Cơ Cấu Tổ Chức Ngành Chè Trước Đổi Mới

Nhà


Các xí


Các xí


Các


Công ty


Trạm


Viện


Các

máy


nghiệp


nghiệp


cơ sở


đầu tư


giao


nghiên


nhà


nông


liên


chế


& XNK


nhận


cứu


máy

khí


công


hợp


biến


chè


ngoại




chè

chè


nghiệp




chè




thương





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Hoàn thiện quản lý ngành chè Việt Nam - 6


của Việt Nam đạt 961 USD/ tấn (0,961 USD/kg). Bình quân chè đen đạt 876 USD/tấn; chè xanh đạt 1.308 USD/tấn.

Đến hết tháng 9/2006, giá bình quân là 1.066 USD/ tấn. Giá bán bình quân còn thấp nhưng đã có nhiều công ty sản xuất được sản phẩm giá cao, tuy lượng còn ít. Công ty Thương mại và dịch vụ Hàng Hải bán giá 34,2 USD/1kg (5kg); Công ty Tân Đại Phát đạt 11,345 USD/ 1kg (68kg); Công ty thương mại và dịch vụ Trúc Phương đạt 10 USD/1 kg. Có 10 doanh nghiệp sản xuất chè xanh đặc sản và có chè Ôlong từ 30- 45 tấn, giá bán bình quân 4,5- 7 USD/1 kg. [22]‌

II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÀNH CHÈ


1. Quản lý ngành chè trước đổi mới


Sau ngày miền Bắc nước ta được giải phóng (tháng 10-1954), ngành chè được chú ý phát triển. Nhưng cái mốc để nói lên sự trưởng thành của nó phải kể từ khi có sự ra đời của Liên hiệp các xí nghiệp chè thuộc Bộ Lương thực và thực phẩm (năm 1974), tiền thân của Liên hiệp các xí nghiệp công - nông nghiệp chè Việt Nam (VINATEA - 1979). Liên hiệp giúp Bộ quản lý hầu hết các đơn vị kinh doanh chủ lực trong ngành. (xem hình 2.2)

BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH CHÈ (BỘ LƯƠNG THỰC VÀ THỰC PHẨM, BỘ CÔNG NGHIỆP...)

Hình 2.2 : Cơ cấu tổ chức ngành chè trước đổi mới


CÁC ĐƠN VỊ NGOÀI LIÊN HIỆP

LIÊN HIỆP CÁC XÍ NGHIỆP CÔNG – NÔNG NGHIỆP CHÈ VIỆT NAM


Nguồn : [23]


Quá trình tổ chức quản lý ngành chè trước đổi mới có thể được chia thành ba thời kỳ sau:

1.1. Thời kỳ từ năm 1974 đến năm 1980


Thời kỳ này được bắt đầu từ việc thành lập Liên hiệp các xí nghiệp (chế biến) chè năm 1974. Đây là một liên hiệp công nghiệp đầu tiên ở nước ta.

Khi mới thành lập, Liên hiệp chỉ có một cơ sở chế biến (gồm 4 xưởng) ở Phú Thọ, một trạm giao nhận ngoại thương (Kim Anh chuyển sang), một nhà máy chè ở Hà Nội, còn các cơ sở chế biến khác (Trần Phú, Yên Bái, Quân Chu, Tân Trào, v.v..) chưa đưa vào hoạt động. Sau 5 năm (đến tháng 6- 1979), Liên hiệp đã bao gồm tất cả các cơ sở chế biến chè đen có thiết bị toàn bộ ở miền Bắc, một số cơ sở chè xanh, chè hương ở Phú Thọ, Sài Gòn, Hà Nội và tất cả các cơ sở chế biến ở Lâm Đồng (sau này chuyển cho địa phương). Những cơ sở chế biến đó tuy còn ít ỏi, nhưng rất quý đối với ngành chè trong bước khởi đầu từ sản xuất thủ công tiến tới làm bằng máy móc.

Trong thời kỳ này, mọi công việc từ tổ chức sản xuất đến quản lý đều được sắp đặt từ bên trên do cơ chế quản lý tập trung bao cấp. Kế hoạch mở rộng diện tích trồng chè, chi phí cho mỗi héc-ta đều do nhà nước quy định, giá cả do nhà nước quyết định, lỗ lãi đã có nhà nước. Các cơ sở chế biến và người trồng chè chủ yếu tập trung vào việc thực hiện kế hoạch sản xuất và giao nộp sản phẩm. Nhưng giữa họ có không ít vướng mắc mà trước hết là vấn đề giá cả. Quy định giá mua chè búp tươi cho chế biến quá cao hoặc quá thấp đều làm phương hại đến lợi ích một trong hai bên: hoặc là người chế biến chè hoặc là người trồng chè. Thực tế cho thấy giá mua nguyên liệu chè


những năm này quá thấp so với những chi phí của người trồng chè bỏ ra vì thế gây nên những tiêu cực trong sản xuất. Vào những năm cuối của thập kỷ 70, cây chè bị sa sút trầm trọng. Diện tích trồng mới hàng năm không bằng diện tích các nương chè đến thời hạn thanh lý, các nương chè trồng mới rơi vào tình trạng trồng chay khiến công nghiệp chế biến bị đình đốn vì thiếu nguyên liệu. Trong 5 năm hoạt động (1974-1979), Liên hiệp các xí nghiệp chè Việt Nam chỉ chế biến được 7500 tấn/năm, xuất khẩu trung bình mỗi năm được 5000 -5500 tấn, mặc dù khả năng còn có thể đạt cao hơn.

1.2. Thời kỳ từ tháng 6-1980 đến tháng 6-1983


Đặc điểm của ngành chè là công nghiệp và nông nghiệp có mối quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau. Vì vậy, vấn đề đặt ra trước hết đối vớí ngành chè Việt Nam là giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa người sản xuất nguyên liệu và chế biến. Đổi mới cơ chế quản lý, giải quyết thỏa đáng mối quan hệ lợi ích giữa người trồng chè và chế biến cũng chính là làm cho nông nghiệp và công nghiệp chế biến gắn bó với nhau, tạo điều kiện cho ngành chè phát triển.

Nhận thức được yêu cầu đó, Liên hiệp các xí nghiệp chè đã một mặt kiến nghị với nhà nước cho thành lập liên hiệp các xí nghiệp công - nông nghiệp chè Việt Nam nhằm hợp nhất hai khâu sản xuất và chế biến. Mặt khác, thành lập các xí nghiệp liên hợp ở các vùng và tiểu vùng, bằng cách hợp nhất một xí nghiệp và một nông trường hoặc một vài xí nghiệp và một vài nông trường gần nhau thành một xí nghiệp sản xuất công - nông nghiệp. Đây là thời kỳ thử nghiệm kinh tế, bước đầu thống nhất sản xuất - chế biến ở khu vực quốc doanh dưới dạng các liên hiệp sản xuất liên ngành nông - công nghiệp; lấy sản phẩm chế biến làm mục đích và phương hướng hoạt động, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.


Nhờ có những bước thay đổi bước đầu đó trong tổ chức quản lý mà ngành chè đã tạo ra được một số chuyển biến tích cực:

Một là, việc tổ chức sản xuất và quản lý ở các xí nghiệp liên hợp và xí nghiệp công nông nghiệp đã có một sự điều phối chung, có tác dụng chi phối nhất định đến hoạt động sản xuất và quản lý của các đơn vị thành viên, nhờ đó đã có một số tác dụng tích cực như: tập trung hóa được các khâu (kế hoạch, tài chính, khoa học kỹ thuật, cung ứng, tổ chức…); các thành viên bước đầu được phân công chuyên môn hóa trong các khâu tổ chức sản xuất, tổ chức chế biến, nghề phụ, kinh doanh tổng hợp và sửa chữa, vận chuyển. Do các khâu quan trọng như “chiến lược”, “đối ngoại” được xí nghiệp liên hợp đảm nhiệm nên các thành viên có điều kiện để tập trung vào sản xuất.

Hai là, do thống nhất được sản xuất và chế biến, xác định được mục tiêu của hoạt động công - nông nghiệp là sản phẩm cuối cùng, nên khâu trồng chè đã tuân thủ sự điều hòa nguyên liệu cho khâu chế biến, cả về mặt chất lượng và số lượng; năng suất cây chè tăng lên rõ rệt, trung bình tăng từ 5-6%/năm.

Ba là, bước đầu giải quyết được cân bằng thu nhập giữa các thành viên trong liên hiệp xí nghiệp, kích thích được sản xuất và người lao động trong khu vực nông nghiệp.

Qua ba năm thực nghiệm theo hướng trên, ngành chè đã bước đầu có một số kết quả đáng khích lệ: năng suất cây chè tăng, đặc biệt là ở các xí nghiệp liên hợp; ngành chè đã có một số kinh nghiệm bước đầu về quản lý loại hình liên hợp sản xuất liên ngành; đào tạo được một số giám đốc trẻ, năng động; đã bắt đầu suy nghĩ đến một sự phát triển lớn hơn trong tương lai. Cuối thời kỳ này ngành chè đã xuất khẩu được hơn 8000 tấn/năm (trong đó liên hiệp chè Việt Nam chiếm 65-70%), tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu của hai xí nghiệp liên hợp bằng gần một nửa tổng số chè xuất khẩu của liên hiệp và bằng 1/3 số chè xuất khẩu cả nước.


Tuy nhiên, trong tổ chức quản lý của xí nghiệp liên hợp và xí nghiệp công - nông nghiệp chè vẫn còn bộc lộ một số nhược điểm: việc tổ chức liên kết nông - công nghiệp trước đây thực hiện chủ yếu bằng các biện pháp hành chính nên đã gây nên một số trở ngại trong hoạt động của các xí nghiệp như quy mô các xí nghiệp liên hợp quá lớn, thông tin kém làm cản trở hoạt động điều hành chung, các thành viên xí nghiệp liên hợp cảm thấy “mất quyền tự chủ” trong quản lý cũng như trong phân phối các sản phẩm làm ra; bộ máy quản lý tuy có giảm về mặt số lượng song chất lượng lại yếu do còn nhiều tầng nấc, trình độ cán bộ còn yếu; việc hạch toán nội bộ (báo sổ) đã gây một số khó khăn cho các đơn vị thành viên, nhất là các đơn vị ở xa trung tâm; việc điều phối của Liên hiệp đối với hoạt động của các xí nghiệp liên hợp và xí nghiệp công - nông nghiệp về thực chất vẫn sa vào sự vụ, bao cấp, lo chạy kế hoạch hơn là tổ chức… Các thành viên của xí nghiệp liên hợp có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản chuyên chi nhưng vẫn phải có sự ủy nhiệm của xí nghiệp liên hợp; ở các xí nghiệp nông - công nghiệp về danh nghĩa có một bộ máy chung, nhưng về thực chất vẫn gồm hai “bộ máy” song song tồn tại v.v... Vì vậy, vấn đề quản lý ngành chè vẫn tiếp tục được đặt ra.

1.3. Thời kỳ từ tháng 6-1983 đến tháng 6-1987


Do làm ăn theo kiểu bao cấp - giao nộp, chạy theo kế hoạch, cuối năm 1983, những người trồng chè đứng trước một thử thách to lớn. Chè vẫn tiếp tục suy thoái, mặc dù cây chè trong khối quốc doanh do liên hiệp chỉ đạo có khả quan hơn. Thêm vào đó là tình hình giá cả leo thang, vật tư nguyên liệu được bao cấp từ phía nhà nước ngày càng co lại, trong khi kế hoạch giao nộp sản phẩm vẫn năm sau cao hơn năm trước. Trước tình hình đó, Liên hiệp đã có nhiều văn bản sửa đổi về cơ chế chính sách, tổ chức lại sản xuất trong ngành, trình lên nhà nước. Tuy nhiên, tư tưởng chính của những


văn bản đó vẫn nằm trong cái khung “bao cấp” và cải lương về mặt phương pháp nên kết quả thu được rất ít ỏi.

Từ thực tiễn đầy khó khăn và ách tắc ấy, ngành chè buộc phải suy ngẫm lại để tìm lời giải đáp. Thực tiễn cho thấy, vấn đề tổ chức lại sản xuất và đổi mới quản lý không chỉ là vấn đề giải quyết đơn thuần bằng việc thành lập một vài xí nghiệp liên hiệp hoặc xí nghiệp nông nghiệp - công nghiệp, mà cần được đặt ra rộng hơn, tức trong mối quan hệ kinh tế sản xuất hàng hóa ở tất cả các thành phần kinh tế để thu hút các thành phần kinh tế vào một chương trình phát triển chè thống nhất của cả nước theo một mục tiêu chung, đồng thời để đạt được sự liên kết toàn bộ của quá trình trồng - chế biến - xuất nhập khẩu và lưu thông sản phầm chè. Điều quan trọng là liên hiệp và các đơn vị thành viên phải được tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Quan điểm này được triển khai bắt đầu từ tháng 8-1984, khi Nhà nước cho phép ngành chè (cùng với các ngành than, dệt) được làm thí điểm đổi mới cơ chế kinh tế và quản lý.

Trong suốt bốn năm thí điểm, ngành chè đã làm hai việc lớn: Một là, tập trung lực lượng điều tra, nghiên cứu và vạch ra chiến lược phát triển của ngành đến năm 1990 -1995 và 2005, nhằm làm chỗ dựa cho ngành chè trong việc lập các dự án tổ chức sản xuất và quản lý một cách hợp lý. Hai là, chuyển từng bước từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh, tự trang trải, tự chịu trách nhiệm, tự bồi hoàn vốn.

Để tiến hành công việc thứ nhất, Liên hiệp đã tổ chức một nhóm chuyên gia, hoạt động theo kiểu dịch vụ cố vấn, gồm các chuyên gia kinh tế và quản lý cá năng lực và có tâm huyết với ngành chè ở trong và ngoài Liên hiệp để nghiên cứu đổi mới quản lý ngành chè. Nội dung của hoạt động của nhóm chuyên gia này là: Xây dựng dự thảo các chương trình mục tiêu phát triển ngành chè đến năm 2005, và ngắn hơn đến năm 1990-1995; lập tổng sơ đồ phát triển lực lượng sản xuất, các dự án về tổ chức sản xuất, tổ chức bộ


máy quản lý nhằm giải quyết mối quan hệ giữa trung ương và địa phương, giữa ngành và lãnh thổ, cũng như các dự án xuất nhập khẩu, hợp tác đầu tư, các đề nghị đồng bộ về đổi mới kế hoạch tài chính, giá cả, hạch toán kinh tế và chương trình phát triển khoa học và kỹ thuật.

Đối với nhóm công việc thứ hai, để chuyển sang cơ chế quản lý mới, Liên hiệp đã tiến hành một số công việc sau đây:

Một là, từng bước giảm dần việc giao các chỉ tiêu pháp lệnh. Đến cuối tháng 8-1987 Liên hiệp chỉ còn nắm một chỉ tiêu là sản xuất sản phẩm chủ yếu (chè) cân đối với vật tư đưa vào kế hoạch. Còn phần kinh doanh tổng hợp, sản phẩm tiêu thụ, sản phẩm vượt kế hoạch, sản phẩm tự cân đối thì xí nghiệp tự tiêu thụ. Nếu xí nghiệp không tìm được nơi tiêu thụ thì Liên hiệp tìm hộ nguồn tiêu thụ. Bằng cơ chế này, một số đơn vị đã từng bước trang trải được một số nhu cầu của mình.

Ngoài việc tiếp tục giữ hai xí nghiệp liên hợp ở giai đoạn trước và củng cố các xí nghiệp nông - công nghiệp đã thành lập, Liên hiệp chuyển tất cả các nông trường sang loại hình xí nghiệp nông - công nghiệp ở thời kỳ quá độ, trong đó phần lớn các sản phẩm là chè sơ chế (thay vì búp tươi), bằng cách phân vùng thu mua nguyên liệu khu vực HTX và hộ gia đình, gắn một nhà máy chế biến với 4 nông trường cụ thể. Đồng thời, thông qua các hình thức liên kết (đầu tư ứng trước, góp vốn, dịch vụ kỹ thuật và cung ứng …) để gắn các hoạt động của xí nghiệp này với hoạt động của hợp tác xã và hộ gia đình. Để mở rộng các dịch vụ của ngành, Liên hiệp đã tiếp nhận Viện nghiên cứu chè, thành lập xí nghiệp vật tư vận tải, Trung tâm tinh chế đấu trộn chè Hà Nội, đồng thời thay đổi hướng hoạt động của Nhà máy cơ khí chè, biến các ban thiết kế thành đơn vị kiến thiết và chuẩn bị sản xuất v.v... Công thức để các thành phần kinh tế tham gia trồng và kinh doanh chè là 3 + 4 + 3 (30% quốc doanh, 40% hợp tác xã, 30% hộ gia đình).


Liên hiệp từng bước để cho các đơn vị thành viên ở các xí nghiệp liên hợp được hạch toán độc lập, các xí nghiệp dần dần đi vào tự hạch toán lỗ lãi nhưng Liên hiệp vẫn điều tiết vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu. Cơ chế “giá nội bộ” vẫn còn được vận dụng làm căn cứ tính toán những phần vật tư và nguyên liệu “chuyển ngang” để có định hướng khuyến khích sản xuất. Do cơ chế kế hoạch thay đổi, nên cơ chế tài chính và hạch toán cũng bắt đầu được thay đổi tuy còn chậm.

Các xí nghiệp được tự tổ chức bộ máy quản lý. Biên chế gián tiếp của phần lớn các xí nghiệp đều giảm chỉ còn 10%. Các đội sản xuất lớn được chia nhỏ. Bộ máy quản lý đội giảm 1/4, có nơi giảm 1/3. Đây thực chất là một cách chia nhỏ quy mô sản xuất cho phù hợp với trình độ quản lý để sản xuất có hiệu quả hơn.

Điều đáng chú ý nhất của thời kỳ này là VINATEA (công ty xuất nhập khẩu chè Việt Nam) được thành lập. Và ngay sau khi được thành lập, chỉ trong vòng 3 tháng, Công ty đã thực hiện một khối lượng công việc bằng 9 tháng trước đây cộng lại, hoàn thành kế hoạch xuất khẩu hơn 10 ngàn tấn sản phẩm với kim ngạch hơn 15 triệu rúp - USD.

Kết thúc thời kỳ này, sản lượng chè xuất khẩu đạt cao hơn mức năm 1984 (thời kỳ bắt đầu thí điểm, có chỉ số xuất khẩu lớn nhất từ trước tới nay là 700 tấn), kim ngạch xuất khẩu tăng gần 4 triệu rúp - USD, tăng 27%.

Tuy nhiên những kết quả đó cũng còn hạn chế, chưa như mong muốn. Khó khăn, ách tắc trong sản xuất kinh doanh vẫn còn không ít, đặc biệt là về vốn và lương thực. Lý do là những đổi mới trong tổ chức và quản lý ngành chè tuy đã có những tác động tích cực đối với toàn bộ hoạt động của ngành, tới từng người lao động, nhưng vẫn chưa thoát ra khỏi khuôn khổ của cơ chế bao cấp, vẫn còn mang tính chất “cải lương”, “nửa vời”; quyền tự chủ trong

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí