Bảo lãnh trong pháp luật dân sự Việt Nam - 15


lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh, nếu không có thoả thuận khác.

Quy định này sẽ không phù hợp trong trường hợp người được bảo lãnh bị tuyên bố phá sản trước khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ chính. Khi đó người bảo lãnh chưa thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do vậy không có quyền đăng ký vào danh sách chủ nợ để được phân chia tài sản theo quyết định của Tòa án. Khi Tòa án đã phân chia xong tài sản của người bảo lãnh, thì quyền yêu cầu của người bảo lãnh đối với người được bảo lãnh chỉ còn trên lý thuyết, vì khi đó người được bảo lãnh đã không còn tài sản.

Hiện nay, các quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia bảo lãnh đều quy định bên được bảo lãnh có quyền đề nghị và nghĩa vụ nộp phí bảo lãnh. Tuy nhiên, bản chất của quan hệ dân sự là sự tự do, thỏa thuận trên cơ sở hợp đồng. Như vậy, khi thỏa thuận về việc bảo lãnh, người bảo lãnh và người được bảo lãnh hoàn toàn có thể thỏa thuận ngược lại, tức là người bảo lãnh phải nộp phí bảo lãnh mà không phải là người được bảo lãnh theo quy định của pháp luật. Theo quan điểm của chúng tôi, về nghĩa vụ nộp phí bảo lãnh chúng ta không nên quy định cứng nhắc mà nên để các bên tự thỏa thuận, trường hợp không có thỏa thuận cụ thể về phí bảo lãnh trong hợp đồng thì mặc nhiên được coi là không có phí bảo lãnh. Tương tự như vậy, cũng không nên quy định cứng nhắc việc chỉ có bên được bảo lãnh mới có quyền đề nghị giao kết hợp đồng bảo lãnh. Quy định này sẽ không phù hợp trong trường hợp người bảo lãnh với người nhận bảo lãnh giao kết hợp đồng bảo lãnh mà người được bảo lãnh không biết. Việc đề nghị này có thể do người được bảo lãnh, người nhận bảo lãnh và thậm chí người bảo lãnh đề nghị.

Ngoài ba chủ thể cơ bản là bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và người được bảo lãnh còn xuất hiện một số người liên quan. Trong bảo lãnh của TCTD còn có bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh, bên bảo đảm cho


nghĩa vụ của khách hàng đối với TCTD bảo lãnh và các bên khác (Quyết định số 26/2006/QĐ - NHNN ngày 19/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế bảo lãnh nghĩa vụ).

Như đã trình bày ở trên, nghĩa vụ bảo lãnh đôi khi cũng cần được bảo đảm và do vậy, người bảo lãnh và người nhận bảo lãnh có thể thoả thuận một biện pháp bảo đảm. Nếu là bảo lãnh của bảo lãnh, lúc này sẽ xuất hiện bên bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh là bên có liên quan. Việc xác lập quan hệ bảo đảm này là hoàn toàn độc lập với giao dịch được bảo lãnh được xác lập ban đầu. Hoặc khi quan hệ bảo lãnh là bảo lãnh gián tiếp, khi đó có sự xuất hiện của ngân hàng bảo lãnh đối ứng là bên có liên quan.

Pháp luật cũng cần quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của những người liên quan trong trường hợp họ có tham gia vào quan hệ bảo lãnh.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN

Để cho các giao dịch dân sự ngày càng phát triển về số lượng cũng như giá trị của giao dịch, đặc biệt nhằm đảm bảo an toàn cho các giao dịch, Bộ luật dân sự đã quy định nhiều biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trong đó có biện pháp bảo lãnh. Nghiên cứu riêng về bảo lãnh – một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ – là vấn đề khó khăn cả về lý luận và thực tiễn trong pháp luật dân sự.

Bảo lãnh trong pháp luật dân sự Việt Nam - 15

Khi tiến hành nghiên cứu đề tài dưới góc độ chuyên ngành, tác giả mong muốn nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận và các quy định về bảo lãnh trong pháp luật dân sự và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về bản chất, đặc điểm của bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trong pháp luật dân sự. Nghiên cứu, mối quan hệ của bảo lãnh với các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự khác, từ đó chỉ ra những điểm ưu việt của bảo lãnh. Qua nghiên cứu pháp luật thực định tác giả mong rằng có thể làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận về bản chất của hoạt động bảo lãnh trong pháp luật dân sự, góp phần nhỏ bé cho việc dần hoàn thiện chế định quan trọng này.

Từ nghiên cứu thực trạng pháp luật và đối chiếu với thực tiễn hoạt động bảo lãnh cùng những yêu cầu đặt ra đối với các quy định của pháp luật về bảo lãnh, từ đó tác giả đề xuất một số kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo lãnh, góp phần vào qúa trình hoàn thiện pháp luật dân sự nói chung và chế định bảo lãnh nói riêng. Hy vọng rằng, Luận văn đã khái quát một phần thực trạng pháp luật và thực tiễn hoạt động bảo lãnh trong thời gian vừa qua cùng việc giải quyết tranh chấp tại ngành Tòa án nhân dân và sẽ là có ích nhất định cho những người làm công tác thực hành pháp luật, các cán bộ pháp chế của các doanh nghiệp có hoạt động bảo lãnh.

Hoàn thành Luận văn này tác giả xin chân thành cám ơn TS. Bùi Đăng Hiếu đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn trong quá trình nghiên cứu; cảm ơn PGS.TS Đinh Văn Thanh đã có những góp ý sâu sắc cho việc hoàn thiện luận văn này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Văn bản pháp luật.

1. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Bộ luật dân sự, năm 1995.

4. Bộ luật dân sự, năm 2005.

5. Bộ Dân luật Bắc kỳ, năm 1931.

6. Bộ Dân luật Trung kỳ, năm 1936.

7. Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa Pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội-1998.

8. Luật các tổ chức tín dụng 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng 2004.

9. Nghị định số 163/2006/ NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.

10.Pháp lệnh Hợp đồng dân sự, năm 1991.

11.Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT- BLĐTBXH-BTP ngày 11/7/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội- Bộ Tư pháp.

Tài liệu tham khảo.

12.Phạm Công Bảy (2007), “Tình hình giải quyết các vụ án Lao động năm 2007 và một số vấn đề rút ra từ thực tiễn áp dụng Bộ luật tố tụng dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, tr.19-29.

13.Trần Đình Định (2006), Những quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng, Nxb Tư pháp, Hà Nội.


14.Đại học quốc gia Hà Nội (2006), Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các Tổ chức tín dụng, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

15.Đỗ Văn Đại (2008), Luật hợp đồng Việt Nam, bản án và bình luận bản án, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

16.Nguyễn Ngọc Điện (1997), Bình luận khoa học về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong luật dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ, Hà Nội.

17.Phạm Hoàng Giang (2007), “ Hình thức của hợp đồng bảo lãnh”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, tr. 17-19.

18.Nguyễn Am Hiểu (2004), “ Hoàn thiện pháp lý về biện pháp bảo đảm nhìn từ quyền tự do hợp đồng”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, tr.21-24.

19.Nguyễn Thành Long (1999), Những vấn đề pháp lý về bảo lãnh ngân hàng, Luận án Thạc sỹ Luật học, Trường đại học Luật Hà Nội.

20.Phạm Công Lạc (1996), “Bản chất của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”, Tạp chí luật học, (chuyên đề về Bộ luật dân sự), tr.31- 34.

21.Phạm Văn Lãng (2006), “Bảo lãnh bằng tài sản…cần bàn thêm”, Tạp chí ngân hàng, tr.3-7.

22.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2002, 2003, 2004, 2005, 2006), Báo cáo thường niên của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Hà Nội.

23.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1997), Pháp luật về Ngân hàng trung ương và Ngân hàng thương mại một số nước, Nxb Thế giới, Hà Nội.

24.Lê Nguyên (1997), Bảo lãnh ngân hàng và tín dụng dự phòng, Nxb thống kê, Hà Nội.

25.Nguyễn Thị Thảo (2006), Bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trong hoạt động ngân hàng, Luận án Thạc sỹ luật học, Trường đại học Luật Hà Nội.

26.Nguyễn Trọng Thùy (1996), Hướng dẫn áp dụng điều lệ và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ, Nxb Thống kê, Hà Nội.


27.Lê Thị Bích Thọ (2001), “Nhầm lẫn-yếu tố dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng”, Tạp chí Tòa án nhân dân.

28. Lê Thị Bích Thọ (2002), “Hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý của nó”, Thông tin khoa học pháp lý, Viện nghiên cứu Khoa học Pháp lý.

29.Phạm Văn Tuyết (1999), “Bàn về biện pháp Bảo lãnh”, Tạp chí luật học, tr.30-33.

30.Tòa án nhân dân tối cao (2005), Báo cáo tổng kết của ngành Tòa án năm 2004, Hà Nội.

31.Tòa án nhân dân tối cao (2006), Báo cáo tổng kết của ngành Tòa án năm 2005, Hà Nội.

32.Tòa án nhân dân tối cao (2007), Báo cáo tổng kết của ngành Tòa án năm 2006, Hà Nội.

33.Trần Trung Trực (1997), Một số vấn đề về giao dịch dân sự và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, Luận văn Thạc sỹ luật học, Trường đại học luật Hà Nội.

34.Trường đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

35.Trường đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

36.Unidroit (1999), Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

37.Võ Đình Toàn (2002), “ Một số vấn đề về quan hệ bảo lãnh ngân hàng ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Luật học, tr.22.

38.Vũ Văn Mẫu (1973), Cổ luật Việt Nam và Tư pháp sử, Sài Gòn, tr.208. 39.Viện Ngôn ngữ học (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.


40.Viện Sử học Việt Nam (1991), Quốc triều hình luật, (luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội.

41.Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.


Tiếng Anh

42.Rocland F.Betrams (1992), Bank Guarantees in internationnal trade. 43.ICC Publication No.325 (1978), Uniform Rules for Contract Guarantees.

44. ICC Publication No.458 (1992), Uniform Rules for Demand Guarantees.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/09/2022