- Giấy CNQSDĐ cấp chưa đầy đủ nên việc hoàn thành các thủ tục cho vay còn chậm trễ, gây khó khăn cho cả Ngân hàng và các hộ có nhu cầu vay vốn.
- Trình độ dân trí thấp, khó khăn trong việc viết hồ sơ vay vốn, mặc dù đã được Ngân hàng thiết kế khá đơn giản.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa vào các phương pháp đã được mô tả ở chương 2 cùng với các vấn đề cơ sở lý luận đã được hệ thống hóa ở chương 1, tác giả tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ tại Agribank Quảng Bình giai đoạn 2010-2013 trong chương 3 của đề tài.
Thông qua chương 3, các nội dung sau đã được làm rõ: (1) Tình hình kinh tế
- xã hội ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đối với nông hộ, (2) Tình hình phát triển kinh tế nông hộ ở Quảng Bình và nhu cầu của nông hộ, (3) Thành tựu và hạn chế của hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đối với nông hộ, (4) Những vấn đề đặt ra trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đối với nông hộ.
Theo đó, Agribank Quảng Bình cần xây dựng các nhóm giải pháp để khắc phục những hạn chế về hình thức cho vay, công tác tuyên truyền, mức độ hỗ trợ từ sản phẩm, nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, đào tạo, phát triển đội ngũ nhân sự.
Có thể bạn quan tâm!
- Số Trang Trại Phân Theo Huyện, Thị Xã, Thành Phố Giai Đoạn 2011-2013 Tại Tỉnh Quảng Bình
- Hoạt Động Cho Vay Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Quảng Bình Đối Với Nông Hộ
- Xử Lý Rủi Ro Đối Với Hoạt Động Cho Vay Đối Với Nông Hộ Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh Quảng Bình
- Hoạt động cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với nông hộ tỉnh Quảng Bình - 13
- Hoạt động cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với nông hộ tỉnh Quảng Bình - 14
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
Nhiệm vụ của chương 4 là căn cứ trên những phân tích thực trạng ở chương 3 để đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ tại Agribank Quảng Bình trong giai đoạn tới.
CHƯƠNG 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ Ở QUẢNG BÌNH
4.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển của tỉnh Quảng Bình đến năm 2015
4.1.1 Phương hướng, mục tiêu phát triển chung của tỉnh
Theo kế hoạch hành động về Phát triển bền vững tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2015, các chỉ tiêu và giải pháp phát triển bền vững có nội dung chủ yếu như sau:
4.1.2.1. Phương hướng phát triển
Phát triển vững chắc và toàn diện trên tất cả mặt: kinh tế, xã hội, môi trường và quốc phòng, an ninh. Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Đảm bảo sự phát triển bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng trong tỉnh; sự phát triển hôm nay không làm tổn hại đến sự phát triển của mai sau.
4.1.2.2. Các mục tiêu cụ thể
* Về kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 7,5 - 8 %/năm.
- Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng bình quân 4- 4,5%
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 9-10%
- Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 11-12%
- Đến năm 2015 cơ cấu kinh tế như sau:
+ Nông lâm ngư chiếm 16,5%
+ Công nghiệp - xây dựng chiếm 43%
+ Dịch vụ chiếm 40,5%
- Sản lượng lương thực đến năm 2015 đạt 27,5-28,0 vạn tấn
- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 16 - 17%
- Đến năm 2015, thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 2.500 tỷ đồng
- GDP/người theo giá hiện hành đến năm 2015 đạt 28 - 30 triệu đồng (tương đương 1.400-1.600 USD)
- Phấn đấu có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới
* Về xã hội
- Giải quyết việc làm hàng năm 3,0-3,2 vạn lao động
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm 3,5-4,0% (theo chuẩn mới 2011-2015)
- Đến năm 2015, có 80 - 85% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế
- Đến năm 2015, 100% xã, phường, thị trấn hoàn thành phổ cập THCS một cách vững chắc; có 25-30% trường mầm non, 80-85% trường tiểu học, 45-50% trường THCS, THPT đạt chuẩn Quốc gia.
- Đến năm 2015, 50-60% số người lao động được đào tạo; trong đó, qua đào tạo nghề đạt 35 - 40%.
* Về môi trường
- Tỷ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước sạch đạt 95%
- Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch và hợp vệ sinh đạt 75% - 80%
- Tỷ lệ che phủ rừng 67,5% - 68,5%
- Phấn đấu đến năm 2015, có 100% cơ sở sản xuất mới áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải; quản lý được 70% nguồn chất thải, xử lý được 85% tổng lượng chất thải rắn.
4.1.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế nông hộ
Theo kế hoạch hành động về Phát triển bền vững tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2015, mục tiêu, phương pháp phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển kinh tế nông hộ nói riêng được quy định cụ thể như sau:
- Phát triển nông nghiệp bền vững, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao gắn với việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo vệ môi trường sinh thái. Chú trọng nâng cao chất lượng đời sống của người dân vùng nông thôn trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa nông thôn phải theo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, giảm thiểu sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn.
- Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại. Quy hoạch và xây dựng các vùng chuyên canh cây trồng, chú trọng các loại cây trồng chủ lực của tỉnh có giá trị kinh tế cao nhằm tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích.
- Phát triển mạnh chăn nuôi trang trại gắn với quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung. Tập trung cải tạo, nâng cao chất lượng đàn gia súc, áp dụng quy trình, công nghệ chăn nuôi tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả. Phát triển mạnh một số đối tượng nuôi có giá trị cao như: bò lai, lợn ngoại, đàn ong, dê, đà điểu...
- Tăng cường năng lực đánh bắt xa bờ, chú trọng khai thác các đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, phục vụ chế biến và xuất khẩu. Làm tốt công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, từng bước hạn chế việc khai thác vùng lộng. chú trọng nuôi thuỷ sản nước ngọt bằng các đối tượng nuôi có giá trị cao.
Như vậy, theo kế hoạch của UBND tỉnh Quảng Bình, mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế nông hộ tập trung vào một số điểm sau: (1) Phát triển nông nghiệp bền vững, (2) Gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và gắn với các ngành công nghiệp, dịch vụ khác để phát triển toàn diện, (3) Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, (4) Phát triển mạnh chăn nuôi trang trại gắn với quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung, và (5) Tăng cường năng lực đánh bắt xa bờ, chú trọng khai thác các đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, phục vụ chế biến và xuất khẩu.
4.2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với phát triển kinh tế nông hộ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình
4.2.1. Đa dạng hóa các hình thức cho vay đối với kinh tế nông hộ
Hiện nay, các hình thức cho vay đối với phát triển kinh tế nông hộ tại Agribank Quảng Bình vẫn chưa đa dạng và phong phú. Như vậy, việc thực hiện các giải pháp về là rất cần thiết và quan trọng và thời điểm này.
Nội dung của giải pháp đa dạng hóa các hình thức cho vay đối với kinh tế nông hộ bao gồm những nội dung sau đây:
- Rà soát các hình thức cho vay hiện đang áp dụng tại Agribank Quảng Bình để nhìn nhận những ưu, nhược điểm trong các hình thức, từ đó có hướng khắc phục.
- Nghiên cứu và thực hiện ứng dụng các hình thức cho vay mới.
Hiện nay, các hình thức cho vay đối với phát triển kinh tế nông hộ chủ yếu là các hình thức cho vay trực tiếp, xét theo hình thức hình thành khoản vay. Các hình thức cho vay gián tiếp hầu như không được triển khai tại Agribank Quảng Bình.
Vì vậy, trong giai đoạn tới, Agribank Quảng Bình cần nghiên cứu để ứng dụng hiệu quả hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian. Ngân hàng sẽ cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ thông qua các tổ, đội, hội, nhóm, như nhóm sản xuất hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ ...
Bên cạnh đó, các hình thức cho vay sắp xếp theo thời hạn cho vay cũng cần được khai thác để đa dạng hóa đối với từng gói sản phẩm khác nhau.
- Kiểm tra, giám sát thường xuyên quá trình ứng dụng để có hướng khắc phục những phát sinh trong quá trình ứng dụng.
* Quy trình triển khai thực hiện giải pháp
Theo tác giả, quy trình triển khai thực hiện giải pháp cần được thực hiện theo sơ đồ dưới đây:
Quy trình triển khai giải pháp đa dạng hóa hình thức cho vay
Xây dựng kế hoạch thực hiện giải pháp
Triển khai thực hiện giải pháp
Đánh giá kết quả thực hiện giải pháp
Xác định mục Phân công cá Rà soát lại tiêu, định nhân, bộ phận hình thức cho
hướng của giải thực hiện vay hiện đang pháp áp dụng
Nghiên cứu ứng dụng hình thức cho vay mới (cho vay gián tiếp)
Kiểm tra, giám sát quá trình ứng dụng hình thức mới
Kiểm tra, giám sát quá trình triển khai giải pháp
Báo cáo kết quả thực hiện bằng văn bản
Sơ đồ 4.1. Quy trình triển khai giải pháp đa dạng hóa hình thức cho vay đối với phát triển kinh tế nông hộ tại Agribank Quảng Bình
4.2.2. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và hoàn thiện bộ máy tổ chức
Do hiện nay, tại Agribank, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong bộ máy tổ chức còn lỏng lẻo, quản lý chưa chặt chẽ, dẫn đến hạn chế trong hoạt động cho vay. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên thực hiện nghiệp vụ hoạt động cho vay còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ. Vì vậy, việc thực hiện các giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và hoàn thiện bộ máy tổ chức là rất cần thiết và quan trọng.
Nội dung của giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và hoàn thiện bộ máy tổ chức bao gồm những nội dung sau đây:
- Hoàn thiện bộ máy tổ chức
+ Xây dựng bản mô tả công việc cụ thể đối với từng vị trí khác nhau trong bộ máy tổ chức liên quan đến hoạt động cho vay, như: Giám đốc Ngân hàng ( Người phê duyệt), Trưởng phòng tín dụng, Cán bộ tín dụng, Cán bộ kế toán cho vay. Trong đó quy định cụ thể những nhiệm vụ cần làm, trách nhiệm, quyền hạn
của từng cá nhân đối với hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay đối với phát triển kinh tế nông hộ nói riêng.
+ Phân công cụ thể các cá nhân thực hiện công tác hỗ trợ các nông hộ ở các địa phương xa trung tâm mà sử dụng các gói sản phẩm cho vay của Agribank Quảng Bình.
+ Xây dựng đề án kiện toàn bộ máy tổ chức thực hiện các hoạt động cho vay tại Ngân hàng, đề xuất sơ đồ bộ máy tổ chức thể hiện được sự phối hợp ăn ý giữa các bộ phận, cá nhân liên quan đến hoạt động cho vay.
- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thực hiện các hoạt động cho vay hỗ trợ nông hộ theo từng quý, từng năm và triển khai thực hiện một cách thống nhất, hiệu quả.
+ Xây dựng khung chương trình đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo chuyên sâu đối với các nhân sự về kiến thức liên quan đến kinh tế nông hộ, phát triển kinh tế nông hộ, các gói sản phẩm cho vay hỗ trợ nông hộ, các kỹ năng, nghiệp vụ hỗ trợ, tư vấn cho các nông hộ, đặc biệt là kỹ năng tư vấn.
+ Kiểm tra, giám sát thường xuyên quá trình thực hiện giải pháp này.
* Quy trình triển khai thực hiện giải pháp