Biểu 2.3: Tỷ trọng dư nợ tín dụng của các TCTD chia theo khối cuối năm 2013
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Bảng 2.2: Tỷ lệ nợ xấu của 05 NHTM Nhà nước giai đoạn 2009 - 2013
Nguồn:Báo cáo của BKS các ngân hàng tại ĐHĐCĐ hàng năm.
Kết quả tài chính
Hiệu quả kinh doanh của cả hệ thống NHTM khá cao trong giai đoạn 2009 - 2010, nhưng bắt đầu có sự giảm sút mạnh từ năm 2011 đến nay. Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) năm 2011 là 1%, thì năm 2012 giảm xuống còn 0,62%, năm 2013 chỉ còn 0,38%. Tương tự lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) lần lượt là 10,81%; 6,31% và 3,86%. Đối với khối NHTMNN, nhờ có ưu thế về cơ sở khách hàng và
bề dầy kinh nghiệm, nên vẫn có kết quả hoạt động tài chính khá. ROE của khối NHTMNN từ năm 2009 đến nay đều trên 10%/năm; ROA khoảng 1%.
Bảng 2.3: ROE và ROA của khối NHTMNN các năm (%)
2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | |
ROE (%) | 11,7 | 11,63 | 12,46 | 10,36 | 8,37 |
ROA (%) | 0,89 | 0.87 | 0,92 | 0,79 | 0.67 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ Chức Quy Trình Kiểm Toán Nội Bộ Ngân Hàng Thương Mại
- Tổ Chức Bộ Máy Kiểm Toán Nội Bộ Ngân Hàng Thương Mại
- Kinh Nghiệm Kiểm Toán Nội Bộ Ngân Hàng Công Thương Trung Quốc (Icbc)
- Bảng Hướng Dẫn Trọng Số, Thang Điểm Và Tiêu Thức Chấm Điểm Rủi Ro
- Đánh Giá Lại Rủi Ro Và Điều Chỉnh Chương Trình Kiểm Toán
- Nguồn Nhân Lực Kiểm Toán Nội Bộ Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước Việt Nam
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
Nguồn: NHNN và tính toán của tác giả
Một số chỉ tiêu phân tích nêu trên đã khái quát hóa tổng quan tình hình hoạt động của các NHTMNN Việt Nam so với toàn ngành từ năm 2009-2013. Trước những khó khăn chung của nền kinh tế và ngành ngân hàng, trong thời gian tới các NHTMNN cần lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính trên cơ sở tập trung xử lý nợ xấu, kiểm soát chất lượng tín dụng đảm bảo an toàn hệ thống; tiếp tục đóng vai trò chủ đạo của hệ thống ngân hàng, giúp thúc đẩy quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM thành công.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động của Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam tác động tới quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ
Trong thực tế các đặc trưng về hoạt động quản lý và kinh doanh của các NHTMNN đã ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ.
Hiện nay các NHTMNN Việt Nam đang chiếm khoảng trên 46% thị phần tiền gửi, khoảng 55% thị phần tín dụng và cung cấp nhiều dịch vụ phi tín dụng tại 63 tỉnh thành phố và một số chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài. Tính đến hết năm 2013, các NHTMNN đã tự thiết lập một mạng lưới hoạt động kinh doanh rộng khắp toàn quốc. Cụ thể, theo báo cáo của ngân hàng Nhà nước và số liệu cập nhật của từng NHTMNN: Agribank có khoảng 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch với tổng số nhân sự khoảng 40.000 người, đứng đầu hệ thống NHTM. Thứ hai là Vietinbank với quy mô hoạt động gồm có 1 sở giao dịch, 151 chi nhánh trong nước, 3 chi nhánh nước ngoài, 2 văn phòng đại diện trong nước và 1
văn phòng đại diện nước ngoài, hơn 1.000 phòng giao dịch với tổng số nhân sự khoảng 19.840 cán bộ (với hơn 80% trình độ đại học và trên đại học). VCB có số lượng cán bộ khoảng 13.400 người, với hơn 400 chi nhánh và phòng giao dịch hoạt động. BIDV có khoảng 127 chi nhánh với gần 700 điểm giao dịch tại 63 tỉnh/thành cả nước. Và MHB, dù đứng cuối hệ thống NHTMNN nhưng vẫn nằm trong số 7 ngân hàng lớn nhất Việt Nam với khoảng 260 chi nhánh và phòng giao dịch ở trên 30 tỉnh/thành phố. Với sự phân tán và phân quyền khá lớn như trên đòi hỏi việc kiểm soát thông tin do bộ phận kế toán cung cấp phải hiệu quả. Nói cách khác, các NHTMNN phải xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, thúc đẩy việc hoàn thiện quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ theo đúng quy định của NHNN, giúp ban lãnh đạo ngân hàng kiểm soát các gian lận, sai sót phát sinh.
Mặt khác, việc nắm giữ một khối lượng lớn tiền gửi và các giấy tờ có giá, trên một phạm vi hoạt động rộng đã tạo ra nhiều loại rủi ro tiềm ẩn khiến quá trình quản lý rủi ro tại các NHTM nói chung và NHTMNN nói riêng gặp nhiều trở ngại lớn tính tới thời điểm hiện tại. Do vậy các NHTMNN phải tập trung hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro, phản hồi lại kết quả cho bộ phận kiểm toán nội bộ qua đó sẽ giúp triển khai quá trình kiểm toán nội bộ hiệu quả hơn. Thực tế, các NHTMNN đã triển khai từng bước quy trình quản lý rủi ro như cải thiện các bước kiểm soát, thiết lập các chốt kiểm soát giúp ngăn ngừa và phát hiện sớm rủi ro, triển khai các hoạt động giám sát như quy trình cảnh báo sớm rủi ro. Ví dụ tại VCB đang triển khai dự án hệ thống hóa chu trình công việc (workflow) đối với tất cả các mảng hoạt động nghiệp vụ. Đây là một bước tiến trong quá trình hiện đại hóa hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng, nhằm đảm bảo các mảng hoạt động/ nghiệp vụ chính mà có phát sinh rủi ro sẽ được hướng dẫn chi tiết dưới hình thức quy trình nghiệp vụ và/hoặc mô tả chu trình công việc, phân công nhiệm vụ. Hoặc tại Vietinbank triển khai mô hình kiểm soát quản lý rủi ro mới, hình thành 3 vòng kiểm soát độc lập nhằm tăng tính hiệu quả của kiểm
soát và kiểm toán nội bộ. Để hỗ trợ cho bộ phận kiểm toán nội bộ ban lãnh đạo các NHTMNN đã duy trì và nâng cấp các chương trình phần mềm về kiểm tra, giám sát rủi ro, giúp kiểm toán nội bộ phát hiện, khoanh vùng và cảnh báo sớm các rủi ro tiềm ẩn. Ngân hàng này cũng đã áp dụng chương trình OpRiskMonitor để thống kê và đánh giá tần suất, ảnh hưởng của rủi ro hoạt động và đưa ra cảnh báo. Công việc này nhằm thúc đẩy việc lập kế hoạch kiểm toán nội bộ, đảm bảo bộ phận này hoạt động hiệu quả theo đúng chức năng kiểm toán.
Ở Việt Nam, các NHTMNN vẫn được coi là kênh cung ứng vốn chính cho các DNNN. Trong những năm vừa qua, sự khó khăn của nền kinh tế và bản thân các doanh nghiệp đã khiến các DNNN hoạt động không hiệu quả, làm giảm khả năng trả nợ vay cho các NHTMNN. Chính các khoản tín dụng này đã gây không ít khó khăn cho các NHTMNN. Mặt khác, ngoài việc hoàn thành các mục tiêu kinh doanh như khối các NHTM khác, NHTMNN còn phải thực hiện các chương trình lớn nhằm đảm bảo nhiệm vụ an sinh xã hội theo yêu cầu của Nhà nước; cũng như tham gia vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương (như cung ứng vốn cho các dự án công trình địa phương hoặc cho vay ngân sách địa phương). Nếu các dự án không hiệu quả, có thể ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của các NHTMNN. Việc đánh giá khả năng hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên là một trong những nội dung trọng tâm của kiểm toán nội bộ. Nhưng thực hiện cuộc kiểm toán này không dễ, do các tiêu chí để đánh giá còn phụ thuộc nhiều yếu tố, mà không có ở khối các NHTM khác. Đặc trưng này sẽ chi phối trực tiếp tới việc tổ chức nội dung, phương pháp, quy trình kiểm toán, cũng như bố trí kiểm toán viên phù hợp để thực hiện kiểm toán.
Trong quá trình kinh doanh, các NHTMNN phải chịu sự chi phối và can thiệp từ phía Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn NSNN. Những kiến nghị từ các cuộc thanh tra, kiểm tra, hoặc kiểm toán nói trên có thể giúp bộ phận kiểm toán nội bộ NHTMNN xây dựng nội dung kiểm toán phù hợp, thiết kế các thủ tục kiểm toán
tương ứng, cũng như tiến hành thực hiện kiểm toán, đưa ra ý kiến tư vấn thích hợp cho ban lãnh đạo trong vấn đề quản lý và sử dụng vốn NSNN. Mặt khác, trong thời gian qua những quy định về lãi suất, dự trữ bắt buộc, hạn mức cho vay…; cùng với sự tác động của thị trường bất động sản, thị trường vàng đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng này. Rõ ràng sự thay đổi của các văn bản, quy định pháp luật nêu trên đã ảnh hưởng tới quá trình kiểm toán nội bộ trong ngân hàng.
Như vậy đặc điểm quản lý và kinh doanh của các NHTMNN đã tác động trực tiếp tới hoạt động kiểm toán nội bộ, giúp kiểm toán viên nhận diện sớm nguy cơ xảy ra các loại rủi ro, thiết kế quy trình kiểm toán sát với yêu cầu thực tiễn; nhằm trợ giúp Ban lãnh đạo ngân hàng trong việc đạt mục tiêu quản lý, điều hành ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả.
2.2. THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
2.2.1. Môi trường pháp lý đối với lĩnh vực kiểm toán nội bộ Ngân hàng thương mại Việt Nam
Hoạt động kiểm toán nội bộ nói chung ở Việt Nam chỉ thực sự phát triển khoảng từ những năm 1990 của thế kỷ trước. Từ đó đến nay đã có nhiều văn bản pháp luật đề cập tới việc xây dựng, vận hành kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp, trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 1995 có quy định về hoạt động kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ của các DNNN và năm 1997, Bộ tài chính có ban hành Quyết định 832/TC/QĐ/CĐKT để hướng dẫn kiểm toán nội bộ trong các DNNN. Theo đó, các DNNN bắt buộc phải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ giúp nhà quản lý kiểm tra, xác nhận và đánh giá các hoạt động được kiểm toán. Trong lĩnh vực ngân hàng, hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ chịu sự điều chỉnh của Luật các tổ chức tín dụng và Quyết định số 03/1998/QĐ-NHNN ngày 3/1/1998 của Thống đốc NHNN về Quy chế kiểm tra, kiểm toán nội bộ của TCTD. Theo đó chức năng
kiểm soát nội bộ (KSNB) và kiểm toán nội bộ (KTNB) bị đồng nhất, làm ảnh hưởng tới tính độc lập và hiệu quả của công việc kiểm toán nội bộ. Để khắc phục những hạn chế trên, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các TCTD năm 2004 đã tách rõ hai chức năng KSNB và KTNB. Tiếp tục thực hiện quá trình cải thiện hoạt động KSNB và KTNB các TCTD, ngày 1/8/2006 NHNN ban hành Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN về "Ban hành quy chế kiểm tra và kiểm soát nội bộ của TCTD" và Quyết định số 37/2006/QĐ NHNN về "Ban hành quy chế về kiểm toán nội bộ của TCTD". Theo đó, các hướng dẫn về quá trình và bộ máy kiểm toán nội bộ đã được cụ thể hoá, cùng với các nguyên tắc và điều lệ đạo đức nghề nghiệp cho kiểm toán viên nội bộ. Tuy nhiên tại thời điểm đó, do mô hình tổ chức và hoạt động của NHTM chưa được xác định rõ nên ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ. Để khắc phục hạn chế này, ngày 16/7/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2009/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của NHTM. Tại Nghị định này mô hình tổ chức của các NHTM nói chung và NHTMNN nói riêng đã được xác định cụ thể, gồm tổ chức ngân hàng, các nguyên tắc chung về quản trị, kiểm soát, điều hành đối với từng loại hình NHTM kéo theo đó là việc chỉ rõ vị trí, vai trò của tổ chức kiểm toán nội bộ NHTM. Vào đầu những năm 2010, đứng trước nhu cầu cải tổ toàn diện hoạt động của NHNN và các TCTD, việc ban hành các đạo luật mới thay thế các luật cũ về hoạt động ngân hàng đã diễn ra. Đầu tiên là Luật Ngân hàng Nhà nước sửa đổi số 46/2010/QH12 do Quốc hội ban hành quy định về tổ chức và hoạt động NHNN Việt Nam. Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2010 do Quốc hội ban hành theo Luật số 47/2010/QH12 quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động và kiểm soát các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 1/1/2011 và Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (có hiệu lực từ ngày 12/02/2012). Trong chương VI của Luật Kiểm toán độc lập quy định rõ tất cả các đơn vị có lợi ích công chúng, trong đó
có NHTMNN phải triển khai xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ. Sự ra đời của các văn bản pháp luật về lĩnh vực ngân hàng đã ảnh hưởng trực tiếp tới bộ máy tổ chức và hoạt động kiểm toán nội bộ các NHTM Việt Nam. Điều đó đặt ra yêu cầu cần thiết phải có sự nghiên cứu, đánh giá kịp thời về hoạt động kiểm toán nội bộ của các ngân hàng, đặc biệt là NHTMNN trong bối cảnh hiện nay. Do hệ thống NHTMNN Việt Nam luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng, nên việc nghiên cứu lĩnh vực kiểm toán nội bộ của NHTMNN có thể được sử dụng để nghiên cứu chung cho toàn hệ thống. Việc nghiên cứu về thực trạng bộ máy và hoạt động kiểm toán nội bộ các NHTMNN Việt Nam giai đoạn này là yêu cầu cấp bách để cải tổ toàn diện hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.
2.2.2. Thực trạng tổ chức quá trình kiểm toán nội bộ trong các Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam
2.2.2.1. Tổ chức nội dung kiểm toán nội bộ
Tùy thuộc vào phạm vi và đối tượng kiểm toán nội bộ, mà nội dung kiểm toán được quy định cụ thể. Phạm vi kiểm toán nội bộ bao gồm: Một là, kiểm toán tất cả các hoạt động, quy trình, nghiệp vụ, các đơn vị, bộ phận của Ngân hàng thương mại. Hai là, kiểm toán đột xuất theo yêu cầu của HĐQT, BKS, Ban điều hành ngân hàng. Dựa vào hướng dẫn của Thông tư 44/2011-NHNN, quy chế nội bộ của từng NHTMNN về kiểm toán nội bộ và kết quả khảo sát của NCS (Phụ lục 2.1 và 2.2), nội dung kiểm toán có thể được khái quát như sau:
Một là, thực hiện kiểm toán tuân thủ, bao gồm:
- Đánh giá tính đầy đủ, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ theo các nguyên tắc của Basel;
- Tuân thủ quy định của pháp luật, quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng;
- Tuân thủ các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, quy tắc tác nghiệp, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức của ngân hàng;
Hai là, thực hiện kiểm toán hoạt động, bao gồm:
- Tính hiệu lực, hiệu quả của việc triển khai các chính sách, quy trình quản lý rủi ro của ngân hàng (gồm cả qua hệ thống công nghệ thông tin);
- Tính đầy đủ, chính xác và an toàn của hệ thống thông tin quản lý/ thông tin tài chính (gồm cả hệ thống thông tin điện tử và dịch vụ ngân hàng điện tử);
- Các biện pháp bảo đảm an toàn tài sản. Đưa ra các kiến nghị nhằm đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật;
- Đánh giá tính kinh tế, và hiệu quả của các hoạt động, của việc sử dụng nguồn lực, xác định mức độ phù hợp giữa kết quả đạt được và mục tiêu đề ra.
Ba là, thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính: bao gồm kiểm toán để đánh giá tính đầy đủ, kịp thời, trung thực, hợp lý và mức độ chính xác của hệ thống kế toán và các BCTC.
Bốn là, thực hiện các nội dung khác theo yêu cầu của ban kiểm soát và HĐQT. Ngoài ra, các kiểm toán viên nội bộ tại Trụ sở chính cũng thực hiện công tác phát triển, đảm bảo chất lượng kiểm toán như: nghiên cứu xây dựng chính sách kiểm toán nội bộ, phương pháp luận kiểm toán,…
Có 4/5 NHTMNN cho biết nội dung chủ yếu tập trung vào kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính, nội dung kiểm toán hoạt động chưa được thực hiện đầy đủ do việc xây dựng các tiêu chí để so sánh là tương đối phức tạp. Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tuân thủ các nguyên tắc do Basel xây dựng chưa được thực hiện triệt để và chủ yếu do Ban điều hành thực hiện. Tại các NHTMNN, kiểm toán nội bộ là một bộ phận của hệ thống kiểm soát nội bộ nhưng chưa hoạt động độc lập trong tổng thể hoạt động giám sát của ngân hàng. Nguyên nhân do môi trường kiểm soát tại các NHTMNN phụ thuộc chủ yếu vào cơ cấu quản trị ngân hàng và tính độc lập giữa HĐQT, Ban điều hành và các Uỷ ban. Việc xây dựng một cơ cấu quản trị ngân hàng hiện đại vẫn đang được các NHTMNN tiến hành và còn tồn tại hạn chế do thiếu khung pháp lý
hướng dẫn. Một số NHTMNN đã thiết lập Uỷ ban kiểm toán, nhưng chức năng của Uỷ ban này chưa được thực hiện đầy đủ do mối quan hệ giữa bộ phận này với HĐQT và Ban điều hành còn chồng chéo. Các thông tin do kiểm toán nội bộ cung cấp có thể bị ảnh hưởng bởi một số cấp quản lý trong ngân hàng. Điều này làm ảnh hưởng tới việc giám sát quản lý và văn hoá kiểm soát tại các ngân hàng. Hiện nay chức năng quản trị rủi ro tại các NHTMNN đang bị phân tán quá nhiều ở các phòng, ban khác nhau dẫn tới sự kết nối mục tiêu không rõ ràng, làm giảm hiệu quả của việc kiểm soát, đánh giá và nhận biết rủi ro. Do vậy kiểm toán nội bộ sẽ không đánh giá đầy đủ về chính sách và quy trình quản lý rủi ro của ngân hàng do bị giới hạn về chức năng kiểm toán nội bộ với các chức năng khác trong hoạt động ngân hàng. Như vậy nội dung đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ các NHTMNN tuân thủ các nguyên tắc của Basel gặp khó khăn do chính những hạn chế về việc thiết kế và vận hành hệ thống này trong thực tế.
Theo báo cáo của Ban kiểm soát các NHTMNN, trong những năm qua việc thực hiện nội dung kiểm toán nội bộ thường được kết hợp với các hình thức kiểm toán như kiểm toán toàn diện hoặc theo chuyên đề; kiểm toán trực tiếp hoặc giám sát chỉ đạo qua hệ thống đã được phê chuẩn trong kế hoạch kiểm toán. Các nội dung kiểm toán cụ thể như: kiểm toán hoạt động tín dụng, nợ nhóm 2, nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm, sử dụng tài sản cố định thường được ưu tiên thực hiện kiểm toán. Phạm vi kiểm toán rất rộng từ các công ty con, đơn vị thành viên, các Chi nhánh, tới các bộ phận Phòng, Ban thuộc Trụ sở chính của ngân hàng. Ngoài kiểm toán trực tiếp, các kiểm toán viên còn thực hiện kiểm toán theo một số chuyên đề nghiệp vụ trên toàn hệ thống; kiểm tra giám sát các chương trình tín dụng lớn theo chỉ đạo của Chính phủ như: cho vay hỗ nông nghiệp nông thôn, cho vay thu mua lúa gạo vụ Đông Xuân tại Agribank, Vietinbank, VCB. Bên cạnh đó, kiểm toán nội bộ cũng thực hiện kiểm tra, đánh giá các vụ việc có tính chất phức tạp, khách hàng/khoản vay lớn để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng toàn hệ thống, đồng thời kiến nghị các giải pháp giảm thiểu rủi ro hệ thống.
Như vậy nội dung kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng rất đa dạng; hình thức kiểm toán linh hoạt bao gồm kiểm toán thường xuyên, định kỳ, giám sát toàn diện. Trong thực tế, dựa vào sự chỉ đạo và điều hành của Ban lãnh đạo ngân hàng mà kiểm toán nội bộ đã phát hiện và ngăn chặn được nhiều vụ việc sai phạm ở các Chi nhánh, chỉ ra những vấn đề bất cập tiềm ẩn rủi ro, kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm quy chế, quy trình nghiệp vụ, góp phần làm lành mạnh môi trường và kỷ cương trong hoạt động Ngân hàng.
(*) Phụ lục 2.3: Trích nội dung kiểm toán từ chương trình kiểm toán hoạt động kế toán tài chính của một NHTMNN; và Phụ lục 2.4: Trích nội dung kiểm toán từ chương trình kiểm toán hoạt động tín dụng của một NHTMNN.
2.2.2.2. Tổ chức phương pháp kiểm toán nội bộ
(1) Phương pháp kiểm toán định hướng theo rủi ro
Tại điều 17, mục 2 của Thông tư 44 nêu rõ phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ NHTM là phương pháp "định hướng theo rủi ro". Theo đó 5/5 NHTMNN đều vận dụng phương pháp kiểm toán này vào việc xây dựng kế hoạch kiểm toán. Nội dung phương pháp đã được cụ thể hoá trong Chính sách kiểm toán nội bộ hoặc Sổ tay kiểm toán nội bộ của từng ngân hàng.
Theo phương pháp này, kiểm toán nội bộ sẽ tập trung kiểm toán các phần, các hoạt động có thể tồn tại nhiều rủi ro hơn các phần hành khác. Cách thức thực hiện được bắt đầu từ việc xác định, phân tích, đánh giá các rủi ro và xây dựng hồ sơ rủi ro. Các rủi ro được phân loại theo các mức độ: cao, trung bình hoặc thấp. Công việc này phải được thực hiện 1 năm 1 lần. Kết quả đánh giá rủi ro sẽ là căn cứ để Trưởng kiểm toán nội bộ lập kế hoạch kiểm toán trình các cấp lãnh đạo xem xét, phê duyệt. Việc nhận dạng, phân tích và đánh giá rủi ro thường được thực hiện trong cả hai giai đoạn: lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán. Tuy nhiên các NHTMNN đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận dụng do thiếu các công cụ hỗ trợ. Nhìn chung việc đánh giá rủi ro tại các NHTMNN được vận dụng như sau:
a) Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Đối với lập kế hoạch kiểm toán năm
Dựa vào từng đối tượng kiểm toán mà kiểm toán nội bộ ngân hàng sẽ dự kiến công việc đánh giá rủi ro gồm các bước:
- Bước 1: Lập bảng danh mục theo đối tượng kiểm toán theo các bộ phận tác nghiệp và các lĩnh vực hoạt động tại Ngân hàng. Bảng danh mục phải cập nhật sự thay đổi về quy mô, tính chất hoạt động của các bộ phận tác nghiệp, các lĩnh vực hoạt động để xác định đầy đủ các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
- Bước 2: Xác định thang điểm, trọng số và phân nhóm điểm rủi ro dựa vào quy trình và chính sách kiểm toán nội bộ. Trọng số, thang điểm và tiêu thức chấm điểm rủi ro do kiểm toán nội bộ xây dựng và được Ban kiểm soát phê duyệt. Kết quả chấm điểm rủi ro của Kiểm toán nội bộ do Trưởng kiểm toán nội bộ phê duyệt.
Các NHTMNN sẽ triển khai nhiều cách để chấm điểm rủi ro, cũng như đặt tên gọi cho các loại rủi ro được chấm. Ví dụ: chấm theo thang điểm từ 01 đến 10 đối với từng chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu có một trọng số riêng, trọng số này được thay đổi cho phù hợp theo từng thời kỳ (minh họa cho cách chấm điểm này từ bảng
2.4 đến bảng 2.7), hoặc chấm điểm rủi ro dựa vào bộ tiêu chí gồm các chỉ tiêu định lượng và định tính (minh họa cho cách chấm điểm này ở bảng 2.8, 2.9). Từ bộ tiêu chí, kiểm toán nội bộ sẽ xác định các tiêu thức chấm điểm, xác định trọng số, thực hiện tính toán và tổng hợp điểm rủi ro. Phân loại các đơn vị trong hệ thống được dựa vào điểm tổng hợp và chia thành 4 nhóm có mức độ từ cao đến thấp (minh họa ở bảng 2.10).
Người thực hiện sẽ là các kiểm toán viên nội bộ phụ trách theo dõi từng mảng nội dung nghiệp vụ. Định kỳ, kiểm toán viên sẽ cập nhật những thay đổi về hoạt động kinh doanh cũng như những biến động tại các chi nhánh trong từng thời điểm. Sự thay đổi tại các chi nhánh sẽ được lưu lại trong hồ sơ kiểm toán để làm cơ sở chấm điểm rủi ro. Cuối kỳ, công việc chấm điểm sẽ được thực hiện để
phục vụ lập kế hoạch kiểm toán. Tài liệu phục vụ chấm điểm bao gồm: các thông tin về nhân sự của chi nhánh (đề nghị phòng tổ chức cán bộ cung cấp); các thông tin về số liệu nghiệp vụ (tín dụng, bán lẻ, kế toán, kinh doanh ngoại tệ...) do các phòng chuyên môn cung cấp; các thông tin về kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước hoặc kiểm toán độc lập từ các năm trước. Bảng 2.4 và 2.5 dưới đây mô tả cách chấm điểm rủi ro ở một NHTMNN.
Bảng 2.4: Xác định rủi ro để lập kế hoạch kiểm toán năm
Mức độ ýu tiên thực hiện cấp 2 (Mức độ rủi ro trung bình) | Mức độ ưu tiên thực hiện cấp 3 (Mức độ rủi ro thấp) | |
>= 70 điểm | Từ 40 đến dýới 70 điểm | < 40 điểm |
Liên quan đến ít nhất một trong các trýờng hợp sau: - Những hoạt động nghiệp vụ mà: - NHTM chýa có vãn bản quy định/quy chế /quy trình thực hiện; - NHTM đã có vãn bản quy định/quy chế /quy trình thực hiện nhýng không phù hợp với quy định của Nhà nýớc hoặc chýa phù hợp với thực tiễn hoạt động nghiệp vụ; - NHTM đã có vãn bản quy định/quy chế /quy trình nhýng đõn vị đýợc kiểm toán không tuân thủ, dẫn đến nguy cõ xảy ra rủi ro; -Nhân sự không đầy đủ, thiếu kinh nghiệm, phân công, phân nhiệm chýa tách bạch; - Các sai phạm gây tổn thất về tài chính; - Các sai phạm có thể ảnh hýởng tới uy tín của NHTM | -Ảnh hýởng không nghiêm trọng tới hoạt động và việc hoàn thành mục tiêu - Và không ảnh hýởng tới uy tín của NHTM | -Ảnh hýởng không đáng kể tới hoạt động và việc hoàn thành mục tiêu -Không xảy ra bất kỳ trýờng hợp nào đýợc nêu tại “Mức độ ýu tiên thực hiện cấp 1”. |
Chỉnh sửa ngay | Sửa trong 3 tháng | Sửa trong 6 tháng |
Nguồn: Tài liệu đào tạo kiểm toán nội bộ VCB, năm 2012.