Việc Thực Hiện Chức Năng Của Hội Đồng Nhân Dân Xã Ở Hà Nội Hiện Nay Và Những Vấn Đề Đặt Ra


Theo đánh giá của đại biểu HĐND xã trong mẫu điều tra, hoạt động tiếp xúccử tri cao hơn các hoạt động khác (mức tốt 85,8%; Biểu đồ 3.6); tỷ lệ mức tốt thấpnhất là hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân (mức tốt 68,2%; Bảng 3.8).Đánh giá của cán bộ UBND xã trong mẫu điều tra, hoạt động tiếp xúc cử tri cao hơncác hoạt động khác (mức tốt 83,3%; Biểu đồ 3.6); tỷ lệ mức tốt thấp nhất là hoạtđộng đôn đốc thực hiện đơn thư khiếu nại (mức tốt 64,5%; Biểu đồ 3.8). Đánh giákhái quát, hoạt động tiếp xúc cử tri xã được đánh giá cao nhất, hoạt động tuyêntruyền, vận động nhân dân được đánh giá ở mức thấp nhất trong các hoạt động liênhệ cử tri của HĐND xã.

Trong mô tả, phân tích, đánh giá các hoạt động liên hệ với cử tri của HĐNDxã ở Hà Nội nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã chỉ ra một số hạn chế, những vấn đề cần khắcphục trong thời gian tới. Có thể khái quát những vấn đề cần tập trung nâng cao chấtlượng trong thời gian tới là: Thứ nhất, tích cực đổi mới, hoàn thiện quy trình đểnâng cao hơn nữa chất lượng liên hệ với cử tri của HĐND xã; Thứ hai, chú trọngbồi dưỡng nâng cao năng lực điều hành của Thường trực HĐND xã trong tổ chứccác hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, đôn đốc thực hiện đơn thư khiếu nại;Thứ ba, chú trọng bồi dưỡng nâng cao trách nhiệm, tri thức, kỹ năng liên hệ với cửtri của các đại biểu HĐND xã.

3.5. VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ Ở HÀ NỘI HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.5.1. Việc thực hiện các chức năng của Hội đồng nhân dân x ở Hà Nội nhiệm kỳ 2016 - 2021

Theo quy định của Luật, HĐND xã là một cơ quan quyền lực, một tổ chức đại diện và bảo đảm quyền lợi của nhân dân ở cơ sở. Thực hiện chức năng của một cơ quan quyền lực ở địa phương, HĐND xã thực hành các hoạt động ban hành nghị quyết về kinh tế - xã hội, về nhân sự và hoạt động giám sát. Thực hiện chức năng của một tổ chức đại diện và bảo đảm quyền lợi cho nhân dân ở cơ sở, HĐND xã tổ chức hoạt độngtiếp xúc cử tri, tiếp công dân, đôn đốc giải quyết đơn thư khiếu nại và tuyên truyền, vận động nhân dân.


Thực hiện chức năng cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương thông qua hoạt động ra quyết định và hoạt động giám sát

Nhiệm kỳ 2016 - 2021, HĐND xã ở thành phố Hà Nội đã tổ chức thực hiện các hoạt động ra quyết định (ban hành nghị quyết) và giám sát đảm bảo đúng quy định của luật, đáp ứng được tình hình phát triển kinh tế xã hội và thực tiễn địa phương.

Về hoạt động ra quyết định. Trong nhiệm kỳ vừa qua, hoạt động ra quyết định (ban hành nghị quyết) đã được HĐND xã quan tâm, chú trọng, từng bước đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Các nghị quyết được ban hành về các nội dung: chủ trương đầu tư các chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyết, các nghị quyết về chương trình xây dựng nôn thôn mới, các nghị quyết chuyên đề về kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng…là căn cứ, cơ sở pháp lý quan trọng để mỗi xã sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực và tạo sự chủ động cho UBND xã triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Tổng kết nhiệm kỳ 2016-2021, HĐND các xã thuộc huyện Phú Xuyên ban hành được 323 nghị quyết về công tác nhân sự; 1.232 nghị quyết về các nội dung kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. HĐND các xã thuộc huyện Mỹ Đức ban hành được 256 nghị quyết về công tác nhân sự; 803 nghị quyết về các nội dung kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. HĐND các xã thuộc huyện Đông Anh ban hành được 59 nghị quyết về công tác nhân sự; 443 nghị quyết về các nội dung kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Việc xây dựng và ban hành nghị quyết HĐND các cấp đều đúng thẩm quyền và đúng trình tự. Tuy nhiên, việc lấy ý kiến tham gia của Nhân dân vào các dự thảo nghị quyết còn hạn chế [113, PL.8].

Trong triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, HĐND các xã đã ban hành nhiều nghị quyết thuộc lĩnh vực văn hoá xã hội như: giáo dục, y tế, xây dựng các thiết chế văn hóa, xóa đói giảm nghèo, chương trình an sinh xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ môi trường... để hoàn thành và duy trì các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đồng thời nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.. “Ngay từ khi mới bắt tay xây dựng nông thôn mới, HĐND xã đã theo

Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã trên địa bàn thành phố Hà Nội - 14

sát bằng cách chủ động đề xuất các nội dung của chương trình nông thôn mới


trong Chương trình xây dựng Nghị quyết hàng năm phù hợp với tình hình thực tế của xã; giao các Ban HĐND khảo sát, đánh giá khách quan về tình hình thực hiện Nghị quyết để có những điều chỉnh phù hợp”

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 56 tuổi, Chủ tịch HĐND xã.

“Năm 2018, HĐND xã thông qua nghị quyết chuyên đề về việc cưới, việc tang để triển khai đến các thôn, xóm cho nhân dân thống nhất, duy trì thực hiện quy ước, hương ước trong việc cưới, việc tang đã đề ra phù hợp với tập quan địa phương và quy định của pháp luật”

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 46 tuổi, Chủ tịch UBMTTQ xã.

Với việc ban hành các nghị quyết đúng quy định của pháp luật, phù hợp với thực tiễn, mang lại hiệu quả trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương, HĐND xã đã cơ bản thực hiện tốt chức năng quyết định, từng bước khẳng định hiệu quả và chất lượng hoạt động của mình, phối hợp cùng với UBND xã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, điều hành các mặt của địa phương, góp phần làm cho chính quyền địa phương hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vững mạnh, từng bước xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Về hoạt động giám sát. Thời gian qua, hoạt động giám sát của HĐND xã cũng đã được thực hiện đúng quy định của Luật, giúp HĐND có thông tin, căn cứ khoa học, thực tiễn để ban hành nghị quyết phù hợp với yêu cầu thực tế, đồng thời tạo ra sự thống nhất cao trong xây dựng, áp dụng pháp luật ở địa phương.

Tổng kết nhiệm kỳ 2016-2021, các xã của HĐND huyện Phú Xuyên tổ chức được 603 đoàn giám sát với tổng số 531 kiến nghị gửi đến UBND cùng cấp, tỷ lệ các kiến nghị giám sát được giải quyết là 89%. Các xã của HĐND huyện Mỹ Đức tổ chức được 342 đoàn giám sát với tổng số 521 kiến nghị gửi đến UBND cùng cấp, tỷ lệ các kiến nghị giám sát được giải quyết là 73,5% (383 kiến nghị). Các xã của HĐND huyện Đông Anh tổ chức được 336 đoàn giám sát với tổng số 746 kiến nghị gửi đến UBND cùng cấp, tỷ lệ các kiến nghị giám sát được giải quyết là 96% với 717 kiến nghị [113, PL.9]. Những con số trên cho thấy HĐND các xã đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chức năng giám sát.


Thông qua hoạt động giám sát của HĐND, hoạt động của các cơ quan nhà nước sẽ được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, khắc phục tính cục bộ địa phương, ngăn chặn, đẩy lùi những tiêu cực trong bộ máy nhà nước. Hoạt động giám sátđã đảm bảo cho HĐND thật sự là cơ quan đại diện của nhân dân, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

“Thẩm quyền giám sát của HĐND và các đại biểu HĐND là rất lớn, có khả năng tác động đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Khi HĐND các cấp thực hiện đầy đủ và hiệu quả chức năng giám sát, tập trung vào các vấn đề bức xúc, dư luận quan tâm, sẽ khẳng định vai trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân”

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 35 tuổi, Phó Trưởng ban Pháp chế HĐND thành phố Hà Nội.

Hoạt động giám sát còn giúp HĐND phát hiện kịp thời những hạn chế, yếu kém trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát. Từ đó, kiến nghị những biện pháp khắc phục một cách có hiệu quả để các cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát làm tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần nâng cao hiệu quả bộ máy chính quyền ở địa phương. Việc lựa chọn các nội dung giám sát là các vấn đề nóng của địa phương, các vấn đề được người dân quan tâm hoặc bức xúc giúp HĐND chỉ ra được những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước, nghị quyết của HĐND, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương, ổn định đời sống dân sinh.

“Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tôi đánh giá cao việc Thường trực HĐND xã đã triển khai được một số cuộc giám sát chuyên đề có chất lượng, ví dụ như giám sát việc thực hiện duy trì các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tình hình thực hiện các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn xã; đặc biệt là đợt dịch tả lợn Châu Phi vừa rồi Thường trực HĐND xã cũng đã vào cuộc rất tốt trong việc giám sát công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh tả lợn và việc thực hiện chi trả hỗ trợ. Qua giám sát, HĐND xã đã cùng UBND xã tìm ra các biện pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc thúc đẩy công việc trôi chảy hơn”

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 58 tuổi, Bí thư Đảng uỷ xã, HN


Thực hiện chức năng đại diện và bảo đảm quyền lợi của nhân dân ở cơ sở.

Nhiệm kỳ 2016 - 2021, HĐND xã ở thành phố Hà Nội đã tổ chức thực hiện chức năng đại diện và bảo đảm quyền lợi của nhân dân ở cơ sở, thông qua tiến hành các hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, tuyên truyền vận động nhân dân và đôn đốc giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân. Các hoạt động này đúng quy định của luật, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri và góp phần gia tăng mối liên hệ giữa chính quyền và nhân dân.

Về tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, tuyên truyền vận động nhân dân. Từ khảo sát về hoạt động tiếp xúc cử tri của HĐND xã nhiệm kỳ 2016-2021 đã cho thấy HĐND xã ở Hà Nội đã thực hiện khá tốt các hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, tuyên truyền vận động nhân dân. Những cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa đại biểu HĐND xã với cử tri và xử lý kiến nghị của cử tri đã thực hiện tốt một hình thức của dân chủ trực tiếp, giúp cho việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân được bảo đảm hiệu quả hơn.

Nhiệm kỳ 2016-2021, tỷ lệ đại biểu HĐND xã tại huyện Mỹ Đức tiếp xúc cử tri đạt 97,4%; qua các cuộc tiếp xúc cử tri đã tiếp nhận tổng số 3.876 kiến nghị của cử tri, tỷ lệ kiến nghị được giải quyết đạt 66,2%. Tại huyện Phú Xuyên, tỷ lệ đại biểu HĐND các xã tiếp xúc cử tri đạt 100%, qua các cuộc tiếp xúc cử tri đã tiếp nhận 501 kiến nghị của cử tri, tỷ lệ kiến nghị được trả lời và giải quyết là 100%. Tại huyện Đông Anh, tỷ lệ đại biểu HĐND các xã tham gia tiếp xúc cử tri đạt 97,8%, qua các cuộc tiếp xúc cử tri đã tiếp nhận 7.320 kiến nghị của cử tri, tỷ lệ kiến nghị được trả lời và giải quyết là 71,2% [113, PL.10].

Thông qua việc thường xuyên gặp gỡ cử tri, đại biểu HĐND nắm bắt được những vấn đề đang khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai cơ chế, chính sách ở cơ sở, những bức xúc của nhân dân, qua đó chuyển đến cơ quan thẩm quyền kịp thời giải quyết. Tiếp xúc cử tri, tiếp công dân đã giúp HĐND có nguồn thông tin chất lượng để lựa chọn giám sát chuyên đề, thảo luận, chất vấn tại hội trường và làm cơ sở quyết định các vấn đề quan trọng tại kỳ họp.

Về đôn đốc giải quyết đơn thư, khiếu nại của công dân. Nhiệm kỳ vừa qua, HĐND xã ở Hà Nội đã tiến hành việc đôn đốc giải quyết đơn thư, khiếu nại của


công dân theo quy định của pháp luật. Tuy rằng, hoạt động đôn đốc giải quyết đơn thư, khiếu nại của công dân của HĐND xã chưa thật tốt, chưa đáp ứng kỳ vọng của nhân dân, song hoạt động này đã góp phần gia tăng mối liên hệ giữa HĐND, đại biểu HĐND xã với cử tri, thực hiện cầu nối giữa cơ quan quyền lực ở địa phương với nhân dân.

Nhiệm kỳ 2016-2021 trên địa bàn thành phố Hà Nội, các đại biểu HĐND xã đã tiếp 12.807 lượt công dân; tiếp nhận 18.158 lượt ý kiến kiến nghị, khiếu nại, tố cáo và tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn công dân, chuyển tới các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Thường trực HĐND cấp xã cùng các đại biểu HĐND định kỳ hàng tuần tiếp công dân tại Trụ sở HĐND - UBND cấp xã; các đại biểu HĐND xã cũng đã tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của người dân ngay tại cơ sở, tại gia đình và thực hiện tốt vai trò là người đại diện của cử tri địa phương [113, PL.12].

Nhìn một cách tổng thể, nhiệm kỳ 2016 - 2021, HĐND xã đã thực hiện khá tốt chức năng cơ quan quyền lực ở địa phương, đại diện và bảo đảm quyền lợi của nhân dân ở cơ sở; góp phần thực hiện tốt hơn cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, thực hiện phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng” trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3.5.2. Một số vấn đề đặt ra về việc thực hiện các chức năng của Hội đồng nhân dân x

Nhiệm kỳ 2016 - 2021, HĐND xã ở thành phố Hà Nội đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong việc thực hiện chức năng cơ quan quyền lực ở địa phương, đại diện và bảo đảm quyền lợi của nhân dân ở cơ sở, đảm bảo được vị thế, vai trò là một thành tố trong HTCT, CQĐP ở cơ sở. Thực tiễn thực hiện chức năng của HĐND xã ở thành phố Hà Nội nhiệm kỳ vừa qua đã và đang đặt ra một số vấn đề cần tháo gỡ để nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động, khẳng định ngày càng cao hơn là cơ quan quyền lực ở địa phương, đại diện và bảo đảm quyền lợi của nhân dân ở cơ sở.

Những vấn đề đặt ra từ kết quả thực hiện chức năng cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

Về quyết nghị các vấn đề kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Nghị quyết củaHĐND xã cần cụ thể hơn, sát thực tiễn hơn, tránh chung chung, nhất là việc xác định các chỉ tiêu và giải pháp. Muốn vậy, cần đặc biệt quan tâm cải tiến để các tờ


trình của UBND chất lượng, chính xác, kịp thời hơn. Thực tế cho thấy, các tờ trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của UBND còn chưa thật tốt, thiếu nhiều thông tin và thường chậm so với thời gian dự kiến. Vì thế, đại biểu HĐND xã ít có thời gian đọc và không có nhiều thông tin để tham chiếu, nên ý kiến phát biểu của đại biểu HĐND chưa sâu, nghị quyết của HĐND còn chung chung, chưa thật cụ thể.

Về nghị quyết nhân sự. HĐND xã cần phát huy hơn nữa tính “dân chủ”, phát huy vai trò người đại diện của nhân dân trong quyết định về vấn đề nhân sự, nhất là trong việc bầu và bãi miễn các chức danh trong HĐND và UBND theo thẩm quyền, để chính quyền địa phương thực sự là của dân, do dân, vì dân.

Trong vấn đề này cần làm rò mối quan hệ giữa sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng địa phương với quyền hợp pháp của HĐND về vấn đề nhân sự. Về nguyên tắc, công tác cán bộ là công tác cấp ủy, tổ chức đảng địa phương, các quyết nghị về nhân sự của HĐND trên cơ sở quán triệt nghị quyết của cấp ủy, tổ chức đảng địa phương về nhân sự. Song HĐND xã cũng có quyền bàn thảo, đưa ra các ý kiến về từng nhân sự cụ thể, để bảo đảm không lọt những người không thực sự vì dân vào trong bộ máy CQĐP. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ra quyết định về nhân sự không chỉ khẳng định vị thế, vai trò của HĐND trong hệ thống chính trị, trong địa bàn dân cư xã mà còn góp phần thực hiện phương châm “nhốt quyền lực trong cơ chế” trong việc bố trí các vị trí trong hệ thống chính trị, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất “lợi ích nhóm” trong sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức ở xã. Vai trò của HĐND xã trong quyết định nhân sự được thực hiện tốt sẽ góp phần khắc phục hiện tượng “đúng quy trình” nhưng “không đúng người”.

Về hoạt động giám sát chuyên đề.

Do đặc điểm tổ chức HĐND xã (ít đại biểu chuyên trách, chất lượng cán bộ hoạt động chuyên trách HĐND không đồng đều… và không ít nơi chưa được cấp ủy thực sự quan tâm, tạo điều kiện) nên chất lượng và hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện, xã còn có khó khăn, hạn chế nhất định [113]. Một số kiến nghị sau giám sát của HĐND chưa được các cơ quan có trách nhiệm tiếp thu nghiêm túc và giải quyết có kết quả. Việc đôn đốc thực hiện các kiến nghị sau giám


sát chưa quyết liệt, quá trình đôn đốc do không có chế tài xử lý nên hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện kiến nghị sau giám sát bị hạn chế.

Vì vậy, trước hết HĐND xã cần duy trì nề nếp hoạt động giám sát theo chuyên đề; đồng thời, đẩy mạnh đổi mới nội dung, cách thức giám sát chuyên đề và giải trình của Thường trực HĐND xã. Chú trọng theo dòi, đôn đốc, kiểm tra thực thi kết luận giám sát, để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, qua đó khẳng định vị thế, vai trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Bởi lẽ giám sát là để đảm bảo các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật, triển khai thực hiện nghiêm túc nghị quyết của HĐND; đảm bảo nhân dân được thực hiện quyền lực của mình thông qua HĐND.

Nhiệm kỳ vừa qua, có những thời điểm, ở một vài xã, Thường trực HĐND xã còn có biểu hiện “lúng túng” trong tổ chức phiên họp chất vấn, giải trình; có những đại biểu trong cả nhiệm kỳ gần như không thực hiện đủ, đúng quyền chất vấn, giám sát tại các kỳ họp HĐND xã. Vì thế, vấn đề quan trọng cần khắc phục để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND xã là: nâng cao năng lực tổ chức của Thường trực HĐND xã và nâng cao ý thức trách nhiệm, tri thức, kỹ năng phản biện của đại biểu HĐND.

Những vấn đề đặt ra từ kết quả thực hiện chức năng đại diện, bảo đảm quyền lợi của nhân dân ở cơ sở

Về tiếp xúc cử tri, tiếp công dân. Đối với HĐND xã và đại biểu HĐND xã, việc chủ động tuyên truyền, giải thích, phổ biến cho cử tri về những vấn đề mà cử tri quan tâm còn hạn chế. Do công tác chuẩn bị cho cuộc TXCT chưa tốt, năng lực điều hành của MTTQ còn hạn chế nên cá biệt một số cuộc TXCT thành nơi tiếp nhận kiến nghị, khiếu nại của Nhân dân [113].

Để nâng cao chất lượng hoạt động tiếp cử tri, tiếp công dân cần tập trung tháo gỡ một số vấn đề: Một là, cung cấp đầy đủ các thông tin cho đại biểu HĐND; đồng thời, mỗi đại biểu cần tìm đọc những tài liệu có liên quan để “có vốn tri thức” trả lời trước những câu hỏi của cử tri; Hai là, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND xã, để tránh bị động, lúng túng; Ba là, duy trì nền nếp chế độ đại biểu HĐND báo cáo với cử tri về hoạt động của mình để cử tri giám sát.

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 30/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí