Quy Định Về Mức Bồi Thường Thiệt Hại Do Xâm Phạm Danh Dự, Nhân Phẩm, Uy Tín Của Người Tiêu Dùng

Ở nước ta hiện nay, việc giải quyết vấn đề chất lượng sản phẩm về cơ bản dựa vào sự quản lý giám sát trực tiếp của Nhà nước đối với sản xuất và lưu thông. Pháp luật chủ yếu về mặt này là Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá năm 2007, tuy nhiên các quy định còn nặng về nghĩa vụ và trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh đối với Nhà nước về chất lượng sản phẩm, nếu xem xét từ góc độ dân sự trách nhiệm sản phẩm thì chưa được đầy đủ.

Kinh nghiệm thực tiễn về trách nhiệm sản phẩm của nước ngoài mấy năm gần đây cho thấy rõ điều đó: ở một số nước phát triển phương Tây, đã có nhiều nước ban hành luật pháp buộc xí nghiệp gánh chịu trách nhiệm từ sản phẩm, chịu trách nhiệm với người tiêu dùng. Nước Mỹ năm 1986 ban hành Luật trách nhiệm sản phẩm. Xe hơi hãng Toyota Nhật Bản vì thiếu an toàn, bị người Mỹ khởi tố lên Toà án Liên bang, Nhật Bản đã phải bồi thường 1 tỷ Yên. Một em bé Mỹ 8 tuổi mặc áo sơ mi vài bông ngồi đốt lá trong sân, bị cháy bỏng, gia đình kiện xí nghiệp sản xuất áo bông không xử lý kỹ thuật chống bắt lừa khi gia công áo, chất lượng kém, xí nghiệp phải chịu bồi thường 270.000 USD. Ở Châu Âu, năm 1987 nước Anh ban hành Luật trách nhiệm sản phẩm, sau đó khối EU và các nước trong khu vực tự do Châu Âu lần lượt tham khảo theo. Nước Áo trong Luật trách nhiệm sản phẩm quy định: đơn vị bán hàng kém chất lượng làm cho người tiêu dùng bị thiệt hại với mức độ khác nhau đều chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiêệ hại, người vi phạm bị trừng trị theo luật pháp. Luật này quy định, người chịu trách nhiệm cuối cùng là xí nghiệp sản xuất, chứ không phải là người lưu thông hàng hoá. Vì vậy, khi nhận hàng, cửa hàng cần phải đòi xí nghiệp ghi rõ tên công ty và địa chỉ của mình. Vì khi khách hàng đòi bồi thường thiệt hại, cửa hàng có nghĩa vụ trả trước tiền bồi thường thiệt hại cho khách hàng, sau đó cửa hàng yêu cầu xí nghiệp hoàn lại tiền bồi thường. Nếu hàng hoá do nhà bán buôn hoặc nhà buôn nhập khẩu cung cấp thì cửa hàng bán lẻ đòi nhà bán buôn hoặc nhập khẩu trả trước tiền bồi thường, sau đó xí nghiệp trong nước hoặc nước ngoài trả lại tiền bồi thường cho họ.

Ở Việt Nam, vấn đề trách nhiệm sản phẩm còn bị coi nhẹ, đã gây trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế. Ngoài ra sản phẩm Việt Nam đưa vào thị trường quốc tế vì vấn đề trách nhiệm sản phẩm chưa rõ ràng mà bị mất thị trường hoặc bị thiệt hại nghiêm trọng. Vì vậy, để pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có tính thực tiễn, dễ áp dụng, cần quy định cụ thể (có thể dẫn chiếu) các trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, tránh tình trạng luật khung

- nói khác hơn là các điều luật cần mang tính quy phạm - các chủ thể được quy định trong luật cần được biết mình có quyền làm gì và có nghĩa vụ không được làm gì cùng với chế tài cụ thể kèm theo. Đồng thời nghiên cứu việc áp dụng chế độ trách nhiệm đối với nhà sản xuất, phân phối sản phẩm, cung cấp dịch vụ với nhiều mức bồi thường khác nhau và theo hướng không buộc người tiêu dùng phải chứng minh bị bệnh tật, bị thiệt hại do sản phẩm gây ra và không phải chứng minh lỗi của nhà sản xuất, phân phối mà chỉ cần người tiêu dùng chứng minh rằng họ đã sử dụng sản phẩm không đúng chất lượng đã được nhà sản xuất công bố sản phẩm, có độc hại …. và vì sự gian lận trong thương mại, hoặc sản phẩm độc hại đó mà người tiêu dùng đã phải gánh chịu thiệt hại hoặc có thể sẽ bị bệnh tật, thiệt hại là đủ.

3.2.5. Quy định về hợp đồng tiêu dùng

Nhằm bảo đảm sự công bằng trong giao dịch giữa thương nhân và người tiêu dùng, ngăn ngừa khả năng thương nhân lợi dụng các ưu thế của mình để xâm hại quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, việc đưa ra các quy tắc đặc thù điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa thương nhân với người tiêu dùng là rất cần thiết. Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của nhiều nước hoặc Luật hợp đồng tiêu dùng ở một số nước có sứ mệnh này. Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam cũng nên có các quy tắc điều chỉnh quan hệ hợp đồng với các nội dung quy định khác với các quy tắc tương ứng trong Bộ luật Dân sự trong những trường hợp cần thiết nhằm nâng cao mức độ bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch với thương nhân.

3.2.6. Quy định về mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tiêu dùng

Thế nào là thiệt hại về tinh thần và căn cứ để ấn định mức bồi thường thiệt hại? Tinh thần là tổng thể nói chung những ý nghĩ, tình cảm … những hoạt động thuộc về đời sống nội tâm của con người và thiệt hại về tinh thần là thiệt hại gây ra đối với tâm trạng của con người, thể hiện bằng việc con người phải con người phải chịu những lo lắng, đau đớn về tinh thần. Ví dụ như: đau đớn do người thân bị mất, băn khoăn lo lắng do uy tín, danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm … Những thiệt hại về tinh thần do bị xâm phạm sức khoẻ, tính mạng cũng khác với thiệt hại về tinh thần do bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín. Vì vậy, để tránh tuỳ tiện khi xét xử thì ngoài những thiệt hại thực tế tính ra được thành tiền, đối với những thiệt hại về tinh thần do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín chỉ nên bồi thường có tính chất tượng trưng. Người bị thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín sau khi đã được người gây thiệt hại xin lỗi, cải chính công khai thì sự thiệt hại về tinh thần trong các trường hợp thông thường có thể coi là đã được khôi phục. Ngoài ra, do trong Bộ luật Dân sự chỉ xác định thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín mà không coi đây là một trường hợp riêng biệt của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Vì vậy, cần phải đưa trường hợp này vào Mục 3 của Chương V Phần thứ ba của Bộ luật Dân sự, trong đó phải có điều luật quy định rõ thế nào là danh dự, nhân phẩm, uy tín và những hành vi nào bị coi là xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín và phải bồi thường.

3.2.7. Tăng cường vai trò của cơ quan bảo vệ người tiêu dùng và xây dựng hệ thống giám định tại các địa phương

Hiện nay, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam là Ban bảo vệ người tiêu dùng thuộc Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương. Ở một số nước, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng là cơ quan ngang bộ, ví dụ như Bộ Các vấn đề về người tiêu dùng của Niu Dilân, Uỷ ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng của Ôxtrâylia, Bộ Thương mại nội địa và Các vấn đề người tiêu dùng của Malaixia

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

… Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của nhiều nước khác hoặc là đơn vị thuộc Bộ Thương mại hoặc là đơn vị thuộc cơ quan tiêu chuẩn, chất lượng, thực phẩm

…Trong thời gian tới, cần nâng cao vai trò của cơ quan này, thể hiện ở hai giải pháp: (i) thành lập Cục bảo vệ người tiêu dùng; (ii) tăng cường quyền hạn, trách nhiệm của Cục bảo vệ người tiêu dùng và các điều tra viên trong Cục (có quyền thanh, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính, đình chỉ hoạt động của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh; kiến nghị thu hồi giấy phép kinh doanh …). Để thực hiện tốt hai giải pháp trên, cần thiết phải xây dựng mạng lưới thực thi pháp luật có hiệu quả.

Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng theo Pháp luật Dân sự Việt Nam - 13

Trước hết là mạng lưới giám sát hành chính, các ngành quản lý chức năng, như quản lý công thương, giám sát kỹ thuật, đo lường tiêu chuẩn, vệ sinh phòng dịch, bảo vệ môi trường … cần phát huy chức năng của mình, trong phạm vi chức năng quyền hạn vận dụng phương tiện hành chính, tăng cường giám sát xã hội sản xuất và lưu thông hàng tiêu dùng, ngăn chặn hành vi làm thiệt hại quyền lợi người tiêu dùng. Thực tiễn chứng minh, những giám sát hành chính tiến hành nghiệm túc rất có hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở nước ta.

Hai là giám sát xã hội, phát huy chức năng của Hiệp hội người tiêu dùng các cấp. Đến nay, ở nước ta trong 14 tỉnh và thành phố đã có tổ chức người tiêu dùng, bao gồm các Hội địa phương ở Hà Nội, Yên Bái, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hoá, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơi, Hà Tây, Cà Mau, Kiên Giang. Các tổ chức Hiệp hội người tiêu dùng Việt Nam tuy còn đang trong giai đoạn phát triển, nhưng trong thời gian hoạt động vừa qua cũng đã làm được nhiều công việc góp phần bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Để phát huy vai trò bảo vệ người tiêu dùng được tốt hơn, Hiệp hội người tiêu dùng Việt Nam cần phải mở rộng phát triển thành lập các Hội người tiêu dùng ở các địa phương hiện chưa có Hội người tiêu dùng đầy đủ. Cần có sự quan tâm giúp đỡ của Chính phủ trong việc cung cấp kinh phí và trang thiết bị để thành lập các trung tâm kiểm nghiệm so sánh sản phẩm để có thể cung cấp thông tin chính xác về sản phẩm cho người tiêu dùng. Tăng cường cơ

sở vật chất và cán bộ thuộc tổ chức bộ máy của Hội để cho hoạt động của Hội ngày càng có hiệu quả hơn.

Ba là giám sát dư luận, giám sát dư luận tuy không có tính cưỡng chế hành chính, chính trị và sự ràng buộc, nhưng tác dụng của nó không thể có bất kỳ cơ quan tư pháp, cơ quan hành chính nào thay thế được. Sự kết hợp có hiệu quả của giám sát dư luận với giám sát xã hội có tác dụng càng lớn. Đặc điểm của giám sát dư luận là:

- Có tính hiệu quả thời gian mạnh, có thể nhanh chóng và kịp thời phản ánh tiếng nói của người tiêu dùng, thu hút sự coi trọng của ngành và đơn vị hữu quan, thông qua sự can thiệt của dư luận thông tin, có thể kịp thời ngăn chặn các hành động gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

- Có ảnh hưởng xã hội lớn và trên diện rộng.

- Giám sát dư luận đồng thời là một loại hướng dẫn dư luận có thể kịp thời ngăn chặn hành vi gây thịêt hại cho người tiêu dùng, và có thể tác động tới tâm lý người tiêu dùng, hạn chế hành vi tiêu dùng không đúng đắn.

Đồng thời, cần xây dựng hệ thống cơ quan giám định tại các địa phương đủ năng lực giám định một cách nhanh chóng và chính xác các loại sản phẩm là thực phẩm có chứa chất độc hại sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng, các sản phẩm không bảo đảm chất lượng, các loại sản phẩm mà nhà sản xuất cố ý gian dối, lừa dối người tiêu dùng … giám định một cách chính xác tính năng, mức độ nguy hiểm của các loại sản phẩm sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng khi họ sử dụng … vừa để kịp thời cảnh bảo, xử lý và có thể được dùng làm chứng cứ trong các vụ kiện.

3.2.8. Đơn giản hoá thủ tục giải quyết khiếu kiện của người tiêu dùng.

Từ thực tiễn, có thể dễ dàng nhận thấy rằng người tiêu dùng Việt Nam chưa khai thác triệt để các quyền mà pháp luật quy định cho họ để tự bảo vệ, trong đó có quyền được khiếu nại, khởi kiện doanh nghiệp có hành vi vi phạm. Nguyên nhân của tình trạng này không chỉ do người tiêu dùng chưa ý thức đầy đủ quyền và trách nhiệm xã hội của mình với tâm lý ngại đấu tranh, ngại tranh

chấp, ngại phiền hà mà còn vì sự lúng túng không biết cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết và thủ tục giải quyết khiếu nại. Hơn nữa, sự phức tạp trong thủ tục pháp lý và các chi phí phát sinh cũng là những cản trở lớn đối với việc khiếu nại, khởi kiện của người tiêu dùng. Một lẽ đương nhiên, khi người bị hại chưa lên tiếng, pháp luật và nhà nước khó can thiệp hoặc không thể giải quyết triệt để hành vi vi phạm để khôi phục quyền lợi cho họ.

Dưới góc độ pháp lý, nhà nước và các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng không thể ép buộc hay kích động người tiêu dùng khởi kiện doanh nghiệp mà chỉ có thể thiết lập các cơ chế thuận lợi để quyền khởi kiện, khiếu nại của người tiêu dùng không những không bị cản trở mà còn được thực hiện một cách thuận lợi. Chúng ta cũng không nên kêu gọi ý thức cộng đồng hay ý thức xã hội trong từng cá nhân, mà cần nhận thức rằng trong thị trường, lợi ích sẽ dẫn dắt hành vi của chủ thể. Với tư cách là một chủ thể tham gia vào các quan hệ trên thị trường, người tiêu dùng luôn phải cân nhắc thiệt hơn khi quyết định khiếu nại doanh nghiệp có hành vi xâm phạm quyền lợi của họ. Thời gian và các chi phí để theo đuổi một vụ việc có thể sẽ làm giảm quyết tâm khiếu nại nếu như các khoản bù đắp khi thắng kiện không tương xứng hoặc không thoả đáng với những gì đã phải bỏ ra cho vụ kiện. Trong điều kiện hiện tại, nếu sử dụng quyền khiếu nại của mình, người tiêu dùng thường gặp phải thái độ trây ỳ, chậm giải quyết của doanh nghiệp nhằm kéo dài thời gian. Mặt khác, khi sử dụng quyền khởi kiện để yêu cầu toà án bảo vệ quyền lợi thì người tiêu dùng phải đối diện với các thủ tục phức tạp, không tương xứng với mức độ thiệt hại. Chỉ cần dùng một phép tính đơn giản, bất kỳ ai cũng có thể nhận ra rằng tiêu tốn thời gian và tiền bạc cho việc đòi bồi thường các khoản thiệt hại không đáng kể là thiếu khôn ngoan. Với tâm lý đó, người tiêu dùng Việt Nam dễ dàng bỏ qua những tình huống bị doanh nghiệp lừa dối trong quảng cáo, trong tiêu dùng hàng ngày vì giá trị thiệt hại không đáng kể. Vì thế, giải pháp được sử dụng phổ biến hiện nay là thông báo và mong chờ vào lương tâm của doanh nghiệp vi phạm. Một số không nhiều có cơ hội được các phương tiện truyền thông bảo vệ tạo nên dư luận ép buộc doanh

nghiệp khôi phục quyền lợi cho người bị hại. Vai trò của toà án và các cơ quan hữu quan khác khá mờ nhạt so với thực trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Để giải quyết tình trạng trên, quy trình giải quyết khiếu nại trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần được xây dựng theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ. Nếu nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng được giao cho Toà án, pháp luật nên áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn để không làm trầm trọng hơn tình trạng thiệt hại của người khiếu nại.

Pháp luật cần xây dựng cơ chế khiếu kiện cá nhân và tập thể một cách cụ thể và minh bạch. Trong pháp luật hiện hành, quyền khiếu nại, yêu cầu bồi hoàn, bồi thường thiệt hại đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh đã gây thiệt hại được ghi nhận tại Điều 22 Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, song nội dung của quy định chỉ là đề ra các nguyên tắc cơ bản. Theo đó, người tiêu dùng trực tiếp hoặc thông qua nguời đại diện thực hiện việc khiếu nại. Pháp luật chưa khuyến khích và đặt ra cơ chế giải quyết khiếu nại tập thể. Như vậy, người tiêu dùng chưa thể liên kết với nhau để khiếu nại hay khởi kiện doanh nghiệp. Trong khi đó, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng chỉ có quyền nhận đơn khiếu nại của người tiêu dùng và tổ chức hoà giải giữa người khiếu nại với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh. Việc thay mặt người tiêu dùng, tập thể người tiêu dùng, để khiếu nại, khởi kiện của các tổ chức này cũng chưa được pháp luật quy định. Khiếu nại tập thể phải được hiểu là việc nhiều người tiêu dùng thông qua các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng hoặc tự liên kết thành các nhóm chủ thể để khiếu nại doanh nghiệp hoặc khởi kiện tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi xâm phạm quyền lợi hợp pháp của họ. Như vậy, nếu như việc giải quyết triệt để các vụ khiếu kiện cá biệt có thể kích thích khả năng phản ứng của từng người tiêu dùng thì việc thừa nhận quyền khiếu kiện tập thể có thể tạo cơ hội cho người tiêu dùng liên kết thành sức mạnh tập thể, nhằm gây sức ép buộc doanh nghiệp nhanh chóng chấm dứt sự vi phạm và khắc phục hậu quả đã gây ra. Mặt khác, sự liên kết của các cá nhân trong cùng vụ việc có thể giúp người tiêu dùng

vượt qua tâm lý ngại tranh chấp, ngại phiền hà để đấu tranh bảo vệ các quyền lợi đã được pháp luật ghi nhận.

Ngoài ra, cần nghiên cứu để bổ sung quy định quyền khởi kiện của người tiêu dùng theo hướng người tiêu dùng có thể khởi kiện bất cứ ai trong chuỗi phân phối sản phẩm. Cụ thể, trong chuỗi cung cấp, phân phối sản phẩm (nhà sản xuất, nhà bán buôn và nhà bán lẻ …), người tiêu dùng có thể khởi kiện nhà sản xuất hoặc người bán sản phẩm trực tiếp cho mình mà người tiêu dùng thấy hợp lý và có khả năng đòi bồi thường thành công cao.

Mặt khác, trách nhiệm bồi thường của người vi phạm không chỉ giới hạn trong các khoản thiệt hại do hành vi vi phạm trực tiếp gây ra mà cần bao gồm những chi phí phát sinh cho người tiêu dùng do phải đeo đuổi vụ việc như chi phí thuê luật sư, các khoản thu nhập chính đáng và hợp lý… Vì vậy, cần quy định rõ buộc người gây thiệt hại phải bồi thường các chi phí cho người khởi kiện (chi phí đi lại, thời gian theo kiện, chi phí thuê luật sư …). Vì thực tế hiện nay hầu hết các tranh chấp dân sự, Toà án Việt Nam chưa xem xét thiệt hại này.

Kinh nghiệm các nước cho thấy khi nhận đơn khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến hàng hoá, dịch vụ do mình cung cấp, nhiều doanh nghiệp chưa có biện pháp xử lý và bồi thường thiệt hại một cách thoả đáng và kịp thời. Trong những trường hợp như vậy, người tiêu dùng thường gửi khiếu nại tới văn phòng khiếu nại của người tiêu dùng hoặc cơ quan quản lý nhà nước có liên quan yêu cầu giải quyết. Khi triển khai công tác bảo vệ người tiêu dùng, các nước đều vấp phải một vấn đề là thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo của người tiêu dùng. Do bảo vệ người tiêu dùng liên quan tới nhiều ngành khác nhau cho nên việc xác định rõ ranh giới về thẩm quyền giữa các cơ quan vẫn là câu hỏi lớn đối với nhiều cơ quan bảo vệ người tiêu dùng lớn trên thế giới. Nhìn chung, người tiêu dùng thường có tâm lý tránh những tranh chấp phức tạp và tránh mất nhiều thời gian. Do đó, các nước tiên tiến đều đưa ra những cơ chế đệ đơn khiếu nại hết sức linh hoạt và thuận tiện. Hình thức nộp đơn có thể thông

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/10/2023