong hợp đồng phát hành trái phiếu. Để quyết định việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp cần căn cứ vào các nhân tố: tình hình của doanh nghiệp, tình hình thị trường, tình hình lãi suất ngân hàng, tính chất của dự án đầu tư. Trái phiếu doanh nghiệp có rất nhiều loại, tùy thuộc vào điều kiện, sự tính toán của doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong những loại trái phiếu đặc trưng sau để phát hành:

- Trái phiếu thế chấp (mortagage bonds) còn gọi là trái phiếu bảo đảm: là loại trái phiếu khi phát hành đòi hỏi phải có một lượng tài sản tương ứng ký thác tại cơ quan ủy thác để đảm bảo chắc chắn khả năng hoàn trả của trái phiếu. Tài sản thế chấp có thể là nhà máy, thiết bị, chứng khoán (cổ phiếu của công ty mua của công ty khác, TPCP, TPCQĐP) do công ty nắm giữ. Trái phiếu thế chấp là loại được xếp hạng bảo vệ cao, có hai loại:

+ Trái phiếu đóng: loại này không cho phép công ty phát hành bất kỳ một loại chứng khoán bổ sung nào đối với những tài sản đã thế chấp.

+ Trái phiếu mở: loại này cho phép doanh nghiệp phát hành chứng khoán bổ sung đối với tài sản đã thế chấp theo tỷ lệ qui định. Loại này thường có lãi suất cao hơn so với trái phiếu thế chấp đóng.

- Trái phiếu tín chấp hay còn gọi là trái phiếu không bảo đảm (unsecured bonds): là loại trái phiếu chỉ dựa vào uy tín của công ty để phát hành, công ty không đưa một tài sản gì ra làm vật đảm bảo. Loại này chỉ có các công ty lớn, có danh tiếng, uy tín mới phát hành.

- Trái phiếu chuyển đổi (convertible bonds): là loại trái phiếu mà khi phát hành có kèm điều khoản cho phép người sở hữu trái phiếu đặc quyền,


được đổi sang một số lượng nhất định cổ phiếu thường với chỉ số và thời gian chuyển đổi đã được xác định. Đây là loại trái phiếu rất hấp dẫn và dễ bán hơn, thường được nhiều công ty cổ phần áp dụng.

- Trái phiếu thu nhập (income bonds): là loại trái phiếu mà lợi tức được trả tùy thuộc vào lợi nhuận của công ty và không cao hơn lãi suất ghi trên trái phiếu. Đây là loại chứng khoán lai tạp giữa trái phiếu và cổ phiếu thường, nó có phần ưu tiên về lợi nhuận hơn cổ phiếu có nghĩa là trái chủ nhận được lãi trước khi cổ đông nhận cổ tức.

- Trái phiếu lãi suất chiết khấu (coupon bonds): là loại trái phiếu được trả lãi ngay khi phát hành, được khấu trừ vào vốn mua trái phiếu.

- Trái phiếu lãi suất thả nổi (floating rate bonds): là loại trái phiếu có lãi suất được điều chỉnh theo từng thời không kỳ cho phù hợp với lãi suất trên thị trường (lãi suất tín dụng) hoặc bị chi phối bởi giá, chẳng hạn như chỉ số bán lẻ. Đây là loại trái phiếu được bảo hiểm, chống lại được phần nào lạm phát và sự gia tăng của lãi suất tín dụng ngân hàng. Như vậy, doanh nghiệp phát hành và những người đầu tư có thể được bảo vệ phần nào trước rủi ro lãi suất.

- Trái phiếu có thể thu hồi (callable bonds): là trái phiếu có quy định điều khoản cho phép doanh nghiệp mua lại trái phiếu trước khi đến hạn, thường theo giá “gia tăng để giảm bớt nợ” [6; trang 36-42].

1.1.2.2. Căn cứ theo tính chất chuyển nhượng

Trái phiếu vô danh: Trái phiếu vô danh là loại trái phiếu không ghi tên người chủ trái phiếu cả trên trái phiếu và cả trên sổ người phát hành. Người cầm giữ trái phiếu là người sở hữu trái phiếu.

Trái phiếu ghi danh: Trái phiếu ghi danh là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ người sở hữu cả trên trái phiếu và sổ người phát hành [6; trang 35].


1.1.3. Những nguồn lợi tức tiềm năng của trái phiếu

Người đầu tư khi mua trái phiếu, có thể mong đợi ba nguồn lợi tức tiềm năng sau:

- Tiền lãi định kỳ: Khoản lãi này được thanh toán mỗi năm một hay nhiều lần trên cơ sở mức lãi suất cuống phiếu đã ấn định. Mức lãi này là không thay đổi trong suốt thời hạn của trái phiếu (trừ lãi suất có lãi suất thả nổi). Nó là khoản thu nhập ổn định của người nắm giữ trái phiếu.

- Lãi của lãi: Nếu các khoản thanh toán lãi định kỳ không bị tiêu dùng mà được tái đầu tư thì người đầu tư sẽ thu được lãi của lãi. Lãi suất của các khoản tái đầu tư này tuỳ thuộc vào lãi suất của thị trường vào thời điểm thực hiện tái đầu tư. Lãi của lãi đôi khi chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng lợi tức của trái phiếu, nhất là đối với trái phiếu có thời gian đáo hạn dài, trả lãi nhiều kỳ trong năm hay có lãi suất cuống phiếu cao.

- Lợi vốn: Nếu bán trái phiếu ra với giá cao hơn giá mua vào, thì người đầu tư thu được một khoản lợi vốn. Ngược lại, sẽ có một khoản thiệt vốn. Lợi vốn (hay thiệt vốn) xảy ra khi trái phiếu được bán ra, bị mua lại hay đáo hạn (trong trường hợp trái phiếu được mua cao hơn hay thấp hơn mệnh giá). Khoản lợi vốn này tuỳ thuộc vào biến động của lãi suất đòi hỏi và của cung cầu trái phiếu trên thị trường.

Như vậy, lãi suất thực hưởng của trái phiếu có thể khác xa so với lãi suất danh nghĩa, tức là lãi suất cuống phiếu của trái phiếu. Đo lường lãi suất của một trái phiếu cụ thể, cần phải có một thước đo phản ánh được cả ba khoản lợi tiềm năng này [12; trang 178-179].

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trái phiếu

1.1.4.1. Biến động lãi suất thị trường

Lãi suất thị trường là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc định giá các chứng khoán có lãi suất cố định. Nếu lãi suất bắt đầu tăng thì lợi tức đối với trái phiếu bắt đầu thay đổi. Trong trường hợp này, vốn bắt đầu chảy vào


nơi hứa hẹn có lợi nhuận cao, lúc đó giá của trái phiếu có lãi suất cố định giảm. Nhìn ở khía cạnh khác, nếu giá trái phiếu giảm do lạm phát tăng thì việc tăng lãi suất có thể được coi là dấu hiệu của Chính phủ quyết định đẩy lùi lạm phát. Ảnh hưởng tiêu cực của việc tăng lãi suất được đền bù bằng việc triển vọng cải thiện tình hình lạm phát.

1.1.4.2. Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất

Vòng đời, hay thời hạn của bất kỳ trái phiếu nào cũng đều được xác định cố định ngay tại thời điểm phát hành. Nó có thể là ngắn hạn (từ 1 đến 5 năm), trung hạn (6 đến 15 năm), đến dài hạn (từ 15 năm trở lên). Nói chung, thời hạn càng dài thì lãi suất đề ra của trái phiếu càng có nhiều rủi ro khi đầu tư. Mối quan hệ giữa lãi suất và thời gian của trái phiếu được gọi là đường cong lãi suất [15; trang 11-12].

1.1.4.3. Quyền mua lại, bán lại trước hạn

Trái phiếu kèm theo quyền được mua lại cho phép người phát hành mua lại chứng khoán trước khi đáo hạn khi thấy cần thiết. Đặc tính này có lợi cho người phát hành song lại bất lợi cho người đầu tư, nên loại trái phiếu này có thể có lãi suất cao hơn so với những trái phiếu khác cùng thời hạn. Trái phiếu kèm theo quyền được bán lại trước hạn cho phép người nắm giữ trái phiếu được quyền bán lại trái phiếu cho bên phát hành trước khi trái phiếu đáo hạn. Quyền chủ động trong trường hợp này thuộc về nhà đầu tư, do đó lãi suất của trái phiếu này có thể thấp hơn so với những trái phiếu khác có cùng thời hạn

1.1.4.4. Khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu

Trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu trong tương lai thì có giá cao hơn trái phiếu không có khả năng chuyển đổi [5; trang 88].

1.1.4.5. Cung cầu thị trường

Cũng như các hàng hoá khác, giá trị trái phiếu bị ảnh hưởng bởi cung cầu thị trường. Khi cung lớn hơn cầu trái phiếu thì giá trái phiếu giảm. Đơn giản các yếu tố khác, khi cung nhỏ hơn cầu trái phiếu thì giá trái phiếu tăng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2022