CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
(Doanh nghiệp đang áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT- BTC)
2.1 Phương pháp luận
2.1.1 Khái niệm về kiểm toán và các vấn đề có liên quan
2.1.1.1 Khái niệm kiểm toán
Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập.
2.1.1.2 Một số khái niệm liên quan
- Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các tài liệu, thông tin này, kiểm toán viên đưa ra kết luận và từ đó hình thành ý kiến kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán phải đảm bảo tính đầy đủ và tính thích hợp.(VSA 500)
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán Sao Việt - 1
- Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán Sao Việt - 2
- Kiểm Tra Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
- Áp Dụng Quy Trình Kiểm Toán Khoản Mục Doanh Thu Của Công Ty Kiểm Toán Sao Việt Vào
- Kết Quả Hoạt Động Của Công Ty Tnhh Kiểm Toán Sao Việt Chi Nhánh Cần Thơ Qua 3 Năm (2013-2015)
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
+ Đầy đủ: Là tiêu chuẩn đánh giá về số lượng bằng chứng kiểm toán. Số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập chịu ảnh hưởng bởi đánh giá của kiểm toán viên đối với rủi ro có sai sót trọng yếu và chất lượng của mỗi bằng chứng kiểm toán.
+ Thích hợp: Là tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng của các bằng chứng kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán phải đảm bảo phù hợp và đáng tin cậy để hỗ trợ cho kiểm toán viên đưa ra các kết luận làm cơ sở hình thành ý kiến kiểm toán.
- Trọng yếu là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính.(VSA 320)
- Mức trọng yếu là một mức giá trị do kiểm toán viên xác định tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính.
+ Định lượng: Số tiền sai phạm ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC.
+ Định tính: bản chất của sự sai phạm ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC.
- Rủi ro kiểm toán(Audit Risk- AR) là rủi ro do kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán không phù hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn chứa đựng sai sót trọng yếu. Các bộ phận của rủi ro kiểm toán: (VSA 200)
+ Rủi ro tiềm tàng (Inherent Risk- IR): Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có, do khả năng cơ sở dẫn liệu của một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh có thể chứa đựng sai sót trọng yếu, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, trước khi xem xét đến bất kỳ kiểm soát nào có liên quan.
+ Rủi ro kiểm soát (Control Risk- CR): Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, đối với cơ sở dẫn liệu của một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh mà kiểm soát nội bộ của đơn vị không thể ngăn chặn hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời.
+ Rủi ro phát hiện (Detect Risk- DR): Là rủi ro mà trong quá trình kiểm toán, các thủ tục mà kiểm toán viên thực hiện nhằm làm giảm rủi ro kiểm toán xuống tới mức thấp có thể chấp nhận được nhưng vẫn không phát hiện được hết các sai sót trọng yếu khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại.
- Gian lận là hành vi cố ý do một hay nhiều người trong Ban quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi bất chính hoặc bất hợp pháp. (VSA 240)
- Sai sót là sự khác biệt giữa giá trị, cách phân loại, trình bày hoặc thuyết minh của một khoản mục trên báo cáo tài chính với giá trị, cách phân loại, trình bày hoặc thuyết minh của khoản mục đó theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng. Sai sót có thể phát sinh do nhầm lẫn hoặc gian lận. (VSA 450)
- Thử nghiệm kiểm soát là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trong việc ngăn ngừa, hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. (VSA 330)
- Thử nghiệm cơ bản là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm phát hiện các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. Các thử nghiệm cơ bản bao gồm: thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết. (VSA 330)
Thủ tục phân tích: là việc so sánh các thông tin tài chính, các chỉ số, các tỷ lệ, để phát hiện và nghiên cứu về các trường hợp bất thường. Thủ tục phân tích bao gồm:
+ So sánh thông tin tài chính giữa các kì, các niên độ, hoặc so sánh thông tin tài chính của đơn vị với thông tin trong ngành tương tự.
+ Nghiên cứu những mối quan hệ giữa các yếu tố của thông tin tài chính, giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính.
+ Tính toán tỷ số lãi gộp, các giá trị chênh lệch tuyệt đối, tương đối.
Thử nghiệm chi tiết: là việc kiểm tra các nghiệp vụ hay các số dư, gồm có:
+ Kiểm tra nghiệp vụ: là kiểm tra một số ít hay toàn bộ nghiệp vụ phát sinh để xem xét về mức độ trung thực của các khoản mục. Loại kiểm tra này được sử dụng khi số phát sinh của tài khoản ít, các tài khoản không có số dư hay trong trường hợp bất thường.
+ Kiểm tra số dư: là kiểm tra để đánh giá về mức độ trung thực của số dư các tài khoản có nhiều nghiệp vụ phát sinh. Thử nghiệm này được thực hiện như sau: đầu tiên kiểm toán viên phân chia số dư ra thành từng bộ phận, hay theo từng đối tượng, sau đó chọn mẫu để kiểm tra bằng phương pháp thích hợp.
- Báo cáo kiểm toán là văn bản do kiểm toán viên lập và công bố để trình bày ý kiến của mình về sự phù hợp giữa thông tin được kiểm tra và chuẩn mực đã được thiết lập. Báo cáo kiểm toán là sản phẩm rất quan trọng của cuộc kiểm toán và có vai trò rất quan trọng với người sử dụng. (VSA 700)
2.1.2 Một số vấn đề chung về kế toán doanh thu
2.1.2.1 Khái niệm về doanh thu
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được.
Doanh thu gồm:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 511): Là giá trị hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đã bán ra hay cung cấp trong kỳ. Doanh thu phát sinh từ giao dịch, sự kiện được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng.
- Doanh thu hoạt động tài chính (TK 515): doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức lợi nhuận được chia, chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ…
- Thu nhập khác (TK 711): theo chuẩn mực kế toán số 14 ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Thu nhập khác quy định trong chuẩn mực này bao gồm các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu. Khoản mục doanh thu không có số dư cuối kì.
Các khoản giảm trừ doanh thu:
- Chiết khấu thương mại (TK 5211) là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
- Giảm giá hàng bán (TK 5212) là khoản trừ do người mua toàn bộ hay một phần hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hay lạc hậu thị hiếu. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
- Hàng bán bị trả lại (TK 5213) là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán do các nguyên nhân sau: vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất và kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách… Khi doanh nghiệp ghi nhận giá trị hàng bán bị trả lại cần ghi giảm tương ứng trị giá vốn hàng bán trong kỳ. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
2.1.2.2 Thời điểm xác nhận doanh thu
- Đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là thời điểm công ty đã chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, sản phẩm; hoàn thành việc cung cấp dịch vụ cho người mua; hoàn thành hợp đồng hoặc xuất hóa đơn bán hàng.
- Đối với HĐTC thời điểm xác định doanh thu theo quy định sau:
+ Lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, tiền bản quyền,... xác định theo thời gian của hợp đồng cho vay, cho thuê, bán hàng hoặc kỳ nhận lãi.
+ Cổ tức, lợi nhuận được chia khi có nghị quyết hoặc quyết định chia.
+ Lãi chuyển nhượng vốn, lãi bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ của hoạt động xác định khi các giao dịch hoặc nghiệp vụ đã hoàn thành.
+ Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác.
Doanh thu này không gắn với mục đích kinh doanh chủ yếu của đơn vị mà chỉ phát sinh trong một số tình huống nhất định. Do đó, luôn tồn tại khả năng việc ghi chép các khoản doanh thu này không phù hợp với yêu cầu của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam, hoặc chúng bị phân loại sai.
- Thu nhập khác: quy định bao gồm các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp gồm:
+ Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ.
+ Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng.
+ Thu tiền bảo hiểm được bồi thường.
+ Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước.
+ Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại; các khoản thu khác.
+ Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ.
+ Thu nhập từ nghiệp vụ bán và cho thuê lại tài sản.
+ Thu nhập từ quà biếu, quà tặng bằng tiền và hiện vật.
+ Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên.
Khoản thu nhập này có tính đa dạng, không thường xuyên và khó dự đoán trước được. Vì vậy, nhiều đơn vị không phản ảnh các khoản thu nhập này khi nghiệp vụ phát sinh mà chỉ ghi nhận khi thực thu tiền. Vì vậy cần chú ý kiểm tra.
2.1.2.3 Hệ thống chứng từ kế toán doanh thu
Chứng từ kế toán được sử dụng để hạch toán doanh thu và khoản giảm trừ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm:
- Đơn đặt hàng của khách hàng, hợp đồng đã kí kết về bán hàng (là cơ sở pháp lý ràng buộc giữa 2 bên).
- Hóa đơn GTGT
- Hóa đơn bán hàng thông thường
- Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi
- Thẻ quầy hàng
- Các chứng từ thanh toán (phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán, ủy nhiệm thu, giấy báo Có, bảng sao kê của Ngân hàng)
2.1.3 Một số vấn đề chung về kiểm toán khoản mục doanh thu
2.1.3.1 Đặc điểm và một số trường hợp gian lận, sai sót có thể xảy ra khi kiểm toán khoản mục doanh thu
a) Đặc điểm
Doanh thu là khoản mục trọng yếu trên BCTC vì đó là cơ sở để người sử dụng BCTC đánh giá về tình hình hoạt động và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, khoản mục này là đối tượng của nhiều rủi ro dẫn đến sai lệch trọng yếu vì những lí do:
- Tại Việt Nam doanh thu có quan hệ chặt chẽ với thuế giá trị gia tăng đầu ra nên cũng có khả năng bị khai thấp hơn thực tế để né tránh thuế.
- Doanh thu có quan hệ mật thiết với lợi nhuận nên những sai lệch về doanh thu sẽ dẫn đến lợi nhuận phản ánh không trung thực và hợp lí.
- Doanh thu trong nhiều đơn vị là cơ sở đánh giá kết quả hoặc thành tích kinh doanh nên có khả năng bị thổi phồng cao hơn thực tế.
b) Một số trường hợp gian lận, sai sót có thể xảy ra khi kiểm toán khoản mục doanh thu
Doanh thu phản ánh trên sổ sách, báo cáo cao hơn so với thực tế
Trường hợp này được biểu hiện cụ thể là doanh nghiệp đã hạch toán vào doanh thu những khoản thu chưa đủ điều kiện xác định là doanh thu như quy định hoặc số doanh thu đã phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán cao hơn so với doanh thu trên các chứng từ kế toán. Ví dụ như:
- Người mua đã ứng trước nhưng doanh nghiệp chưa xuất hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho người mua.
- Người mua đã ứng tiền, doanh nghiệp đã xuất hàng hoặc cung cấp dịch vụ nhưng chưa chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua hoặc cung cấp dịch vụ chưa hoàn thành.
- Số liệu đã tính toán và ghi sổ sai làm tăng doanh thu so với số liệu phản ánh trên chứng từ kế toán.
- Hạch toán chuyển doanh thu những mặt hàng có thuế suất giá trị gia tăng cao sang những mặt hàng có thuế suất thấp.
- Hạch toán toàn bộ doanh thu nhận trước cho nhiều kỳ kế toán vào doanh thu kỳ nhận tiền.
Doanh thu phản ánh trên sổ sách, báo cáo thấp hơn so với thực tế
Trường hợp này được biểu hiện cụ thể là doanh nghiệp chưa phản ánh vào sổ kế toán những khoản thu đã đủ điều kiện để xác định là doanh thu như quy định hoặc số doanh thu phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán thấp hơn so với doanh thu trên chứng từ kế toán. Ví dụ như:
- Doanh nghiệp đã làm thủ tục bán hàng và cung cấp dịch vụ bán hàng cho khách hàng, khách hàng đã trả tiền hoặc đã thực hiện các thủ tục chấp nhận thanh toán nhưng đơn vị chưa hạch toán hoặc đã hạch toán nhầm vào tài khoản khác.
- Số liệu tính toán và ghi sổ sai đã làm giảm doanh thu so với số liệu phản ánh trên chứng từ kế toán.
- Doanh thu bán hàng thu ngoại tệ, doanh nghiệp đã cố tình sử dụng tỷ giá thực tế thấp hơn so với quy định để làm giảm doanh thu.
- Một số doanh nghiệp khi bán hàng không hạch toán vào doanh thu mà bù trừ thẳng vào công nợ phải trả.
- Một số trường hợp trong năm doanh nghiệp gặp điều kiện thuận lợi về thị trường, bán được nhiều hàng hóa, hoàn thành tốt kế hoạch ngân sách. Các doanh nghiệp đã giành lại một phần doanh thu (thường là các lô hàng cuối năm) hạch toán vào niên độ sau. Mục đích là làm chậm lại việc nộp thuế, dự trù rủi ro cho niên độ sau.
2.1.3.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu
- Phát sinh: các nghiệp vụ doanh thu được ghi nhận thì phát sinh trong thực tế và thuộc về đơn vị.
- Đầy đủ: mọi nghiệp vụ doanh thu đều được ghi nhận.
- Ghi chép chính xác: doanh thu được tính toán chính xác và thống nhất giữa sổ chi tiết và sổ cái.
- Đánh giá: doanh thu được phản ánh đúng số tiền.
- Trình bày và công bố: doanh thu được trình bày đúng và khai báo đầy đủ.
2.2 Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC
2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Đây là giai đoạn đầu mà KTV cần thực hiện nhằm tạo điều kiện pháp lý cũng như điều kiện cần thiết cho cuộc kiểm toán. Giúp KTV thu thập được những bằng chứng cần thiết và có giá trị cho cuộc kiểm toán. Do đó, cũng đòi hỏi KTV có nhiều kinh nghiệm và sự xét đoán chuyên môn cao.
2.2.1.1 Tiền kế hoạch
a) Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, khảo sát yêu cầu và thu thập thông tin tổng quát về khách hàng.