Quan Hệ Chủ Thể - Đối Tượng - Mục Tiêu Quản Lý


mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo có mối liên hệ chặt chẽ với tất cả các chức năng của quản lý khác.

- Chức năng kiểm tra: Kiểm tra là quá trình so sáng giữa mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch với kết quả mà thực tế đã đạt được trong từng khoảng thời gian, bảo đảm cho hoạt động thực tế phù hợp với kế hoạch đã đề ra. Người lãnh đạo các tổ chức cần quan tâm đến vai trò quan trọng của kiểm tra để thực hiện được các mục tiêu đề ra.

Trên đây là các chức năng cơ bản của quản lý nói chung. Bốn chức năng cũng chính là bốn quá trình quản lý chủ yếu (từ lập kế hoạch, tổ chức đến lãnh đạo và kiểm tra), đồng thời, chúng cũng có những mối quan hệ tương tác và hỗ trợ lẫn nhau, trong đó chức năng tổ chức được coi là chức năng quan trọng nhất trong hoạt động quản lý.

2. Công cụ quản lý


2.1. Khái niệm và vai trò của công cụ quản lý


Giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý và mục tiêu cần đạt có mối quan hệ chặt chẽ (hình 1.1).

Hình 1.1: Quan hệ chủ thể - đối tượng - mục tiêu quản lý



X¸c ®Þnh

Mục tiêu


Chủ thể quản lý


Công cụ quản lý


Đối tượng quản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Hoàn thiện quản lý ngành chè Việt Nam - 3

Thùc hiÖn

Nguồn: [12]


Để đạt được mục tiêu quản lý, chủ thể quản lý phải tổ chức, phối hợp, khích lệ, động viên, dẫn dắt, định hướng hoạt động của đối tượng quản lý vào mục tiêu đã được xác định trước thông qua việc sử dụng hệ thống các công cụ quản lý. Công cụ quản lý là những phương tiện, những giải pháp của chủ thể quản lý nhằm định hướng, dẫn dất, khích lệ, điều hoà, phối hợp hoạt động của con người và cộng đồng người trong việc đạt mục tiêu đề ra.

Công cụ quản lý có các vai trò sau:

Thứ nhất, là các phương tiện để xác định các mục tiêu quản lý đúng đắn, phù hợp.

Thứ hai, để tổ chức, phối hợp, động viên... định hướng hoạt động của các đối tượng quản lý vào việc thực hiện mục tiêu.

Thứ ba, sử dụng công cụ quản lý nhằm vào mục tiêu xác định thể hiện nội dung quá trình quản lý trên thực tế.

Thứ tư, là phương tiện đo lường, đánh giá kết quả, hiệu quả quá trình quản lý trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội v.v..

2.2. Đặc điểm chủ yếu của các công cụ quản lý


Các công cụ quản lý luôn có tính hệ thống

Đối tượng quản lý suy cho cùng là con người. Theo C.Mác, “con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”, là một thực thể xã hội phức tạp, gồm nhiều quan hệ khác nhau, như: quan hệ tổ chức, hành chính, kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội, tâm lý, tư tưởng... Vì vậy, để tác động một cách có hiệu quả tới mỗi con người, cộng đồng người, nhà quản lý phải sử dụng một hệ thống các công cụ quản lý thích hợp.[12]

Mặt khác, mối quan hệ kinh tế – xã hội giữa con người, cộng đồng người với tư cách đối tượng quản lý là một thực thể đa dạng, phức tạp có tính hệ thống. Do đó, để quản lý cần có một hệ thống các công cụ quản lý.

Công cụ quản lý thay đổi theo sự phát triển của đối tượng quản lý


Hầu hết các lĩnh vực, các ngành nghề để không ngừng vận động. Nói cách khác, đối tượng quản lý luôn vận động, hoàn thiện, phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cả về không gian lẫn thời gian. Vì vậy, để quản lý các ngành, các lĩnh vực kinh tế – xã hội trong sự vận động, phát triển đó, các công cụ quản lý cũng không ngừng thay đổi, phát triển tương ứng.[12]

Các công cụ quản lý luôn được hoàn thiện

Một mặt, sự phát triển của đối tượng quản lý, của lực lượng sản xuất, của khoa học công nghệ đòi hỏi phải có các công cụ quản lý tương ứng, hiện đại. Mặt khác, sự phát triển của chính khoa học công nghệ lại mở ra khả năng to lớn, hiệu quả, thiết thực trong việc hoàn thiện và hiện đại hoá hệ thống các công cụ quản lý.[12]

2.3. Phân loại các công cụ quản lý


Phân loại các công cụ quản lý nhằm nắm rõ tính chất, đặc điểm tác động và xu hướng phát triển của chúng. Trên cơ sở đó, chủ thể quản lý lựa chọn công cụ quản lý thích hợp, sử dụng với hiệu quả cao.

Tùy theo mục đích và tiêu thức khác nhau, người ta chia các công cụ quản lý thành các loại sau:[12]

- Theo lĩnh vực quản lý, người ta chia thành: công cụ quản lý lĩnh vực kinh tế; công cụ quản lý các lĩnh vực xã hội. Trong mỗi ngành, lĩnh vực lại có thể được chia thành phân ngành tương ứng, như: trong kinh tế có công cụ tiền tế, tài chính, tín dụng, thương mại, đầu tư. Trong lĩnh vực xã hội có các công cụ quản lý xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế...

- Theo tính chất tác động của công cụ quản lý, gồm:

+ Công cụ có tính pháp lý: pháp luật, pháp lệnh và các văn bản của các cơ quan chức năng và thẩm quyền nhà nước ban hành.


+ Công cụ kinh tế, kỹ thuật: được sử dụng vào việc phân tích các hoạt động kinh tế – xã hội, đánh giá kết quả và hiệu quả quản lý, như hạch toán kinh tế, công cụ toán, thống kê, xác suất...

- Theo phạm vi và tình bao quát hoạt động kinh tế – xã hội::

+ Công cụ quản lý vĩ mô: được sử dụng dưới góc độ quản lý nhà nước về lĩnh vực, về ngành kinh tế – xã hội khác nhau. Chẳng hạn, Nhà nước sử dụng các công cụ, các chính sách quản lý vĩ mô để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, về xã hội, về y tế, giáo dục...

+ Công cụ quản lý vi mô: là các công cụ được sử dụng để quản lý trong nội bộ tổ chức cơ sở, như quản lý các tổ chức kinh tế, các hãng, các doanh nghiệp, các tổ chức hiệp hội, đoàn thể xã hội...

- Theo thời hạn, người ta chia thành:


+ Công cụ quản lý dài hạn: chiến lược, chính sách mang tính chiến lược; các công cụ quản lý có tác động trong thời hạn dài đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội. Đó là các chính sách dân số, chính sách đầu tư và phát triển; chính sách phát triển nguồn nhân lực, giáo dục đào tạo...

+ Công cụ quản lý ngắn hạn: gồm tất cả các công cụ có tác động nhanh, trong thời gian ngắn. Trong kinh tế, chẳng hạn chính sách lãi suất, tiền tệ, giá cả.

- Theo nội dung và quá trình quản lý, có các công cụ quản lý như kế hoạch, công cụ quản lý đặc thù ngành, lĩnh vực.

Công cụ kế hoạch và kế toán được sử dụng chung trong mọi hoạt động quản lý kinh tế – xã hội, ở mọi cấp từ Trung ương đến cơ sở và ở mọi khâu của quá trình quản lý.

Công cụ quản lý đặc thù ngành và lĩnh vực được sử dụng phù hợp với ngành, lĩnh vực đó như tỷ giá trong quản lý thương mại quốc tế, như lãi suất trong quản lý tiền tệ, tài chính, đầu tư phát triển...

2.4. Yêu cầu đối với hệ thống công cụ quản lý


Các công cụ quản lý phải đảm bảo các yếu tố sau:

- Có căn cứ khoa học: phải được luận chứng về mặt khoa học, được kiểm nghiệm từ thực tế.

- Phù hợp, sát thực tế kinh tế – xã hội đất nước, địa phương, ngành, lĩnh vực, tức là có tính khả thi và hiệu quả.

- Bảo đảm tính ổn định tương đối của hệ thống công cụ quản lý và có xu hướng phát triển và hoàn thiện trong tương lai.

- Phù hợp với khả năng, trình độ của cán bộ quản lý.


3. Cơ cấu tổ chức quản lý

3.1. Khái niệm và vai trò của cơ cấu tổ chức quản lý

Cơ cấu tổ chức quản lý là một chỉnh thể gồm các bộ phận có chức năng quyền hạn, trách nhiệm khác nhau, có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được bố trí thành từng cấp, từng khâu, thực hiện các chức năng quản lý nhất định nhằm đạt được mục tiêu định trước.[12]

Mỗi cơ cấu tổ chức quản lý bao giờ cũng gồm nhiều bộ phận hợp thành, có mục tiêu riêng, đồng thời đều nhằm vào mục tiêu chung, mục tiêu cuối cùng của hệ thống quản lý.

Mỗi bộ phận của cơ cấu tổ chức quản lý có tính độc lập tương đối, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định.

Mỗi cơ cấu tổ chức quản lý có hai mối quan hệ cơ bản. Theo quan hệ ngang, cơ cấu tổ chức quản lý chia thành các khâu quản lý khác nhau. Khâu quản lý là một cơ quan quản lý độc lập thực hiện một số chức năng hay một phần chức năng quản lý nhất định và chịu sự lãnh đạo của một cấp quản lý nhất định. Giữa các khâu là quan hệ hợp tác trong sự phân công lao động quản lý. Theo quan hệ dọc, cơ cấu tổ chức quản lý được chia thành các cấp quản lý. Cấp quản lý là một thể thống nhất các khâu quản lý ở cùng một bậc trong hệ thống cấp bậc quản lý: như cấp Trung ương, cấp địa phương, cấp cơ


sở. Cấp quản lý chỉ rõ mối quan hệ phục tùng bởi quyền uy của cấp trên và bởi tính chất nhiệm vụ to lớn, bao quát của cấp cao.

3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức quản lý

Sự phát triển ngày càng cao của đối tượng quản lý là nguyên nhân cơ bản làm tăng vai trò của các quan hệ tổ chức. Nói cách khác, quan hệ tổ chức phụ thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, phụ thuộc vào trình độ của nền kinh tế, trình độ của đối tượng quản lý, vào quan hệ sở hữu ngày càng đa dạng trên tất cả các lĩnh vực. Có thể khái quát nhóm nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức quản lý.[12]

Nhóm thứ nhất bao gồm những thay đổi của đối tượng quản lý:

- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của tiến bộ khoa học kỹ thuật, khoa học và công nghệ, sự phát triển của phân công lao động xã hội.

- Trình độ phát triển của mối quan hệ sở hữu (sở hữu tài sản, trí tuệ...) của đối tượng quản lý.

- Tính chất và đặc điểm của ngành, của lĩnh vực quản lý, trình độ trang bị của các quá trình lao động quản lý.

Nhóm thứ hai bao gồm những biến đổi trong lĩnh vực hoạt động quản lý và hoàn thiện cơ chế quản lý, công cụ quản lý:

- Chức năng quản lý.

- Quan hệ giữa tập trung thống nhất và phân cấp quản lý.

- Dân chủ hoá quá trình kinh tế – xã hội.

- Quan hệ giữa quản lý ngành và quản lý lãnh thổ.

- Cơ sở kỹ thuật của hoạt động quản lý và trình độ của cán bộ quản lý

Nhóm thứ ba gồm thể chế chính trị, xã hội và tổ chức Nhà nước.

- Chế độ chính trị của quốc gia.

- Cơ cấu quyền lực của Nhà nước.

- Quan hệ Trung ương, địa phương...

3.3. Những yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản lý


Việc xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Số lượng cấp quản lý hợp lý nhằm bảo đảm tính linh hoạt của cơ cấu tổ chức và phù hợp với thực tế.

Xác định rõ phạm vi, chức năng và nhiệm vụ quản lý, trên cơ sở đó có sự phân công hợp lý giữa các bộ phận, loại trừ hiện tượng chồng chéo trùng lặp hoặc không có người phụ trách.

Về nguyên tắc, một bộ phận của cơ cấu tổ chức có thể đảm nhiệm một hoặc một số chức năng, nhiệm vụ.

Xác định rõ mối quan hệ dọc, ngang, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ về nhiệm vụ và hoạt động của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức.

Bảo đảm tính thiết thực, tính kinh tế và tính hiệu quả của hoạt động quản

lý.

Tương đối ổn định, song không bảo thủ, trì trệ, linh hoạt song không

thay đổi liên tục cơ cấu tổ chức quản lý.


4. Quản lý vĩ mô đối với một ngành kinh tế


4.1. Nội dung quản lý vĩ mô ngành ngành kinh tế


Các nội dung chủ yếu của quản lý vĩ mô đối với một ngành kinh tế:


- Nhà nước thiết lập một hệ thống bộ máy bao gồm cơ quan các cấp từ Trung ương đến địa phương để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành.

- Xác định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, bộ phận quản lý ngành; đồng thời xác định cả trách nhiệm, quyền hạn để các cơ quan, bộ phận và cá nhân thực hiện chức năng, nhiệm vụ đó.

- Xác định, điều hoà và phối hợp các mối quan hệ giữa các cơ quan, bộ phận, cá nhân tham gia quản lý ngành.


- Xác định và lựa chọn các phương thức quản lý phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp trong ngành.

4.2. Các công việc chính liên quan đến quản lý ngành


- Thiết lập hệ thống bộ máy quản lý đối với ngành kinh tế;

- Nghiên cứu xây dựng các công cụ, chính sách quản lý đối với ngành kinh tế đó (xem hình 1.3):

Hình 1.2: Nội dung tổ chức quản lý Nhà nước đối với một ngành kinh tế


QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH

Thiết lập bộ máy quản lý ngành

Xác định phương thức quản lý ngành



- Xác định các phân hệ, cơ quan, bộ phận


- Xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho các phân hệ


- Xác định mối quan hệ giữa các phân hệ, bộ phận và cá nhân.


- Bố trí, xắp xếp các cá nhân, bộ phận vào bộ khung tổ chức

- Phương thức trực tiếp: như cấp đăng ký kinh doanh, cấm nhập khẩu, thanh tra kiểm tra, cung cấp tín dụng …


- Phương thức gián tiếp như: quản lý thông qua cơ chế, tạo lập môi trường kinh doanh , quản lý bằng luật pháp, quy hoạch, kế hoạch, chính sách …


Nguồn: [35]

Trong việc xác định, lựa chọn công cụ, chính sách quản lý ngành, cần chú ý tới những vấn đề quan trọng như: giảm bớt can thiệp hành chính trực tiếp vào hoạt động doanh nghiệp, tăng quản lý gián tiếp thông qua pháp luật, quy hoạch và chính sách; thiết lập hệ thống kiểm tra hiệu quả đối với hoạt động của các đơn vị trong ngành, đổi mới thể chế và thủ tục hành chính; có chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với ngành. Trong sắp xếp, bố trí cán bộ cần chú ý đến vấn đề đào tạo, đào tạo lại cán bộ; tuyển chọn, sử dụng và sắp

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí