Đối Tượng Được Thụ Hưởng Bảo Hiểm Tiền Gửi

Theo quy định của các văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm tiền gửi thì đối tượng tham gia vào quan hệ bảo hiểm tiền gửi là các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng nhưng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, có nhận tiền gửi của các cá nhân. Điều đó được thể hiện cụ thể trong các quy định của Luật các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 15 tháng 06 năm 2004 và Nghị định số 89/1999/NĐ- CP. Trong Luật các tổ chức tín dụng xác định chủ thể tham gia bảo hiểm tiền gửi là các tổ chức tín dụng- Cụ thể, theo quy định tại Điều 17- Luật các tổ chức tín dụng thì tổ chức tín dụng có trách nhiệm tham gia tổ chức bảo toàn hoặc bảo hiểm tiền gửi. Vấn đề này được quy định một cách cụ thể và chi tiết hơn trong Nghị định số 89/1999/NĐ- CP. Theo đó, Điều 2- Khoản 1- Nghị định số 89/1999/NĐ- CP và Điều 1- Khoản 1- Nghị định số 109/2005/NĐ- CP thì các tổ chức tín dụng và tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng có nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi bắt buộc. Với cách thể hiện trên, pháp luật về bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã xác định một cách cụ thể đối tượng tham gia bảo hiểm tiền gửi là các tổ chức tín dụng và các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng nhưng được thực hiện một số hoạt động ngân hàng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 15 tháng 06 năm 2004 thì tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để hoạt động ngân hàng(Điều 1- Khoản 3- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng).

Theo quy định tại Điều 1- Khoản 2- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2004 thì tổ chức tín dụng bao gồm các loại hình sau:

+ Tổ chức tín dụng Nhà nước;


+ Tổ chức tín dụng cổ phần;


+ Tổ chức tín dụng hợp tác;


+ Tổ chức tín dụng liên doanh;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.


+ Tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài.

Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 8


Cũng theo các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm tiền gửi thì bên cạnh việc xác định tổ chức tín dụng là chủ thể bắt buộc phải tham gia bảo hiểm tiền gửi thì pháp luật Việt Nam còn yêu cầu các tổ chức khác có thực hiện hoạt động ngân hàng phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Những tổ chức này bao gồm: công ty tài chính; công ty cho thuê tài chính; hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.

Riêng đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, mặc dù theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam thì đó không phải là một pháp nhân Việt Nam và với cách tiếp cận đó thì sẽ không là đối tượng phải tham gia bảo hiểm tiền gửi bắt buộc. Tuy nhiên, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được đăng ký hoạt động một cách hợp pháp tại Việt Nam, được phép nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trong quá trình hoạt động. Do vậy, pháp luật về bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cũng coi đây là đối tượng tham gia bảo hiểm tiền gửi bắt buộc mặc dù ngân hàng nước ngoài đó cũng đã tham gia bảo hiểm tiền gửi tại nước mà ngân hàng đó có trụ sở chính. Việc pháp luật về bảo hiểm tiền gửi Việt Nam yêu cầu tham gia bảo hiểm tiền gửi bắt buộc đối với cả những chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia bảo hiểm tiền gửi là hoàn toàn cần thiết và phù

hợp với thông lệ quốc tế. Điều đó được thể hiện thông qua một số phương diện sau:

+ Tất cả các nghiệp vụ ngân hàng mà chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam có gắn chặt với nền kinh tế Việt Nam và tất yếu có mối quan hệ, có ảnh hưởng đến các tổ chức tín dụng khác đang cùng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Rõ ràng, việc duy trì sự an toàn trong hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam không chỉ là mong muốn của chính ngân hàng nước ngoài đó mà còn là sự mong muốn từ phía Nhà nước Việt Nam. Điều đó góp phần tạo dựng sự an toàn chung trong hoạt động cho cả hệ thống ngân hàng. Bảo hiểm tiền gửi chính là một kênh hữu hiệu để thực hiện mục tiêu mang lại sự an toàn trong hoạt động của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam mà trong đó có các chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

+ Bảo hiểm tiền gửi là nhân tố mang lại rất nhiều tiện ích đối với nền kinh tế nói chung và đối với hệ thống ngân hàng nói riêng. Thông qua việc tham gia bảo hiểm tiền gửi, trở thành chủ thể tham gia một cách trực tiếp vào quan hệ đó, tất nhiên chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ được thụ hưởng những giá trị mà bảo hiểm tiền gửi mang lại.

Như vậy, qua phân tích trên, chúng ta nhận thấy rằng việc tham gia vào quan hệ bảo hiểm tiền gửi không phải là sự tự do thể hiện ý chí của các chủ thể mà là sự bắt buộc từ phía Nhà nước đối với các chủ thể là tổ chức tín dụng và các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng có nhận tiền gửi bằng tiền đồng của các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam. Việc pháp luật về bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hiện hành quy định về sự bắt buộc đối với tất cả các chủ thể là các tổ chức tín dụng, các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng nhưng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân là điều hoàn toàn hợp lý, phù hợp

với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của nền kinh tế đất nước. Mặt khác, điều đó cũng hoàn toàn phù hợp với thông lệ và xu hướng phát triển chung của các nước trên thế giới về bảo hiểm tiền gửi.

Cũng theo các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm tiền gửi, đối với các tổ chức là đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc khi có đủ các điều kiện và đã làm thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm tiền gửi sẽ được tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cấp giấy chứng nhận bảo hiểm tiền gửi. Khi đã thực sự trở thành chủ thể tham gia vào quan hệ bảo hiểm tiền gửi thì trong suốt quá trình đó, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi sẽ phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật. Đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và các quy định khác của pháp luật liên quan đến việc duy trì an toàn trong hoạt động ngân hàng. Trong trường hợp gặp khó khăn về tài chính mà có nguy cơ mất khả thanh toán nhưng chưa đến mức bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt thì tổ chức tham gia bảo hiểm có thể được tổ chức bảo hiểm tiền gửi cho vay hỗ trợ, bảo lãnh cho các khoản vay đặc biệt, mua lại nợ đối với những khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản. Trong trường hợp buộc phải thanh lý tài sản vì lý do mất khả năng thanh toán thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ thực hiện việc chi trả cho người thụ hưởng thay cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, những tổ chức đã tham gia vào quan hệ bảo hiểm tiền gửi có nghĩa vụ phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi. Trong trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm nghĩa vụ nộp lệ phí bảo hiểm thì sẽ bị tổ chức bảo hiểm tiền gửi ra quyết định chấm dứt bảo hiểm tiền gửi và tổ chức bảo hiểm tiền gửi có quyền đề nghị Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam ra quyết định ngừng huy động tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân thuộc diện được bảo hiểm.

2.2.1.3 Đối tượng được thụ hưởng bảo hiểm tiền gửi


Trong quan hệ bảo hiểm nói chung thì việc xác định chủ thể thụ hưởng quyền lợi khi có sự kiện bảo hiểm phát sinh là một vấn đề trọng tâm vì đó được xem như một phần quan trọng của từng loại bảo hiểm. Bảo hiểm tiền gửi cũng vậy. Các quy định của pháp luật phải xác định một cách rõ ràng đối tượng được thụ hưởng bảo hiểm khi mà tổ chức nhận tiền gửi mất khả năng thanh toán. Tuỳ theo pháp luật của từng quốc gia khác nhau mà xác định mô hình bảo hiểm tiền gửi sẽ khác nhau và tất nhiên chủ thể thuộc diện được thụ hưởng quyền lợi từ bảo hiểm tiền gửi cũng có thể sẽ khác nhau. Điều đó được biểu hiện ở chỗ, có những quốc gia trên thế giới pháp luật về bảo hiểm tiền gửi chỉ quan tâm đến loại tiền gửi nào sẽ được bảo hiểm mà không quan tâm đến người gửi tiền nào sẽ được bảo hiểm, ví dụ như pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Canada quy định những loại tiền được bảo hiểm là tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn mà không phân biệt chủ thể thực hiện gửi những loại tiền trên là người nào? Hay như pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Phần Lan, Áo lại quy định việc không bảo hiểm cho những khoản tiền gửi của các cơ quan Chính phủ, tiền gửi của các tổ chức tài chính, các công ty lớn và tiền gửi của những người đang công tác tại các ngân hàng có tham gia bảo hiểm tiền gửi. Sở dĩ có những quy định như vậy vì các nhà làm luật ở đây cho rằng đây là những đối tượng có khả năng nắm bắt một cách tốt nhất các thông tin liên quan đến tình hình tài chính, đến quá trình hoạt động của các tổ chức mà họ đã lựa chọn gửi tiền.

Song, theo quan điểm chung của hầu hết các quốc gia về bảo hiểm tiền gửi đều xác định quyền lợi từ bảo hiểm tiền gửi dựa trên tiêu chí người gửi tiền. Người gửi tiền thuộc đối tượng được thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm tiền gửi là

khách hàng có gửi tiền tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mà pháp luật quy định được bảo hiểm. Những người này không phải đóng góp phí bảo hiểm, không phải đóng góp tài chính cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi nhưng có quyền yêu cầu tổ chức bảo hiểm tiền gửi chi trả tiền cho mình khi có sự kiện bảo hiểm phát sinh. Với cách tiếp cận đó thì những người gửi tiền ở đây là những đối tượng có những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận nền kinh tế nói chung và tiếp cận, thu thập và phân tích thông tin về hoạt động và điều hành hoạt động của các tổ chức huy động tiền gửi nói riêng. Những người này hầu hết là người lao động có thu nhập thấp và sử dụng khoản tiền tiết kiệm của mình để gửi vào tổ chức huy động tiền gửi lấy lãi và trên cơ sở niềm tin dành cho các tổ chức đó. Điều đó cho thấy, nếu có sự đổ bể của tổ chức có huy động tiền gửi xảy ra thì sự tác động đối với cuộc sống của họ nhiều hơn so với các đối tượng khác. Mặt khác, những khoản tiền gửi mang tính tiết kiệm này lại thường rất ổn định và rất tốt trong việc duy trì hoạt động của tổ chức huy động tiền gửi. Do vậy, pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của hầu hết các nước trên thế giới đều dành sự quan tâm đặc biệt tới những người lao động trong xã hội thuộc diện này.

Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cũng xác định, đối tượng được thụ hưởng quyền lợi từ việc bảo hiểm tiền gửi đó là người gửi tiền. Theo quy đinh tại Điều 3- Nghị định số 89/1999/NĐ- CP và Thông tư số 03/TT- NHNN ngày 16 tháng 03 năm 2000 hướng dẫn thực hiện Nghị định 89/1999/NĐ- CP thì: người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm tiền gửi là các cá nhân, bao gồm người cư trú và người không cư trú. Như vậy, với quy định trên của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, chúng ta có thể nhận thấy đối tượng được gửi tiền được bảo hiểm phải là cá nhân. Người gửi tiền là đại diện các cơ quan, tổ chức... sẽ không thuộc diện được bảo hiểm cho khoản tiền gửi đó. Việc pháp luật về bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quy định như trên không nằm ngoài so với cách lý giải thông thường mà chúng ta đã có dịp đề cập, đó là nhằm mục đích bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của những người gửi tiền là cá nhân nhỏ lẻ, có thu nhập thấp, ít có điều kiện nắm bắt và phân tích những thông tin liên quan đến quá trình hoạt động của các tổ chức mà họ đã gửi tiền. Những khoản tiền gửi của họ gửi đó nhằm mục đích tiết kiệm, tích trữ có hưởng lãi dựa trên cơ sở đặt niềm tin vào tổ chức tín dụng. Còn đối với các tổ chức kinh tế, xã hội... thì những khoản tiền gửi của họ có thể chỉ mang tính tạm thời nhằm thực hiện các hoạt đông thanh toán và các hoạt động khác của tổ chức đó mà dường như không đơn thuần đó là khoản tiền để tích luỹ. Mặt khác, trong quá trình tồn tại và hoạt động của mình, các tổ chức đó có khả năng tốt hơn trong việc tìm hiểu và phân tích các thông tin về hoạt động của các tổ chức tín dụng để từ đó có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất trong việc lựa chọn tổ chức để gửi tiền. Do vậy, các đơn vị này không thuộc diện được bảo hiểm đối với những khoản tiền gửi của họ tại các tổ chức tín dụng.

Qua đó, chúng ta có thể nhận thấy rằng, các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc xác định đối tượng được hưởng là khá phù hợp với thông lệ quốc tế và phần nào đáp ứng được yêu cầu trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần tạo sự bình ổn của thị trường tài chính.

Tuy nhiên, vấn đề này đã được sửa đổi trong Nghị định số 109/2005/NĐ- CP. Theo đó, đối tượng được hưởng quyền lợi từ việc bảo hiểm tiền gửi đã được mở rộng hơn so với Nghị định số 89/1999/NĐ- CP. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 2- Điều 1- Nghị định số 109/2005/NĐ- CP thì đối tượng được hưởng bảo hiểm tiền gửi là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh có gửi tiền tại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Song, đối với cá nhân gửi tiền tại tổ chức tham gia bảo hiểm nhưng cá nhân đó nắm giữ trên 10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% cổ phần có quyền biểu quyết hoặc là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hoặc Giám đốc (Phó giám đốc),

Tổng giám đốc (Phó tổng giám đốc) của tổ chức tham gia bảo hiểm thì cũng không thuộc diện được hưởng bảo hiểm tiền gửi.


2.2.2 Các quy định của pháp luật liên quan đến tiền được bảo hiểm


2.2.2.1 Loại tiền được bảo hiểm


Bên cạnh việc xác định chủ thể được thụ hưởng quyền lợi từ việc bảo hiểm tiền gửi thì một vấn đề cũng được xét đến một cách khá quan trọng đó là vấn đề xác định loại tiền nào thuộc đối tượng được bảo hiểm. Bởi lẽ, xác định cụ thể loại tiền được bảo hiểm một mặt sẽ là cơ sở để tính phí bảo hiểm tiền gửi định kỳ, mặt khác đây sẽ là cơ sở để tổ chức bảo hiểm tiền gửi chi trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng khi phát sinh sự kiện bảo hiểm. Hiện nay, hệ thống pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của các quốc gia trên thế giới đều quy định bảo vệ trực tiếp tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi của cá nhân bằng nội tệ của quốc gia đó và để tránh cách hiểu không thống nhất trong việc áp dụng thì pháp luật về bảo hiểm tiền gửi thường xác định rõ những loại tiền không được bảo hiểm. Thông thường thì: tiền gửi ngoại tệ; tiền gửi liên ngân hàng; chứng chỉ tiền gửi không ghi danh; tiền gửi của các tổ chức chính trị, xã hội và các đơn vị kinh tế sẽ không được bảo hiểm.

Đối với tiền gửi bằng ngoại tệ: Việc xác định loại tiền gửi nào sẽ được bảo hiểm phụ thuộc vào quan điểm của từng quốc gia thông qua việc xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Song, qua đánh giá thực tế hoạt động bảo hiểm tiền gửi của các nước trên thế giới thì việc bảo hiểm tiền gửi bằng đồng ngoại tệ chỉ được áp dụng đối với các quốc gia có nền kinh tế phát triển- nơi thu hút được một lượng khá lớn tiền gửi bằng đồng ngoại tệ. Ngược lại, đối với các quốc gia khác, phần lớn các các khoản tiền gửi được thực hiện bằng đồng nội tệ, tiền gửi bằng đồng ngoại tệ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số tiền gửi

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 16/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí