Nguyên Nhân Và Tiến Trình Sinh Bệnh Viêm Tử Cung Ở Chó


PHẦN 1. MỞ ĐẦU


1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Kinh tế và đời sống của Việt Nam ngày càng phát triển trong những năm gần đây, đời sống dân trí được cải thiện và nâng cao. Do vậy, phong trào nuôi chó ngày càng phát triển. Ngoài các giống chó được nuôi từ lâu đời, gần đây có rất nhiều giống chó ngoại được nhập vào nước ta làm phong phú và đa dạng các giống chó. Chó là một trong những con vật được con người thuần hóa, nuôi dưỡng sớm và có quan hệ mật thiết đối với con người. Bản chất chó là một loài thông minh, nhanh nhẹn, và rất thân thiện trung thành nên việc nuôi chó để giữ nhà, làm cảnh và làm kinh tế được quan tâm chú ý trong nhiều gia đình người dân, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh... Ngoài ra, chó còn được dùng huấn luyện đặc biệt để hỗ trợ trong công việc của cảnh sát và quân đội trong lĩnh vực An ninh và Quốc phòng. Loài chó giữ một vị trí quan trọng trong đời sống của con người, đi cùng với sự phát triển đó tình hình dịch bệnh trên chó ngày càng gia tăng bao gồm các bệnh như: Nội khoa, Ngoại khoa, Sản khoa, Ký sinh trùng và Truyền nhiễm. Cho đến nay, người dân đã và đang rất chú ý đến các bệnh Truyền nhiễm tăng nguy cơ chết trên chó như bệnh viêm ruột tiêu chảy do Parvovirus, bệnh Care... chủ động nhập vaccine và phòng bệnh nên đã khống chế phần nào các bệnh truyền nhiễm. Đối với bệnh Ký sinh trùng, người dân không những hiểu biết về phòng bệnh nội, ngoại ký sinh trùng như ve, ghẻ, giun, sán… mà còn chủ động phòng và trị các bệnh ký sinh trùng đường máu trên chó. Đối với các bệnh Ngoại khoa chủ yếu triệt sản, mổ đẻ và điều trị các vết thương nhiễm trùng do tổn thương cơ giới như tai nạn, cắn nhau. Đối với bệnh Nội khoa chủ yếu tập trung vào đường hô hấp như viêm phổi, viêm khí quản và bệnh đường tiêu hóa như viêm ruột tiêu chảy hay một số bệnh về tiết niệu sinh dục. Chủ nuôi đã dần dần biết cách phòng các bệnh Nội khoa như giữ ấp vào mùa đông và thoáng mát về mùa hè và cân bằng dinh dưỡng để phòng một số bệnh biến dưỡng trên chó như còi xương, thiếu canxi… Đối với các bệnh Sản khoa ít được chú ý đến bởi theo quy luật tự nhiên, động vật trưởng thành về thể vóc và giới tính sẽ có hoạt động sinh sản là bình thường. Nhưng thực trạng cho thấy, chó cái thường mắc các bệnh về đường sinh sản như chậm lên giống hoặc lên giống theo chu kỳ nhưng phối nhiều lần không có chửa, bệnh sa âm đạo,

bệnh polip âm đạo, chửa giả và nổi bật là bệnh viêm tử cung. Bệnh viêm tử cung là nguyên nhân lớn gây chậm động dục, chậm sinh, vô sinh trên chó và không thụ thai, sảy thai, viêm tích mủ trong tử cung… Trung bình bệnh ảnh hưởng khoảng 19% các chó dưới 10 tuổi (Jitpean & cs., 2012), xấp xỉ 20% ở chó già hơn (Jitpean & cs., 2014b). Bệnh viêm tử cung là bệnh đe dọa tính mạng tiềm tàng với các biến chứng nghiêm trọng bao gồm nhiễm trùng huyết, viêm phúc mạc, rối loạn chức năng các cơ quan. Trong giai đoạn đầu của quá trình bệnh, sự kích thích tử cung bằng các yếu tố nội sinh hoặc ngoại sinh qua một thời gian dài dường như đóng một vai trò gây bệnh tiềm ẩn. Tử cung dưới ảnh hưởng hormone progesterone dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, vì progesterone kích thích sự phát triển của các tuyến nội mạc tử cung và hoạt động bài tiết của chúng, cùng với sự đóng cổ tử cung và sự co bóp cơ trơn tử cung (Noakes & cs., 2001).

Ở nước ta, trước đây ít xuất hiện và cũng ít quan tâm đến bệnh viêm tử cung ở chó, bởi lẽ chó thường được thả rông để trông nhà và khi đến tuổi trưởng thành, đến chu kỳ động dục thì chó đực tìm đến để giao phối với chó cái và sinh con đều đặn. Ngày nay, phần lớn chó nuôi được chủ quan tâm chăm sóc, ít cho thả rông thậm chí đến chu kỳ, chủ không cho đi giao phối bởi sợ lây bệnh từ chó đực, đồng thời ít chủ nuôi nhận thức về triệt sản cho chó. Phần lớn việc phát hiện bệnh viêm tử cung khi chủ nuôi thấy chó bắt đầu có các dấu hiệu bất thường về sinh lý và chủ động mang chó đến khám và điều trị tại các phòng khám. Những trường hợp này chủ yếu là phát hiện ở giai đoạn bệnh đã tiến triển nặng. Hiện nay, ở nước ta các công trình nghiên cứu về bệnh viêm tử cung ở chó còn hạn chế và việc chẩn đoán bệnh viêm tử cung chủ yếu dựa vào dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng nên hiệu quả không cao. Trên thế giới hiện nay, áp dụng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm trong Thú y đã rất phổ biến đem lại ý nghĩa thực tiễn lớn. Theo Seifert & cs. (2012) cho biết việc chẩn đoán các bệnh trên chó ngoài các yếu tố như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm lâm sàng thì cần phải có sự hỗ trợ của các trang thiết bị máy móc và khoa học kỹ thuật, trong đó có kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phát hiện bệnh đạt hiệu quả cao như, siêu âm, chụp X quang, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ… Sử dụng siêu âm để chẩn đoán bệnh đặc biệt hữu dụng trong việc xác định bệnh lý ở cơ quan tiêu hóa như gan, dạ dày, lách… các cơ quan tiết niệu như thận, bàng quang… và cơ quan sinh dục như chẩn đoán có thai, chửa bóng, u nang hay viêm tử cung tích mủ… Chính vì vậy, siêu âm là phương pháp chẩn đoán được sử dụng nhiều trong nhân y và được nghiên cứu bài bản trong thú y ở nhiều nước trên thế giới.

Theo Matton & Thomas (2015) đối với chó đã có nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng siêu âm phát hiện những rối loạn trên đường sinh dục như viêm nội mạc tử cung, viêm tử cung có mủ, số lượng và kích thước của thai, phát hiện thai còn sống hay đã chết trước khi sinh qua hình ảnh tim thai, ước định tuổi thai, phát hiện các trường hợp thai giả... Nhưng trong lĩnh vực Thú y ở Việt Nam, siêu âm còn khá mới, chưa phát huy được hết tiềm năng. Đặc biệt, trong bệnh viêm tử cung có rất ít ứng dụng cũng như các công trình nghiên cứu áp dụng siêu âm để chẩn đoán. Siêu âm có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm cũng như biết được mức độ viêm và tiến triển của bệnh. Siêu âm kết hợp với các chỉ tiêu lâm sàng và phi lâm sàng của bệnh viêm tử cung sẽ đưa ra được kết luận bệnh sớm, phác đồ điều trị kịp thời và có thể tư vấn phù hợp cho từng trường hợp viêm tử cung như điều trị bảo tồn hay cắt bỏ tử cung bị viêm. Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu bệnh viêm tử cung trên chó cũng như ứng dụng hiệu quả phương pháp siêu âm trong chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tử cung.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Chẩn đoán chính xác bệnh viêm tử cung bằng siêu âm kết hợp với chẩn đoán lâm sàng và phi lâm sàng để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả bệnh viêm tử cung ở chó.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, ứng dụng siêu âm chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tử cung trên chó - 3

Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung ở chó.

Chỉ ra được các biểu hiện lâm sàng và các chỉ tiêu phi lâm sàng ở những chó bị viêm tử cung.

Ứng dụng được chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm phát hiện bệnh viêm tử cung ở chó.

Tìm ra phương pháp điều trị thích hợp cho từng trường hợp viêm tử cung ở

chó.

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Gồm các giống chó ở mọi lứa tuổi, lứa đẻ được mang tới khám và điều trị tại phòng khám (Sử dụng cho nội dung nghiên cứu bảng 4.1).

Chó cái bị viêm tử cung được mang tới khám và điều trị tại phòng khám Gaia tại hai cơ sở (Sử dụng cho nội dung nghiên cứu bảng 4.2 đến bảng 4.16).

1.3.2. Địa điểm nghiên cứu

Phòng khám thú y Gaia cơ sở 1: khu Quân đội F361, An Dương, Yên Phụ Tây Hồ, Hà Nội.

Phòng khám thú y Gaia cơ sở 2: Shophouse Hướng Dương 5-21 Vinhome Riverside Phúc Đồng, Long Biên Hà Nội.

1.3.3. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 12 năm 2020.

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đây là công trình nghiên cứu hoàn chỉnh, hệ thống từ đánh giá thực trạng, chẩn đoán lâm sàng, phi lâm sàng, đặc biệt chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm phát hiện bệnh viêm tử cung ở chó. Là cơ sở để đưa ra những phương pháp chẩn đoán, điều trị sớm bệnh viêm tử cung trên các giống chó được nuôi ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Kết quả của luận án khẳng định ứng dụng thành công kỹ thuật siêu âm trong chẩn đoán bệnh viêm tử cung ở chó. Hình ảnh siêu âm giúp xác định bệnh sớm để đưa ra phương án điều trị kịp thời.

1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

1.5.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả của luận án góp phần bổ sung số liệu vào tài liệu khoa học về triệu chứng lâm sàng, phi lâm sàng và hình ảnh siêu âm bệnh viêm tử cung ở chó.

Chẩn đoán hình ảnh viêm tử cung bằng siêu âm cho kết quả chính xác và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.

1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả của luận án là những thông tin khoa học cho các bác sỹ thú y làm việc trong các phòng khám thú nhỏ về kinh nghiệm chẩn đoán bằng siêu âm cũng như đưa ra quyết định điều trị viêm tử cung trên từng trường hợp cụ thể để có kết quả cao trong điều trị.

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1. VỊ TRÍ, CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA TỬ CUNG

2.1.1. Vị trí và cấu tạo tử cung chó

Tử cung nằm trong xoang chậu, dưới trực tràng và nằm trên bàng quang, tử cung bao gồm cổ tử cung, thân tử cung, và hai sừng tử cung. Tử cung hình chữ Y và giao với hai sừng là ống dẫn trứng về phía trước và phía sau là âm đạo. Kích thước khác nhau tùy thuộc vào lứa tuổi, số lần mang thai, giai đoạn chu kỳ động dục, và con vật có mang thai hay không. Ví dụ: ở con cái chưa từng mang thai, nặng 11.25 kg có sừng tử cung dài trung bình từ 10 đến 14 cm và đường kính 0,5 đến 1 cm. Thân tử cung dài 1,4 - 3 cm, đường kính 0,8 - 1 cm. Cổ tử cung dài trung bình từ 1,5 đến 2 cm. Một phần cuối của cổ tử cung có thể nhô ra âm đạo. Đường kính của cổ tử cung trong âm đạo là khoảng 0,8 cm. Tử cung chứa thai, trong suốt thời gian mang thai, tử cung bị phình ra, sừng tử cung tự uốn cong và nằm hoàn toàn ở xoang bụng (Evans & De Lahunta 2013).

Bình thường chưa mang thai, thân tử cung thường nằm ở cả xoang chậu và xoang bụng, phần lớn là nằm ở xoang bụng. Thân tử cung kéo dài từ điểm hội tụ của sừng tử cung đến cổ tử cung. Ở chỗ nối với thân, tử cung có 2 mặt: mặt lưng (mặt trên) áp sát với trực tràng, hai mặt đều tròn trơn. Mặt bụng (mặt dưới) áp sát vào mặt trên xương háng và xương ngồi (Evans & De Lahunta 2013).

Phía sau thân là cổ tử cung gồm một nếp gấp niêm mạc trung bình dài khoảng 0.5-1 cm và cơ chắc khỏe, trong lòng có ống thông với âm đạo qua lỗ thông tử cung âm đạo. Cổ tử cung được đóng lại trong khi mang thai bằng nút chất nhày (Evans & De Lahunta 2013).

Tử cung được cố định trong xoang chậu là do gắn với âm đạo nhờ 2 dây chằng: Dây chằng rộng là nếp gấp phúc mạc kéo dài từ xoang bụng vào xoang chậu, phủ lên cả mặt trên và mặt dưới của tử cung, kéo dài cả sang 2 thành bên của xoang chậu. Dây chằng rộng rất quan trọng vì ở giữa 2 lá thành của xoang phúc mạc có mạch máu, thần kinh vào nuôi tử cung, các sợi cơ trơn, sợi liên kết, sợi đàn hồi. Nhờ dây chằng rộng mà khi con cái mang thai vẫn đảm bảo vị trí cố định của tử cung không bị thay đổi (Evans & De Lahunta 2013).

Dây chằng tử cung hay dây chằng tròn là dây chằng nhỏ, không phân biệt rõ, nó bám 2 bên sừng tử cung, kéo dài ra phía trước và tận cùng ở vùng bẹn giống

như 2 gấp nếp chứa mạch quản, thần kinh và các sợi cơ trơn. Ngoài ra, còn có lớp cơ vân giống như cơ nâng dịch hoàn ở con đực (Evans & De Lahunta 2013).

2.1.2. Chức năng

Tử cung có nhiệm vụ là dẫn tinh trùng đến tử cung để thụ tinh với tế bào trứng, làm tổ và nuôi dưỡng bào thai đang phát triển. Sự phì đại của niêm mạc (nội mạc tử cung) hình thành với màng nhau thai có tác dụng làm nguồn nuôi dưỡng phôi thai và bào thai (Anderson, 1969; Barrau & cs.,1975).

2.1.3. Cấu trúc tử cung

Cấu tạo: vách tử cung gồm 3 lớp từ ngoài vào trong:

Ngoài là lớp màng sợi, dai, chắc phủ mặt ngoài tử cung và nối tiếp vào hệ thống các dây chằng.

Lớp giữa là lớp cơ trơn gồm: cơ vòng rất dày ở trong, cơ dọc mỏng hơn ở ngoài, các lớp cơ vòng đặc biệt dày ở vùng cổ tử cung. Verma & Chibuzo (1974) phát hiện ra rằng việc cắt các dây thần kinh hạ vị và thần kinh vùng chậu không làm thay đổi tần số hoặc biên độ của các cơn co tử cung. Giữa 2 tầng cơ chứa tổ chức kiên kết sợi đàn hồi và mạch quản, đặc biệt là nhiều tĩnh mạch lớn. Cơ trơn tử cung dày và khỏe nhất trong cơ thể.

Lớp trong là lớp niêm mạc màu hồng được phủ bởi một lớp tế bào biểu mô hình trụ. Xen kẽ có ống đổ vào của các tuyến nhày tử cung (Các tuyến này nằm sâu trong lớp đệm). Nhìn chung, bề mặt niêm mạc tử cung có màu hơi đỏ và có thể nhẵn hoặc có các gờ dọc thấp (Evans & De Lahunta, 2013).

2.1.4. Mạch quản và thần kinh

Mạch quản tử cung được động mạch buồng trứng và động mạch tử cung phân đến. Nguồn gốc của các động mạch buồng trứng xuất phát từ động mạch chủ sau. Động mạch buồng trứng nối liền với động mạch tử cung, một trong những nhánh chính của động mạch âm đạo. Động mạch đi vào dây chằng tử cung ở cổ tử cung. Khi đi vào dây chằng rộng, động mạch nằm gần với thân tử cung. Nó phân ra từ sừng tử cung cho đến khi nó đến gần điểm cực của sừng, nơi nó nối với nhánh tử cung và động mạch buồng trứng. Động mạch tử cung lan rộng trong thành tử cung và trong màng treo. Các tĩnh mạch tử cung và buồng trứng đi theo đường đi của động mạch, tĩnh mạch buồng trứng bên phải đi vào tĩnh mạch chủ ở buồng trứng phải, trong khi bên trái đi vào tĩnh mạch thận trái (Evans & De Lahunta, 2013).

Burwell & cs. (1938) đã tìm thấy áp lực trong tĩnh mạch đùi và tử cung tăng cao trong thời gian mang thai ở chó. Tuy nhiên áp lực trong tĩnh mạch tử cung cao hơn áp lực tĩnh mạch đùi, các tĩnh mạch tử cung chảy vào tĩnh mạch chủ.

Mạch lâm ba: tử cung có hệ thống mạch lâm ba dày đặc thành mạng lưới trong vách cơ tập trung đổ vào hạch tử cung, hạch chậu trong, hạch dưới động mạch hông (Evans & De Lahunta, 2013).

Tử cung có dây thần kinh giao cảm và phó giao cảm thông qua đám rối chậu. Thần kinh giao cảm đến khung chậu ở cả bên phải và trái. Thần kinh phó giao cảm đến đám rối vùng chậu thông qua các dây thần kinh chậu. Các sợi hướng nội tạng đến tử cung thông qua các dây thần kinh chậu và đám rối chậu (Evans & De Lahunta, 2013).

2.2. BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN CHÓ

2.2.1. Khái quát bệnh viêm tử cung

Đây là quá trình bệnh lý thường xảy ra trên gia súc cái sinh sản, đặc điểm của bệnh là quá trình viêm phá huỷ các tế bào tổ chức của các lớp (các tầng) của tử cung gây ra hiện tượng rối loạn sinh sản ở cơ thể cái làm ảnh hưởng lớn, thậm trí làm mất khả năng sinh sản của gia súc cái.

Bệnh viêm tử cung, có nghĩa là tử cung chứa đầy mủ, là bệnh phổ biến ở chó và mèo cái chưa triệt sản, ít gặp hơn ở các loài động vật nhỏ khác (Egenvall & cs., 2001). Sau chu kỳ động dục, tử cung bị nhiễm trùng cấp tính hoặc mạn tính với sự tích tụ dịch tiết bị viêm trong lòng tử cung và một loạt các biểu hiện bệnh lý lâm sàng cục bộ và toàn thân.

Bệnh viêm tử cung được đặc trưng bởi tử cung có chứa mủ và sự thay đổi của tế bào viêm thâm nhiễm (bạch cầu trung tính, tế bào lympho, tế bào plasma, đại thực bào) trong nội mạc tử cung và trong những trường hợp nghiêm trọng hơn là trong cơ tử cung. Ngoài ra, bệnh còn gây tăng sản nội mạc tử cung dạng nang, một triệu chứng khá nghiêm trọng. Tăng sinh nguyên bào sợi từ nhẹ đến nặng trong lớp nội mạc tử cung, gây hoại tử, và đôi khi xuất hiện loét nội mạc tử cung và hình thành áp xe trong các tuyến. Nhiều trường hợp viêm nghiêm trọng đến cơ tử cung (De Bosschere & cs., 2001).

Sự xâm nhập của vi khuẩn từ âm đạo là một nguyên nhân quan trọng,

escherichia coli là vi khuẩn phổ biến nhất được phân lập từ chó cái mắc bệnh

viêm tử cung. Vi khuẩn Gram âm E. coli sản xuất nội độc tố và giải phóng nhiều chất trung gian gây viêm tử cung chó. Các chất trung gian gây viêm chẳng hạn như protein phản ứng C, yếu tố hoại tử khối u, lactoferrin, và PGF2alpha có ở nồng độ trong huyết thanh hoặc tử cung ở chó cái mắc bệnh viêm tử cung cao hơn đáng kể so với ở chó bình thường. Ngoài phản ứng viêm tại chỗ và toàn thân, chó cái mắc bệnh viêm tử cung còn bị ức chế miễn dịch được đánh giá bởi tăng sinh tế bào lympho (Richard & Couto, 2009).

Tuổi trung bình của chó cái mắc bệnh viêm tử cung từ 6,5 đến 8,5 năm (Egenvall & cs., 2001; Jitpean & cs., 2012). Jitpean & cs. (2012) nghiên cứu có 199 chó mắc viêm tử cung trên 10.000 chó cho thấy bệnh viêm tử cung ảnh hưởng đến chó cái từ trung niên đến già, tuổi trung bình được xác định là 7 tuổi, và dao động ở chó từ 4 tháng tuổi đến 18 năm tuổi.

Nguy cơ viêm tử cung ở chó cái chưa sinh sản tăng gấp sáu lần so với chó cái đẻ 1 lứa hoặc chó cái đẻ nhiều lứa. Phương pháp điều trị bằng nội tiết trước đây với progestin và estrogen cũng là một yếu tố nguy cơ gây bệnh. Estrogen được tiêm trong thời kỳ động dục, thời điểm mà nồng độ progesterone nội sinh trong huyết thanh cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tử cung. Chó cái ít tuổi hơn (trung bình 5,5 tuổi) phát triển viêm tử cung có nhiều khả năng hơn những con chó cái già hơn (tuổi trung bình 8,5 năm) đã được điều trị bằng estrogen (Niskanen & Thrusfield, 1998). Ở Thụy Điển, progestin, là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để kiểm soát động dục hơn là phương pháp cắt bỏ tử cung buồng trứng (Richard & Couto, 2009).

2.2.2. Nguyên nhân và tiến trình sinh bệnh viêm tử cung ở chó

Cơ chế sinh bệnh phức tạp liên quan đến cả yếu tố nội tiết, vi khuẩn và môi trường tử cung trong giai đoạn thể vàng không chỉ thích hợp cho thai kỳ mà còn cho sự phát triển của vi sinh vật. Progesterone kích thích sự tăng sinh và tăng tiết các tuyến nội mạc tử cung, đóng cổ tử cung và ngặn chặn các cơn co thắt nội mạc tử cung.

Tăng sản nội mạc tử cung dạng nang (Cytstic Endomertrial Hyperplasia) (CEH) là do nội mạc tử cung tiếp xúc nhiều lần với progesterone trong giai đoạn thể vàng dài của chu kỳ động dục ở chó cái. Sự hiện diện của CEH làm tử cung dễ bị nhiễm vi khuẩn thứ phát dẫn đến viêm tử cung (Dow, 1959a, 1959b). Trong CEH, thành nội mạc tử cung dày lên với sự tăng sinh và phát triển bệnh lý của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023