Mô Hình Tổ Chức Quản Lý Của Ngành Chè Sau Đổi Mới


sản xuất kinh doanh của Liên hiệp, cũng như của các xí nghiệp chế biến vẫn nằm trong cơ chế bao cấp - cung ứng - giao nộp.

Như vậy, trong giai đoạn trước đổi mới, mặc dù đã có nhiều cải tiến, thay đổi để ngành chè phát triển, nhưng nhìn chung quản lý ngành chè vẫn ở trong tình trạng lúng túng trong phương thức quản lý, cồng kềnh, chồng chéo trong bộ máy quản lý và chưa có giải pháp đột phá để giải phóng năng lực sản xuất và nâng cao hiệu quả toàn ngành. Cụ thể:

Về bộ máy quản lý: Dù đã có những thay đổi, song trong ngành chè bộ máy quản lý còn cồng kềnh, nhiều nấc trung gian. Các chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, bộ phận cũng như quan hệ giữa chúng không được làm rõ, cán bộ quản lý thiếu năng động, không thạo kinh doanh. Các doanh nghiệp chế biến ngành chè phải nằm dưới sự quản lý của rất nhiều đầu mối phân tán khác nhau như các cơ quan Bộ, ngành Trung ương và địa phương như: Bộ Thương mại, Bộ Thương Mại, Bộ công nghiệp nhẹ, Bộ lương thực thực phẩm, Bộ công nghiệp thực phẩm, Bộ nông nghiệp và các sở, ngành địa phương... Vì vậy ở cấp địa phương, một Sở cũng chịu sự chỉ đạo ngành dọc của nhiều Bộ tương ứng, gây ra chồng chéo trong quản lý.

Về cơ chế quản lý: Cơ chế quản lý thời kỳ này mang nặng tính tập trung, quan liêu bao cấp. Việc quản lý kinh tế thực hiện bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu với hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh từ trên xuống; các cơ quan quản lý nhà nước can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị cơ sở nhưng lại không chịu trách nhiệm vật chất với quyết định của mình; các đơn vị kinh tế cơ sở không có quyền tự chủ, vừa không bị ràng buộc trách nhiệm với kết quả sản xuất kinh doanh; kế hoạch hoá mệnh lệnh, không chú ý đến quan hệ hàng hoá tiền tệ và hiệu quả kinh tế, thực hiện chế độ cấp phát và giao nộp theo quan hệ hiện vật là chủ yếu...


2. Quản lý ngành chè sau đổi mới


Đây là thời kỳ chuyển mình của những người làm chè từ cơ chế bao cấp cung ứng - giao nộp sang bước khởi đầu của cơ chế sản xuất kinh doanh, tự trang trải, tự chịu trách nhiệm, tự bồi hoàn vốn theo tinh thần đổi mới mà nghị quyết Đại hội VI (tháng 12 năm 1986) và các Hội nghị Trung ương sau đó vạch ra.

Quyết định 217, và Nghị quyết 10 của Bộ chính trị đã mở ra một hướng làm ăn mới cho nông nghiệp và các đơn vị kinh tế quốc doanh. Song ở ngành chè, sự chuyển mình được khởi đầu bằng Quyết định 220-CT ngày 6-7-1987 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng cho phép 5 ngành của công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp được tự chủ trong chương trình hợp tác với nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

2.1. Tổ chức quản lý ngành chè


Hoàn thiện quản lý ngành chè Việt Nam - 7

Cho đến trước khi có Quyết định 217 - HĐBT, trong ngành chè còn tồn tại các loại hình tổ chức xí nghiệp sau:

Xí nghiệp công - nông nghiệp bao gồm một nông trường và một nhà máy chế biến.

Các nông trường, nhà máy trực thuộc Liên hiệp.

Xí nghiệp liên hợp công - nông nghiệp (có 2 đơn vị) quy mô lớn (nằm trên địa bàn tỉnh Hoàng Liên Sơn (cũ) và tỉnh Vĩnh Phúc (cũ), có từ 5 - 7 đơn vị thành viên là các nông trường, nhà máy chè hợp nhất lại).

Các đơn vị dịch vụ sản xuất - khoa học kỹ thuật (nhà máy cơ khí chè, Viện nghiên cứu chè, xưởng đóng hộp chè, trường công nhân kỹ thuật chè).

Sau khi có Quyết định 217-HĐBT, Liên hiệp đã sắp xếp, tổ chức lại nhằm liên kết các khâu của quá trình sản xuất sản phẩm chè, giảm các đầu mối trung gian, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất. Từ 47 đầu mối trực


thuộc, gồm 23 nông trường, 18 nhà máy chế biến, 2 xí nghiệp liên hợp công - nông nghiệp, ngành chè đã điều chỉnh lại thành 29 đơn vị sản xuất và dịch vụ, gồm 23 xí nghiệp công - nông nghiệp với quy mô hợp nhất 1 nông trường với một nhà máy chế biến, và 6 đơn vị dịch vụ gồm Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư phát triển, Công ty dịch vụ sản xuất và đời sống, Nhà máy cơ khí chè, Trung tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm, Công ty xây lắp, Viện nghiên cứu chè.

Quy mô xí nghiệp sau khi điều chỉnh lại có diện tích bình quân 300 - 400 ha, gắn với một đơn vị chế biến công suất 13 - 16 tấn búp tươi/ngày. Các xí nghiệp có quy mô chế biến lớn hơn thì được tổ chức liên kết cùng với vùng nguyên liệu để đảm bảo sử dụng hết công suất chế biến. Thực chất của việc sắp xếp lại tổ chức trên đây là thực hiện trên diện rộng sự liên kết nông công nghiệp trong sản xuất chè. Các xí nghiệp nông - công nghiệp chè ở đây trở thành đơn vị kinh tế chủ yếu trong một tiểu vùng chè, là trung tâm liên kết, trung tâm dịch vụ cho các vệ tinh sản xuất chè: các HTX và các hộ gia đình trồng chè. Với cách liên kết này sự phân công lao động trong từng vùng hợp lý hơn, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh buộc các quốc doanh chè phải phấn đấu để giữ vai trò chủ đạo.

Một điều đáng chú ý trong hai năm 1987-1988 là chủ trương giảm quy mô diện tích, giảm quy mô lao động, giảm bộ máy quản lý và “cấp quản lý” đã được triển khai mạnh với ý đồ chủ yếu là việc giảm diện tích phải đi đôi với tăng năng suất trên một đơn vị diện tích (từ 3-4 tấn lên 7-8 tấn chè búp tươi/ha) và gắn với một dây chuyền chế biến có công suất khoảng 8-10 tấn/ngày nhằm tạo ra một khối lượng sản phẩm khoảng 2.000 tấn tươi/năm trên cơ sở đó hình thành mô hình sản xuất nông - công nghiệp phù hợp với trình độ quản lý lúc bấy giờ. Đồng thời, cơ chế khoán mới do gắn với trách nhiệm cá nhân và việc thử nghiệm mở rộng các hình thức gia công chế biến “tại nhà, tại vườn” đã tạo khả năng giảm nhẹ bộ máy quản lý của đội, của


nông trường, của xí nghiệp nông - công nghiệp (khoảng bằng 1/2-1/3 so với trước). Để thực hiện từng bước ý đồ nói trên, Liên hiệp đã thực hiện một số công việc sau: Đưa vào sử dụng thử 3 dây chuyền sản xuất 8-10 tấn/ngày do nhà máy cơ khí chế tạo, Viện nghiên cứu chè triển khai đề tài thiết kế, chế tạo các bộ thiết bị nhỏ kiểu gia đình, sản xuất 50 kg búp tươi/ngày để sử dụng phổ biến trong tất cả các hộ gia đình làm chè thuộc các hợp tác xã vùng nguyên liệu mà các nhà máy thu mua. Viện cũng đã nghiên cứu thiết kế một xưởng chế biến công suất 8-10 tấn/ngày ở Ba Vì, Hà Nội.

Như vậy, vấn đề tổ chức lại sản xuất ngành chè đã được thực hiện trên mấy vấn đề sau: xác định lại cơ cấu sản phẩm để tạo điều kiện phân công lại sản xuất trong các đơn vị thành viên của Liên hiệp; tổ chức lại sản xuất các đơn vị thành viên (gắn khâu trồng với chế biến), và tổ chức lại sản xuất trên tiểu vùng và vùng (qua khâu phân công sản xuất và liên kết kinh tế giữa quốc doanh - hợp tác xã - người sản xuất chè ở gia đình); áp dụng các hình thức liên kết kinh tế (ngoài việc tổ chức các xí nghiệp nông - công nghiệp, có gia công sản phẩm, gia công trong khâu chăn nuôi, đầu tư ứng trước, đầu tư phát triển dưới dạng góp vốn…); phát triển dịch vụ (Quốc doanh và Liên hiệp các xí nghiệp nông - công nghiệp chè Việt Nam làm chức năng “tổng dịch vụ”).

Trong thời gian này, ngành chè được tổ chức theo kiểu các xí nghiệp quy mô lớn. Về thực chất, đó là một hình thức liên kết kinh tế theo chiều ngang của các xí nghiệp trong một ngành kinh tế - kỹ thuật, là hình thức tích tụ, tập trung hóa sản xuất để mở rộng quy mô kinh doanh trong từng đơn vị kinh tế cũng như toàn ngành dưới mô hình tổ chức trực tuyến - chức năng, xuất phát từ yêu cầu của tổ chức sản xuất, từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và trình độ quản lý của cán bộ thời kỳ này. (xem hình 2.3)


Hình 2.3: Mô hình tổ chức quản lý của ngành chè sau đổi mới


HIỆP HỘI CHÈ VIỆT NAM

LIÊN HIỆP CÁC XN CÔNG NÔNG NGHIỆP CHÈ VIỆT NAM

HỘI ĐỒNG BÍ THƯ

Các đơn vị ngoài liên hiệp

Các xí nghiệp nông công

nghiệp

Các nhà máy chế biến chè khô

Công ty xuất nhập khẩu

Công ty xây lắp

Công ty dịch vụ tổng hợp

Trung tâm KCS

Nhà máy cơ khí chè

Viện nghiên cứu chè

Nguồn: [23]


Với mô hình này, Liên hiệp các xí nghiệp công – nông nghiệp chè Việt Nam đã tập hợp được, trên cơ sở hợp nhất các đơn vị quốc doanh trồng chè, chế biến, xuất nhập khẩu chè từ trung ương đến địa phương vào một tổ chức thống nhất, trong đó Liên hiệp là cấp trên của các xí nghiệp, là cấp quản lý trung gian giữa Bộ và xí nghiệp, là đầu mối giúp Bộ quản lý ngành. Các đơn vị cơ sở được tập trung vào một tổ chức là Liên hiệp vì: bản thân các xí nghiệp đó vốn có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tái sản xuất và đều tìm thấy những thuận lợi khi nằm trong Liên hiệp (về khoa học kỹ thuật, nghiên cứu thị trường, xuất nhập khẩu, đầu tư vốn...). Chính yêu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế đòi hỏi các đơn vị đó thiết lập các mối quan hệ liên kết nhằm khai thác triệt để các tiềm năng mà từng đơn vị riêng lẻ không thể làm được hoặc nếu làm thì hiệu quả thấp. Tuy nhiên, cần phân biệt rạch ròi giữa chức năng, nhiệm vụ của Liên hiệp và các xí nghiệp. Liên hiệp các xí nghiệp công – nông nghiệp chè chỉ làm những việc mà Bộ không có chức năng và những việc mà các xí nghiệp làm không hiệu quả. Chẳng hạn như: hoạt động đào tạo cán bộ kỹ thuật chuyên ngành, hoạt động cung ứng

- tiêu thụ trong nước, hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động nghiên cứu và triển khai khoa học kỹ thuật, hoạch định mục tiêu phát triển chung toàn ngành, điều hoà, phối hợp toàn bộ hoạt động của Liên hiệp... Đây là những


nhiệm vụ mà chỉ tầm Liên hiệp mới có khả năng đảm đương và làm tốt. Như vậy, sự tồn tại của Liên hiệp là một yêu cầu khách quan đã được thực tiễn và các thành viên trong Liên hiệp thừa nhận.

Chuyển sang cơ chế thị trường, ngoài chức năng quản lý các doanh nghiệp ra, hoạt động sản xuất kinh doanh của Liên hiệp phải là hoạt động chủ yếu. Song sự tồn tại của Liên hiệp lúc này mang tính chất một cấp quản lý sản xuất nhiều hơn là kinh doanh. Trong khi đó với ý nghĩa là một chủ thể sản xuất, kinh doanh, các quan hệ giao dịch, đối ngoại, hợp tác trong và ngoài nước ngày càng phức tạp, Liên hiệp các xí nghiệp chè không đủ điều kiện đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn quản lý mới, do đó cần một hình thức tổ chức quản lý mới để thay thế, đó là Tổng công ty chè Việt Nam (VINATEA). Với mô hình mới, Tổng công ty chè Việt Nam vẫn là cơ quan quản lý cấp trên của các doanh nghiệp quốc doanh sản xuất chế biến chè, các công ty xuất nhập khẩu, dịch vụ sản xuất chế biến chè.

Về quyền hạn, trách nhiệm: Tổng công ty chè Việt Nam chịu trách nhiệm trước Nhà nước về quy hoạch, kế hoạch, về các dự án đầu tư phát triển chè, nhận và cung ứng vốn cho tất cả các đối tượng được đầu tư, là chủ đầu tư, đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả đầu tư và trả nợ đầu tư theo thời gian như Luật định. Tổng công ty được quan hệ trực tiếp với nước ngoài trên cơ sở Luật đầu tư; quản lý các doanh nghiệp, công ty về mặt định hướng phát triển, tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý, phân công trách nhiệm, triển khai tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tới người lao động.

So với mô hình tổ chức Liên hiệp các xí nghiệp công – nông nghiệp chè trước đây thì mô hình Tổng công ty có những điểm chú ý sau:

Một là, chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty được mở rộng hơn trước, đặc biệt là các chức năng dịch vụ.


Hai là, mô hình tổ chức và bộ máy quản lý đã gọn nhẹ hơn. Nếu như trước đây, mô hình Liên hiệp các xí nghiệp chè Việt Nam là:


XNLH - Nông trường nhà máy - Tổ đội – Người lao động

LH

XNCNN - Đội, tổ – Người lao động


thì hiện nay được thay bằng mô hình TCT – Doanh nghiệp – Người lao động.


Ba là, phương thức quản lý theo kiểu mệnh lệnh – bao cấp từ trên xuống được thay bằng việc giao quyền tổ chức sản xuất, quản lý nhân sự, kinh doanh cho xí nghiệp, tăng cường sử dụng hợp đồng kinh tế, thương mại hoá vật tư và mua bán vật tư, sản phẩm trên cơ sở hợp đồng, thoả thuận giá cả và tính đến lợi ích của cả 2 phía (Tổng công ty và doanh nghiệp trực thuộc); sử dụng biện pháp kinh tế và hạch toán thay cho biện pháp quản lý bằng mệnh lệnh và điều tiết sản phẩm từ xí nghiệp này sang xí nghiệp khác.

Bốn là, trong Tổng công ty có cả các công ty liên doanh với nước ngoài, các công ty liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế trong nước. Kinh doanh theo cơ chế thị trường, tất yếu xuất hiện loại hình xí nghiệp liên doanh trong và ngoài nước, các công ty cổ phần. Sự ra đời của các doanh nghiệp này đánh dấu một bước trình độ phát triển của sản xuất hàng hoá. Các doanh nghiệp này mang tính độc lập về kinh tế cao hơn các doanh nghiệp quốc doanh 100% vốn Nhà nước. Tổng công ty chè Việt Nam quản lý các doanh nghiệp này mang tính chất chuyên ngành, định hướng phát triển, có thể trong đó Tổng công ty chỉ là một thành viên, một cổ đông.

Năm là, việc gia nhập Tổng công ty chè Việt Nam là hoàn toàn tự nguyện. Hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè đều nằm trong TCT do nhận thấy các lợi ích mà TCT đem lại, tuy nhiên trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu xét thấy hoạt động độc lập, trực thuộc bộ chủ quản có lợi hơn thì có thể xin ra. Thực tế, tổ chức của Tổng công ty trong những


năm qua đã đáp ứng khá tốt yêu cầu sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy sự phát triển sản xuất của toàn ngành.

2.2. Các tổ chức hỗ trợ ngành


2.2.1. Hội đồng bí thư


Hội đồng bí thư lập ra là để thực hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn ngành, nhằm thống nhất quan điểm và phương hướng thể hiện các mặt lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức Đảng của các xí nghiệp, gắn sự lãnh đạo của Đảng ở địa phương với ngành. Hội đồng bí thư bao gồm các bí thư ở các tổ chức Đảng ở cơ sở và các đơn vị trực thuộc Liên hiệp. Hội động bí thư họp, thảo luận và ra Nghị quyết về những vấn đề liên quan đến phương hướng phát triển toàn ngành, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong toàn ngành từ trung ương đến địa phương và các đơn vị cơ sở, gắn sự lãnh đạo của Đảng với những vấn đề phát triển kinh tế, thực hiện Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Những vấn đề đã nêu trong các Nghị quyết là nhiệm vụ chính trị của ngành chè.

2.2.2. Hiệp hội chè Việt Nam


Hiệp hội chè Việt Nam (Vitas) là một tổ chức kinh tế – xã hội tự nguyện của những người làm chè Việt Nam. Trước đây trong tổ chức ngành chè, chưa có tổ chức Hiệp hội. Bản thân Liên hiệp chỉ là một cấp quản lý bên trên của các đơn vị kinh tế cơ sở. Sự phát triển của ngành chè đòi hỏi phải có một tổ chức đại diện mang tính nghề nghiệp của các thành phần kinh tế để bàn bạc, thảo luận, quyết định những vấn đề kinh tế – xã hội nói chung có liên quan đến ngành chè, của ngành chè nói riêng. Vitas hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi, là tiếng nói chung của những người làm chè nhằm phối hợp hoạt động phát triển chè ở Việt Nam, tư vấn cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chiến lược phát triển, chính sách khuyến

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí