Sự Cần Thiết Của Việc Xây Dựng Hệ Thống Định Mức Tín Nhiệm


lòng tin cho công chúng khi tham gia vào thị trường này. Hơn nữa, các thị trường trái phiếu cần có một cơ sở hạ tầng tốt để có thể định giá các loại trái phiếu khác nhau và cơ sở hạ tầng này chính là lãi suất chuẩn của trái phiếu Chính phủ có thời hạn khác nhau. Nếu không có lãi suất chuẩn thì đối với các nhà đầu tư sẽ rất khó khăn trong việc quyết định đầu tư vì không có căn cứ để xác định lãi suất cho trái phiếu.

1.3.2. Môi trường pháp lý

Để thị trường trái phiếu phát triển ổn định đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh, đầy đủ và phù hợp với chính sách phát triển kinh tế của từng giai đoạn. Nếu thiếu các văn bản pháp lý thích hợp sẽ hạn chế thị trường trái phiếu phát triển. Nếu có các văn bản pháp lý xác định quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư khi tham gia thị trường trái phiếu không chặt chẽ sẽ gây ra tâm lý không yên tâm khi đầu tư. Do đó, cần có một hệ thống pháp lý đầy đủ, linh hoạt cho từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của thị trường. Tuy nhiên, các văn bản này có thể điều chỉnh trong từng giai đoạn sao cho đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả để có thể bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư khi tham gia giao dịch trên thị trường.

Hoạt động của TTTP có thể liên quan tới lợi ích của nhiều chủ thể trong xã hội nên khi ban hành các văn bản pháp luật về thị trường trái phiếu cần xem xét và xử lý tốt mối quan hệ ràng buộc giữa các văn bản về thị trường và các văn bản có liên quan. Từ đó có thể bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư khi có tranh chấp xảy ra.

1.3.3. Sự tham gia của các chủ thể

Đây là đối tượng quan trọng trong việc hình thành và phát triển của thị trường trái phiếu vì khi thị trường đã hình thành thì cần có người mua và người bán. Để thị trường trái phiếu có thể hoạt động sôi nổi, nhạy bén thì các chủ thể phát hành phải phong phú và đa dạng về ngành nghề và số lượng, đồng thời hoạt động kinh doanh của các chủ thể này phải có hiệu quả.


Thị trường sơ cấp là nơi mua bán các loại trái phiếu mới phát hành. Trên thị trường này chủ thể phát hành có thể là Chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật được phép phát hành trái phiếu.

Hiện nay việc phát hành TPCP được coi là một kênh huy động vốn lớn và quan trọng trong nền kinh tế có thị trường trái phiếu mới phát triển. Tuy nhiên về lâu dài, cần phải đa dạng các loại trái phiếu khác nhau như TPDN, trái phiếu đô thị… nhằm tạo một TTTP phong phú và phát triển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Khi cần thiết Chính phủ có thể cho phép doanh nghiệp phát hành nhiều loại trái phiếu khác nhau như trái phiếu có lãi suất thả nổi, trái phiếu có quyền mua lại trước hạn, trái phiếu chuyển đổi… Đối với doanh nghiệp có khả năng phát hành trái phiếu ra thị trường nước ngoài thì Chính phủ cần thực hiện chính sách bảo lãnh để thu hút được nguồn đầu tư nước ngoài.

Các chủ thể đầu tư cũng cần được phát triển về số lượng và chất lượng. Chủ thể đầu tư cần xác định được mục đích của mình trên thị trường trái phiếu, phải có kiến thức về thị trường này mới có thể tồn tại và phát triển trước những biến động của thị trường.

Hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam và giải pháp phát triển - 5

1.3.4. Lòng tin của nhà đầu tư

TTTP nói riêng và TTCK nói chung muốn hoạt động ổn định và hiệu quả cần có các chính sách tạo dựng được lòng tin của nhà đầu tư đối với hoạt động của thị trường nhằm giảm các rủi ro nếu có. Mặt khác, để tạo được lòng tin và sự quan tâm của công chúng đầu tư thì trái phiếu phát hành phải đảm bảo về chất lượng và do các doanh nghiệp có uy tín, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thực hiện đầy đủ các cam kết đối với nhà đầu tư trái phiếu. Ngoài ra, các tổ chức tài chính trung gian cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo dựng lòng tin cho các nhà đầu tư. Các tổ chức này cần phải thực sự có khả năng để thực hiện tốt các khả năng của mình như đã quy định và thực

sự đóng vai trò là cầu nối giữa bên cung và cầu về trái phiếu.


1.4. Định mức tín nhiệm‌

1.4.1. Khái niệm về định mức tín nhiệm

Định mức tín nhiệm (ĐMTN) là đánh giá về khả năng thực hiện thanh toán đúng hạn một nghĩa vụ tài chính của một tổ chức phát hành các công cụ nợ. ĐMTN là gồm cả đánh giá định tính và định lượng về sức mạnh tín dụng của tổ chức phát hành. Tổ chức phát hành có thể là các doanh nghiệp, chính quyền địa phương và quốc gia trong trường hợp phát hành nợ của Chính phủ. ĐMTN đối với các công cụ thị trường trái phiếu và thị trường tiền tệ được thực hiện phổ biến ở các thị trường tài chính phát triển [6; trang 100-101].

Định mức tín nhiệm gồm đánh giá định tính và định lượng, đây là hai tiêu chí cơ bản của việc đánh giá ĐMTN. Bao gồm các yếu tố về: tình hình và triển vọng phát triển kinh tế đất nước, các yếu tố rủi ro vĩ mô, chính sách của nhà nước có ảnh hưởng đến ngành và đến công ty; đặc điểm của (các) ngành kinh tế mà công ty đang tham gia, triển vọng phát triển của ngành trong nền kinh tế quốc dân, tác động, ảnh hưởng của những yếu tố vĩ mô, trong, ngoài nước tới ngành kinh tế, vị trí, thị phần của công ty trong ngành; chính sách quản lý trong sản xuất kinh doanh, chính sách tài chính, quản lý vốn, marketing, bán hàng, đặc điểm công nghệ, quy trình sản xuất, khả năng, kinh nghiệm của bộ máy lãnh đạo… Kết quả đánh giá ĐMTN được biển hiện dưới hình thức các ký hiệu từ A (nghĩa là ít bị vỡ nợ nhất) cho đến D (nghĩa là đã bị vỡ nợ rồi) phụ thuộc vào khả năng của người phát hành trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Trong những năm gần đây, ĐMTN trái phiếu đã được sử dụng ngày càng thường xuyên hơn bởi các nhà quản lý ngân hàng và chứng khoán để quản lý các tiêu chuẩn cẩn trọng hoặc xác định tính thích hợp đầu tư cho một số loại quỹ đầu tư.

1.4.2. Sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống định mức tín nhiệm

Trên thế giới, hoạt động ĐMTN xuất hiện từ rất lâu với sự ra đời của công ty ĐMTN đầu tiên là Moody’s và đến nay đã trở thành công ty ĐMTN


lớn nhất thế giới, có mặt ở trên 100 quốc gia. Ngoài ra, còn phải kể đến những công ty như Standard & Poor, Fitch… đang là những cái tên quen thuộc trong ngành ĐMTN. Ngày nay, hầu hết ở các quốc gia có thị trường tài chính phát triển đều tồn tại ít nhất một tổ chức định mức tín nhiệm. Việc ĐMTN đối với các chứng khoán nợ là một hoạt động không thể thiếu được trên thị trường vốn nói chung và TTTP nói riêng.

TTCK Việt Nam vẫn còn non trẻ, trong đó thị trường trái phiếu chủ yếu là TPCP. Để tạo cơ chế khuyến khích cho TTCK nói chung và TTTP nói riêng phát triển thì sự tồn tại và phát triển của các tổ chức ĐMTN là điều kiện cần thiết. Việc hình thành và phát triển các tổ chức ĐMTN trong nước mang lại những lợi ích cho thị trường vốn nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng:

- ĐMTN như một chứng chỉ ISO về tình trạng tài chính, sẽ giúp cho nhà phát hành tìm kiếm tài trợ từ nhiều nhà đầu tư hơn. Tổ chức ĐMTN trong nước đóng góp một cách tích cực và to lớn vào việc huy động nguồn lực một cách hiệu quả cho các tổ chức phát hành. Một kết quả xếp hạng tín nhiệm tốt sẽ chứng tỏ vị thế trên TTCK nói riêng và trong nền kinh tế thị trường nói chung; ngược lại nếu kết quả xếp hạng chưa tốt hoặc không tốt thì doanh nghiệp sẽ có những chiến lược cải tổ bộ máy quản lý, tình hình tài chính, chiến lược kinh doanh… để đạt được mức tín nhiệm cao hơn. Khi doanh nghiệp đạt mức tín nhiệm càng cao, trái phiếu do doanh nghiệp phát hành có thể có lãi suất thấp nhưng vẫn có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư do tính an toàn của trái phiếu được đánh giá thông qua kết quả xếp hạng tín nhiệm cao, điều này sẽ làm cho chi phí vay vốn của doanh nghiệp càng thấp.

- Đối với nhà đầu tư, thông qua kết quả xếp hạng tín nhiệm nhà đầu tư có thể thẩm định được rủi ro, lựa chọn danh mục đầu tư, đưa ra quyết định đầu tư và mức lợi nhuận kỳ vọng phù hợp. Các tổ chức ĐMTN cung cấp nguồn thông tin về rủi ro tín dụng, sẽ đem lại cho nhà đầu tư những thông tin


cần thiết về các trái phiếu trước khi quyết định đầu tư. Với các thông tin này sẽ tạo được lòng tin cho nhà đầu tư khi đầu tư vào các công cụ tài chính thay vì đầu tư vào các tài sản không có tính sinh lời cao.

- Hệ thống ĐMTN còn giúp các tổ chức tín dụng ngân hàng và phi ngân hàng đánh giá và làm căn cứ mở rộng quy mô cho vay một cách phù hợp cũng như chứng tỏ vị thế của mình trước trào lưu gia nhập của các NHTM nước ngoài.

- Đối với nhà quản lý, ĐMTN được sử dụng như một công cụ độc lập để giám sát thị trường trên cơ sở xem xét tư cách và tình trạng tài chính của các đơn vị phát hành [14; trang 86-87].

Kết luận chương 1


Trong chương 1 tôi đã trình bày những nội dung cơ bản về trái phiếu và thị trường trái phiếu như khái niệm, đặc điểm, phân loại trái phiếu, những nguồn lợi tiềm năng cũng như các rủi ro khi đầu tư trái phiếu. Chương này cũng nêu lên được vai trò của thị trường trái phiếu đối với nền kinh tế, đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Một yếu tố cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của TTTP đó là các chủ thể tham gia thị trường và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường. Chương 1 cũng đưa ra khái niệm về ĐMTN, sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống định mức tín nhiệm đối với sự phát triển của thị trường tài chính nói chung và TTTP nói riêng.

Huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu đem lại những lợi ích đáng kể cho nền kinh tế. Phát triển thị trường trái phiếu là yêu cầu phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, khi vay vốn ngân hàng vẫn còn dễ dãi và thị trường cổ phiếu sôi động thì thị trường trái phiếu ít được quan tâm hơn, dẫn đến thị trường trái phiếu kém phát triển. Chương 2 tôi sẽ trình bày thực tế hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam.


Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM‌‌

2.1. Khái lược sự hình thành và phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam

2.1.1. Cơ sở pháp lý cho quá trình phát triển của thị trường trái phiếu

Các văn bản pháp luật liên quan đến việc phát hành và giao dịch trái phiếu xuất hiện từ đầu thập niên 90 như các quy định về phát hành trái phiếu của công ty cổ phần trong Luật công ty 1990.

Nghị định 72/CP ngày 26/07/1994 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành các loại TPCP. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên điều chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ ở nước ta.

Đến năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/CP ngày 17/09/1994 kèm theo quy chế tạm thời về phát hành trái phiếu, cổ phiếu của doanh nghiệp nhà nước. Trong quy chế hướng dẫn việc phát hành, mua bán, chuyển nhượng, hình thức thanh toán, lãi suất trái phiếu, quy định điều kiện để doanh nghiệp Nhà nước phát hành trái phiếu và các vấn đề liên quan khác.

Năm 1995, Chính phủ ban hành Nghị Định 23/CP ngày 22/03/1995 về việc phát hành trái phiếu quốc tế. Hướng dẫn việc phát hành trái phiếu huy động vốn nước ngoài cho đầu tư sản xuất kinh doanh.

Năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/07/1998 về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Hướng dẫn về việc phát hành chứng khoán ra công chúng, giao dịch chứng khoán và các dịch vụ liên quan đến chứng khoán và TTCK. Nghị định được xây dựng để chuẩn bị cho sự ra đời của TTCK và tạo điều kiện kịp thời cho thị trường chứng khoán nước ta đi vào hoạt động.

Năm 1999, Luật Doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 12/06/1999 và có hiệu lực ngày 01/01/2000, đã thay thế cho Luật Công ty


1990 và việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp cũng được điều chỉnh theo Luật Doanh nghiệp.

Đến năm 2000, quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ theo nghị định 72/CP ngày 26/07/1994 được thay thế bằng Nghị định 01/2000/NĐ-CP ngày 13/01/2000 ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ. Quy chế phát hành TPCP đã đổi mới thể hiện qua việc áp dụng phương thức phát hành trái phiếu thông qua đấu thầu qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung và bảo lãnh phát hành. Bên cạnh đó còn quy định việc TPCP niêm yết, giao dịch trên TTCK và phân rõ trách nhiệm của các cơ quan có liên quan như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, UBCKNN, các Bộ, các ngành,… trong việc phát hành TPCP.

Đến năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 về việc phát hành TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương thay thế cho Nghị định 01/2000/NĐ-CP. Khác với Nghị định 01/2000/NĐ-CP, bên cạnh các quy chế về phát hành TPCP, Nghị định 141/2003/NĐ-CP đưa ra các quy chế về phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương. Trên cơ sở Nghị định 141, một loạt các trái phiếu chính quyền địa phương đã ra đời mà đầu tiên có thể kể đến là trái phiếu đô thị TP Hồ Chí Minh do Quỹ đầu tư phát triển đô thị (HIFU) phát hành theo ủy nhiệm của UBND TP.HCM đã tạo cơ chế khuyến khích huy động vốn qua phát hành trái phiếu.

Tiếp theo, Chính phủ ban hành Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán thay thế cho Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/07/1998.

Năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19/05/2006 về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp thay thế cho Nghị định 120/CP ngày 17/09/1994. Nghị định đã giúp cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thể tiếp cận các nguồn vốn từ việc phát hành trái phiếu hay các công


cụ nợ, tạo lập các quy định cơ bản về quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia thị trường nợ (người phát hành, nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước), tạo lập nội dung pháp lý ban đầu để điều chỉnh hoạt động của TTTP.

Ngày 29/06/2006 Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật chứng khoán. Trước khi Luật chứng khoán ra đời, các văn bản pháp lý hiện hành chỉ dừng lại ở mức Nghị định, Luật chứng khoán là bước kiện toàn hệ thống pháp lý, giúp thị trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng phát triển ổn định, công khai và minh bạch hơn.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam

Ở Việt Nam, trái phiếu ra đời từ những năm kháng chiến chống Pháp. Ngay từ khi mới thành lập, trước những khó khăn về tài chính, Chính phủ đã áp dụng hình thức phát hành công trái nhằm huy động nguồn vốn trong dân cư để phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Số tiền thu được phục vụ nhu cầu chi tiêu cho kháng chiến, đầu tư vào một số công trình quan trọng, làm giảm gánh nặng cho chi tiêu của ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên trong giai đoạn trước năm 1990, việc phát hành trái phiếu không thường xuyên, thường mang nặng ý nghĩa về chính trị và tính hành chính bắt buộc.

Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 12/1986) nến kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đất nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế ngày càng tăng. Từ những năm 1990 Nhà nước đã ban hành những quy định mở đầu cho việc hình thành và phát triển của thị trường trái phiếu, đưa thị trường trái phiếu trở thành một kênh huy động vốn cho nền kinh tế. Giai đoạn từ 1990 đến 1999 việc phát hành trái phiếu vẫn còn ít, chủ yếu dưới hình thức phát hành lẻ ra công chúng. Việc phát hành TPDN vẫn chưa được các doanh nghiệp coi là một kênh huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hầu hết nguồn vốn tài trợ

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí