Áp Dụng Quy Trình Kiểm Toán Khoản Mục Doanh Thu Của Công Ty Kiểm Toán Sao Việt Vào

Sau khi hoàn thành công việc kiểm toán tại các bộ phận riêng lẻ, KTV chuẩn bị lập báo cáo kiểm toán. Thực chất đây là giai đoạn hoàn thành công việc kiểm toán nhằm tổng hợp các kết quả của cuộc kiểm toán và đưa ra ý kiến, nhận xét của KTV.

Kiểm tra hồ sơ kiểm toán


Kiểm toán viên chính có trách nhiệm tổng hợp và kiểm tra công việc của các nhân viên kiểm toán trong nhóm. Nếu KTV phát hiện lỗi mà khách hàng đồng ý điều chỉnh thì KTV sẽ điều chỉnh trên bảng tổng hợp lỗi.

Ngược lại, nếu khách hàng không đồng ý điều chỉnh thì KTV sẽ nêu trên báo cáo kiểm toán hay thư quản lý tùy theo mức độ trọng yếu của các sai sót. Sau đó, kiểm toán viên chính sẽ trình cho Giám đốc kiểm toán để kiểm tra lại một lần nữa công việc của nhóm kiểm toán. Quyết định của Giám đốc là quyết định cuối cùng trong báo cáo kiểm toán.

Gởi bản thảo để lấy ý kiến : Sau khi hoàn tất các công việc, kiểm toán viên chính phát hành bản dự thảo báo cáo kiểm toán gửi cho khách hàng. Khi hai bên thống nhất số liệu, công ty sẽ phát hành báo cáo kiểm toán chính thức.

Hoàn thành báo cáo lần cuối


Báo cáo tài chính đã được kiểm toán phải bao gồm đầy đủ các mẫu biểu theo quy định của Nhà nước sẽ được xem xét và soạn thảo chính thức để ký phát hành. Khách hàng phải ký trước trên báo cáo tài chính và sau đó trưởng phòng kiểm toán trình Ban giám đốc ký duyệt để phát hành.

Phát hành báo cáo chính thức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


Tùy theo kết quả của cuộc kiểm toán, KTV có thể phát hành một trong bốn loại báo cáo kiểm toán sau:

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán Sao Việt - 5

- Báo cáo chấp nhận toàn phần.


- Báo cáo chấp nhận từng phần.


- Báo cáo không chấp nhận.


- Báo cáo từ chối.

Báo cáo kiểm toán trước khi phát hành được các KTV của công ty kiểm tra rà soát lại kỹ càng theo một trình tự chặt chẽ nhằm hạn chế các sai sót ảnh hưởng đến chất lượng của BCKT. Qua đó thể hiện tinh thần trách nhiệm của các KTV đối với sản phẩm mình làm ra.

Theo dòi các vấn đề phát sinh sau báo cáo

Sau khi phát hành có thể có những thông tin liên quan đến BCTC đã được kiểm toán. Về nguyên tắc, mọi người trong công ty khi nhận được thông tin rủi ro khi kiểm toán, cần thông báo ngay cho trưởng phòng kiểm toán và nhóm kiểm toán để báo cáo cho Ban Giám đốc.

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp phân tích, mô tả, tổng hợp

- Dựa trên thông tin thu thập được từ việc đọc tài liệu tại công ty kiểm toán, tiến hành phân tích quy trình kiểm toán của công ty sau đó tổng hợp và mô tả lại theo dạng lý thuyết.

- Mô tả từng bước khi tiến hành kiểm toán công ty khách hàng, cách phân tích số liệu từ khách hàng cung cấp.

2.3.2 Phương pháp quan sát

- Quan sát cách tổng hợp số liệu và kết quả kiểm toán của KTV và các trợ lý kiểm toán tại công ty kiểm toán.

- Khi thực tế tham gia kiểm toán tại công ty khách hàng, quan sát cách làm việc của KTV và trợ lý kiểm toán, đặc biệt là cách thực hiện kiểm toán doanh thu

2.3.3 Phương pháp liệt kê

- Liệt kê số dư, số phát sinh các khoản doanh thu lên bảng tổng hợp.

2.3.4 Phương pháp so sánh, đối chiếu

- So sánh số dư các khoản doanh thu năm 2015 với năm 2014, đối chiếu chênh lệch để đưa ra sự khác biệt, hay những biến động của các đối tượng nghiên cứu.

- So sánh đối chiếu số liệu và thông tin cần thiết giữa sổ sách với các chứng từ có liên quan như: hóa đơn, phiếu xuất kho,…So sánh các điểm giống và khác nhau giữa quy trình thực tế và trên lý thuyết đã học.

2.3.5 Phương pháp phân tích biến động

- Liệt kê số dư các tài khoản doanh thu qua 2 năm 2014 và 2015, sau đó so sánh và đưa ra những biến động cả về số tương đối (tỷ lệ thay đổi biểu hiện dưới

dạng %) lẫn số tuyệt đối (sự thay đổi biểu hiện bằng con số cụ thể). Từ đó sẽ đưa ra nhận định, xem xét nguyên nhân của những biến động đó.

2.3.6 Phương pháp phân tích đối ứng

- Liệt kê số phát sinh các tài khoản đối ứng bên nợ, bên có của các khoản doanh thu để xem có nghiệp vụ nào bất thường xảy ra không.

2.3.7 Phương pháp chọn mẫu

- Dựa vào bảng kê chi tiết tài khoản, chọn ra các nghiệp vụ để kiểm tra. Đối với nghiệp vụ phát sinh ít thì chọn 100% cỡ mẫu.

2.3.8 Phương pháp kiểm tra chi tiết

- Sau khi chọn mẫu sẽ đi vào kiểm tra đối chiếu các thông tin các nghiệp vụ trên sổ sách với chứng từ gốc

2.3.9 Phương pháp đánh giá

- Dựa trên lý thuyết và thực tế, đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu mà Công ty SVC thực hiện.

CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU CỦA CÔNG TY KIỂM TOÁN SAO VIỆT VÀO

THỰC TẾ

3.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Trước tình hình nhu cầu kiểm toán của các công ty, doanh nghiệp ngày một tăng; hiện nay, ngày càng có nhiều công ty kiểm toán ra đời. Là một trong những công ty kiểm toán đầu tiên được thành lập tại khu vực phía Nam, công ty TNHH Kiểm Toán Sao Việt được đánh giá có nhiều điều kiện thuận lợi hơn so với các công ty kiểm toán khác trong cùng khu vực.

Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt được thành lập ngày 17/07/2006 theo Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ về Kiểm toán độc lập và Thông tư số 60/2006/TT-BTC ngày 28/06/2006 của Bộ Tài Chính, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0304457750. Đến ngày 06/12/2010, công ty đã nhận sáp nhập với Công ty TNHH Kiểm toán Quang Minh, thành lập Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt (SV).

Trụ sở chính của công ty tọa lạc tại số 386/51 Lê Văn Sỹ, Phường 14, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

• Điện thoại: (08) 35261358


• Fax: (08) 35261359


• Email: svc-hmc@vnn.vn


Các ngành nghề kinh doanh của công ty gồm: Kế toán và kiểm toán; tài chính – tư vấn tài chính; kế toán thuế - dịch vụ kế toán thuế. Hiện nay, SV cung cấp các sản phẩm dịch vụ gồm: Dịch vụ kế toán; Dịch vụ kiểm toán; Kế toán thuế; Tư vấn tài chính.

Với mong muốn nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ, từ khi thành lập đến nay, SV đã cố gắng và có được sự cộng tác với các viện nghiên cứu, các trường đại học và các chuyên viên có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, luật pháp, tin học,…

Để thực hiện mục tiêu phát triển lâu dài của mình và mở rộng thị phần trong lĩnh vực hoạt động, đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế trong nước cũng như hội nhập vào nền kinh tế thị trường của thế giới, SV hiện đã mở thêm ba chi nhánh:

- Chi nhánh số 1 đặt tại Lô 66, đường số 11, Khu dân cư Công ty CP XD TP.Cần Thơ, Phường Hưng Thạnh, Quận Cái Răng, Cần Thơ.

- Chi nhánh số 2 đặt tại số 292/33/33, Đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

- Chi Nhánh số 3 đặt tại số 41, Ngò 62, Đường Trần Bình, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội

Được thành lập gần với thời gian ra đời của công ty, chi nhánh số 1 – Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt chi nhánh Cần Thơ (viết tắt là SVC), được thành lập năm 2010, do ông Nguyễn Quang Nhơn (Giám đốc) làm người đại diện pháp luật với 20 thành viên. Mặc dù được thành lập cách đây không lâu nhưng với sự nỗ lực và cố gắng hết mình của Ban Giám đốc cùng toàn thể nhân viên, SVC đã dần khẳng định được chỗ đứng của mình.

• Điện thoại: (0710) 3765999


• Fax: (0710) 3765766

Email: sgn@.vnn.vn


3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy

Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác nhau, có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý và phục vụ mục đích chung đã xác định của DN. Cơ cấu tổ chức tốt sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển của công ty và ngược lại.

Phòng

Kế hoạch – Tổng hợp

Phòng Kiểm toán

Cơ cấu tổ chức của SVC được thể hiện thông qua sơ đồ sau:



Giám đốc


Phòng

Phó Giám đốc

Phòng

Phó Giám đốc



Phòng

Kế toán – Tài chính


(Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt chi nhánh Cần Thơ năm 2016)


Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức của SVC


Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban


- Giám đốc là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động chung của công ty.


- Phó Giám đốc sẽ hỗ trợ Giám đốc trong việc điều hành quản lý công ty, phụ trách việc quản lý các phòng kiểm toán.

Khi nhận thực hiện hợp đồng kiểm toán, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc gọi chung là (Ban Giám đốc) sẽ chỉ định nhân sự, đồng thời yêu cầu trưởng nhóm kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán và báo cáo kết quả quá trình thực hiện kiểm toán để Ban Giám đốc kiểm tra lại và ký báo cáo kiểm toán.

- Phòng Kiểm toán: Chịu sự quản lý trực tiếp từ Ban Giám đốc. Chức năng của phòng là thực hiện các cuộc kiểm toán cho khách hàng theo nội dung hợp đồng ký kết. Cơ cấu của mỗi phòng gồm:

+ Đứng đầu là Trưởng phòng kiểm toán.


+ Kiểm toán viên chính, kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán.


- Phòng Kế hoạch - Tổng hợp: Triển khai các hợp đồng kiểm toán của công ty đã và đang ký kết với khách hàng. Kiểm tra kế hoạch thu chi tài chính, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng lãng phí, vi phạm chế độ, quy định của công ty. Phổ biến chính sách, chế độ quản lý tài chính Nhà nước với các bộ phận liên quan khi cần thiết. Kiểm tra và phân tích hoạt động tài chính, phục vụ công tác lập và theo dòi kế hoạch.

- Phòng Kế toán- Tài chính: Cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động kinh doanh. Cung cấp số liệu báo cáo cho cơ quan hữu quan theo chế độ BCTC, kế toán hiện hành. Báo cáo kết quả hoạt động cho Ban Giám đốc. Phụ trách về vấn đề lao động, nhân sự, tiền lương cũng như các vấn đề kế toán của công ty.

Nhận xét

Có thể thấy: Cơ cấu tổ chức của SVC được thiết kế phù hợp với quy mô hiện tại. Là chi nhánh của SV và ngành nghề kinh doanh chính là kiểm toán; do vậy, cơ cấu tổ chức của SVC khá đơn giản và gọn nhẹ, không có nhiều phòng ban. Mỗi phòng ban được giao những chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Điều này đã tạo thuận lợi cho Ban Giám đốc trong việc điều hành và kiểm soát hoạt động chung. Giữa các phòng ban có sự liên hệ và phân cấp rò ràng, vừa đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ riêng, vừa có thể giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong công việc. Với số lượng thành viên trong công ty không nhiều và cơ cấu tổ chức đơn giản đã giúp các thành viên trở nên thân thiết và gần gũi với nhau hơn. Môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ; nhân viên thân thiện, có năng lực, chịu khó. Chính những điều này đã góp phần làm nên sự phát triển của SVC.

3.1.3 Các dịch vụ của công ty

3.1.3.1 Dịch vụ kiểm toán

Đây là dịch vụ chủ yếu trong hoạt động kinh doanh, chiếm tỷ trọng 80% tổng doanh thu. Các dịch vụ kiểm toán đặc biệt của SVC bao gồm:

- Kiểm toán báo cáo tài chính;


- Kiểm toán thông tin tài chính;


- Kiểm toán công trình xây dựng cơ bản;


- Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư;


- Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế;


- Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước.


3.1.3.2. Dịch vụ tư vấn

- Tư vấn tài chính; tư vấn thuế.


- Tư vấn nguồn nhân lực.


- Tư vấn quản lý.


- Lập kế hoạch thuế, tư vấn, tham vấn về các vấn đề liên quan đến thuế thu nhập (doanh nghiệp, cá nhân), các chính sách ưu đãi về thuế, các loại phí và lệ phí, các loại thuế gián thu.

- Hỗ trợ trong việc tuân thủ các luật thuế bao gồm cả việc lập và nộp các tờ khai thuế cho các công ty và cá nhân.

- Lập hồ sơ xin được hưởng thuế suất ưu đãi.


- Lập hồ sơ xin được miễn giảm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.


- Tư vấn cho nhà đầu tư, thương nhân nước ngoài lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp nhất tại Việt Nam.

- Hỗ trợ đăng ký kinh doanh, xin giấy phép đầu tư.


- Đăng ký nhân sự, xin cấp mã số thuế, đăng ký xuất nhập khẩu … đảm bảo doanh nghiệp hoạt động tuân thủ luật pháp Việt Nam.

3.1.3.3. Dịch vụ khác

- Dịch vụ kế toán.


- Dịch vụ thẩm định giá.


- Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính.


- Dịch vụ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán.


3.1.4 Tình hình hoạt động của công ty

3.1.4.1. Đặc điểm khách hàng

Khách hàng của SVC thời gian gần đây tương đối ổn định. Công ty hiện có một lượng lớn khách hàng ký hợp đồng thường xuyên và liên tục tiếp nhận nhiều khách hàng mới.

Tập trung giữ vững khách hàng truyền thống, duy trì giá phí hợp lý là chủ trương phát triển lâu dài mà công ty đã đặt ra cho mình. Đồng thời, công ty cũng không ngừng đưa ra các biện pháp nhằm tăng cường chất lượng dịch vụ cung cấp, tăng doanh số, tăng thị phần, quảng bá hình ảnh, uy tín của công ty. Công ty luôn thực hiện theo nguyên tắc: “Chọn lựa khách hàng. Xây dựng khách hàng truyền thống”.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 08/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí