Đăng Ký Kết Hôn Và Việc Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết Hôn

vi cấm kết hôn là giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, trên cơ sở quy định như vậy đã bảo đảm hạnh phúc gia đình, phù hợp về khoa học và đạo đức truyền thống của dân tộc.

* Cấm kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Quy định này mở rộng phạm vi cấm kết hôn hơn so với Luật HN&GĐ năm 1986. Trong đó, Luật HNGĐ năm 1986 chỉ quy định kết hôn giữa "cha mẹ nuôi và con nuôi", đến Luật HNGĐ năm 2000 quy định cả những người "đã từng" là cha mẹ nuôi và con nuôi và một số đối tượng khác nữa. Xét về mặt huyết thống thì họ không có quan hệ huyết thống nhưng đã từng có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng: cha, mẹ nuôi - con nuôi, bố chồng - con dâu, mẹ vợ - con rể, bố dượng - con riêng của vợ và mẹ kế - con riêng của chồng. Pháp luật cấm những người này kết hôn với nhau để đảm bảo thuần phong mỹ tục, tránh đảo lộn trật tự trong gia đình, phù hợp với đạo đức xã hội và truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Việt Nam là đất nước coi trọng và đề cao mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, giữa những người trong gia đình với nhau. Đối với những người đã từng có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc lẫn nhau, từng là cha nuôi, mẹ nuôi - con nuôi; con dâu - bố chồng, con rể - mẹ vợ; bố dượng, mẹ kế - con riêng lại phát sinh quan hệ kết hôn sẽ đảo lộn các giá trị truyền thống, lề lối sinh hoạt của chính gia đình, dòng họ và ảnh hưởng tới cộng đồng xã hội. Đồng thời, quy định này còn đảm bảo duy trì trật tự trong gia đình, tránh đảo lộn ngôi thứ trong gia đình, các bên sẽ rất khó xưng hô và đối xử với nhau đúng mực.

Như vậy, luật không cấm việc kết hôn giữa con nuôi với con đẻ, giữa anh chị em nuôi, chị dâu với em chồng hoặc em dâu với anh chồng nếu hai bên kết hôn đủ điều kiện kết hôn với nhau và việc kết hôn đó được pháp luật công nhận khi thực hiện đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật

HN&GĐ. Tuy nhiên, đây là những trường hợp kết hôn khá "đặc biệt" nên hai bên nam, nữ cũng cần lưu ý đến tập quán địa phương cũng như tranh thủ được sự ủng hộ của cha mẹ, gia đình để việc kết hôn được thuận lợi, bảo đảm cuộc sống hạnh phúc sau này.

Quy định của pháp luật hiện hành là chặt chẽ, bảo đảm giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo đảm thực hiện các nguyên tắc của cuộc sống, giữ gìn tôn ti trật tự gia đình và xã hội, ngăn chặn những trường hợp lợi dụng mối quan hệ phụ thuộc để ép buộc đối phương kết hôn với mình. Có thể nói đây vừa là quy định của pháp luật vừa là một quy tắc đạo đức.

* Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính

Kết hôn giữa những người cùng giới tính là việc xác lập quan hệ vợ chồng giữa hai người đều là nam hoặc đều là nữ. Trước đây, Luật HN&GĐ năm 1959 và 1986 không quy định cụ thể về điều này, dẫn đến tình trạng trên thực tế ở một số địa phương đã có hiện tượng các cặp nam, các cặp nữ chung sống với nhau như vợ chồng và ngày nay con số này đang có chiều hướng gia tăng. Như vậy, tại Khoản 5 Điều 10 Luật HN&GĐ điều kiện về giới tính được xác định rõ, khi đăng ký kết hôn thì hai bên bắt buộc phải là một nam và một nữ.

Năm 1990, tổ chức y tế thế giới đã loại bỏ đồng tính ra khỏi danh sách bệnh tâm thần. Đứng dưới góc độ y tế thì đồng tính, song tính và chuyển giới không phải là một loại bệnh, do đó y học không thể can thiệp. Ở một số nước Bắc Âu như Bỉ, Đan Mạch, Hà Lan có đạo luật cho phép những người cùng giới tính có thể kết hôn, trên cơ sở lập luận rằng điều này là sự tôn trọng quyền tự do lựa chọn hạnh phúc của con người, những gia đình này vẫn bảo đảm chức năng duy trì nòi giống cho xã hội bằng cách thụ tinh trong ống nghiệm, qua các ngân hàng tinh trùng, mang thai hộ hoặc nhận con nuôi.

Pháp luật Việt Nam không cho phép những người cùng giới tính kết hôn vì những người cùng giới tính kết hôn với nhau là đi ngược lại truyền

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

thống đạo đức, trái với tự nhiên, không phù hợp với chức năng duy trì nòi giống của gia đình và lo ngại rằng nếu pháp luật cho phép kết hôn đồng tính có thể kéo theo nhiều hệ lụy như việc nhận con nuôi của các cặp đồng tính. Việc được nuôi dưỡng bởi hai người đồng tính có thể ảnh hưởng đến nhận thức, tâm sinh lý của đứa trẻ được nhận nuôi. Hôn nhân đồng giới sẽ dẫn đến nhiều thay đổi như sự biến mất của các từ "cha" - "mẹ" trong gia đình người đồng tính, sẽ kích thích các cặp đồng tính sử dụng phương pháp mang thai hộ…

Trên thực tế có những trường hợp bị khiếm khuyết về mặt giới tính khi mới sinh ra, dẫn đến giới tính trong giấy khai sinh không đúng với giới tính thật. Những trường hợp này được phép xác định lại giới tính thật của mình. Ví dụ: Chào đời năm 1984, bộ phận sinh dục bị dị dạng, chị Thành (Bình Phước) được cha mẹ khai sinh là nam, song thực tế khi lớn lên, cơ thể lại có buồng trứng, có kinh nguyệt, ngực nở. Năm 13 tuổi, chị Thành tới Bệnh viện Từ Dũ (Thành phố Hồ Chí Minh) kiểm tra thì phát hiện là nữ, và được xác định lại giới tính theo hướng này. Gia đình đánh mất giấy xác nhận của bệnh viện nên chị không thể làm lại được khai sinh. Chị đã tới Phân viện Pháp y Thành phố Hồ Chí Minh để xác định lại giới tính, và được chứng thực là "nữ"…[35].

Hoàn thiện chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 - 8

Cần phân biệt rõ những trường hợp được phẫu thuật xác định lại giới tính khác với các trường hợp phẫu thuật chuyển giới tính. Người chuyển giới là người có những đặc điểm giới tính trên cơ thể phát triển bình thường, hoàn chỉnh (phân biệt rõ là nam hay nữ) nhưng lại có cảm nhận và mong muốn giới tính của mình không trùng với giới tính sinh học khi sinh ra. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính (Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 88/2008/NĐ-CP). Còn những người phẫu thuật để xác định lại giới tính thì về bản chất giới tính của họ chưa rõ ràng, cần được phẫu thuật để xác định. Khoản 4 Điều 36 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định rõ: "xác định lại giới tính của một người trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình

chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định lại giới tính" [15]. Nghị định số 88/2008/NĐ-CP đã quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, thủ tục, trình tự đối với việc xác định lại giới tính trên nguyên tắc: "đảm bảo mỗi người được sống theo đúng giới tính của mình" và "việc xác định lại giới tính phải được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện, khách quan, trung thực, khoa học và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đã xác định lại giới tính" [17, Điều 3]. Theo đó, sau khi đã xác định lại giới tính thì người đó sẽ được đăng ký hộ tịch theo giới tính mới của mình và họ hoàn toàn có quyền kết hôn với người có giới tính khác với giới tính đã được xác định lại mà không thuộc các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Khoản 5 Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2000.

Nhìn chung, phạm vi cấm kết hôn của Luật HN&GĐ năm 2000 so với Luật HN&GĐ năm 1959 và 1986 là rộng và cụ thể, đầy đủ hơn, phù hợp hơn với thực tế xã hội và pháp luật của một số nước trên thế giới, nhằm mục tiêu cao nhất là bảo đảm sự yên ấm và hạnh phúc của mỗi gia đình.

2.2. ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VÀ VIỆC CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

Việc kết hôn phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

theo quy định của pháp luật. Đăng ký kết hôn là thủ tục do Nhà nước quy định - như một điều kiện về hình thức nhằm công nhận việc xác lập quan hệ hôn nhân giữa hai bên nam nữ là hợp pháp. Việc pháp luật quy định sự kiện kết hôn phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận là sự ràng buộc pháp lý, là cơ sở làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của vợ chồng. Ở các nước, hình thức thủ tục, nghi lễ kết hôn có khác nhau. Có những nước thừa nhận hình thức kết hôn trên cơ sở nghi lễ tôn giáo (tại nhà thờ) mà không cần thông qua các thủ tục hành chính như Mỹ, Anh… Một số nước khác lại quy định hình thức kết hôn mang tính pháp lý, tức là phải được sự chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Pháp, Trung Quốc…

Ở Việt Nam, việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức quy định tại Điều 14 Luật HN&GĐ năm 2000. Đăng ký kết hôn là biện pháp để cơ quan nhà nước có thể kiểm tra và kịp thời ngăn chặn các hiện tượng vi phạm điều kiện kết hôn của nam nữ, qua đó tuyên truyền, giải thích các quy định của pháp luật về kết hôn nói riêng và hôn nhân gia đình nói chung. Quy định này hoàn toàn phù hợp với Khoản 2 Điều 16 Công ước Cedaw, đó là hôn nhân "bắt buộc phải có đăng ký kết hôn trong hồ sơ chính thức của Nhà nước".

2.2.1. Thẩm quyền và thủ tục đăng ký kết hôn

Trên cơ sở kế thừa quy định của Luật HN&GĐ năm 1986, Điều 12 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn như sau: "Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài" [42].

Như vậy, khi hai bên là công dân Việt Nam kết hôn với nhau tại Việt Nam thì cơ quan đăng ký kết hôn là UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn. Khi hai bên kết hôn là công dân Việt Nam kết hôn với nhau ở nước ngoài thì cơ quan đăng ký kết hôn là cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tại Việt Nam thì cơ quan đăng ký kết hôn là UBND tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân Việt Nam thường trú. Điều 17 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định như sau: "Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn". Quy định này là nguyên tắc chung để xác định thẩm quyền đăng ký kết hôn. Để xác định chính xác thẩm quyền đăng ký kết hôn đối với từng trường hợp cụ thể cần viện dẫn tới quy định tại Điều 8 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP để hiểu và vận dụng quy định về "nơi cư trú" trong xác định thẩm quyền đăng ký

kết hôn. Kết hợp Điều 8 và Điều 17 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, có thể thấy, mặc dù pháp luật quy định có thể lựa chọn nơi đăng ký kết hôn theo nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ, nhưng quyền lựa chọn này chỉ đặt ra trong hai trường hợp sau:

- Cả bên nam và bên nữ cùng có hộ khẩu thường trú, hoặc;

- Cả bên nam và bên nữ cùng không có hộ khẩu thường trú mà chỉ có đăng ký tạm trú có thời hạn.

Ngoài hai trường hợp nói trên thì việc xác định thẩm quyền đăng ký kết hôn phải tuân theo thứ tự quy định tại Điều 8 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, đó là: việc đăng ký kết hôn trước hết phải đăng ký tại nơi bên nam hoặc bên nữ có hộ khẩu thường trú. Trường hợp cả hai bên không có hộ khẩu thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ khẩu, thì UBND cấp xã, nơi một trong hai bên đăng ký tạm trú có thời hạn, thực hiện việc đăng ký kết hôn.

Như vậy, tùy từng trường hợp, cơ quan đăng ký kết hôn có thể là UBND cấp xã, UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan ngoại giao, lãnh sự. Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền, thì việc kết hôn đó không có giá trị pháp lý. Quy định này có ý nghĩa quan trọng, là biện pháp để nhà nước kiểm soát việc tuân theo pháp luật của nam nữ trong việc kết hôn đồng thời ngăn chặn hiện tượng kết hôn vi phạm các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật.

Một điểm mới của Luật HN&GĐ năm 2000 so với Luật HN&GĐ năm 1986 là quy định về thủ tục giải quyết và tiến hành đăng ký kết hôn. Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật về hộ tịch, cơ quan đăng ký kết hôn kiểm tra hồ sơ đăng ký kết hôn; nếu xét thấy hai bên nam nữ có đủ điều kiện kết hôn thì cơ quan đăng ký kết hôn tổ chức đăng ký kết hôn. Trong trường hợp một bên hoặc cả hai bên không đủ điều kiện kết hôn thì cơ quan đăng ký kết hôn từ chối đăng ký và giải thích rõ lý do bằng văn bản; nếu

người bị từ chối không đồng ý thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn quy định này, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định cụ thể các loại giấy tờ (tờ khai, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân), thời hạn cơ quan có thẩm quyền giải quyết đăng ký kết hôn cho hai bên nam nữ.

Trước khi có Luật HN&GĐ năm 2000, Nhà nước ta chưa ban hành văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn việc đăng ký kết hôn cho đồng bào vùng sâu, vùng xa nói chung và đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng. Do đó tình hình vi phạm pháp luật về đăng ký kết hôn diễn ra ở nhiều địa phương và diễn biến phức tạp. Chẳng hạn, ở tỉnh Lào Cai, hai dân tộc người Dao và người Mông chiếm tỷ lệ dân số cao nhất tỉnh và thường sống ở vùng cao, vùng xa có đến 90% các cặp vợ chồng kết hôn với nhau mà không đăng ký kết hôn [24]. Vì vậy, để tạo điều kiện tốt nhất cho đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa thực hiện đăng ký kết hôn, Khoản 2 Điều 11 Luật HN&GĐ năm 2000 đã giao Chính phủ quy định việc đăng ký kết hôn ở vùng sâu, vùng xa. Ngày 27/3/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 32/2002/NĐ-CP, trong đó có quy định vấn đề kết hôn (từ Điều 4 đến Điều 9) với thủ tục gọn nhẹ, thuận tiện và linh hoạt, tạo điều kiện cho người dân thực hiện quy định của pháp luật. Theo đó, việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại trụ sở UBND cấp xã hoặc tại tổ dân phố, thôn, bản, phum, sóc, nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn. Sau khi nhận Tờ khai đăng ký kết hôn, UBND cấp xã kiểm tra, nếu các bên đã có đủ điều kiện kết hôn theo quy định tại Nghị định này, thì thực hiện ngay việc đăng ký kết hôn trong ngày làm việc đó, nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì việc đăng ký được thực hiện trong ngày làm việc tiếp theo; trong trường hợp cần xác minh, thời hạn được kéo dài không quá 05 ngày làm việc.

Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức tại UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một hoặc hai bên (nơi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn). Tại trụ sở UBND, phải có mặt cả hai bên nam nữ kết hôn. Đại diện UBND sẽ hỏi lần cuối ý kiến của hai bên đối với việc kết hôn của mình, khẳng định lại sự tự

nguyện của hai bên trước khi tiến hành kết hôn. Nếu hai bên vẫn đồng ý kết hôn thì cán bộ tư pháp hộ tịch sẽ mời họ cùng ký vào giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và sổ đăng ký kết hôn. Chủ tịch UBND cấp xã sẽ ký và trao cho mỗi bên một bản giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng theo quy định của pháp luật về HN&GĐ. Giấy chứng nhận kết hôn là chứng cứ xác nhận giữa hai bên đã phát sinh và tồn tại quan hệ vợ chồng, được nhà nước ghi nhận và bảo hộ.

2.2.2. Chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Khoản 1 Điều 11 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định "Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng" [42]. Việc Luật HN&GĐ năm 2000 không thừa nhận hôn nhân thực tế, thể hiện rõ thái độ nghiêm khắc của Nhà nước đối với những trường hợp kết hôn không tuân thủ quy định của pháp luật. Nghị quyết số 35/2000/QH10 đã có hướng dẫn áp dụng Khoản 1 Điều 11 về việc giải quyết hậu quả pháp lý đối với các trường hợp hôn nhân thực tế (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 35/2000/QH10). Theo tinh thần của Mục 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 và Nghị định số 77/2001/NĐ-CP thì:

* Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho đăng ký kết hôn. Việc đăng ký kết hôn đối với những trường hợp này không bị hạn chế về thời gian. Những trường hợp này pháp luật không bắt buộc mà chỉ khuyến khích đăng ký kết hôn vì thực tế họ đã ở vào tuổi ông, bà, quan hệ vợ chồng đã được xác lập từ lâu. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật HN&GĐ năm 2000. Một trong hai bên chết trước thì người còn lại được thừa kết với tư cách là vợ chồng của người chết.

* Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 27/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí