Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 6

Nhận xét: Việc xác định hình thức pháp lý của tổ chức bảo hiểm tiền gửitổ chức tài chính Nhà nướcthể hiện nét đặc thù của Việt Nam, đó là sự khác biệt với việc xác định tư cách của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở một số nước. Ví dụ cả ở Mỹ và Hàn Quốc đều xác định hình thức pháp lý của tổ chức bảo hiểm tiền gửi là Công ty.

b. Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam


* Các quyền cơ bản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam


Trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành thì Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, trong quá trình thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình sẽ được hưởng những quyền cơ bản sau:

+ Kiểm tra, giám sát đối với tổ chức tham gia bảo hiểm. Theo quy định của Nghị định số 89/1999/NĐ- CP và Nghị định số 109/2005/NĐ- CP ngày 24 tháng 08 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ- CP (sau đây gọi tắt là Nghị định số 109/2005/NĐ-CP) thì Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quyền tiến hành kiểm tra đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi (Điều 13 Khoản 2 Nghị định số 89/1999/NĐ- CP). Quyền kiểm tra, giám sát của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đối với tổ chức tham gia bảo hiểm được mở rộng và cụ thể trong Quyết định số 218/1999/QĐ- TTg và trong Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Theo đó, ngoài việc kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi thì Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam còn có quyền theo dõi, giám sát và kiểm tra đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm. Các quyền trên được biểu hiện cụ thể ở việc kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức bảo hiểm tiền gửi từ khi lập hồ sơ để trở thành thành viên của bảo hiểm tiền gửi, việc niêm yết

chứng nhận bảo hiểm tiền gửi, việc nộp phí bảo hiểm tiền gửi, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ cho vay đối với một khách hàng trên mức vốn tự có... Thực tế triển khai việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm được thực hiện từng bước đối với từng đối tượng. Điều đó được thể hiện rất rõ nét trong báo cáo tổng kết hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Theo đó, cho đến năm 2004 đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đã được kiểm tra, giám sát chặt chẽ kể cả việc gới hạn cho vay, giới hạn huy động nguồn vốn theo địa bàn, về chế độ hạch toán kế toán, chứng từ kế toán... Riêng đối với các ngân hàng thương mại, việc kiểm tra, giám sát của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi (Nguồn: báo cáo tổng kết sau 3 năm hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam). Tuy nhiên, theo báo cáo hoạt động thường niên của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam năm 2006 thì đã có 996/ 1001 tổ chức tham gia bảo hiểm được giám sát một cách toàn diện. Trong quá trình theo dõi, kiểm tra, giám sát thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi có quyền yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết cũng như báo cáo về tình hình hoạt động, kinh doanh. Nếu phát hiện thấy có những sai sót thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi có quyền yêu cầu khắc phục hoặc đề nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.

+ Quyền trở thành chủ nợ của tổ chức tham gia bảo hiểm. Theo quy định tại Điều 20- Nghị định số 89/1999/NĐ- CP thì khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản, tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ trở thành chủ nợ đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó với số tiền mà tổ chức bảo hiểm đã chi trả cho người gửi tiền. Vấn đề này đã được sửa đổi tại Nghị định số 109/2005/NĐ- CP. Theo đó, tổ chức bảo hiểm tiền gửi trở thành chủ nợ của tổ chức tham gia bảo hiểm với số tiền đã chi trả khi tổ chức tham gia bảo hiểm bị buộc giải thể do

không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Việc quy định tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ trở thành chủ nợ của tổ chức tham gia bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm chấm dứt hoạt động vì mất khả năng thanh là hoàn toàn hợp lý và nhằm mục đích bảo vệ lợi ích hợp pháp của tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Bởi lẽ, trong trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi gặp khó khăn về tài chính và sự kiện bảo hiểm xuất hiện thì tổ chức bảo hiểm phải thực hiện việc thanh toán tiền gửi cho người gửi tiền thay cho tổ chức nhận tiền gửi. Như vậy, xét về mặt pháp lý thì khi sự kiện bảo hiểm tiền gửi xuất hiện, việc chi trả bảo hiểm tiền gửi diễn ra cũng là lúc mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trở thành con nợ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi và đương nhiên, tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ được nhận toàn bộ hoặc một phần khoản tiền mà mình đã chi trả thay cho tổ chức tham gia bảo hiểm khi thực hiện việc thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm đó.

+ Quyền được tham gia vào quá trình quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm khi chấm dứt hoạt động vì không có khả năng thanh toán. Vấn đề này cũng được quy định tại Điều 20- Nghị định số 89/1999/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1- Khoản 1- Nghị định số 109/2005/NĐ- CP. Với quy định đó, có thể thấy rằng tổ chức bảo hiểm tiền gửi được xem như một chủ nợ đặc biệt trong số các chủ nợ của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Bởi lẽ, thông thường, khi giải quyết phá sản đối với một chủ thể thì trong thành phần của tổ quản lý, thanh lý tài sản chỉ có một đại diện cho các chủ nợ. Trong trường hợp này tổ chức bảo hiểm tham gia vào quá trình quản lý, thanh lý tài của tổ chức tham gia bảo hiểm không với tư cách đại diện cho các chủ nợ khác mà với tư cách của riêng mình. Việc pháp luật quy định quyền của tổ chức bảo hiểm tiền gửi được tham gia vào quá trình quản lý, thanh lý tài sản đối với tổ chức tham

Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 6

gia bảo hiểm tiền gửi có ý nghĩa rất lớn. Bởi lẽ, ngoài việc bảo vệ quyền của mình với tư cách là một chủ nợ thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi còn tham gia với tư cách là người tiếp tục bảo vệ người gửi tiền có khoản tiền gửi vượt quá giới hạn được bảo hiểm và trong trường hợp này có thể coi tổ chức bảo hiểm tiền gửi là người đại diện cho người gửi tiền để tiếp tục bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi tổ chức nhận tiền gửi mất khả năng thanh toán.

+ Quyền đơn phương chấm dứt quan hệ bảo hiểm tiền gửi. Nét đặc thù của bảo hiểm tiền gửi so với một số hình thức bảo hiểm khác được thể hiện một cách rõ nét nhất đó là bảo hiểm tiền gửi có tính chất bắt buộc. Theo đó, tất cả các tổ chức tín dụng và các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng có nhận tiền gửi của các cá nhân, tổ chức trong xã hội đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Trong quan hệ song phương này, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có nghĩa vụ chi trả những khoản tiền được bảo hiểm thay cho tổ chức nhận tiền gửi khi tổ chức này gặp rủi ro dẫn đến mất khả năng thanh toán. Còn, tổ chức tham gia bảo hiểm phải nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi một khoản tiền đó là phí bảo hiểm. Trong trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không thực hiện việc nộp phí bảo hiểm đúng theo quy định thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi có quyền áp dụng biện pháp chế tài nhất định đó là chấm dứt việc bảo hiểm tiền gửi. Theo quy định tại Điều 10- Nghị định số 89/1999/NĐ- CP thì tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không nộp phí bảo hiểm quá thời hạn 3 tháng kể từ ngày phải nộp, tổ chức bảo hiểm quyết định chấm dứt bảo hiểm và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ra ngay quyết định ngừng huy động tiền gửi cá nhân của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó. Rõ ràng, quyền chấm dứt bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm không mặc nhiên phát sinh mà nó chỉ được thực hiện trên cơ sở vi phạm nghĩa vụ nộp phí

bảo hiểm của tổ chức tham gia bảo hiểm. Qua đó, có thể nhận thấy thái độ cứng rắn của Nhà nước trong việc chống thất thoát khi thu phí bảo hiểm- một nguồn kinh phí quan trọng cho hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi và đó cũng chính là sự ràng buộc trách nhiệm của tổ chức tham gia bảo hiểm trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

+ Quyền nhận lại số tiền đã thực hiện việc chi trả cho người thụ hưởng. Bản chất của bảo hiểm tiền gửi là việc tổ chức bảo hiểm tiền gửi cam kết sẽ trả cho người gửi tiền số tiền được bảo hiểm khi tổ chức nhận tiền gửi mất khả năng thực hiện việc chi trả cho người gửi tiền. Như vậy, đối với hoạt động bảo hiểm tiền gửi, khi phát sinh sự kiện bảo hiểm thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải thực hiện việc chi trả cho người thụ hưởng khoản tiền trong phạm vi được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Việc chi trả khoản tiền được bảo hiểm này của tổ chức bảo hiểm tiền gửi cho người thụ hưởng không phụ thuộc vào tổ chức bảo hiểm tiền gửi có thu lại được khoản tiền mà mình đã ứng ra hay không. Tuy nhiên, để góp phần bảo vệ quyền lợi của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, pháp luật hiện hành về bảo hiểm tiền gửi cho phép bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được nhận lại số tiền mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thực hiện chi trả cho người thụ hưởng từ việc thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Điều đó được quy định rất rõ trong Nghị định số 109/2005/NĐ- CP. Cụ thể, tổ chức bảo hiểm tiền gửi trở thành chủ nợ của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi với số tiền bảo hiểm đã chi trả. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi được phân chia giá trị tài sản theo thứ tự thanh toán như đối với các chủ nợ không có bảo đảm trong trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị buộc giải thể do không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản. Với cách tiếp cận đó thì Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được coi như một chủ nợ khi thực hiện việc thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và số tiền thu hồi

được từ việc thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi sẽ được bổ sung vào nguồn vốn hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi (Điều 21- Nghị định số 89/1999/NĐ- CP).

+ Quyền áp dụng các biện pháp hỗ trợ tài chính đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Có thể coi đây là nội dung tương đối độc đáo của bảo hiểm tiền gửi so với các hình thức bảo hiểm khác. Điều đó chúng ta có thể nhận thấy một cách rất rõ nét rằng trong quan hệ bảo hiểm thông thường thì tổ chức bảo hiểm chỉ xuất hiện khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra và tổ chức bảo hiểm chỉ thực hiện nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng.

Đối với bảo hiểm tiền gửi lại khác, khi sự kiện bảo hiểm tiền gửi chưa thực sự xuất hiện nhưng trong quá trình hoạt động của mình, các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nguy cơ mất khả năng chi trả thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi có thể xem xét để áp dụng các biện pháp hỗ trợ tài chính cho các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó. Điều đó được thể hiện một cách cụ thể trong các quy định của pháp luật hiện hành về bảo hiểm tiền gửi. Theo quy định tại Điều 14- Nghị định số 89/1999/NĐ- CP về bảo hiểm tiền gửi thì trong trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nguy cơ mất khả năng chi trả nhưng chưa đến mức đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt thì tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó sẽ được tổ chức bảo hiểm tiền gửi áp dụng các biện pháp hỗ trợ về tài chính như cho vay để chi trả tiền gửi được bảo hiểm; Bảo lãnh cho các khoản vay đặc biệt để có nguồn chi trả tiền gửi được bảo hiểm; Mua lại nợ trong trường hợp khoản nợ đó có tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, tổ chức bảo hiểm tiền gửi khi thực hiện việc hỗ trợ tài chính sẽ phải cân nhắc đến vị trí, vai trò của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đang gặp khó khăn đó cũng như phải tính đến chi phí và hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp khắc phục nêu trên so với chi phí cho việc chi trả tiền được bảo hiểm và chi phí cho việc thanh lý tài sản.

* Các nghĩa vụ cơ bản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam


Trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành thì Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, trong quá trình thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ cơ bản như sau:

+ Nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng khi phát sinh sự kiện bảo hiểm. Như chúng ta đã phân tích, bản chất của bảo hiểm tiền gửi là việc tổ chức bảo hiểm sẽ dùng tiền của mình để thực hiện việc thanh toán cho người gửi tiền những khoản tiền được bảo hiểm thay cho tổ chức nhận tiền gửi khi tổ chức này mất khả năng thanh toán. Như vậy, có thể nhận thấy rằng đây là nghĩa vụ đặc biệt quan trọng của tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Bởi lẽ, chính nghĩa vụ này của tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ mang lại sự yên tâm cho người gửi tiền khi mà khoản tiền gửi của họ luôn được đảm bảo chi trả mà không phụ thuộc vào sự mạnh hay yếu trong hoạt động của tổ chức đã nhận tiền gửi của người gửi tiền. Nghĩa vụ này đã được các quy định của pháp luật hiện hành về bảo hiểm tiền gửi ghi nhận một cách rất rõ ràng. Tại Điều 16- Nghị định số 89/1999/NĐ- CP về bảo hiểm tiền gửi quy định rằng khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có văn bản chấm dứt hoạt động và tổ chức đó mất khả năng thanh toán, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm chi trả tiền gửi được bảo hiểm của người gửi tiền tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Tất nhiên, tổ chức bảo hiểm tiền gửi chỉ phải thực hiện nghĩa vụ này khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Tức là, khi tổ chức tham gia bảo hiểm mất khả năng thanh toán và có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc chấm dứt hoạt động. Trong trường hợp này, nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng được thực hiện thông qua các hoạt động mang tính nghiệp vụ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo một trình tự, thủ tục đã được quy định một cách cụ thể. Người gửi tiền sẽ được nhận tiền bảo hiểm theo một hạn mức theo quy định

của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi tại địa điểm và phương thức theo thông báo của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.

+ Nghĩa vụ bảo mật thông tin cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Có thể nhận thấy rằng, trong hoạt động ngân hàng thì trong một số trường hợp, theo quy định của pháp luật, thông tin cần phải bảo mật ví dụ như tiền gửi, các tài liệu liên quan đến tiền gửi...

Đối với hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thì một trong những nghĩa vụ quan trọng trong hoạt động của tổ chức này đó là phải giữ bí mật các thông tin về những tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi do chính các tổ chức này đã cung cấp. Bởi lẽ, theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo hiểm tiền gửi thì trong quá trình hoạt động, trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có quyền kiểm tra, giám sát, có quyền yêu cầu các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cung cấp những thông tin liên quan đến quá trình hoạt động của mình. Vì vậy, thông qua đó mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ nắm được rất nhiều thông tin liên quan đến quá trình hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Như vậy, trong quá trình hoạt động của mình, tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải có nghĩa vụ bảo mật các thông tin liên quan đến hoạt động ngân hàng của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Có như vậy, các quy định của pháp luật mới có thể phát huy được tác dụng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp chế xã hội chủ nghĩa mới được phát huy.

+ Thực hiện các cam kết đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và các cam kết khác thuộc trách nhiệm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Có thể nhận thấy rằng, khi tham gia vào quan hệ bảo hiểm tiền gửi tức là các bên đã tham gia vào một mối quan hệ kinh tế mà hình thức pháp lý của mối quan hệ này là một hợp đồng. Trong quan hệ hợp đồng này, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2023