Bảng Hướng Dẫn Trọng Số, Thang Điểm Và Tiêu Thức Chấm Điểm Rủi Ro


Bảng 2.5: Bảng hướng dẫn trọng số, thang điểm và tiêu thức chấm điểm rủi ro


TT


Chỉ tiêu

Trọng số


Ðiểm

Ðiểm nhân

trọng số


Diễn giải

1

Tần suất công việc

0.1

2

2

Công việc diễn ra hàng ngày

2

Các býớc chi tiết trong quy trình

1

5

5

Quy trình đýợc chia thành nhiều býớc nhỏ, các chốt kiểm soát đýợc thiết kế, tuy

nhiên đôi khi chýa đầy đủ

3

Các sai phạm phát hiện trong lần kiểm toán trýớc

0.8

5 (nếu chi nhánh không có thông tin); từ 6-10 tùy vào vấn đề tồn tại

của chi nhánh

4 hoặc 4.8

đến 8

Lấy thông tin từ kết quả các lần kiểm tra, kiểm toán, thanh tra về các hoạt động đýợc kiểm toán, và đýa vào biểu

4

Quy định

0.8

6

4.8

Rõ ràng, cụ thể, hay thay đổi

5

Khả nãng xảy ra gian lận

0.6

7

4.2

Ở trên mức trung bình

6

Quy mô, doanh số

1

Có sự thay đổi


Tùy vào hoạt động đýợc

kiểm toán

7

Ðộ lệch kế hoạch

0.5

Có sự thay đổi


Tùy vào hoạt động đýợc

kiểm toán

8

Ðộ phức tạp của các hoạt động

1.2

Có sự thay đổi


Theo 3 tiêu chí:

- Hoạt động kinh doanh (0.3)

- Môi trýờng kinh doanh (0.4)

- Cõ cấu sản phẩm (0.3)


Rủi ro cố hữu

6




1

Trình độ quản lý, chuyên

môn của lãnh đạo

1.5

5

7.5


2

Mức độ ổn định liên tục về đội ngũ lãnh đạo

1

Có sự thay đổi


Dựa vào biểu lý lịch trích

ngang cán bộ của phòng tổ chức cán bộ

3

Hỗ trợ giám sát và quan tâm của lãnh đạo cao cấp

0.5

Có sự thay đổi


Các chi nhánh đýợc 4 điểm, riêng SGD và TP HCM đýợc 2 điểm do đýợc sự quan tâm của lãnh đạo nhiều

hõn.

4

Kinh nghiệm làm việc của nhân viên

1

Có sự thay đổi


Dựa vào biểu lý lịch trích ngang cán bộ của phòng tổ

chức cán bộ


Rủi ro con ngýời

4





Tổng rủi ro chuyển đổi

10




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Hoàn thiện quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam - 9

Nguồn: Tài liệu đào tạo kiểm toán nội bộ VCB, năm 2012.


(*) Phụ lục 2.5: Hướng dẫn chấm điểm rủi ro - Nghiệp vụ bán lẻ; và Phụ lục 2.6: Tổng hợp chấm điểm rủi ro trong hoạt động bán lẻ (giấy tờ làm việc A100).

- Bước 3: Từ bảng tổng hợp chấm điểm rủi ro để xác định hồ sơ đánh giá rủi ro bao gồm: bảng xếp hạng rủi ro theo lĩnh vực hoạt động và bảng xếp hạng rủi ro theo đối tượng kiểm toán. Bảng 2.6 và 2.7 dưới đây là ví dụ về bảng xếp hạng rủi ro theo lĩnh vực bán lẻ của một NHTMNN.

Bảng 2.6: Bảng xếp hạng rủi ro theo lĩnh vực bán lẻ

Mục tiêu: Lập kế hoạch kiểm toán năm NHTMCP Ngoại thương Việt Nam

Nội dung: Hoạt động bán lẻ

Ngày lập: 12/4/2012



TT


Mã ĐV


Đơn vị thành viên

Năm nay

Năm trước


Cán bộ phụ trách


Ghi chú


Tổng điểm

Xếp hạng

rủi ro


Tổng điểm

Xếp hạng

rủi ro

1

06

Nha Trang

59.1

TB

60.1

TB



2

07

TP HCM

60.4

TB

60.1

TB



3

18

Nam SG

58.4

TB

58.6

TB



4

1

SGD

58

TB

58.2

TB



5

14

Quảng Ninh

57.8

TB

58.1

TB



6

28

Bình Dương

57.8

TB

58

TB





Bảng xếp hạng theo thứ tự điểm rủi ro giảm dần.

Cán bộ tổng hợp Cán bộ duyệt


Nguyễn Văn A Nguyễn Văn B


Nguồn: Cách xác định rủi ro - Tài liệu đào tạo kiểm toán nội bộ VCB, 2012.


Bảng 2.7: Bảng xếp hạng rủi ro theo đối tượng kiểm toán (trích)


Đối tượng rủi ro: Sở Giao dịch (Mã số 1)

Tham chiếu: A 100

Năm kế hoạch: 2012

Ngày: 12/4/2012

Chủ đề: Danh mục chấm điểm rủi ro




Mã số


Lĩnh vực/đối tượng kiểm toán

Năm nay

Năm trước


Tham chiếu

Điểm rủi ro

Xếp hạng rủi ro

Điểm rủi ro

Xếp hạng rủi ro

AA-BB-01

Tín dụng

60.1

TB

60

TB


AA-BB-02

Kế toán

59.7

TB

60

TB


AA-BB-03

Bán lẻ

58

TB

58.2

TB

A 100

AA-BB-04

Kinh doanh vốn ngoại tệ

58

TB

58.5

TB


AA-BB-05

Ngân quỹ

57.5

TB

58.2

TB


AA-BB-…

...






AA: Mã chi nhánh BB: Năm kế hoạch

Tổng lĩnh vực chấm điểm:

Rủi ro cao: số lĩnh vực xếp loại rủi ro cao/ tổng số lĩnh vực được chấm điểm Rủi ro trung bình: số lĩnh vực xếp loại rủi ro TB/ tổng số lĩnh vực chấm điểm Rủi ro thấp: số lĩnh vực xếp loại rủi ro thấp/ tổng số lĩnh vực được chấm điểm

Cán bộ tổng hợp Cán bộ duyệt


Nguyễn Văn A Nguyễn Văn B


Nguồn: Cách xác định rủi ro-Tài liệu đào tạo kiểm toán nội bộ VCB, năm 2012. Ngoài chấm điểm rủi ro theo thang điểm từ 1-10 như trên, một số NHTMNN khác lại chọn cách xây dựng bộ tiêu chí chấm điểm bao gồm chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính. Việc xây dựng bộ chỉ tiêu đảm bảo phản ánh được tổng quát các lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Bảng 2.8, 2.9 dưới đây mô tả khái quát bộ chỉ tiêu định lượng và bộ chỉ tiêu định tính được sử dụng nhằm

đánh giá rủi ro phục vụ lập kế hoạch kiểm toán năm.


Bảng 2.8: Nhóm chỉ tiêu định lượng phản ánh mức độ an toàn và nhóm phản ánh hiệu quả hoạt động (trích)

Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn

Stt

Chỉ tiêu

Trọng số

1

AT1

Huy động vốn bình quân / Cho vay bình quân

5%

2

AT2

Huy động ngoại tệ bình quân / Cho vay ngoại tệ bình quân

3%

3

AT3

Tỷ trọng 10 khách hàng tiền gửi lớn nhất

4%

4

AT4

Cho vay / Ðầu tý bình quân

3%

5

AT5

Tãng trýởng tín dụng

3%

...




Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động

1

HQ1

Nguồn vốn bình quân trong kỳ

3%

2

HQ2

Tãng trýởng nguồn vốn trong kỳ

6%

3

HQ3

Tãng giảm số lýợng khách hàng gửi tiền trong kỳ

3%

4

HQ4

Tỷ trọng huy động vốn khối khách hàng

5%

5

HQ5

Tỷ suất lợi nhuận

10%

...




Nguồn: Sổ tay kiểm toán nội bộ Vietinbank, năm 2012.


Bảng 2.9: Bộ chỉ tiêu định tính (trích)



TT


Chỉ tiêu


Mô tả


Ðiểm tối đa

Ðiểm

đánh giá

I. Ðánh giá việc thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của Giám đốc chi nhánh

35


II. Ðánh giá công tác quản lý cán bộ và chi trả tiền lýõng

25


III. Ðánh giá hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ

25


IV. Các vấn đề khác có liên quan tới chi nhánh

15


Tổng cộng:

100


Nguồn: Sổ tay kiểm toán nội bộ Vietinbank, năm 2012.


Kết quả của việc đánh giá rủi ro sẽ được sử dụng để phân loại rủi ro, dự kiến tần suất và nguồn lực kiểm toán năm. Bảng tổng hợp dưới đây thể hiện kết quả của việc đánh giá rủi ro như sau:

Bảng 2.10: Tổng hợp kết quả đánh giá rủi ro lập kế hoạch kiểm toán năm



Các nhóm có mức độ rủi ro khác nhau


Nội dung của nhóm

Phân loại rủi ro trong mối quan hệ với đánh giá về

kiểm soát


Tần suất kiểm toán theo đánh giá rủi ro

Nhóm 1

Các đõn vị có hoạt động kinh

doanh yếu, chất lýợng tín dụng thấp.

Cao - Yếu

01 lần trong vòng 12

tháng và kiểm toán toàn diện

Nhóm 2

Các đõn vị có tãng trýởng (hoặc tãng trýởng trung bình), chất lýợng tín dụng trung bình nhýng

hiệu quả hoạt động chýa cao

Trung bình - Trung bình

01 lần trong 18 tháng và kiểm toán toàn diện

Nhóm 3

Các đõn vị có tãng trýởng tốt, hiệu quả cao, an toàn.

Thấp - Tốt

01 lần trong 36 tháng và kiểm toán từng mặt

nghiệp vụ

Nguồn: Sổ tay kiểm toán nội bộ các NHTMNN năm 2012.


b) Kế hoạch từng cuộc kiểm toán

Kiểm toán nội bộ sẽ tiến hành phỏng vấn thông qua bảng hỏi từng đối tượng kiểm toán ngay tại đơn vị được kiểm toán. Bảng hỏi được thiết kế nhằm đánh giá về nội dung của từng loại rủi ro cụ thể tương ứng với từng hoạt động/ nghiệp vụ, đã được xây dựng trước như một phần của chương trình kiểm toán. Công việc này có thể kết hợp với việc điều tra về hệ thống kiểm soát nội bộ của chi nhánh (Walk-through test). Dưới đây là mẫu bảng hỏi đánh giá rủi ro đối với hoạt động vốn và kinh doanh ngoại tệ của một NHTMNN. Kết quả từ bảng hỏi sẽ là cơ sở để kiểm toán nội bộ khoanh vùng rủi ro, đánh giá rủi ro kiểm soát dự kiến và xác định trọng tâm kiểm toán.


Bảng 2.11: Trích từ bảng hỏi đánh giá rủi ro hoạt động vốn và kinh doanh ngoại tệ

Ngân hàng TMCP BIDV Chi nhánh: A

Nộidung: Ðánh giá rủi ro hoạt động vốn, kinh doanh ngoại tệ và xác định trọng tâm kiểm toán

Quyết định số: 056/QÐ-BKS- NHTMCP BIDV

Ngày lập phiếu: 14/04/2012

CBKT: Nguyễn Vãn H

Nội dung

Không

1.Rủi ro chung

- Chýa có quy trình hoạt động cụ thể và rõ ràng bằng vãn bản

- Không tuân thủ đầy đủ quy định của NHNN và NHTM

- Các điều kiện về nhân lực, hệ thống phần mềm và một số nguồn lực khác thiếu hoặc chýa phù hợp, thông tin thị trýờng không đầy đủ và kịp thời cho việc ra các quyết định liên quan.

- Chức nãng nhiệm vụ giữa các bộ phận chýa đýợc tách bạch rõ ràng. Phân công công việc chồng chéo giữa các bộ phận, lãnh đạo phòng, không tách bạch quyền hạn, nhiệm vụ của các bộ phận.

- Quyền truy cập hệ thống không hợp lý. Không thực hiện phân quyền truy cập hệ thống rõ ràng, đầy đủ, không kịp thời thay đổi phân quyền trong hệ thống cho các nhân viên đã chuyển đi nõi khác, chuyển nhiệm vụ khác.

- Thiếu các chốt kiểm soát

- Hoạt động kinh doanh chýa hiệu quả

- Lýu trữ chứng từ, hồ sõ không khoa học, đầy đủ và theo đúng thời gian quy định.

2. Rủi ro cụ thể

2.1. Hoạt động kinh doanh vốn Rủi ro lãi suất

- Chi nhánh áp dụng lãi suất không tuân theo các vãn bản quy định về lãi suất của NHTW trong từng thời kỳ.

- Các tờ trình lãi suất, thông báo lãi suất không đýợc lập và phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền.

- Lãi suất áp dụng cho các giao dịch không cãn cứ vào lãi suất đýợc phê duyệt.

- Chi nhánh không có chýõng trình tính toán lãi suất đầu ra, đầu vào; không phân tích, đánh giá chênh lệch lãi suất.


Cán bộ đã nghỉ nhýng mã truy cập chýa khóa. Quyền truy cập không đúng chức nãng. Cán bộ vừa quét chữ ký, vừa có quyền duyệt chữ ký. Mở rộng kiểm tra chi tiết phân quyền truy cập hệ thống (thu thập bảng phân quyền truy cập các chýõng trình MOSAIC, HOST, TRACER,

Treasury).


Rủi ro quản lý vốn

- Chi nhánh không hòan thành kế hoạch huy động vốn NHTW giao.

- Trạng thái thanh khoản của chi nhánh không đýợc quản lý tốt, chênh lệch về kỳ hạn không đýợc phân tích, đánh giá định kỳ và không có các biện pháp quản lý chặt chẽ.

- Mất cân đối giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay.

- Hệ thống báo cáo của hoạt động kinh doanh vốn không đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho công tác điều hành quản lý.

Rủi ro về dự trữ bắt buộc

- Chi nhánh không tuân thủ quy định về DTBB của TW.

- Không phân tách trách nhiệm các bộ phận theo dõi DTBB.

- Chi nhánh không có biện pháp quản lý việc trích dự trữ bắt buộc.

Rủi ro hạch toán

- Các giao dịch không đýợc hạch toán, cập nhật vào hệ thống chính xác, đầy đủ và kịp thời.

- Các phiếu tiền gửi - vay nội bộ tại chi nhánh không đýợc đánh số thứ tự và phê duyệt đầy đủ bởi cấp có thẩm quyền.

- Cuối ngày không thực hiện chấm, đối chiếu báo cáo các giao dịch thực hiện trong ngày.

- Không có quy định về lýu trữ chứng từ.

- Chứng từ không đýợc lýu đầy đủ và khoa học.

2.2. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Rủi ro xây dựng tỷ giá giao dịch hàng ngày

- Không tuân thủ các quy định hiện hành khi xây dựng bảng tỷ giá giao dịch hàng ngày.

- Không thiết lập các cãn cứ cụ thể để xác định tỷ giá giao dịch hàng ngày hoặc các cãn cứ xây dựng tỷ giá giaodịch hàng ngày không phù hợp.

- Bảng tỷ giá giao dịch hàng ngày không đýợc lập và phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền.

- Phân quyền cập nhật và in bảng tỷ giá không rõ ràng, không phù hợp với chức nãng, nhiệm vụ của cán bộ.

Rủi ro giao dịch mua bán ngoại tệ trong ngày

- Hồ sõ mua bán ngoại tệ không đầy đủ, hợp lý, không tuân thủ các quy định hiện hành.

- Áp dụng sai tỷ giá cho các giao dịch mua bán ngoại tệ.



Ðến 31/3/2012, CN hoàn thành 71,13% kế

hoạch, giảm 5,97% so với 31/12/2011.


Việc hậu kiểm chứng từ chýa tốt, thể hiện cán bộ hậu kiểm kiêm quá nhiều công việc khác; kiểm tra các yếu tố của chứng từ còn hạn chế, chýa phân tích đýợc những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động thanh toán


- Áp dụng kỳ hạn trong giao dịch mua bán ngoại tệ kỳ hạn/ hoán đổi tiền tệ không phù hợp.

- Các giao dịch mua bán ngoại tệ theo giá thỏa thuận không đýợc phệ duyệt bởi cấp có thẩm quyền, không tuân thủ các quy định hiện hành, không có cãn cứ hợp lý và không đýợc quản lý chặt chẽ.

Rủi ro về cân đối cung cầu ngoại tệ, duy trì trạng thái cân ngoại tệ

- Không quản lý hoặc quản lý việc cân đối cung cầu ngoại tệ không chặt chẽ, hiệu quả.

- Không có các kênh thông tin, báo cáo để xác định cung cầu ngoại tệ và phục vụ cho việc ra quyết định cân đối cung cầu ngoại tệ của chi nhánh.

- Không có báo cáo tình hình kinh doanh ngoại tệ định kỳ.

- Không có sự phối hợp giữa các phòng ban liên quan trong quá trình quản lý trạng thái ngoại tệ, cân đối cung cầu ngoại tệ.

- Không có các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tỷ giá.

- Trạng thái ngoại tệ cuối ngày không tuân thủ quy định hiện hành.

Rủi ro hạch toán kế toán kinh doanh ngoại tệ

- Hạch toán các giao dịch kinh doanh ngoại tệ không đúng nội dung tài khoản, không chính xác, đầy đủ, kịp thời.

- Phiếu hạch toán không đýợc phê duyệt đúng thẩm quyền.

- Lýu trữ chứng từ, hồ sõ không khoa học, đầy đủ, và đúng thời gian quy định.



Nguồn: Tổng hợp từ sổ tay kiểm toán nội bộ BIDV, 2012.

c) Trong quá trình thực hành kiểm toán

Kiểm toán nội bộ của NHTMNN có thể phải điều chỉnh/ đánh giá lại rủi rovà ghi chú lại những điểm yếu của các hoạt động/ nghiệp vụ được kiểm toán. Nội dung này được thể hiện trong chương trình kiểm toán từng phần hành (phụ lục 2.3, 2.4), làm căn cứ đưa ra những nhận xét, khuyến nghị trong báo cáo kiểm toán nội bộ. Việc đánh giá lại rủi ro được kết hợp với nội dung của phương pháp kiểm toán tuân thủ. Kết quả đánh giá lại rủi ro sẽ giúp kiểm toán viên điều chỉnh phạm vi phương pháp kiểm toán cơ bản.


(2) Phương pháp kiểm toán cơ bản, các ngân hàng gọi là phương pháp kiểm toán theo bảng cân đối kế toán (để kiểm tra số dư cuối kỳ của tài khoản) và phương pháp kiểm toán theo giao dịch (để kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh trong kỳ).

(3) Phương pháp kiểm toán tuân thủ, các ngân hàng còn gọi là phương pháp tiếp cận dựa vào hệ thống. Phụ lục 2.3, 2.4 mô tả các thủ tục kiểm toán cụ thể của phương pháp kiểm toán cơ bản và phương pháp kiểm toán tuân thủ được vận dụng trong kiểm toán hoạt động kế toán và tín dụng của một NHTMNN.

Nội dung và cách vận dụng các phương pháp được thể hiện trong từng giai đoạn của cuộc kiểm toán nội bộ. Trên thực tế, kiểm toán nội bộ áp dụng cả ba phương pháp trên vào thực hiện kiểm toán, cùng nhiều kỹ thuật thu thập bằng chứng khác như: phân tích, quan sát, phỏng vấn, kiểm tra, xác nhận... Để tiến hành cuộc kiểm toán, kiểm toán nội bộ còn sử dụng thêm các phương thức như: giám sát từ xa và kiểm toán trực tiếp tại đơn vị/chi nhánh. Công tác giám sát từ xa là một hình thức thuộc cơ chế giám sát nội bộ của ngân hàng, được thực hiện dựa trên nền tảng công nghệ để phát hiện những sai phạm ở đơn vị cấp dưới. Tại một số NHTMNN lớn, cuối mỗi tháng, sau khi có đầy đủ dữ liệu từ các báo cáo đa chiều của từng nghiệp vụ (tín dụng, kế toán, …), cán bộ kiểm toán sẽ thực hiện chiết xuất, xử lý dữ liệu để lập các báo cáo giám sát hoạt động của các chi nhánh. Trên cơ sở đó, kiểm toán nội bộ phải phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động các nghiệp vụ, chỉ ra mặt mạnh/yếu, mức độ rủi ro từng chi nhánh, từng khu vực. Sau đó tổng hợp làm căn cứ để lập kế hoạch kiểm toán nội bộ. Công tác kiểm toán trực tiếp sẽ được tiến hành bao gồm các bước trong quy trình của cuộc kiểm toán nội bộ ngân hàng.

2.2.2.3. Tổ chức quy trình kiểm toán nội bộ

Nhìn chung việc sắp xếp và vận dụng quy trình kiểm toán nội bộ tại các NHTMNN bao gồm các bước sau:


- Xây dựng kế hoạch KTNB hàng năm;

- Kế hoạch từng cuộc kiểm toán;

- Cách thức thực hiện công việc kiểm toán;

- Lập và gửi báo cáo kiểm toán;

- Lưu hồ sơ, tài liệu kiểm toán;

- Theo dõi, kiểm tra thực hiện kiến nghị sau kiểm toán;

(1) Xây dựng kế hoạch kiểm toán năm

a) Trình tự và trách nhiệm của các bộ phận kiểm toán tham gia lập kế hoạch kiểm toán năm

Kế hoạch kiểm toán năm của các Bộ phận kiểm toán khu vực do Trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ khu vực xây dựng trên cơ sở đánh giá rủi ro tại các chi nhánh thuộc khu vực được Trưởng kiểm toán nội bộ phân công và nguồn lực hiện có của Bộ phận kiểm toán khu vực.

Kế hoạch kiểm toán năm của Phòng kiểm toán tại Trụ sở chính do Trưởng kiểm toán nội bộ chỉ đạo xây dựng trên cơ sở đánh giá rủi ro tại các phòng, ban, trung tâm tại Trụ sở chính, Sở giao dịch, các chi nhánh được Trưởng kiểm toán nội bộ phân công, các văn phòng đại diện, các công ty hạch toán độc lập do NHTMNN nắm giữ 100% vốn chủ sở hữu và nguồn lực hiện có của Phòng kiểm toán nội bộ Trụ sở chính.

Trưởng kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm tổng hợp, xây dựng kế hoạch kiểm toán năm của Kiểm toán nội bộ trình Ban kiểm soát trước ngày 30/11 hàng năm. Kế hoạch kiểm toán nội bộ được Ban kiểm soát thảo luận với Tổng giám đốc và do Trưởng Ban kiểm soát phê duyệt trên cơ sở thống nhất với Chủ tịch Hội đồng quản trị. Trước ngày 30/11 hàng năm, kế hoạch kiểm toán nội bộ năm tới phải được gửi Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc. Trước ngày 31/12 hàng năm, Ban kiểm soát phải gửi kế hoạch kiểm toán nội bộ năm tới cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hà Nội). Trường hợp có sự thay đổi về nguồn lực, có dấu


hiệu rủi ro cao của đối tượng kiểm toán, hoặc yêu cầu đột xuất của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Tổng giám đốc, Trưởng Kiểm toán nội bộ trình kế hoạch kiểm toán điều chỉnh để Trưởng Ban kiểm soát xem xét phê duyệt (sau khi thảo luận với Tổng giám đốc và trên cơ sở thống nhất với Chủ tịch Hội đồng quản trị). Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt, kế hoạch kiểm toán nội bộ (trừ kế hoạch kiểm toán năm) phải được gửi cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hà Nội) để biết và theo dõi. Kế hoạch kiểm toán năm có thể được sửa đổi, bổ sung hàng quý/ 6 tháng để phù hợp với tình hình thực tế của ngân hàng và cập nhật kết quả đánh giá rủi ro các đơn vị trên hệ thống. Nếu những sửa đổi không trọng yếu, thì Trưởng phòng KTNB (Trụ sở chính) quyết định và báo cáo BKS. Nếu những sửa đổi là trọng yếu thì Trưởng phòng KTNB (Trụ sở chính) gửi tờ trình lên trưởng BKS và HĐQT phê duyệt sửa đổi kế hoạch.

b) Thông tin phục vụ lập kế hoạch kiểm toán hàng năm

Kế hoạch kiểm toán hàng năm được lập trên cơ sở thu thập và phân tích thông tin, số liệu từ các nguồn sau:

- Kết quả kiểm toán do Kiểm toán nội bộ thực hiện; Kết quả kiểm toán độc lập, Kiểm toán Nhà nước;

- Kết quả thanh tra, kiểm tra của các cơ quan bên ngoài như Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tài chính, Cơ quan Thuế...;

- Báo cáo hoạt động kinh doanh của Ban điều hành;

- Báo cáo của bộ phận Kiểm tra giám sát tuân thủ;

- Báo cáo của phòng Giám sát hoạt động, của các phòng thuộc khối quản lý rủi ro;

- Báo cáo hoạt động kinh doanh của các phòng, ban tại Hội sở chính, Sở giao dịch, các chi nhánh, đơn vị sự nghiệp, văn phòng đại diện và các công ty hạch toán độc lập mà NHTMNN nắm giữ 100% vốn chủ sở hữu;


- Thông tin về các sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng;

- Những dự định về thay đổi mục tiêu, chiến lược kinh doanh của Ngân hàng, cơ cấu tổ chức và lãnh đạo trong Ngân hàng;

- Văn bản pháp luật mới ban hành liên quan đến hoạt động ngân hàng;

- Chính sách kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ; Các văn bản chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước;

- Các thông tin về thị trường và môi trường bên ngoài;

- Kết quả đánh giá rủi ro hàng năm của bộ phận Kiểm toán nội bộ;

- Nguồn lực của Kiểm toán nội bộ; Các nguồn thông tin khác…

c) Nội dung kế hoạch kiểm toán năm

Kế hoạch kiểm toán hàng năm được xây dựng trên cơ sở kết quả đánh giá rủi ro và tình hình phân bổ nhân lực của kiểm toán nội bộ, cụ thể như sau:

- Đánh giá tình hình kinh tế xã hội và môi trường ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng;

- Rà soát môi trường pháp lý tác động đến hoạt động ngân hàng;

- Đối với đánh giá rủi ro: Nội dung, cách thức và mục đích đánh giá rủi ro giống như ở phần phương pháp kiểm toán dựa vào rủi ro;

- Dựa vào kết quả đánh giá rủi ro để phân loại rủi ro đối với các chi nhánh. Đây là cơ sở để lập kế hoạch kiểm toán năm tiếp theo và dự kiến phân bổ nguồn nhân lực và nội dung kiểm toán năm hiện tại;

- Xây dựng và phê duyệt kế hoạch kiểm toán năm.

Bảng 2.12 dưới đây tóm tắt quy trình xây dựng kế hoạch kiểm toán năm tại một NHTMNN.

Ngày đăng: 21/04/2022