Ngành Chè Và Phương Hướng Hoàn Thiện Quản Lý Ngành


xếp cán bộ đáp ứng được yêu cầu của công việc cả hiện tại lẫn tương lai; thường xuyên quan tâm và giải quyết vấn đề cơ cấu nhân lực.‌

II. NGÀNH CHÈ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÀNH


1. Ngành chè


1.1. Khái quát về ngành chè thế giới


Chè được sản xuất ở gần 40 nước trên thế giới nhưng thị trường chè thế giới lại bị chi phối bởi một vài quốc gia sản xuất và xuất khẩu với khối lượng lớn. Ấn Độ, quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 30% tổng sản lượng chè thế giới, tiếp đó là Trung Quốc (24%), Srilanca (10%) và Kênya (8,18%). Bốn nước sản xuất lớn nhất này (Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanca và Kênya) có sản lượng chè đạt trên 70% tổng sản lượng chè thế giới. Sáu nước sản xuất lớn nhất là trên 80% và 10 nước sản xuất lớn nhất là trên 90%. Xu thế này trong những năm gần đây tương đối ổn định. (Xem bảng 1.4)

Chè xanh chiếm khoảng 25% tổng sản lượng chè thế giới. Trung Quốc là nước sản xuất chè xanh lớn nhất với tổng sản lượng khoảng 500.000 tấn/năm, chiếm 65% thị phần chè xanh thế giới. Các nước sản xuất chè xanh lớn khác là Nhật Bản và Việt Nam. Chè OTD (orthodox) chiếm khoảng 40% sản lượng chè đen trên thế giới. Các nước sản xuất chè OTD chủ yếu là Srilanca, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Inđônêxia, Trung Quốc, Việt Nam và các nước Châu Mỹ. Các nước sản xuất chè CTC (theo công nghệ “nghiền- vò-cắt”) là Ấn Độ, các quốc gia Châu Phi và Bănglađét.

Châu Á với 3 “người khổng lồ” là Ấn Độ, Trung Quốc và Srialanca chiếm vị trí chủ đạo trong lĩnh vực sản xuất và chế biến chè trong vài trăm năm trở lại đây. Hiện nay các nước Châu Á vẫn chiếm khoảng 80% tổng sản lượng chè thế giới. Sản lượng chè Châu Phi trong những năm gần đây đang tăng. Hiện nay Châu Phi chiếm 14% sản lượng chè thế giới và dự kiến sản


lượng chè của Châu lục này sẽ tăng trong tương lai do các nước Châu Phi có tiềm năng lớn trong việc phát triển chè. Tuy nhiên đặc điểm của các nước sản xuất chè Châu Phi là lượng chè tiêu thụ trong nước rất ít do vậy Châu Phi lại chiếm tới 30% tổng sản lượng chè xuất khẩu chè trên thế giới.

Bảng 1.1: Tỷ trọng sản lượng của một số nước sản xuất chè


Nước

Sản lượng

Tỷ trọng (%)

Tổng tỷ trọng gộp

n §é

823.462

28,50

28,05

Trung Quốc

682.900

23,64

52,14

Srilanca

306.794

10,62

62,76

Kênya

236.287

8,18

70,94

Inđônêxia

159.350

5,52

76,46

Thổ Nhĩ Kỳ

151.000

5,24

81,70

Nhật Bản

89.300

3,09

84,79

Việt Nam

66.000

2,28

87,07

Achentina

55.967

1,94

89,01

Bănglađét

54.750

1,00

90,91

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Hoàn thiện quản lý ngành chè Việt Nam - 4

Nguồn: [32]

Đối với một số nước chè là mặt hàng xuất khẩu thuần tuý, thì một số nước khác phần lớn sản lượng lại được tiêu thụ trong nước. Hầu như toàn bộ lượng chè của Achentina, Kênya, Sri Lanca được xuất khẩu, trong khi đó phần lớn sản lượng chè của Ấn Độ và Trung Quốc được tiêu thụ trong nước. Do dân số tăng mạnh, trong tương lai hai nước Ấn Độ và Bănglađét có thể trở thành những nước nhập khẩu chè. Mặc dù cầu về chè ở Trung Quốc dự kiến sẽ tăng, nhưng với chính sách dân số cứng rắn và năng suất chè tăng mạnh trong những năm gần đây đã dẫn đến việc ngày càng nhiều chè Trung Quốc được xuất ra thị trường thế giới.

1.2. Đặc điểm ngành chè


Ngành chè là một ngành trải rộng từ khâu sản xuất nguyên liệu; bảo quản để giữ gìn chất lượng nguyên liệu; sơ chế, chế biến nguyên liệu ở mức độ khác nhau và chế biến công nghiệp tạo ra các sản phẩm mới phục vụ nhu cầu của con người (nội tiêu và xuất khẩu). Nông nghiệp và công nghiệp trong ngành chè có sự gắn bó mật thiết và tác động lẫn nhau. Một trong những mối quan hệ đó là nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. Các nhà máy chế biến luôn được bố trí giữa vùng nguyên liệu, việc quản lý và tác phong lao động công nghiệp tác động rất lớn đến quản lý và kỷ luật lao động trong nông nghiệp. Quy mô và tốc độ phát triển của công nghiệp chế biến không thể không phụ thuộc vào tốc độ và quy mô phát triển của nông nghiệp

– cung cấp nguyên liệu, ngược lại công nghiệp có vai trò quan trọng đối với nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp chỉ có giá trị hơn, hiệu quả hơn nếu qua công nghiệp chế biến. Vì vậy, để ngành chè hoạt động hiệu quả thì vấn đề đặt ra trước hết là phải giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa người sản xuất nguyên liệu và người chế biến- tiêu thụ sản phẩm.

Sản phẩm của ngành ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Khi mức sống của người dân tăng lên thì yêu cầu về sản phẩm sạch, vệ sinh, an toàn thực phẩm ngày càng cao. Đồng thời, trên thực tế, những rào cản về kỹ thuật đối với các sản phẩm là thực phẩm ở các nước phát triển được dựng lên ngày càng nhiều. Vì vậy, để đảm bảo ngành có thể tồn tại và phát triển thì điều tất yếu là phải tăng cường quản lý theo hướng giám sát vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã bao bì hấp dẫn, đa dạng hoá chủng loại.

Hầu hết lao động trong ngành chè là người nông dân, mà phần lớn trong số đó là những nông dân miền núi, vùng dân tộc, vùng cao, đời sống còn nhiều khó khăn. Do đó, những vấn đề về vốn, giống, kỹ thuật, kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, chuyên chở, bảo quản, sơ chế... chưa được giải quyết. Vì vậy, trong ngành cần có hỗ trợ về tài chính của các ngân hàng và


các tổ chức tín dụng địa phương, các chính sách ưu đãi của các cấp chính quyền (thuế, đất đai, giá cả...), lực lượng khuyến nông, khuyến công của các tổ chức liên kết, đại diện ngành.

Ở Việt Nam và một số nước trồng chè khác trên thế giới vẫn xảy ra tình trạng kém gắn kết giữa các nhà sản xuất – kinh doanh trong ngành, bao gồm hộ nông dân, xưởng chế biến nhỏ (sơ chế, chế biến thô), người thu gom, nhà máy chế biến chè, người phân phối, tiêu thụ, hợp tác xã, các loại hình doanh nghiệp khác và các cơ quan quản lý. Điển hình là việc chưa hài hoà về lợi ích giữa người nông dân và các nhà máy chế biến trong hợp đồng cung cấp nguyên liệu: người nông dân lúc giá cao thì bán cho tư thương và nhà sản xuất nhỏ, phá vỡ hợp đồng với nhà máy; hay tình trạng khi giá thấp thì các cơ quan quản lý không có chính sách hỗ trợ rủi ro về giá cả, dẫn đến tình trạng không chăm sóc, thậm chí chặt bỏ vườn chè, đến khi giá cao lại trồng tràn lan, thiếu quy hoạch. Đây trở thành vòng luẩn quẩn thường diễn ra trong ngành chè ở một số nước khiến cơ cấu cây trồng thiếu bền vững.

2. Các phương hướng hoàn thiện quản lý ngành chè

Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm chè nói riêng và quản lý ngành chè nói chung, cần hoàn thiện quản lý ngành chè đồng thời theo các hướng: (xem hình 1.3)

Phát triển và hoàn thiện các tổ chức tư vấn, hỗ trợ ngành.

Phát triển các tổ chức đại diện, liên kết để trợ giúp Nhà nước quản lý các đối tượng và giúp các đối tượng tiếp cận được với quản lý nhà nước...

Hoàn thiện các công cụ, chính sách đối với các doanh nghiệp trong ngành chè và các hình thức liên kết của nông hộ, nông hộ (như pháp luật, chính sách hỗ trợ...)

Hoàn thiện bản thân bộ máy quản lý ngành theo hướng tinh giản, gắn kết, hiệu quả.



Các tổ chức tư vấn, hỗ trợ ngành


Các tổ chức đại diện, liên kết

Hình 1.3: Phương hướng hoàn thiện quản lý ngành chè



Hệ thống bộ máy quản lý ngành





Các DN trong ngành

Nguồn: [35]

Theo các hướng trên, ngành chè cần tập trung vào giải quyết 2 vấn đề:


2.1. Hoàn thiện tổ chức quản lý vĩ mô đối với ngành chè


Có 2 nội dung chính bao gồm:


+ Hoàn thiện hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước đối với ngành


+ Hoàn thiện công cụ quản lý ngành.


Để hoàn thiện hệ thống bộ máy Nhà nước đối với ngành, trước hết cần rà soát các cơ quan, bộ phận có liên quan đến quản lý ngành chè, tìm ra những nhiệm vụ chồng chéo hoặc bỏ sót, bộ phận thừa hoặc cồng kềnh để tinh giản. Đồng thời cần bổ sung, hoàn thiện các quy tắc, thể chế quy định về mối quan hệ giữa các cơ quan, bộ phận trên nguyên tắc phân chia trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, hợp lý cho từng cá nhân bộ phận và tăng cường phối hợp giữa họ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Hơn nữa, cần hoàn thiện việc phân cấp phân công đảm bảo phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành địa phương về tăng cường quản lý ngành và quản lý ngành chè theo hướng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả quản lý. Cuối cùng, yếu tố rất quan trọng đảm bảo đổi mới thành công là nâng cao trình độ cán bộ công chức quản


lý Nhà nước, nhất là cán bộ chuyên môn phụ trách nông nghiệp, công nghiệp địa phương - những người sẽ bám sát dân, phát hiện và hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động trồng trọt, chế biến chè trên mỗi địa bàn.

Để hoàn thiện công cụ quản lý Nhà nước đối với ngành chè, Nhà nước cần đơn giản hoá thủ tục gia nhập thị trường của doanh nghiệp chè, nhưng cũng không buông lỏng công tác thanh tra kiểm tra sau khi doanh nghiệp đã được thành lập. Nhà nước có thể rà soát xem nhiệm vụ chức năng nào tổ chức phi Chính phủ hoặc tư nhân làm có hiệu quả thì trao cho họ. Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp, xí nghiệp thông qua việc tạo lập môi trường, thể chế đồng bộ và thuận lợi, ban hành các chính sách khuyến khích phát triển theo định hướng phù hợp với đối tượng và chiến lược phát triển ngành trong từng giai đoạn.

Một vấn đề cần phải làm sớm để tăng cường và hoàn thiện công cụ quản lý của Nhà nước, đó là nâng cao hiệu lực pháp lý của các chủ trương, chính sách, các văn bản pháp quy của Nhà nước, các Bộ, tỉnh trong việc quản lý ngành chè bằng cách ban hành các chế tài để xử lý các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc không thực hiện hoặc làm trái với các chủ trương, chính sách, các quy định liên quan đến chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh trong sản xuất công – nông nghiệp, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

2.2. Phát triển, nâng cao vai trò của các tổ chức liên kết và đại diện ngành


Hoạt động biến chế biến chè phụ thuộc rất lớn vào khâu sản xuất nguyên liệu. Vì vậy cần tăng cường liên kết theo hướng liên kết nông công nghiệp, đồng thời cần khuyến khích liên kết các khâu từ sơ chế nguyên liệu đến chế biến ở các mức độ khác nhau, với khâu thu gom nguyên liệu, thương mại, xuất khẩu đầu ra. Trong ngành chế biến nông sản thực phẩm nói chung và ngành chè nói riêng thì các hình thức liên kết là rất quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động toàn ngành, bên cạnh đó hình thức này còn giúp các thành viên giám sát lẫn nhau trong nâng cao chất lượng sản phẩm. Các tổ


chức liên kết giữa các chủ thể tham gia ngành có chức năng vừa bảo vệ quyền lợi chung, vừa giúp đỡ lẫn nhau và nói lên tiếng nói của người chủ, người lao động cũng như tham mưu cho nhà nước trong xây dựng quy hoạch chính sách liên quan đến ngành, giới, lợi ích của mình.

Trong ngành chè Việt Nam đã hình thành các mô hình liên kết như: liên kết giữa nông hộ và nhà máy thông qua hợp đồng; liên kết hiệp hội với Doanh nghiệp… Cần nghiên cứu hoàn thiện các mô hình này để nâng cao vai trò của các tổ chức liên kết đối với quản lý và khuyến khích phát triển ngành chè.

Phương pháp khuyến khích phát triển các tổ chức liên kết có thể là: Nhà nước ban hành, cụ thể hoá các văn bản pháp luật về liên kết và hội; chỉ đạo các ngành, các địa phương giúp đỡ phát triển các hình thức liên kết; tổng kết rút kinh nghiệm những mô hình tổ chức hiệu quả (nhất là điển hình liên kết tiên tiến giữa nông nghiệp và công nghiệp chế biến) để nhân rộng; và mạnh dạn giao cho các tổ chức này một số chức năng có liên quan đến quản lý, hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành.


CHƯƠNG II‌‌

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÀNH CHÈ VIỆT NAM


I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHÈ VIỆT NAM


1. Vài nét về cây chè Việt Nam


1.1. Nguồn gốc, xuất xứ cây chè Việt Nam


Chè là cây công nghiệp lâu năm được trồng phổ biến ở Việt Nam. Trên đỉnh cao suối Giàng tỉnh Hoàng Liên Sơn hiện nay có những cây chè tuyết cổ thụ 300- 400 năm tuổi, được đồng bào H’Mông chăm sóc và thu hái từ lâu đời, có cây 2 người ôm không xuể.[2],[3]

Trong “Vân Đài loại ngữ” (1773) của Lê Quý Đôn đã có nói đến cây chè: ”... Cây chè đã có ở mấy ngọn núi Am Thiền, Am Giới và Am Các, huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh Hoá, mọc xanh um đầy rừng, thổ nhân hái lá chè đem về giã nát ra, phơi trong râm, khi khô đem nấu nước uống, tính hơi hàn, uống vào mát tim phổi, giải khát, ngủ ngon. Hoa và nhị chè càng tốt, có hương thơm tự nhiên.

Có một làng tên là Vân Trai, giáp Bạng Thượng, chuyên nghề làm chè giã nát bán, gọi là chè Bạng. Chè sản xuất ở các làng sau này đều là thứ chè ngon: làng Đông Lao thuộc huyện Kim Hoa, làng Lương Quy huyện Đông Ngân, làng Chi Nê huyện Mỹ Lương, làng Tuy Lai và Thượng Lâm huyện Chương Dư, làng Lệ Mỹ và An Đạo huyện Phù Khang.”.

Ngoài việc sử dụng chè làm thứ nước uống, theo các công trình nghiên cứu của các nhà khảo cổ học Việt Nam (Đỗ Văn Ninh- Phạm Huy Thông- Phạm Như Hồ- 1971 ”về các mộ hợp chất thời vua Lê chúa Trịnh”) chè đã được các vua quan thời vua Lê chúa Trịnh dùng làm chất hút ẩm, để giữ xác người và các vất chôn theo được lâu, không tiêu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2022