Kết Luận Rút Ra Từ Tổng Quan Các Công Trình Nghiên Cứu Các Công Trình


nghiên cứu đề cập đến vấn đề phát triển nông thôn với những hướng dẫn thực hành cụ thể đối với nhiều khu vực.

1.1.2. Những công trình nghiên cứu trong nước


Là quốc gia chuyển dịch mạnh mẽ từ cơ cấu nông nghiệp làm chủ lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tại Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đề tài phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung, đặc biệt khi hệ thống ngân hàng được hình thành và phát triển, việc áp dụng các hoạt động cho vay nhằm hỗ trợ cho các hộ nông nghiệp sản xuất càng được chú trọng.

Nhìn nhận từ thực tiễn khách quan của đất nước, đặc biệt là ở những địa phương định hướng phát triển kinh tế nông hộ làm nền tảng cho phát triển kinh tế địa phương, mong muốn góp phần tăng hiệu quả công tác phát triển kinh tế cho các hộ làm nông nghiệp, nhiều công trình nghiên cứu như luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, hay các báo cáo khoa học đã tập trung khai thác và nghiên cứu về đề tài này.

Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, tác giả xin trích dẫn một số công trình nghiên cứu tiêu biểu trong nước về đề tài hoạt động cho vay đối với phát triển kinh tế nông hộ như sau:

* Đề tài phát triển hoạt động của ngân hàng hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn

- LATS Kinh tế số 5.02.09 của tác giả Đoàn Văn Thắng từ Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2003 với đề tài nghiên cứu “Giải pháp hoàn thiện hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn”.

Đây là công trình nghiên cứu tìm hiểu về hoạt động ngân hàng đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam, thực trạng hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn từ đó có các giải pháp hoàn thiện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.


Xem xét với đề tài này, luận án tiến sĩ này cũng nghiên cứu về đề tài phát triển kinh tế nông thôn và các chính sách cho vay hỗ trợ từ phía Agirbank.

Hoạt động cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với nông hộ tỉnh Quảng Bình - 3

* Đề tài phát triển kinh tế hộ gia đình hay phát triển kinh tế nông hộ


- Học viên Dương Quang Huy từ Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học Nông Lâm tỉnh Thái Nguyên với báo cáo luận văn “Đánh giá hiệu quả và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại phường Tích Lương - Tỉnh Thái Nguyên” tháng 06 năm 2012 và hướng dẫn bởi Thạc sĩ Dương Thị Thu Hoài.

Thông qua quá trình thực tập tại địa phương nghiên cứu, tác giả đã xây dựng nội dung đề tài và đánh giá những thực trạng và tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã từ đó đưa ra những giải pháp mang tính thiết thực nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế nông hộ tại xã trong thời gian tới.

- Học viên Hoàng Thị Hiệp từ Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học Nông Lâm tỉnh Thái Nguyên với báo cáo luận văn “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại phường Túc Duyên - thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” tháng 05 năm 2012.

Báo cáo luận văn này cũng đã tập trung hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến nông hộ, phát triển kinh tế nông hộ, phân tích đánh giá thực trạng công tác này nhưng tại địa bàn phường Túc Duyên, tỉnh Thái Nguyên, và cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hiệu quả hơn nữa kinh tế nông hộ tại địa bàn nghiên cứu.

- Chuyên đề số 5 – cho cộng đồng, theo quyết định số 04/2007/QÐ-UBDT ngày 19/7/2007 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Ủy Ban Dân Tộc về chủ đề “ Phát triển kinh tế hộ gia đình”. Đây là chuyên đề ban hành bởi Ủy ban dân tộc, đã đưa ra những khái niệm liên quan đến phát triển kinh tế hộ gia đình, vai trò và các bước tiến hành.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình, (2008), Tài liệu tập huấn “Phát triển kinh tế hộ gia đình”, Dự án Quản lý bền vững nguồn tài


nguyên thiên nhiên miền Trung (SMNR-CV), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình.

Đây là tài liệu tập huấn gồm 8 quyển ở gia đoạn I, tiếp theo giao đoạn II, bộ tài liệu bao gồm: - Hướng dẫn kỹ thuật thực hiện ICM - “3 giảm, 3 tăng” trên cây lúa - Hướng dẫn kỹ thuật trồng tiêu - Kỹ thuật canh tác trên đất dốc - Phát triển kinh tế hộ gia đình. Mục đích biên soạn và phát hành bộ tài liệu tiếp theo nhằm bổ sung thêm các nguồn thông tin , thống nhất nội dung và phương pháp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất trên địa bàn toàn tỉnh cho cán bộ khuyến nông viên các cấp. Đây là công trình nghiên cứu có giá trị lý thuyết và thực tiễn cao tại địa bàn mà tác giả đang nghiên cứu là tỉnh Quảng Bình.

* Đề tài phát triển hoạt động cho vay hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn


- Báo cáo khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong từ Viện nghiên cứu phát triển KT – XH Hà Nội vào năm 2010 với đề tài “Thực tiễn phát triển tín dụng nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam” đã tổng quan lại mối liên kết giữa hoạt động cho vay với hoạt động phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam. So với đề tài này, phạm vi nghiên cứu của báo cáo này rộng hơn và có tính bao quát hơn.

- LATS Kinh tế số 62.62.01.15 của tác giả Nguyễn Ngọc Tuấn từ Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, bảo vệ ngày 18/6/2013 với đề tài nghiên cứu là “Nghiên cứu giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê”.

Đề tài này đã nghiên cứu thực trạng giải pháp cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê từ đó đề xuất hoàn thiện giải pháp cho vay của NHNo & PTNT Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê. Xem xét với đề tài mà tác giả đã nghiên cứu, cả hai đề tài cũng nghiên cứu và các giải pháp cho vay hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhưng địa bàn nghiên cứu khác nhau.


- LATS Kinh tế số 5.02.09 của tác giả Nguyễn Thị Kim Nhung từ Đại học Kinh tế Quốc dân với đề tài “Giải pháp mở rộng tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam góp phần phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Hồng”.

Đề tài này đã hệ thống hóa lí luận mở rộng hoạt động cho vay ngân hàng đối với nông nghiệp, phân tích thực trạng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và đề xuất giải pháp mở rộng hoạt động cho vay ngân hàng nông nghiệp. Xem xét mối tương quan giữa đề tài này và đề tài tác giả đang nghiên cứu cho thấy cả hai đề tài cùng nghiên cứu về hoạt động cho vay hỗ trợ phát triển nông thôn từ phía Agribank nhưng địa bàn nghiên cứu khác nhau.

1.1.3. Kết luận rút ra từ tổng quan các công trình nghiên cứu các công trình


Như vậy, số lượng các công trình nghiên cứu về đề tài hoạt động cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ từ các ngân hàng là khá nhiều. Hầu như các đề tài đều đã đi vào hệ thống hóa lại các vấn đề cơ sở lý luận về nông hộ, phát triển kinh tế nông hộ, vai trò của hoạt động cho vay đối với phát triển kinh tế nông hộ, từ đó đi vào phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất những nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ từ các hoạt động cho vay của ngân hàng.

Tuy nhiên, xét trong phạm vi tại các nông hộ từ tỉnh Quảng Bình và đối với các hoạt động cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ tại địa bàn tỉnh thì hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu nào đầy đủ và có tính thực tiễn, vì vậy, tác giả sẽ không gặp khó khăn trong việc trùng lặp đề tài nghiên cứu với các tác giả trước đây.

1.2. Những vấn đề chung về hoạt động cho vay của ngân hàng đối với nông hộ

1.2.1. Nông hộ và nhu cầu vốn trong quá trình phát triển

1.2.1.1. Đặc trưng của kinh tế nông hộ


- Khái niệm hộ


Về khái niệm “hộ”, đây là khái niệm được đề cập đến khá nhiều trong các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, đặc biệt là các từ điển ngôn ngữ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn….


Trong phạm vi của đề tài, tác giả xin trích dẫn một số khái niệm cơ bản về “hộ” như sau:

Theo Liên Hợp Quốc, khái niệm này được hiểu là:


Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”. (Dương Quang Huy, 2012, trang 24)

Theo Giáo sư T.G.Me Gee, Giám đốc Viện nghiên cứu Châu Á thuộc trường Đại học Tổng hợp Britial Columbia, vào năm 1989, khi khảo sát kinh tế hộ trong quá trình phát triển ở một số nước Châu Á, Giáo sư đã đưa ra khái niệm về “hộ” như sau:

Ở các nước Châu Á, hầu hết người ta quan niệm hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc, hay không cùng chung huyết tộc ở chung một mái nhà, ăn chung một mâm cơm và có chung một ngân quỹ”. (Vũ Tuấn Anh và Trần Thị Vân Anh, 1997, trang 135)

Thông qua hai khái niệm trên đây và qua quá trình tìm hiểu tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, theo ý kiến của tác giả, tác giả cho rằng “hộ” là khái niệm dùng để chỉ một nhóm người có các đặc điểm chung là chung hoặc không chung huyết thống, cùng sống chung một gia đình, cùng chia sẻ các vấn đề về tài chính và một số vấn đề liên quan khác.

- Khái niệm nông hộ


Có nhiều học giả đã đề cập đến khái niệm nông hộ hay hộ nông dân, dưới đây là một số trích dẫn:

Theo tác giả Frank Ellis, một cựu giảng viên của một trường đại học nổi tiếng tại Nga, Ông cho rằng:

Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự


tham ga cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”.( Dương Quang Huy, 2012, trang 24)

Theo V.I. Lê Nin, Ông cho rằng:

Cải tạo tiểu nông không phải là tước đoạt của họ mà phải tôn trọng sở hữu cá nhân của họ, khuyến khích họ liên kết với nhau một cách tự nguyện để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chính họ”.( Dương Quang Huy, 2012, trang 30)

Theo tác giả, khái niệm nông hộ được hiểu theo sự kết hợp giữa hai từ “nông” trong từ “nông dân” và khái niệm “hộ” như đã đề cập ở trên. “Nông hộ” có thể được hiểu như một đơn vị kinh tế trong một xã hội, là một nhóm người cùng hoặc không chung huyết thống nhưng sống chung một mái nhà, chia sẻ với nhau về tài chính, lao động và khai thác kinh doanh về lĩnh vực nông nghiệp.

- Khái niệm kinh tế nông hộ

Về khái niệm “kinh tế nông hộ”, dưới đây là một số trích dẫn tổng hợp từ các tài liệu tác giả đã tham khảo.

Theo C.Mác, khái niệm “kinh tế nông hộ” được hiểu là:

Kinh tế nông hộ là nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa khác với nền kinh tế tiểu nông tự cấp, tự túc”.

C.Mác đã phân biệt người chủ nông hộ với người tiểu nông, người chủ nông hộ bán ra thị trường toàn bộ sản phẩm làm ra, người tiểu nông tiêu dùng toàn bộ sản phẩm làm ra và mua bán càng ít càng tốt.

Theo Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ban hành ngày 02/02/2000, tại Điểm 1, mục II, khái niệm “kinh tế nông hộ” được đề cập như sau:

Kinh tế nông hộ là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy, sản”. (Chính phủ, 2000)

Ngoài ra, khái niệm kinh tế nông hộ cũng được hiểu là:


Kinh tế nông hộ là đơn vị khai thác kinh doanh nông nghiệp của những người cùng sống chung một mái nhà. Người chủ sản xuất là trưởng gia, là chủ hộ cùng những thân nhân sử dụng tổng hợp những yếu tố lao động, đất, vốn, phương tiện sản xuất tác động vào môi trường sinh thái để làm ra sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời sống vật chất của gia đình và cộng đồng xã hội”. (Dương Quang Huy, 2012)

Qua quá trình tìm hiểu và tổng hợp các tài liệu, công trình nghiên cứu trước đây, tác giả thấy rằng kinh tế nông hộ là khái niệm được dùng để biểu hiện hình thức tổ chức sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp với sự tham gia của các đối tượng chủ yếu là các nông hộ như đã đề cập đến ở trên.

* Một số đặc trưng của kinh tế nông hộ


- Chuyên môn hóa, tập trung hóa sản xuất hàng hóa và dịch vụ theo nhu cầu của thị trường, có lợi nhuận cao

Đây là đặc trưng cơ bản đầu tiên của kinh tế nông hộ. Kinh tế nông hộ có đặc trưng chuyên môn hóa, tập trung hóa cao, thể hiện ở giá trị tổng sản phẩm và sản phẩm hàng hóa là chỉ tiêu trực tiếp đánh giá về quy mô nông hộ nhỏ, vừa và lớn. Ngoài ra, các chỉ tiêu về ruộng đất, vốn, lao động cũng được sử dụng để thể hiện tính chuyên môn hóa hoặc tập trung hóa, tập trung liền vùng, liền khoảnh….

- Gắn với thị trường


Kinh tế nông hộ hay bất kỳ ngành nghề nào trong nền kinh tế đều cần quan tâm tới nhân tố này vì nó quyết định chiến lược phát triển các sản phẩm sản xuất và xác định được cả về mặt số lượng, chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả kinh doanh. Các thông tin về thị trường trong kinh tế nông hộ rất quan trọng, giúp các nông hộ tổ chức hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.

- Có nhiều khả năng áp dụng thiết bị kỹ thuật nhiều hơn


Đặc trưng thứ ba của kinh tế nông hộ là có nhiều khả năng áp dụng thiết bị kỹ thuật nhiều hơn. Khác với giai đoạn trước, hiện nay, các nông hộ đã trang bị


tốt hơn về vốn cũng như các trang thiết bị và các công nghệ mới, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế của kinh tế nông hộ.

- Về quản lý phân công lao động


Về quản lý phân công lao động, kinh tế nông hộ sử dụng hai loại hình lao động: Lao động từ chính hộ gia đình và lao động thuê mướn bên ngoài. Thông thường, số lao động thuê mướn thường chiếm tỷ trọng chủ yếu so với lao động hộ gia đình và thường được phân công lao động theo thời vụ một năm trở lên.

- Về tài sản và tư liệu sản xuất


Về tài sản và tư liệu sản xuất, thông thường kinh tế nông hộ xuất phát từ các tài sản và tư liệu sản xuất được chuẩn bị từ chủ nông hộ. Chủ hộ kinh tế nông hộ thường là người có ý chí và nắm bắt các phương pháp làm giàu hiệu quả, cũng như có điều kiện nhất định để thiết lập nông hộ kinh doanh. Các tài sản và tư liệu sản xuất thông thường đều là những tài sản và tư liệu sản xuất sử dụng chung của các thành viên trong nông hộ nên họ có ý thức bảo quản và sử dụng tốt, hiệu quả, vì đó là yếu tố kinh tế thuộc về về hộ gia đình.

1.2.1.2. Nhu cầu vốn với sự phát triển kinh tế nông hộ


* Xu hướng phát triển kinh tế nông hộ


Kinh tế nông hộ xuất hiện lần đầu tiên tại một số nước Tây Âu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và đã đem lại một số hiệu quả kinh tế, xã hội đáng kể. Ở châu Á, sau thế chiến thứ hai, một số nước ở khu vực Đông Bắc Á như Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc là những quốc gia phát triển đầu tiên về kinh tế nông hộ và cũng đạt được nhiều kết quả khả quan.

Về xu hướng phát triển kinh tế nông hộ tại Việt Nam, có nhiều căn cứ để phân tích về xu hướng, tuy nhiên, với phạm vi đề tài, tác giả sẽ phân tích xu hướng theo căn cứ lợi thế nông hộ về vốn, lao động, đất đai…Căn cứ theo tiêu chí này, xu hướng phát triển kinh tế nông hộ tại Việt Nam hiện nay bao gồm ba xu hướng chính: (Vũ Tuấn Anh, Trần Thị Vân Anh, 1997)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/09/2024