Cơ Cấu Tổ Chức Của Một Qtdnd Cs Hợp Nhất Chức Năng Quản Trị Với Điều Hành

84


BKS; chuẩn bị chương trình và triệu tập ĐHTV bất thường trong các trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật.

d- Bộ máy điều hành

Giám đốc: Giám đốc là người lãnh đạo bộ máy điều hành để thực hiện kế hoạch kinh doanh và điều hành các công việc hàng ngày của QTDND. Khi vắng mặt, Giám đốc uỷ quyền cho một Phó giám đốc điều hành công việc của QTDND.

Đối với QTDND có bộ máy quản trị và bộ máy điều hành riêng biệt, Giám đốc có thể được HĐQT bổ nhiệm trong số thành viên HĐQT, thành viên QTDND hoặc thuê người không phải là thành viên QTDND. Việc QTDND thuê Giám đốc được thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động và pháp luật có liên quan. Giám đốc QTDND phải có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực điều hành theo quy định của NHNN.

Trong trường hợp QTDND có bộ máy hợp nhất chức năng quản trị với điều hành, Giám đốc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu như: Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch HĐQT; thực hiện kế hoạch kinh doanh và điều hành các công việc hàng ngày của QTDND; tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT; bổ nhiệm, miễn nhiệm, phân công các chức danh trong QTDND, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của ĐHTV và HĐQT; ký kết các hợp đồng nhân danh QTDND; trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên HĐQT; đề nghị với HĐQT về phương án bố trí cơ cấu tổ chức QTDND; tuyển dụng lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của HĐQT.

Trong trường hợp QTDND có bộ máy quản lý và bộ máy điều hành riêng biệt, Giám đốc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu như: Thực hiện kế hoạch kinh doanh và điều hành các công việc hàng ngày của QTDND; tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT; đề nghị với HĐQT về phương án bố trí cơ cấu tổ chức QTDND; tuyển dụng lao động theo uỷ quyền của

85


Bầu

Bầu

Giám sát

Điều hành

Kiểm soát


ĐẠI HỘI THÀNH VIÊN (HOẶC ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU THÀNH VIÊN)


BAN KIỂM SOÁT


GIÁM ĐỐC

HĐQT QTDND; ký kết các hợp đồng nhân danh QTDND theo uỷ quyền của HĐQT; trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên HĐQT; chịu trách nhiệm trước HĐQT về công việc được giao; thực hiện các quyền khác được quy định tại Điều lệ QTDND, Nghị quyết ĐHTV hoặc theo hợp đồng lao động ký kết với HĐQT QTDND.


Thành viên

Thành viên

Thành viên

Thành viên

Thành viên

Thành viên


Kế toán

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Tín dụng

Nguồn vốn

Thủ quỹ


Sơ đồ 2. 4 - Cơ cấu tổ chức của một QTDND CS hợp nhất chức năng quản trị với điều hành

Trường hợp Giám đốc là thành viên của QTDND hoặc thành viên HĐQT thì ngoài việc phải thực hiện đầy đủ các quyền và nhiệm vụ của Giám đốc theo quy định nói trên còn phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thành viên QTDND hoặc thành viên HĐQT theo quy định.

Trường hợp Giám đốc được thuê thì phải thực hiện đầy đủ các quyền và nhiệm vụ theo quy định nói trên và theo Hợp đồng thuê Giám đốc đã được ký kết; được tham gia các cuộc họp của HĐQT và ĐHTV nhưng không được quyền biểu quyết và không được hưởng các quyền khác của thành viên QTDND hoặc thành viên HĐQT.

Thành viên

Thành viên

Thành viên

Thành viên

Thành viên

Thành viên

ĐẠI HỘI THÀNH VIÊN (HOẶCĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU THÀNH VIÊN)

Bầu

Bầu

Giám sát

Bổ nhiệm, chỉ đạo

GIÁM

ĐỐC

Kiếm soát

Điều hành


HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ


BAN KIỂM SOÁT


Kiếm soát

86


Kế toán

Nguồn vốn

Tín dụng

Thủ quỹ

Sơ đồ 2. 5 - Cơ cấu tổ chức của một QTDND CS tách bạch chức năng quản trị với điều hành

Các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ:Các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ của QTDND CS được bố trí tại trụ sở chính và phòng giao dịch, điểm giao dịch của QTDND CS; trong đó Phòng giao dịch, điểm giao dịch là đơn vị phụ thuộc của QTDND CS, hạch toán báo sổ, không có bảng cân đối riêng, có con dấu để sử dụng trong giao dịch, chịu sự quản lý toàn diện và trực tiếp của Giám đốc, hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ đã được HĐQT quy định.

Tại trụ sở chính của QTDND CS, các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ thường được phân chia theo các mảng công việc: Tín dụng, Kế toán, Thủ quỹ, Nguồn vốn, Tin học và bộ phận khác (như hành chính, bảo vệ, lái xe…). Tùy theo quy mô và nhu cầu hoạt động, từng QTDND CS có thể quy định các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ nói trên theo mô hình phòng, ban hoặc tổ nhóm

87


trên nguyên tắc đảm bảo quản lý điều hành thông suốt, hoạt động có hiệu quả và cơ cấu gọn nhẹ.

Tuỳ theo quy mô và nhu cầu hoạt động, tại phòng giao dịch và điểm giao dịch của QTDND CS có thể bố trí đầy đủ hoặc một số bộ phận chuyên môn nghiệp vụ nói trên cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

B- Hoạt động

a- Huy động vốn

Hiện nay, các QTDND CS thực hiện huy động vốn của các tổ chức, cá nhân và các TCTD khác dưới hình thức nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm. Ngoài ra, khi có nhu cầu, QTDND CS có thể vay vốn của QTDND TW, vay vốn của các TCTD khác.

Biểu đồ 2.1 cho thấy tình hình tăng trưởng vốn huy động bình quân/QTDND CS là rất tốt, cụ thể tăng từ 1.787 triệu đồng (năm 2000) lên 12.147 triệu đồng (năm 2008), tức là tăng gần 6,8 lần. Đây là một mức tăng trưởng khá ấn tượng đối với các QTDND CS.

Biểu đồ 2.1 - Diễn biến vốn huy động bình quân/QTDND CS

Nguồn Số liệu Báo cáo tình hình hoạt động của hệ thống QTDND Từ 2000 7

Nguồn: Số liệu Báo cáo tình hình hoạt động của hệ thống QTDND (Từ 2000- 2008) của NHNN Việt Nam và tính toán của tác giả.

Trong trường hợp cần thiết, QTDND CS được vay vốn của QTDND khác khi được NHNN cho phép. Quy định này nhằm đảm bảo tính chủ động, linh hoạt cần thiết cho các QTDND CS trong bối cảnh hoạt động của các chi

88


nhánh QTDND TW tại các khu vực chưa đáp ứng được kỳ vọng của các QTDND CS, nhất là về quy trình, thủ tục và thời gian giải quyết cho vay.

b- Hoạt động tín dụng

Về cơ bản, QTDND CS thực hiện cho vay vốn đối với thành viên, các hộ nghèo không phải là thành viên cư trú trên địa bàn hoạt động, những khách hàng có tiền gửi tại QTDND CS dưới hình thức bảo đảm bằng sổ tiền gửi do chính QTDND CS đó phát hành. Ngoài ra, QTDND CS có thể thực hiện các hoạt động tín dụng khác sau khi được NHNN cho phép. QTDND CS có quyền xem xét, quyết định cho vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Biểu đồ 2.2 cho thấy diễn biến dư nợ cho vay bình quân/QTDND CS tăng khá nhanh, từ 2.455 triệu đồng (năm 2000) lên 13.933 triệu đồng (năm 2008), tức là tăng gần 5,7 lần.

Biều đồ 2.2- Diễn biến tình hình dư nợ cho vay bình quân/QTDND CS


Nguồn Số liệu Báo cáo tình hình hoạt động của hệ thống QTDND Từ 2000 8

Nguồn: Số liệu Báo cáo tình hình hoạt động của hệ thống QTDND (Từ 2000- 2008) của NHNN Việt Nam và tính toán của tác giả.

Biểu đồ 2.3 thể hiện quy mô món vay bình quân tại các QTDND CS cũng không ngừng tăng cao, từ 5,6 triệu đồng (năm 2000) lên 28,4 triệu đồng (năm 2008), tức là tăng hơn 5 lần. Điều này cho thấy nhu cầu vay vốn của thành viên ngày càng được QTDND CS đáp ứng ở mức cao hơn, đồng thời thể hiện khả năng cạnh tranh của QTDND CS với các TCTD khác hoạt động trên cùng địa bàn ngày càng được nâng cao.

89


Biểu đồ 2.3- Diễn biến số tiền bình quân/món vay tại các QTDND CS


Nguồn Số liệu Báo cáo tình hình hoạt động của hệ thống QTDND Từ 2000 9

Nguồn: Số liệu Báo cáo tình hình hoạt động của hệ thống QTDND (Từ 2000- 2008) của NHNN Việt Nam và tính toán của tác giả.

Qua biểu đồ 2.4, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sau giai đoạn củng cố chấn chỉnh hoạt động, chất lượng tín dụng của các QTDND CS đã được cải thiện vượt bậc với tỷ lệ nợ quá hạn bình quân liên tục được duy trì ở mức 0,5%/tổng dư nợ trong 3 năm liên tiếp từ 2006- 2008. Đây là kết quả của việc khắc phục những yếu kém trong quy trình tín dụng và chấn chỉnh những những biểu hiện rời bỏ mục tiêu tương trợ, chạy theo lợi nhuận của một số QTDND CS.

Biểu đồ 2.4- Diễn biến tỷ lệ nợ quá hạn của các QTDND CS


Nguồn Số liệu Báo cáo tình hình hoạt động của hệ thống QTDND Từ 2000 10

Nguồn: Số liệu Báo cáo tình hình hoạt động của hệ thống QTDND (Từ 2000- 2008) của NHNN Việt Nam và tính toán của tác giả.

90


c- Các hoạt động khác

Mở tài khoản tiền gửi: QTDND CS mở tài khoản tiền gửi tại NHNN, tại QTDND TW và các TCTD khác theo quy định của NHNN.

Dịch vụ thanh toán: QTDND CS được thực hiện dịch vụ thanh toán chuyển tiền cho thành viên và khách hàng khi được NHNN cho phép. Trên thực tế, hiện nay trong cả nước mới chỉ có 2 QTDND CS được NHNN cho phép thực hiện thí điểm việc cung cấp dịch vụ chuyển tiền trong nước.

Mua sắm tài sản cố định: QTDND CS được mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiệp vụ, theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 50% vốn cấp 1 nằm trong cơ cấu Vốn tự có của QTDND CS.

Các hoạt động nghiệp vụ khác: Ngoài ra, một số QTDND CS còn thực hiện nghiệp vụ nhận uỷ thác, làm đại lý và thực hiện các nghiệp vụ khác trong lĩnh vực hoạt động tiền tệ- tín dụng.

Để bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền, tất cả các QTDND CS có trách nhiệm tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định.

2.2.2.2- Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương A- Tổ chức

a- Thành viên và ĐHTV

Thành viên: Theo quy định, thành viên của QTDND TW bao gồm: Các QTDND CS; các TCTD khác và các tổ chức kinh tế hoạt động trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi QTDND TW đóng trụ sở chính hoặc nơi có các chi nhánh của QTDND TW đang hoạt động. Tuy nhiên, trên thực tế thành viên của QTDND TW hiện nay gồm các QTDND CS và 4 NHTM (NH Công thương, NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, NH Đầu tư và Phát triển và NH Ngoại thương).

91


Mỗi thành viên là QTDND CS góp tối thiểu là 10 triệu đồng và tối đa (kể cả số vốn nhận chuyển nhượng) không vượt quá 20% tổng vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của bản thân QTDND CS và 10% vốn điều lệ của QTDND TW tại thời điểm góp vốn và nhận chuyển nhượng.

Các quyền và nghĩa vụ của thành viên QTDND TW cũng được quy định tương tự như đối với thành viên QTDND CS. Tuy nhiên, điểm khác biệt căn bản nằm ở chỗ các QTDND CS thành lập QTDND TW để được tham gia hệ thống thanh toán, điều hoà vốn và được hưởng các dịch vụ khác nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả và bảo đảm an toàn khả năng chi trả trong hoạt động của các QTDND CS. Trong khi đó, các NHTM tham gia vào QTDND TW với mục tiêu chủ yếu là góp phần hỗ trợ cho hoạt động của hệ thống QTDND.

Ngoài ra, trong thời gian đầu mới thành lập QTDND TW, Chính phủ giao cho NHNN tham gia góp 80 tỷ đồng vào vốn điều lệ của QTDND TW (chiếm khoảng 72%). Năm 2008, Chính phủ tăng phần vốn góp này thêm 500 tỷ đồng. Như vậy, hiện nay tổng số vốn hỗ trợ của Nhà nước là 580 tỷ đồng trong tổng số 612, 547 tỷ đồng vốn điều lệ của QTDND TW (chiếm 94,7%). Để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình đối với số vốn góp này, Thống đốc NHNN cử 2 công chức tham gia quản trị, điều hành tại QTDND TW. Trên thực tế, những người này luôn nắm giữ các vị trí quan trọng nhất như Chủ tịch HĐQT và TGĐ của QTDND TW.

Đại hội thành viên:Cũng tương tự như QTDND CS, ĐHTV là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của QTDND TW. ĐHTV của QTDND TW được tổ chức theo thể thức Đại hội đại biểu thành viên. Việc bầu đại biểu dự Đại hội theo tỷ lệ từ 6 đến 9 QTDND CS bầu một đại biểu theo địa bàn tỉnh, thành phố. Riêng những người đại diện phần vốn hỗ trợ của Nhà nước và các NHTM nhà nước là đại biểu đương nhiên tham dự Đại hội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/10/2022