Hoạt Động Cho Vay Của Ngân Hàng Đối Với Nông Hộ


Xu hướng phát triển kinh tế nông hộ thứ nhất tại Việt Nam là những nông hộ sản xuất kinh doanh nhưng không đủ tiêu dùng, không có khả năng tái sản xuất giản đơn. Những nông hộ này thường không có lợi thế về vốn, đất đai cũng như không có khả năng thuê mướn thêm quá nhiều lao động để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Khi đó, có hai xu hướng là họ sẽ trở thành lao động làm thuê, làm mướn hoặc sẽ trở về là những lao động kiếm kế sinh tồn với đời sống bình thường của một nông hộ.

Xu hướng phát triển kinh tế nông hộ thứ ba tại Việt Nam bao gồm những nông hộ có đủ khả năng sản xuất kinh doanh để đủ tiêu dùng nhưng không đủ khả năng để chuyển hàng hóa, sản phẩm theo quy mô lớn ra ngoài thị trường. Quy mô về vốn, đất đai và lao động của nhóm xu hướng này vẫn chưa đủ để có thể phát triển mạnh mẽ ra ngoài thị trường và trở thành nhóm nông hộ chuyên sản xuất hàng hóa nếu không có sự hỗ trợ từ phía bên ngoài.

Cuối cùng, xu hướng thứ tư phát triển kinh tế nông hộ tại Việt Nam bao gồm các nông hộ có đủ khả năng và lợi thế về vốn, lao động, đất đai và có khả năng tiếp thu khoa học, công nghệ cao để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh và là những nông hộ chuyên sản xuất hàng hóa cho thị trường.

* Nhu cầu vốn và sự phát triển kinh tế nông hộ


Tại Việt Nam, diện mạo kinh tế nông hộ thay đổi từ khi Nhà nước áp dụng chủ trương, chính sách về giao quyền sử dụng đất đai lâu dài cho kinh tế hộ, trong đó đối với đất nông nghiệp là 20 năm và đất lâm nghiệp là 50 năm. Nhiều nông hộ đã cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh và trở thành những nhóm hộ chuyên sản xuất hàng hóa phục vụ cho thị trường. Tuy nhiên, đến nay, vấn đề phát triển kinh tế nông hộ tại Việt Nam vẫn đặt ra nhiều vấn đề hạn chế, cần nhu cầu vốn hỗ trợ nhiều hơn nữa để có thể phát triển kinh tế nông hộ một cách toàn diện hơn nữa tại Việt Nam.

Theo tác giả Ngô Việt Hương trong bài “Cần tăng cường vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn” trên tạp chí Kinh tế và Dự báo số 17/2013, khu vực


nông nghiệp, nông thôn có khoảng 70% dân số sinh sống và khoảng 60% lao động của cả nước, đóng góp 20% GDP. Nông nghiệp, nông thôn xưa - nay khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân, nhất là khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, mất cân đối vĩ mô. Tuy nhiên, vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn vẫn còn thiếu, mới đáp ứng hơn 1/2 nhu cầu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Theo thống kê, trước khi có Nghị quyết 26, tổng vốn đầu tư bố trí cho nông nghiệp, nông thôn bình quân trong 3 năm 2006 - 2008 là 146.575 tỷ đồng (bình quân mỗi năm là 48.858 tỷ đồng), bằng 45,2% tổng vốn đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ.

Sau khi Nghị quyết 26 ra đời, mức đầu tư cho lĩnh vực này tăng lên rõ rệt: Năm 2009, tổng vốn đầu tư cho khu vực này là 90.006 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2008; Năm 2010 là 94.754 tỷ đồng, tăng 5,3% so với năm 2009; Năm 2011

Hoạt động cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với nông hộ tỉnh Quảng Bình - 4

là 100.615 tỷ đồng, tăng 6,7% so với năm 2010. Tính chung trong 3 năm (2009- 2011), tổng vốn đầu tư công bố trí cho khu vực này là 285.465 tỷ đồng, bằng 52% tổng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, gấp 1,95 lần so với trước khi có Nghị quyết 26.

Như vậy, cả giai đoạn 2006-2011, nguồn vốn đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn là hơn 432.000 tỷ đồng, bằng 49,67% tổng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ. Trong đó, đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp là 153.548 tỷ đồng, bằng 35,48% tổng vốn đầu tư; đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn là 279.240 tỷ đồng, bằng 64,52% tổng vốn đầu tư.(Ngô Việt Hương, 2013)

Những thống kê trên đây về vốn đầu tư cho nông nghiệp Việt Nam nói chung và phát triển kinh tế nông hộ nói riêng, hiện nay, nước ta vẫn đang trong tình trạng thiếu vốn đầu tư khá cao và chỉ đang đáp ứng một nửa nhu cầu vốn đầu tư, từ đó gây nên nhiều khó khăn như: Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn còn lạc hậu, việc mở rộng các ngành, các lĩnh vực sản xuất trong nông nghiệp đều gặp khó khăn và diễn ra chậm chạp, nguồn nhân lực trong khu


vực nông nghiệp dồi dào, nhưng trình độ thấp, thiếu vốn để phát triển, nông dân nước ta vẫn là tầng lớp nghèo nhất trong xã hội và chất lượng sản phẩm nông nghiệp chưa đạt yêu cầu và sức cạnh trạnh thấp trên trường quốc tế.

Đứng trước những khó khăn và tình hình cũng như nhu cầu vốn đối với sự phát triển kinh tế nông hộ và phát triển kinh tế nông thôn tại Việt Nam, các giải pháp nhằm thu hút các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp là rất quan trọng trong giai đoạn tới.

1.2.2. Hoạt động cho vay của Ngân hàng đối với nông hộ


Hoạt động cho vay của ngân hàng là một trong những đòn bẩy đầu tư được đánh giá là có hiệu quả nhất trên cả khía cạnh khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp hay đầu tư.

Về khái niệm, đứng trên những phương diện nhìn nhận khác nhau thì những khái niệm về hoạt động cho vay cũng khác nhau:

Xét về bản chất, hoạt động cho vay là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được mục tiêu nhất định trong một khỏang thời gian xác định.

Xét về mặt hình thức, hoạt động cho vay là một tập hợp hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết, đầy đủ, khoa học và toàn diện các khía cạnh đánh gía đầu tư và thẩm định khách hàng

Xét trên góc độ quản lý, hoạt động cho vay là cơ sở để các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, phê duyệt cấp phép hạn mức tối đa và các hoạt động có liên quan tới Ngân hàng. Là căn cứ quan trọng để đánh giá và đưa ra những điều chỉnh kịp thời những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện và khai thác và là cơ sở pháp lý để xem xét, xử lý khi có tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng cho vay.


Đứng trên phương diện kế hoạch hóa, hoạt động cho vay là đòn bẩy tài chính của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ.

Nhìn chung, các hoạt động cho vay ngân hàng là việc các NHTM thực hiện nhận tiền gửi từ các cá nhân, tổ chức dưới nhiều hình thức đồng thời thực hiện cho vay đối với các cá nhân và tổ chức cần vay và thực hiện các hình thức khác như bảo lãnh, chiết khấu và cho thuê tài chính.

Hoạt động cho vay của NHTM bao gồm :


- Huy động: NHTM nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức cho vay khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.

- Về hoạt động cho vay: NHTM được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới hình thức cho vay.

- Về hoạt động bảo lãnh: NHTM được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác theo quy định của NHNN. NHTM được chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. NHTM được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính.

- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.


- Các hoạt động khác.


Theo Tiến sĩ Kinh tế Nông nghiệp Trần Ái Kiết từ Trường Đại học Cần Thơ đối với ngành giảng dạy về kinh tế. Hoạt động cho vay ngân hàng có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế hộ, cụ thể:

- Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế.

- Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.


- Hoạt động cho vay là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi nhọn.

- Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp.

- Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài.


Trong điều kiện kinh tế “mở”, hoạt động cho vay đã trở thành một trong những phương tiện nối liền các nền kinh tế các nước với nhau.

Đặc biệt, đối với sự phát triển kinh tế nông thôn, vai trò của hoạt động cho vay quan trọng hơn bao giờ hết vì đó là kênh hiệu quả hỗ trợ tốt cho các nông hộ phát triển kinh tế nông hộ.

Kinh tế nông hộ

Giai đoạn sơ khởi

Quá trình phát triển

Hỗ trợ vốn

Về tác dụng của hoạt động cho vay của ngân hàng đối với kinh tế nông hộ, ta có sơ đồ tổng hợp dưới đây:


Hệ thống các ngân hàng hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ


Tác dụng khác

Sơ đồ 1.1. Tác dụng của hoạt động cho vay của các Ngân hàng đối với kinh tế nông hộ

( Nguồn: Tác giả tổng hợp)


Như vậy, vai trò của hoạt động cho vay của các ngân hàng đối với sự phát triển của kinh tế nông hộ biểu hiện ở khía cạnh hỗ trợ vốn trong giai đoạn sơ khởi, trong quá trình phát triển và khía cạnh các tác dụng bổ trợ khác của hoạt động cho vay như hỗ trợ vốn cho các dự án phát sinh trong quá trình thực hiện dự án phát triển kinh tế nông hộ.

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của Ngân hàng đối với phát triển kinh tế nông hộ

1.2.3.1. Các nhân tố thuộc về hộ sản xuất nông nghiệp


Về các nhân tố thuộc hộ sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của các ngân hàng trong việc vay phát triển kinh tế nông hộ, ta có sơ đồ tổng hợp dưới đây:


Nhân tố thuộc về hộ sản xuất nông nghiệp

Nhóm yếu tố

điều kiện tự nhiên

Nhóm nhân tố thuộc kinh tế, tổ chức, quản lý

Nhóm nhân tố khoa học, kỹ thuật, công nghệ

Vị trí địa Đất đai Môi lý trường

sinh thái

Trình độ học vấn, kỹ năng của lao động

Vốn

Công cụ Cơ sở hạ

sản xuất tầng

Thị

trường

Hình thức, mức độ liên kết kinh doanh

Kỹ thuật canh tác

Mức độ ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật


Sơ đồ 1.2. Nhân tố thuộc hộ sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của các ngân hàng trong việc vay phát triển kinh tế nông hộ

19


Thông qua sơ đồ trên, ta thấy có ba nhóm các yếu tố thuộc hộ sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của các ngân hàng trong việc vay phát triển kinh tế nông hộ, cụ thể:

* Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên


- Vị trí địa lý


Vị trí địa lý ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông hộ từ đó tác động đến hiệu quả hoạt động cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ. Những khu vực gần đường giao thông thuận lợi, trung tâm, khu công nghiệp, gần các cơ sở chế biến nông sản, đô thị lớn… sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn và ngược lại.

- Đất đai


Đất đai là tư liệu sản xuất chính của các nông hộ, vì vậy quy mô đất đai và tính chất thổ nhưỡng tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm của kinh tế nông hộ. Yếu tố đất đai thuận lợi thì khi hỗ trợ từ các hoạt động cho vay, hiệu quả kinh tế đem lại mới tốt.

- Môi trường sinh thái


Môi trường sinh thái bao gồm yếu tố nguồn nước và khí hậu ảnh hưởng trực tiếp lên hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nông hộ, cũng như hiệu quả hỗ trợ từ các gói sản phẩm cho vay. Nếu các yếu tố về lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ….của khí hậu phù hợp với các loại đất và không xảy ra các tình trạng ngập úng hay khô hạn quá mức sẽ là điều kiện thuận lợi để năng suất thu hoạch tăng lên cả ở lĩnh vực trồng trọt hay chăn nuôi trong phát triển kinh tế nông hộ.

* Nhóm nhân tố thuộc kinh tế, tổ chức, quản lý


- Trình độ học vấn, kỹ năng lao động


Người lao động có học vấn cao sẽ giúp tiếp thu nhanh các ứng dụng khoa học, kỹ thuật mới từ đó nâng cao năng suất lao động và nâng cao hiệu quả phát

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/09/2024