Vị Trí Của Cây Chè Việt Nam Trong Nền Kinh Tế Quốc Dân


Như vậy, đã từ rất lâu nhân dân ta đã có tập quán uống nước chè lá, hoa và nhị, biết thưởng thức hương thơm tự nhiên của chè, biết được các tác dụng giải khát và một số tác dụng sinh lý đối với con người. Cây chè đươc trồng từ rất lâu nhưng mãi đến khi miền Bắc được giải phóng thì ngành sản xuất – kinh doanh chè mới được Đảng và Chính phủ ta quan tâm và phát triển mạnh mẽ. Đến năm 1985, diện tích trồng chè đạt 50.800 ha với sản lượng 28.2 tấn chè khô. Trong giai đoạn này, các loại chè truyền thống (chè tươi, nụ, lá già) giảm nhanh chóng ở thành thị, ngược lại chè búp, chè hương gói tăng nhanh.

1.2. Vị trí của cây chè Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân


Trong suốt mấy chục năm qua, ở hầu hết các địa phương, đặc biệt là các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc đã tìm tòi và trồng thử nghiệm rất nhiều loại cây khác nhau, song thực tế chỉ có cây chè là một trong số ít cây công nghiệp còn trụ lại được. Giờ đây, cây chè đã khẳng định là cây có giá trị kinh tế – xã hội cao tại Việt Nam nên giữ vị trí không kém phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.[2],[3],[19],[20],[22]

Về mặt nông nghiệp:


Thứ nhất, cây chè là cây trồng lâu năm thích hợp với đất đai và khí hậu của các vùng trung du và miền núi nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc. Thực tế, trong nhiều thập kỷ qua, vùng trung du – miền núi phía Bắc, qua nhiều lần chuyển đổi cây trồng – từ cây trồng hàng năm như: Lúa đồi, sắn, ngô, mía, cây ăn quả, đến trồng rừng khai thác, đến trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, sắn, trẩu - đều đã chứng minh rằng: chỉ có cây chè là phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và mang lại lợi ích kinh tế

– xã hội cao hơn cả. Chính vì vậy, tám tỉnh trung du, miền núi phía Bắc đều đã xác định lấy cây chè và ngành sản xuất – kinh doanh chè là mũi nhọn


trong chính sách phát triển nông nghiệp của tỉnh mình, như: Sơn La, Tuyên Quang, Hà Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, Nghệ An.

Hiện nay, năng suất chè ở các vùng tập trung, chuyên canh phía Bắc bình quân 8 tấn chè búp tươi/ha, giá bình quân dao động từ 2.100-2.500 đ/kg (đối với giống bản địa và truyền thống), doanh thu 1 ha bình quân đạt từ 16,8

– 20 triệu đ/ha. Các giống chè mới có giá cao gấp 2 – 3 lần. Như vậy, so với trồng lúa đồi thì thu nhập từ chè cao hơn từ 5 – 6 lần.

Mặt khác, người nông dân trồng và kinh doanh chè có lợi thế hơn trồng các cây khác: trồng 1 lần, thu hoạch trong 25 – 30 năm, thời gian thu hoạch kéo dài 9 – 10 tháng trong năm, nếu bị mất mùa (sâu bệnh nặng, hạn hán...) thì sản lượng cũng giảm không quá 20 %, người lao động có nguồn thu rải rác trong nhiều tháng, không phải tập trung lao động (có tính thời vụ cao) như trồng cà phê, tiêu, điều, mía, lúa...

Thứ hai, thực tế trong 10 năm gần đây cho thấy một số cây trồng công nghiệp đang phát triển mạnh, nhất là ở phía nam như cà phê, hạt điều, cao su, dâu tằm... nhưng những cây trồng này đã gặp nhiều khó khăn hơn so với cây chè. Nếu như chè sau khi sao thủ công người nông dân có thể mang ngay ra chợ bán, hoặc được thu mua tận nhà, thì cà phê, tơ tằm, cao su cần phải chờ có lượng sản xuất đủ lớn, điều này đã gây ứ đọng vốn và không thiết thực đối với nông dân.

Mặt khác, cũng trong thời gian gần đây, nếu so sánh với các mặt hàng nông sản có khối lượng lớn khác thì chè có thị trường và giá cả ổn định nhất với mức giao động về giá ở thời điểm biến động cao nhất không quá 8% đối với loại chè trung bình. Trong khi đó, giá các mặt hàng khác như tơ tằm có lúc giảm gần 50%, giá cà phê – 150%, và cao su – 22%. Điều này tạo sự an tâm đối với những người làm chè.


So với các ngành kinh tế nông – công nghiệp khác, chè cũng đã khẳng định được vị trí của mình. Trồng chè đúng kỹ thuật sẽ tạo ra một thảm thực vật có tác dụng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, xây dựng và bảo vệ môi trường sinh thái.

Về mặt kinh tế:

Chè Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường của gần 70 nước trên thế giới gồm có Nga, Đông Âu, Trung Cận Đông, Bắc Phi và gần đây bước đầu đưa vào các thị trường khó tính như Tây Âu, Nhật Bản và Bắc Mỹ, do đó đã đem lại một nguồn kim ngạch xuất khẩu đáng kể. Trong năm 1998, kim ngạch xuất khẩu chè chỉ chiểm khoảng 0,5% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam. Với sản lượng gần 150.000 tấn chè khô, đạt kim ngạch 100 triệu USD (năm 2005). Về trị giá thì vị trí trên khá khiêm tốn nhưng chè đã thực sự phát huy hiệu quả khi gắn sự phát triển của nó với việc phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng sâu, vùng xa của đồng bào dân tộc – nơi cơ sở hạ tầng rất thấp, dân trí chưa cao, các điều kiện sản xuất – kinh doanh rất khó khăn và không thể so sánh được với các địa bàn khác.

Về phát triển kinh tế –xã hội ở vùng sâu, vùng xa của đồng bào dân tộc:

Chè gần gũi với từng gia đình, nó góp phần định canh, định cư, ổn định cuộc sống và xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt phù hợp với chính sách của Đảng và nhà nước nhằm xoá bỏ cây thuốc phiện. Chè là cây trồng thích hợp thay thế cho diện tích cây thuốc phiện bị phá bỏ, tạo niềm tin cho đồng bào dân tộc.

Hơn nữa, cây chè đã tạo công ăn việc làm cho hàng chục vạn lao động, ổn định đời sống cho hàng chục vạn hộ gia đình, Việc quy hoạch các vùng sản xuất chè tập trung, bao gồm sản xuất nông – công nghiệp – dịch vụ, hình thành các cụm dân cư đã góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Về mặt y học:


Các sản phẩm từ chè là loại đồ uống bổ dưỡng và có giá trị sinh học cao, trong trà thành phẩm có chứa trên 90 hợp chất hữu cơ, chất Poliphenol có thể loại các tia phóng xạ (Sr0) ra khỏi cơ thể người. Uống chè có tác dụng kích thích tăng độ nhớ của hệ thần kinh, tăng độ minh mẫn, giải được ngộ độc rượu và thức ăn, nước chè có chứa chất flour có tác dụng diệt khuẩn chống sâu răng. Theo giới vua quan Trung Quốc khi xưa uống trà có tác dụng “cải lão hoàn đồng”. Hiện nay Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản trà đã được chế biến thành các món ăn cao cấp như: Cơm trà, thạch trà, kẹo trà các loại, cá hấp trà, súp hầm trà, thịt hầm trà, rượu trà... Đây chính là hướng đa dạng hoá sản phẩm chè trong tương lai bên cạnh các sản phẩm chè truyền thống, nước chiết từ trà được ứng dụng rộng rãi trong y học, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp tiêu dùng.

Về mặt đời sống – văn hoá:

Chè là thứ nước uống tạo cho con người một nguồn cảm hứng văn thơ, nghệ thuật, hội hoạ, ca múa nhạc, điêu khắc... Trên thế giới hình thành nền văn hoá trà lâu đời, đẹp đẽ, sinh động và phong phú, với nhiều nét độc đáo của từng dân tộc như Trà Đạo của Nhật Bản, Trung Quốc...

Còn ở Việt Nam, đối với mỗi gia đình, từ nông thôn đến thành thị, chè vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong giao tiếp, cưới xin, ma chay, hội hè, lễ nghi, đình đám... Chè cũng là đề tài đầy thi vị trong văn hoá nghệ thuật.

2. Tình hình sản xuất, kinh doanh chè Việt Nam những năm gần đây


2.1. Diện tích


Hiện nay có 34 tỉnh trong cả nước trồng chè, nhưng canh tác tập trung chủ yếu tại một số tỉnh miền Bắc và một số tỉnh ở miền Nam. Ở miền Bắc, có 5 tỉnh xếp theo thứ tự quan trọng: Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang,


Tuyên Quang, Yên Bái, chiếm khoảng 47% diện tích cả nước. Ở miền Nam, Lâm Đồng là một cao nguyên có khoảng 15.000ha, chiếm 20% cả nước.

Năm 1986, cả nước có khoảng 41.895 ha chè, đến tháng 12/2005 cả nước đã trồng 124.000 ha chè, trong đó diện tích đã cho thu hoạch gần

100.000 ha. Như vậy sau 18 năm đổi mới, tốc độ tăng trưởng bình quân về diện tích đạt 10,61%/ năm. Việt Nam hiện đang đứng thứ 5 về diện tích trồng chè trên thế giới. (xem bảng 2.1)

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam (1995- 2005)



Năm

Diện tích (ngàn ha)

Năng suất (kg chè khô/ha)

Tổng sản phẩm (ngàn tấn)

1995

66,7

670

40,2

1996

84,8

700

46,8

1997

78,6

740

52,2

1998

79,2

780

56,6

1999

84,8

900

65,0

2000

87,7

966

69,9

2001

95,6

962

82,6

2002

108,0

955

88,0

2003

116,0

1100

109,7

2004

122,0

1155

125,0

2005

125,0

1177

128,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Hoàn thiện quản lý ngành chè Việt Nam - 5

Nguồn: Tài liệu của hội thảo Chè tại Bali - Inđônêxia (07/2005)


Việc tăng nhanh diện tích trồng chè những năm vừa qua, chủ yếu là do việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chè được xác định là cây chủ lực, cây xoá đói giảm nghèo trong phát triển kinh tế của các tỉnh trung du miền núi, đặc biệt là vùng sâu, vùng cao. Mặt khác, giá chè trên thị trường xuất khẩu các năm gần đây đã khuyến khích người trồng chè đầu tư phát triển.


Cơ cấu giống chè đã có sự thay đổi theo hướng tiến bộ: trước năm 1999 với cơ cấu giống chè trung du 59%, chè PH1 chiếm 11,9%, Shan 27,3%; đến năm 2005 giống trung du 50,3%, Shan 31,1%, chè trồng cành 5,53%.

2.2. Sản lượng, năng suất


Tổng sản lượng chè Việt Nam năm 1995 đạt 40.200 tấn, năm 2005 đạt 133.350 tấn, như vậy sau 10 năm tăng hơn 225%. Việt Nam đứng thứ 7 về sản lượng so với các nước trồng chè. (xem bảng 2.1)

Nhiều mô hình thâm canh đạt năng suất và chất lượng cao, phát triển bền vững xuất hiện ở nhiều địa phương, doanh nghiệp.

Thực hiện chủ trương chỉ đạo của Chính phủ: trồng mới có chọn lọc, thâm canh ngay từ đầu; xây dựng các vùng chè tập trung chất lượng cao gần với công nghệ chế biến, trong những năm qua các địa phương và doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng vùng chè có tưới, trồng cây bóng mát, cây phân xanh, bón phân hữu cơ... tại Mộc Châu, Nghĩa Lộ, Trần Phú, Long Phú, Nghệ An, Hà Tĩnh. Các mô hình sản xuất chè sạch đã thực hiện ở Mộc Châu, Phú Bền, Hà Giang, Mỹ Lâm, Hà Tĩnh, Nghệ An.

Các mô hình trồng chè theo phương thức nông lâm kết hợp tận dụng đất và bảo vệ môi trường sinh thái có hiệu quả tại tỉnh Phú Thọ và công ty chè Đoan Hùng. Mô hình thâm canh vườn chè năng suất cao đạt 80-100 tạ/ha đang diễn ra sôi nổi tại các công ty chè Trần Phú, Nghĩa Lộ, Đoan Hùng, Phú Bền, Long Phú, Bảo Lâm, Bảo Lộc. Các vùng chè đặc sản giá trị cao tại Hà Giang, Suối Giàng, Tân Cương, Tam Đường, Mộc Châu; chè đắng Cao Bằng.

Ở Việt Nam năng suất chè tăng dần qua các năm (xem bảng 2.1). Năng suất chè búp tươi bình quân cả nước tăng từ 2,76 tấn/ha (1986) lên 5,35 tấn/ha (2004), tốc độ tăng là 5,5%/năm. Năng suất chè khô đã tăng lên và đạt 1.155 kg/ha năm 2004.


2.3. Tình hình xuất khẩu


Khối lượng, kim ngạch xuất khẩu

Việt Nam hiện nay có 260 nhà xuất khẩu chè, trong đó 15 công ty xuất khẩu chè hàng đầu là: Tổng công ty chè Việt Nam (Vinatea), Công ty Thương mại và kỹ thuật đầu tư, Công ty Thế hệ mới, Chè Lâm Đồng, Hồng Đức, Kiên và Kiên, Minh Nguyệt, chè Phú Bền, Casa, Bắc Bộ, Xí nghiệp Cầu Tre, Công ty Trường Định, Công ty Đại Lộc, Công Ty Đức Thuận, Công ty chế biến chè Tân Nam Bắc. Các công ty này tiến hành thu mua chè từ các cơ sở của mình và của các hộ nông dân để chế biến và phần lớn dành cho xuất khẩu. [22]

Hình 2.1: Xuất khẩu chè Việt Nam

Đơn vị: Ngàn tấn


100

90

80

70

60

S¶n l•îng

50

40

30

20

10

0

1995 1997 1999 2001 2003 2005


Nguồn: Tài liệu của hội thảo Chè tại Bali- Inđônêxia (07/2005)


Năm 2004, sản lượng tăng nhanh đạt 140 ngàn tấn, nội tiêu 35 ngàn tấn. Xuất khẩu 99,9 ngàn tấn (trong đó chè đen chiếm 67,4%; chè xanh - 32,6%). Kim ngạch đạt 100,9 triệu USD. So với 1995, tổng sản lượng và giá trị xuất khẩu hàng năm tăng đáng kể, trở thành nhà xuất khẩu chè lớn thứ 5 trên thế giới. (hình 2.1)

Lượng chè xuất khẩu năm 2005 đạt 87.920 tấn, kim ngạch đạt 96,887 triệu USD, giảm 26,4% về lượng, và 15,2% về giá trị so với cùng kỳ năm


trước. Nguyên nhân chính làm giảm sản lượng xuất khẩu là do thời tiết nắng hạn dẫn đến thiếu chè nguyên liệu.

Khối lượng chè xuất khẩu của Việt nam hiện nay mới chỉ chiếm 3- 4% tổng lượng chè xuất khẩu của thế giới.

Thị trường xuất khẩu- giá cả


Sản phẩm chè Việt Nam đến nay đã có mặt trên 69 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trước năm 1990, thị trường xuất khẩu chè chủ yếu của Việt Nam là Liên Xô (cũ) và Đông Âu (60%). Thị phần vào thị trường này giảm đáng kể vào đầu những năm 90. Hiện nay, đứng đầu danh sách nhập khẩu chè của Việt Nam là Ấn Độ, Đài Loan, Pakistan, Irắc, Nga, Balan, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Bỉ. Irắc là thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng do số lượng xuất khẩu thường lớn, tuy nhiên năm 2003 lượng xuất khẩu vào thị trường này giảm mạnh từ 14,3 ngàn tấn xuống còn hơn 3 ngàn tấn do ảnh hưởng của chiến tranh. Hiện nay thị trường này đang được khôi phục.[1]

Tính đến đầu tháng 5/2005, các thị trường lớn của chè Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển tốt: Malaixia (3.571 tấn), Đài Loan (2.684 tấn), Nga (1.999 tấn), Irắc (19,59 tấn), Pakistan (722 tấn), Ấn Độ (1.079 tấn), tiếp đến là Trung Quốc, Ba Lan, Anh, Đức, Mỹ, Niudilân, Inđônêxia, Thổ Nhĩ Kỳ và Singapor. [33]

Tại các thị trường nhập khẩu chè lớn nhất trên thế giới, chè Việt Nam cũng đang tăng dần thị phần: như Anh 171 ngàn tấn/năm, Mỹ 169 ngàn tấn/năm, Pakistan 110 ngàn tấn/năm, Nga 160 ngàn tấn/năm; đã ký hỗ trợ tiêu thụ 10% thị phần gần 16 ngàn tấn/năm với Nga, Trung Quốc cũng bắt đầu tiêu thụ nhiều chè Việt Nam.

Những năm gần đây, giá xuất khẩu chè trung bình hàng năm của Việt Nam dao động trên dưới 1USD/ kg. Năm 2004, giá bình quân chè xuất khẩu

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí