Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 7

nộp phí bảo hiểm và cung cấp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi những thông tin cần thiết khi được yêu cầu. Ngược lại, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng tiền bảo hiểm và tất cả các cam kết khác đối với tổ chức tham gia bảo hiểm mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc trong quy chế bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm tiền gửi đưa ra và được tổ chức tham gia bảo hiểm chấp thuận.

+ Thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê, báo cáo và chịu trách nhiệm về tính xác thực của các báo cáo đó. Trong quá trình hoạt động của các tổ chức mà đặc biệt là tổ chức được Nhà nước đầu tư nguồn lực vật chất thành lập với mục đích thực hiện các chức năng và nhiệm vụ trong một lĩnh vực nhất định thì việc phải thực hiện các nghĩa vụ nêu trên là tất yếu. Có vậy, Nhà nước mới có thể thực hiện được mong muốn của mình, tránh được những thất thoát.... và đây chính là cơ sở để Nhà nước có thể kiểm tra, giám sát được hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ được Nhà nước giao.

c. Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam


Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được xác định trong Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg và Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 75/2000/QĐ- TTg ngày 28 tháng 06 năm 2000 về việc phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Theo đó, cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Tổng giám đốc. Cụ thể như sau:

* Hội đồng quản trị: Theo quy định tại Điều 6- Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg thì Hội đồng quản trị của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm 05 thành viên, trong đó có 03 thành viên chuyên trách là Chủ tịch, một

thành viên kiêm Tổng giám đốc, một thành viên kiêm trưởng Ban kiểm soát và hai uỷ viên kiêm nhiệm là Thứ trưởng Bộ Tài chính và phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tất cả các thành viên của Hội đồng quản trị đều được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Bộ trưởng, trưởng ban tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ trưởng Bộ nội vụ).

Hội đồng quản trị của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện chức năng quản lý và chịu trách nhiệm về các hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trước Chính phủ. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 05 năm và các thành viên của Hội đồng quản trị có thể được bổ nhiệm lại. Thành viên Hội đồng quản trị có thể bị miễn nhiệm hoặc thay thế theo đề nghị của Hội đồng quản trị trong những trường hợp sau:

+ Khi có quyết định nghỉ hưu, điều chuyển hoặc bố trí công việc khác;


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

+ Xin từ nhiệm nếu có lý do chính đáng;


Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 7

+ Không đủ năng lực đảm nhiệm công việc;

+ Vi phạm pháp luật, vi phạm Điều lệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Theo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thì

Hội đồng quản trị có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:


+ Nhận vốn, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao;


+ Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển dài hạn về bảo hiểm tiền gửi;

+ Kiểm tra, giám sát hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

+ Thông qua và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án vay, sử dụng vốn tài trợ đặc biệt của Chính phủ và phương án thay đổi mức phí bảo hiểm tiền gửi và mức tiền được bảo hiểm tối đa;

+ Phê duyệt kế hoạch hoạt động hàng năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, phương án vay và sử dụng vốn vay của các tổ chức khác;

+ Phê duyệt phương án hỗ trợ các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và phương án chi trả tiền bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị tuyên bố chấm dứt hoạt động và mất khả năng thanh toán;

+ Phê duyệt phương án đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi theo quy định của Điều lệ và của quy chế quản lý tài chính;

+ Quyết định hoặc trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt phương án hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước;

+ Có ý kiến hoặc kiến nghị với Bộ Tài chính và Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh chế độ tài chính và chế độ tiền lương của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

+ Đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ trưởng Bộ nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật thành viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật phó Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

+ Phê duyệt phương án tổ chức bộ máy điều hành, biên chế của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Quyết định mở chi nhánh, văn phòng đại diện....

Trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể, thông qua các cuộc họp. Theo đó, Hội đồng quản trị họp thường kỳ ít nhất mỗi quý một lần để xem xét và quyết định các vấn

đề thuộc thẩm quyền của mình và trong trường hợp cần thiết thì Hội đồng quản trị có thể họp bất thường theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc của Tổng giám đốc hoặc của Trưởng Ban kiểm soát hoặc do đề nghị của một thành viên Hội đồng quản trị được Chủ tịch Hội đồng quản trị chấp thuận. Các cuộc họp Hội đồng quản trị do Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập và chủ trì sẽ được tiến hành hợp lệ khi có ít nhất 4/5 số thành viên của Hội đồng quản trị có mặt dự họp. Sau khi tiến hành thảo luận Hội đồng quản trị sẽ thông qua Nghị quyết, Quyết định. Theo quy định của Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thì Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị chỉ được thông qua khi có 3/5 số thành viên dự họp chấp thuận. Trường hợp thành viên Hội đồng quản trị có ý kiến khác với Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị thì có thể bảo lưu ý kiến của mình nhưng vẫn phải chấp hành Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị.

* Ban kiểm soát: Theo quy định tại Điều 6- Khoản 2- Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg và Điều 16- Điều lệ tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 75/2000/QĐ-TTg ngày 28 tháng 06 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ thì Ban kiểm soát được thiết lập nhằm giúp Hội đồng quản trị thực hiện việc kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Thành phần tham gia vào Ban kiểm soát bao gồm 03 thành viên chuyên trách và một số thành viên kiêm nhiệm. Trưởng ban kiểm soát là một thành viên Hội đồng quản trị, được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quản trị bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của Trưởng ban kiểm soát. Thành viên Ban kiểm soát là người không phải là vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Trưởng phòng kế toán của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Ngoài ra, thành viên của Ban kiểm soát còn phải có đủ các điều kiện sau:

+ Được đào tạo về các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, kinh tế, tài chính, ngân hàng và hiểu biết pháp luật;

+ Có thâm niên công tác về các lĩnh vực nói trên không dưới 5 năm;


+ Không có tiền án, tiền sự.


Theo các quy định trên thì nhiệm kỳ của ban kiểm soát là 05 năm và Ban kiểm soát của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

+ Kiểm tra, giám sát việc chấp hành chủ trương, Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị và pháp luật trong hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, bảo đảm an toàn tài sản của Nhà nước, quyền lợi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;

+ Tiến hành công việc một cách độc lập theo chương trình đã được Hội đồng quản trị thông qua;

+ Xem xét trình Hội đồng quản trị các khiếu nại của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt ban;

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị giao.


* Tổng giám đốc: Theo quy định tại Điều 6- Khoản 3- Quyết định số 218/1999/QĐ- TTg và Điều 18- Điều lệ tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thì Tổng giám đốc của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là người đại diện theo pháp luật của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, là người điều hành hoạt động hàng ngày của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.

Theo quy định tại Điều 6- Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg và Điều 19- Điều lệ tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Tổng giám đốc

của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là một thành viên của Hội đồng quản trị do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ trưởng Bộ nội vụ. Trong quá trình thực hiện quản lý, điều hành các hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thì Tổng giám đốc có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

+ Cùng Chủ tịch Hội đồng quản trị ký nhận vốn, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao để quản lý, sử dụng theo mục tiêu đã định; Giao các nguồn lực đã nhận của Nhà nước cho các chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có) theo phương án đã được Hội đồng quản trị phê duyệt; Kiến nghị Hội đồng quản trị phương án điều chỉnh vốn và nguồn lực khác;

+ Sử dụng có hiệu quả và phát triển vốn theo phương án đã được Hội đồng quản trị phê duyệt;

+ Xây dựng chiến lược phát triển về bảo hiểm tiền gửi, kế hoạch hoạt động hàng năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, dự án hợp tác với nước ngoài, phương án liên kết kinh tế để trình Hội đồng quản trị, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và tổ chức thực hiện khi đã được phê duyệt;

+ Điều hành các hoạt động và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

+ Xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt quy chế và các quy định về mức lao động, tiền lương phù hợp với các quy định của Nhà nước;

+ Đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc chi nhánh, Giám đốc văn phòng đại diện của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật trưởng, phó ban, phòng của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; phó giám đốc chi nhánh, văn phòng đại diện của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

+ Trình Hội đồng quản trị mô hình tổ chức cùng với biên chế bộ máy và phương án điều chỉnh khi thay đổi và triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt. Ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của chi nhánh và văn phòng đại diện sau khi được Hội đồng quản trị phê duyệt;

+ Trình Hội đồng quản trị phê duyệt quy định về khen thưởng, kỷ luật áp dụng trong Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

+ Tổ chức điều hành hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị; Báo cáo Hội đồng quản trị và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về kết quả hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

+ Từ chối mọi yêu cầu của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào về việc cung cấp nguồn lực không được pháp luật quy định, trừ những khoản tự nguyện vì mục đích nhân đạo và công ích;

+ Cung cấp đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của Hội đồng quản trị và ban kiểm soát; chuẩn bị các tài liệu cho các cuộc họp Hội đồng quản trị;

+ Chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện nhiệm vụ điều hành của mình;

+ Được áp dụng các biện pháp vượt thẩm quyền của mình trong trường hợp khẩn cấp và chịu trách nhiệm về những quyết định đó; sau đó phải báo cáo ngay với Hội đồng quản trị và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

+ Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.


2.2.1.2 Tổ chức tham gia bảo hiểm


Tổ chức tham gia bảo hiểm là một bên không thể thiếu trong quan hệ bảo hiểm tiền gửi. Đó chính là tổ chức thực hiện việc nhận tiền gửi của các chủ thể

mà theo quy định của pháp luật, khoản tiền gửi đó được bảo hiểm. Do vậy, việc đưa ra những quy định nhằm xác định đối tượng tham gia vào quan hệ bảo hiểm tiền gửi cũng như xác định việc tham gia đó là tự nguyện hay bắt buộc là điều hết sức có ý nghĩa. Tham khảo quy định của pháp luật của một số nước trên thế giới về sự bắt buộc hay không bắt buộc trong việc tham gia bảo hiểm tiền gửi chúng ta nhận thấy có sự khác nhau đáng kể. Ví dụ như ở Mỹ, pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của quốc gia này cũng bắt buộc đối với các ngân hàng quốc gia; Ngân hàng được các bang cấp giấy phép và các tổ chức tiết kiệm ở Mỹ (23- Tr.13). Còn tại Ấn Độ, bảo hiểm tiền gửi của quốc gia này được thành lập năm 1962 theo quy định của Luật tổng công ty bảo lãnh tín dụng và bảo hiểm tiền gửi năm 1961. Theo đó, việc tham gia bảo hiểm tiền gửi là bắt buộc đối với các ngân hàng hoạt động ở quốc gia này (33- Tr.74). Khác với việc tham gia bảo hiểm tiền gửi mang tính bắt buộc của Mỹ và Ấn Độ thì tại Đức, việc tham gia bảo hiểm tiền gửi là tự nguyện đối với các Ngân hàng tư nhân Đức và bắt buộc đối với các ngân hàng là thành viên của Hiệp hội ngân hàng Đức (43- Tr.78). Mặc dù, đối với các ngân hàng Đức không là thành viên của Hiệp hội ngân hàng thì việc tham gia bảo hiểm tiền gửi là hoàn toàn tự nguyện nhưng việc tham gia vào tổ chức bảo hiểm tiền gửi của quốc gia này phải được sự chấp thuận của cơ quan kiểm soát ngân hàng liên bang Đức. Tại Hàn Quốc, việc bảo hiểm tiền gửi được quy định trong Luật bảo vệ người gửi tiền Hàn Quốc và việc tham gia bảo hiểm cũng là yêu cầu bắt buộc đối với các tổ chức tài chính có nhận tiền gửi của khách hàng (24). Qua khảo sát của các nhà kinh tế học thì trên thế giới tỷ lệ bảo hiểm tiền gửi là yêu cầu bắt buộc chiếm tỷ lệ đa số- Cụ thể nhà kinh tế học Kunt và Sobaci khảo sát 68 hệ thống bảo hiểm tiền gửi trên thế giới thì có đến 55 hệ thống bảo hiểm tiền gửi là bắt buộc, còn lại chỉ có 13 hệ thống bảo hiểm tiền gửi là tham gia một cách tự nguyện (32).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2023