Nguồn Hình Thành Và Số Lượng Các Doanh Nghiệp Ngành Chè


khích sản xuất, xuất khẩu chè, truyền bá thông tin, phát triển khoa học kỹ thuật mới và đào tạo cán bộ.

Từ 16 thành viên sáng lập ban đầu (1988), đến nay Hiệp hội đã có 102 hội viên phân bố ở 10 chi hội và 21 tỉnh có chè trong cả nước3. Ngoài các thành viên của Tổng công ty chè Việt Nam đã có trên 50 đơn vị sản xuất kinh doanh chè địa phương và các cá nhân đơn vị kinh tế gia nhập Vitas. Đây là lực lượng quan trọng nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển ổn định, bền

vững của ngành chè trong thời gian tới.


Như vậy, trong mô hình tổ chức hiện tại của ngành chè, bên cạnh Tổng công ty chè Việt Nam, còn có tổ chức Hiệp hội chè Việt Nam. Hoạt động của hai tổ chức này có những nội dung giống nhau: nắm bắt thông tin thị trường tiêu thụ chè, phát triển hợp tác đầu tư, phát triển và phổ biến khoa học kỹ thuật, v.v.. Thực tế, đây là hai tổ chức khác nhau, Tổng công ty là tổ chức kinh tế, là một doanh nghiệp, là chủ đầu tư, chịu trách nhiệm trước nhà nước về toàn bộ hoạt động của mình. Còn Hiệp hội chỉ là tổ chức xã hội tự nguyện của những người sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học về chè. Hoạt động của Hiệp hội nhằm bảo vệ quyền lợi của tất cả những nhà sản xuất – kinh doanh chè, giúp họ sản xuất, kinh doanh ngành chè đạt được hiệu quả hơn. Như vậy, về mục đích hoạt động của Tổng công ty và Hiệp hội chè Việt Nam là giống nhau nhưng tính chất thì khác nhau.

2.3 Các doanh nghiệp ngành chè


2.3.1. Nguồn hình thành và số lượng các doanh nghiệp ngành chè

Doanh nghiệp ngành chè Việt Nam được hình thành từ các nguồn như: Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp có từ lâu đời, tồn tại và phát triển từ thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung; Các doanh nghiệp do Nhà nước thành lập trong cơ chế cũ (các doanh nghiệp Nhà nước Trung ương và địa phương); Các

3 http://www.vitas.org.vn/hoivien.php


doanh nghiệp mới thành lập trong thời kỳ đổi mới kinh tế: Do sắp xếp lại doanh nghiệp quốc doanh, thành lập theo Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân ban hành từ năm 1990 và Luật Doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp ngành chè đã phát triển qua nhiều giai đoạn. Thời kỳ khôi phục kinh tế trước năm 1960, Việt Nam thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, nhưng số doanh nghiệp khi đó là rất ít, chủ yếu là các cơ sở tiểu thủ công nghiệp. Từ đầu năm 1960 đến 1986, hình thức doanh nghiệp Nhà nước và hợp tác xã được khuyến khích phát triển. Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới một cách toàn diện, triệt để mà trong đó trọng tâm là đổi mới kinh tế. Với chính sách đổi mới kinh tế, các thành phần kinh tế chính thức được thừa nhận và được tồn tại lâu dài. Tiếp đó, một loạt văn kiện ra đời: Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị (1988), Nghị định 27, 28, 29/HĐBT (1988) về kinh tế cá thể, kinh tế hợp tác xã và hộ gia đình, Nghị định 66/HĐBT về nhóm kinh doanh dưới vốn pháp định, và các Luật: Luật đầu tư, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp … đã tạo cơ sở pháp lý và khuyến khích các doanh nghiệp ngành chè thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất – kinh doanh, các doanh nghiệp này thực sự được quan tâm và khuyến khích phát triển.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ và những điều tra gần đây nhất, cả nước có hơn 600 doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè có đăng ký kinh doanh với các loại hình sở hữu khác nhau, chiếm gần 0,07% tổng số doanh nghiệp cả nước hiện nay.

2.3.2. Quy mô các doanh nghiệp ngành chè


Căn cứ theo tiêu chí của Nghị định 90/2001, doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo NĐ 02/2000 (gọi chung là cơ sở) với số vốn dưới 10 tỷ đồng và lao động dưới 300 người là Doanh nghiệp nhỏ và vừa, thì gần 99% cơ sở hoạt động trong ngành chè thuộc loại hình doanh nghiệp này. Nếu


không tính loại doanh nghiệp đăng ký Hộ kinh doanh, chỉ tính Doanh nghiệp và Công ty, thì có tới 50,8% số Doanh nghiệp và Công ty dưới 10 công nhân, 91,2% - dưới 200 công nhân, 63,6% - dưới 1 tỷ đồng, 87,9% vốn dưới 10 tỷ. Trong khi đó, ở các ngành công nghiệp chế biến nói chung, số doanh nghiệp có số vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm 77,3%, số lao động dưới 200 người chiếm 83%.

2.3.3. Hình thức tổ chức sản xuất và hình thức pháp lý


Nếu như trước đổi mới chỉ có 2 hình thức doanh nghiệp là DNNN và HTX, thì nay trong ngành đã có đa dạng các loại hình DN hoạt động: 52 DN Nhà nước (15 DNNN Trung ương, 37 DNNN địa phương), 24 HTX, 243 DNTN, 48 công ty TNHH, 34 công ty cổ phần có vốn Nhà nước, 25 công ty cổ phần không có vốn Nhà nước, 12 công ty 100% vốn nước ngoài, 1 công ty liên doanh với nước ngoài và hàng ngàn hộ kinh doanh cá thể.

Doanh nghiệp quốc doanh


Ngành chè có 52 doanh nghiệp quốc doanh Trung ương và địa phương. Các doanh nghiệp này từ lâu đã chiếm vị trí chủ đạo trong ngành, đặc biệt là trong chế biến và xuất khẩu, điển hình là Tổng công ty chè Việt Nam (VINATEA). Tuy nhiên, nhìn chung công suất của các doanh nghiệp nhà nước còn nhỏ, số doanh nghiệp nhà nước có công suất dưới 500 tấn chè khô mỗi năm chiếm hơn 40%. Chỉ có 2,4% trên tổng số doanh nghiệp nhà nước hoạt động với công suất trên 5.000 tấn chè khô mỗi năm. (bảng 2.2)


Bảng 2.2 : Tỷ lệ các doanh nghiệp nhà nước năm 2005 (tính theo công suất và lao động)

TT

Công suất của các DNNN (tấn chè khô/năm)

Tỷ lệ

%

Lao động

Tỷ lệ

%

1

<500 tấn

41,5

<50 công nhân

36,6

2

500-1000 tấm

9,8

50-100 công nhân

14,6

3

1000-2000 tấn

24,4

100-150 công nhân

14,6

4

2000-3000 tấn

9,8

150-200 công nhân

12,2

5

3000-4000 tấn

12,2

200-250 công nhân

7,3

7

>5000 tấn

2,4

>250 công nhân

14,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Hoàn thiện quản lý ngành chè Việt Nam - 8

Nguồn: VITAS

Tất cả các DNNN đều bán chè chế biến và sơ chế cho VINATEA xuất khẩu mãi tới thập niên 90. Quá trình này được tiến hành như sau: Đầu năm, các công ty sẽ thông báo kế hoạch sản xuất cho VINATEA. VINATEA sẽ lập kế hoạch sản xuất và khối lượng chè sẽ mua của từng đơn vị thành viên. Các công ty hoàn toàn phụ thuộc và Tổng công ty về thị trường và sản xuất phụ thuộc chặt chẽ vào kế hoạch của Tổng công ty. Tuy nhiên, theo số liệu năm 1998, VINATEA chỉ mua một phần sản lượng của các công ty so với kế hoạch (bảng 2.3). Song phần lớn sản lượng của các công ty vẫn phải bán trực tiếp thông qua VINATEA. Điều này cho thấy sự phụ thuộc vào Tổng công ty của các công ty thành viên là rất lớn.

Bảng 2.3: Khối lượng chè bán cho VINATEA trên tổng sản lượng chè đen 1997-1998

Tên của các công ty thành viên

Phần bán cho VINATEA trên tổng sản lượng năm 1997 (%)

Phần bán cho VINATEA trên tổng sản lượng năm 1998 (%)

Tỷ lệ trên tổng sản lượng theo kế hoạch

Công ty Trần Phú

69

73

100

Công ty Nghĩa Lộ

74

71

100

Công ty Yên Bái

55

54

100

Công ty Phú Sơn

83

90

100

Quan Chu

68

77

100

Thái Nguyên

45

41

100


Long Phú

86

74

100

Nguồn: VITAS

Sau cuộc khủng hoảng năm 2003 do thị trường Irắc sụp đổ, các công ty thành viên không còn phải đệ trình kế hoạch sản xuất lên Tổng công ty và được khuyến khích tự tìm kiếm khách hàng nước ngoài để xuất khẩu trực tiếp. Ngoài VINATEA, sản phẩm của các doanh nghiệp nhà nước được tiêu thụ qua hai con đường: xuất khẩu trực tiếp hoặc xuất khẩu thông qua các công ty tư nhân. Các doanh nghiệp quốc doanh thiếu kinh nghiệm làm ăn kinh doanh thường chọn cách tiêu thụ thứ hai. Các công ty tư nhân có khả năng tìm kiếm thị trường xuất khẩu nhưng không có vùng nguyên liệu hoặc thiết bị chế biến nên phải mua sản phẩm của các doanh nghiệp nhà nước.

Đặc điểm chung nhất của các DNNN trực tiếp sản xuất trong ngành chè là ở vị trí xa trung tâm kinh tế, xa các vùng đồng bằng, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống rất thiếu thốn, hoạt động chủ yếu dựa vào trồng và chế biến chè. Sự tồn tại của các doanh nghiệp này phụ thuộc vào hỗ trợ của Nhà nước về tiền vốn và kỹ thuật, đồng thời chịu sự kiểm soát chặt chẽ, hành chính của Nhà nước, dẫn đến trì trệ, thiếu năng động4

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh


Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong ngành chè có các loại hình sau: Các hợp tác xã, các doanh nghiệp tư nhân, các công ty TNHH tư nhân, các công ty cổ phần không có vốn nhà nước hay tỷ lệ vốn nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở xuống. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong ngành chè hiện nay đang tăng nhanh về số lượng. Chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là các hộ sản xuất, chế biến chè.

Theo điều tra dân số nông nghiệp mới nhất của Tổng cục thống kê năm 2005, Việt Nam có gần 400.000 hộ trồng chè, chủ yếu tập trung ở các vùng


4 http://www.ipsard.gov.vn


sản xuất chính như khu vực Đông Bắc (65%), Tây Bắc (8%), Bắc Trung Bộ (9%) và Tây Nguyên (8). Tuy nhiên, nhìn chung quy mô hộ trồng chè của Việt Nam còn nhỏ, với gần 3/4 hộ có diện tích chè nhỏ hơn 0,2 ha (xem bảng 2.4)

Bảng 2.4 : Quy mô, diện tích chè của hộ năm 2003 (%)


Quy mô

Cả nước

Đông bắc

Thái Nguyên

Phú Thọ

Số hộ trồng chè

100

100

100

100

Dưới 0,2 ha

71,7

75,4

78,9

85,2

Từ 0,2 ha đến 0,5 ha

17,8

16,1

18,1

10,5

Từ 0,5 ha đến 1 ha

7,1

5,4

2,7

3,1

Từ 1 ha đến dưới 2 ha

2,9

2,6

0,4

1,0

Từ 2 ha đến dưới 3 ha

0,4

0,4

0,0

0,1

Từ 3 ha đến dưới 5 ha

0,1

0,1

0,0

0,1

Từ 5 ha đến dưới 10 ha

0,0

0,0

0,0

0,0

Nguồn: Tổng cục thống kê (2003), trang 216 - 223


Theo bảng số liệu trên, tỷ lệ hộ trồng chè ở Phú Thọ đặc biệt cao và các hộ nông dân ở Thái Nguyên có diện tích trồng chè nhỏ hơn. Rất hiếm hộ có diện tích trồng chè hơn 1 ha. Tình trạng quy mô nhỏ theo hộ gia đình thường được các nhà sản xuất coi là nguyên nhân chính gây trở ngại, kìm hãm mở rộng sản xuất. Kết quả là rất khó khăn trong việc áp dụng KHKT mới, thay đổi giống, cải tiến chất lượng và tăng năng suất vốn là điều rất quan trọng trong việc phát triển ngành chè một cách hiệu quả lại rất khó thực hiện.

Hộ chế biến chè có hai loại:

Hộ chế biến không đăng ký kinh doanh sử dụng nguyên liệu của gia đình và một phần của các hộ khác, rất phổ biến ở các vùng sản xuất chè, đặc biệt ở khu vực Trung du Bắc Bộ. Đây là những hộ sản xuất chè và tự chế biến tại nhà từ nguồn nguyên liệu tự sản xuất hoặc thu mua từ các nhà sản xuất khác. Nhìn chung, công suất của các hộ chế biến này chỉ đạt từ 100- 200 kg chè tươi/ngày. Tất cả các hộ này đều chế biến chè xanh bằng lò quay tay hoặc có môtơ. Gần đây, số hộ chế biến sản xuất chè tại nhà tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí sản xuất giảm và sự ra đời của


thiết bị chế biến mới, lò quay bằng tôn và thị trường xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc có nhu cầu khá lớn.

Hộ chế biến có đăng ký kinh doanh và các công ty tư nhân: Các hộ có đăng ký kinh doanh là các cơ sở chế biến chè tư nhân có con dấu riêng và tài khoản ở ngân hàng, và họ phải đóng thuế kinh doanh. Quy mô của các hộ chế biến có đăng ký lớn hơn nhiều so với các hộ không đăng ký kinh doanh nhưng lại rất ít khi so sánh với các hộ không đăng ký kinh doanh (dưới 1%). Ở một số địa phương, các cơ sở nhỏ thích đăng ký kinh doanh với tư cách một công ty hơn là hộ gia đình. Nguyên nhân đầu tiên là do họ có thể tham gia vào các hoạt động kinh doanh khác ngoài chè và đăng ký dưới dạng công ty dễ làm ăn kinh doanh hơn. Thứ hai, do có quá nhiều hộ chế biến chè tại nhà ở đây nên các công ty phải đầu tư thiết bị hiện đại lớn hơn mới đảm bảo nguồn cung chè tươi. Ngược lại, ở một số địa phương, các nhà giám đốc của một số cơ sở chế biến có đăng ký kinh doanh lại không muốn trở thành công ty tư nhân vì điều này giúp họ tránh được sự can thiệp của chính quyền địa phương.

Bên cạnh đó còn có các công ty TNHH được thành lập theo Luật Doanh nghiệp có tài khoản ngân hàng và con dấu riêng. Họ có thể tham gia vào các hoạt động khác ngoài chè. Ngoài ra, một số công ty chỉ chế biến chè đen và chè xanh để bán cho các công ty xuất khẩu hoặc trực tiếp xuất khẩu chè khô.

Công ty liên doanh, công ty nước ngoài


Các công ty liên doanh và nước ngoài chỉ mới tham gia vào ngành chè cuối thập niên 90. Tính đến năm 2003, ở miền Bắc, có hai công ty dạng này là công ty chè Phú Đa (liên doanh với Irắc) và Phú Bền (công ty 100% vốn của Bỉ) ở tỉnh Phú Thọ. Còn ở miền Nam có 11 công ty của Đài Loan. Các công ty này thuê công nhân và ký hợp đồng với nông dân. Thị trường xuất khẩu của các công


ty liên doanh thường ổn định do được sự trợ giúp từ phía đối tác nước ngoài. Chẳng hạn, hầu hết sản phẩm của công ty chè Phú Đa được xuất khẩu sang Irắc.

Về các công ty liên doanh, có hai công ty lớn là Phú Bền (nhưng từ năm 2004 công ty này chuyển thành công ty 100% vốn nước ngoài) và công ty Phú Đa đặt tại miền Bắc, tỉnh Phú Thọ. Công suất chế biến của hai công ty là hơn 4000 tấn chè khô mỗi năm. Ở miền Nam cũng có một số công ty liên doanh. (xem bảng 2.5)

Bảng 2.5: Các công ty chè liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài


Tên công ty

Hình thức sở hữu

Số lao động thường xuyên

Công suất

(tấn chè khô/năm)

Phú Bền

100% vốn nước ngoài

400

4000

Phú Đa

Liên doanh

450

5000

Lâm Đồng-Suzuki

Liên doanh

---

200

Haiyih

100% vốn nước ngoài

43

65

Fusheng

100% vốn nước ngoài

65

50

Jun Hong

100% vốn nước ngoài

28

50

Kinh WanChen

100% vốn nước ngoài

24

70

Sun How Lavi

Liên doanh

80

150

Kinh Lo

100% vốn nước ngoài

60

180

Nguồn: Đặng Văn Thụ, 2004, Viện nghiên cứu chè và http://www.lamdong.gov.vn.


Các công ty liên doanh và công ty nước ngoài ở Lâm Đông chủ yếu sản xuất chè đặc sản có giá trị cao. Như đã nói trên, công suất của họ không lớn, chỉ khoảng 70 – 100 tấn chè khô/năm.

2.4. Bộ máy quản lý Nhà nước đối với ngành chè


Cấp Trung ương:Chính phủ quản lý Nhà nước đối với ngành chè thông qua các Bộ và cơ quan ngang Bộ (gọi tắt là Bộ). Có 2 loại cơ quan Bộ thực hiện quản lý đối với ngành chè: (xem hình 2.4)

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí