Một số giải pháp phát triển dịch vụ hàng không của tổng công ty hàng không Việt Nam đến năm 2015 - 10


hành quản lý và giám sát mọi hoạt động của Tổng công ty và các cơ quan cấp dưới.

- Cần có sự phân định rạch rồi bằng những quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Hiện nay theo quy định của chính phủ đối với các Tổng công ty thì chủ tịch hội đồng quản trị cùng Tổng giám đốc cùng ký nhận vốn, đất đai tài nguyên và các nguồn lực khác do nhà nước giao cho Tổng công ty. Theo quy định, Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc nhưng trên thực tế chưa có Hội đồng quản trị nào thực sự có được quyền sử dụng lao động với Tổng giám đốc bởi vì họ cùng ký nhận vốn, tài nguyên ... vì vậy đương nhiên họ cũng thay mặt nhà nước với tư cách chủ sở hữu. Vì vậy, cần nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành Tổng công ty của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc tránh tình trạng phân quyền, cục bộ trong Tổng công ty.

Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và hiện đại hóa công nghệ hàng không bằng biện pháp đẩy mạnh đầu tư.

Nói đến hàng không tức là nói đến một ngành có trang bị kỹ thuật cao, hiện đại với tất cả các khâu từ quản lý, điều hành mặt đất đến khai thác trên không. TCTHKVN đang đứng trước một thực tế là đội máy bay chưa hiện đại, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu. Trong khi đó lại phải đương đầu cạnh tranh với những hãng hàng không hùng mạnh trong khu vực cũng như trên thế giới. Vì vậy, nếu chỉ sử dụng loại máy bay hiện tại cùng với cơ sở kỹ thuật lạc hậu thì hoạt động vận tải không đạt hiệu quả cao và ngày càng mất khách đặc biệt là khách quốc tế. Do đó nhu cầu đổi mới công nghệ nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế là đặc biệt quan trọng trong việc thu hút khách hàng và nâng cao hiệu quả thương mại. Bên cạnh đó việc cập nhật thông tin và xử lý số liệu trong Tổng công ty đòi hỏi phải có độ chính xác cao, nhanh chóng kịp thời. Vì vậy, cần tăng cường đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật đặc biệt là việc hiện đại đội máy bay. Trong điều kiện nền kinh tế sản xuất hàng hoá, để tiến hành


mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần phải thực hiện hoạt động đầu tư. Hoạt động đầu tư có vai trò duy trì và mở rộng tiềm lực cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt đời sống. Hoạt động đầu tư là điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế. So với các hãng hàng không khác trên thê giới thì cơ sở vật chất kỹ thuật đặc biệt là đội máy bay của Tổng công ty còn rất nhỏ bé.

Trong số 70 chiếc máy bay đang sử dụng thì có hơn một nửa là những máy bay thuê nên chi phí thuê khá cao, thêm nữa chưa có máy bay chở hàng riêng mà chỉ kết hợp chở người kèm theo chở hàng. Trước tình hình đó, Tổng công ty cần mua máy bay hiện đại để có thể mở rộng hoạt động kinh doanh vận tải hàng không quốc tế tới những thị trường tiềm năng như Mỹ, Canada, Châu Âu…

Cơ sở bảo dưỡng và sửa chữa máy bay còn chưa được hiện đại, các trang thiết bị phục vụ mặt đất tuy đã được đổi mới một phần nhưng số lượng còn ít, thiếu đồng bộ, sân bay còn nhỏ bé. Vậy nên để giúp Tổng công ty nhanh chóng thoát ra khỏi lạc hậu, tạo được uy tín và chiếm lĩnh thị trường thì vấn đề đầu tư là biện pháp đem lại hiệu quả cao.

Đầu tư để đáp ứng yêu cầu phát triển của Tổng công ty cả về chiều sâu và chiều rộng là mục tiêu ưu tiên từ nay đến năm 2015, ưu tiên đầu tư vào đổi mới công nghệ trước hết là đội máy bay hiện đại cùng các công nghệ trong dây chuyền đồng bộ vận tải hàng không, cơ sở sửa chữa máy bay, trung tâm huấn luyện người lái và nhân viên đặc thù hàng không, đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận cao và khả năng thu hồi vốn lớn, sử dụng nhiều nguồn vốn để thực hiện các dự án đầu tư bao gồm: vốn tích luỹ từ nội bộ đơn vị, nội bộ Tổng công ty, vốn vay, vốn liên doanh, liên kết. Trong giai đoạn đầu khi vốn tích luỹ nội bộ còn thấp, tính toán sử dụng vốn vay và tich cực gọi vốn đầu tư của nước ngoài và các đơn vị trong nước, xin nhà nước cho phát hành trái phiếu doanh nghiệp hoặc trái phiếu công trình. Đối

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.


với các đơn vị hoạch toán phụ thuộc, lựa chọn một số đơn vị chuyển dần từ trung tâm chi phí sang lợi nhuận.

Một số giải pháp phát triển dịch vụ hàng không của tổng công ty hàng không Việt Nam đến năm 2015 - 10

Các dự án đầu tư phải đúng thủ tục qui định của Nhà nước và tính toán chặt chẽ chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, thời hạn thu hồi vốn.

Thực hiện chiến lược đổi mới công nghệ, từng bước thay thế công nghệ cũ, coi đó là chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Tổng công ty. Từ nay đến năm 2015, phải rà soát đánh giá phương tiện công nghệ cũ để luận chứng việc tiếp tục sử dụng và thay thế theo hướng hiệu quả, việc đầu tư mới dứt khoát phải là trình độ công nghệ mới nhất. Hiện đại hoá đội máy bay bằng cách lập dự án mua máy bay mới hiện đại.

Cùng với việc phát triển hiện đại đội máy bay, đầu tư hiện đại hoá cơ sở bảo dưỡng máy bay, bảo đảm tính đồng bộ và hiệu quả kinh tế cao. Phát triển việc ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh và quản lý, điều hành theo hướng tổ chức mạng máy vi tính toàn Tổng công ty, trước hết là trong lĩnh vực thương mại, thị trường, điều hành khai thác, kỹ thuật, tài chính và quản lý. Hiện đại hoá công nghệ và phương tiện phục vụ mặt đất tại các cảng hàng không, sân bay.

Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ nhân viên trong Tổng công ty.

Con người là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của bất cứ một quốc gia nào cũng như một doanh nghiệp nào đó. Kinh doanh trong môi trường kinh tế quốc tế đầy biến động, thông tin thay đổi từng giờ, đòi hỏi cán bộ kinh doanh phải năng động, sáng tạo, thường xuyên được bồi dưỡng về trình độ chuyên môn để có khả năng sử dụng công nghệ hiện đại, nắm bắt được những biến động của thị trường và đưa ra được những ứng xử linh hoạt trước những biến động đó. Đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh vận tải hàng không quốc tế, đó là lĩnh vực kinh doanh đặc biệt cho nên phụ thuộc rất cao vào chất lượng phục vụ, sự tương tác giữa người phục vụ và khách hàng.


Vì vậy nhiệm vụ đầu tiên của TCTHKVN là phải xây dựng một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ để thích nghi với điều kiện mới.

Tính đến thời điểm này, hàng không Việt Nam đã có gần 90 đường bay đến sân bay trong nước và các nước trên thế giới. Từ nay về sau, ngành sẽ tiếp tục vươn đến những thị trường xa hơn. Mục tiêu là đảm bảo đáp ứng nhu cầu giao lưu trong nước, ổn định và phát triển mạng đường bay nội địa, mở rộng thêm đường bay quốc tế. Để phát triển mạng đường bay quốc tế, Tổng công ty đang từng bước đưa thêm nhiều máy bay hiện đại thế hệ mới vào khai thác. Đồng bộ với phương tiện là con người đặc biệt là đội ngũ người lái và tiếp viên. Đội ngũ tiếp viên có thể coi là hình ảnh của hàng không. Trên một chuyến bay, tiếp viên luôn luôn là người trực tiếp mang đến cho hành khách niềm vui, sự thoải mái và những điều cần thiết trong suốt cuộc hành trình bay. Để có đội ngũ tiếp viên và người lái hội tụ đủ những yêu cầu đó, hàng không Việt Nam đã không ngừng củng cố tổ chức, tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Trước đây đội ngũ người lái và tiếp viên chỉ quen thuộc với những máy bay của Liên Xô cũ và chủ yếu phục vụ trên những đường bay nội địa. Nay đứng trước lịch trình mới, chủ yếu là từ châu Á sang châu Âu hoặc châu Mỹ, vượt qua cả châu lục đến nhiều quốc gia bằng các máy bay hiện đại,

vấn đề nảy sinh này cần được giải quyết nhanh chóng bằng việc:

Cải cách cơ cấu quản lý nguồn nhân lực.

TCTHKVN là doanh nghiệp nhà nước, được nhà nước bảo hộ nên cơ cấu quyền lực vẫn mang tính tập trung. Trong khi đó, một công ty có tính định hướng về khách hàng thì vai trò của các thành viên đều rất quan trọng. Tổ chức sẽ không tập trung quyền lực vào một ai đó, mà nên theo xu hướng phân tán với kết cấu mạng thông tin theo nguyên lý hình tổ ong, như vậy trách nhiệm sẽ được chia đều tới từng thành viên trong công ty. Để trở thành một doanh nghiệp định hướng vì khách hàng thì nhất thiết cần phải có sự thay đổi lớn về phân chia quyền lực tới các nhân viên tuyến đầu để họ có thể giải quyết được các nhu cầu, tình huống của từng khách hàng. Thực tế cho thấy


khách hàng không quan tâm tới ai là chủ tịch hội đồng quản trị, ai là giám đốc, hay bất cứ người lãnh đạo nào khác mà họ chỉ quan tâm tới những nhân viên tuyến đầu đại diện cho công ty đã mang lại những lợi ích gì cho họ. Để đáp ứng được điều đó những nhân viên tuyến đầu cần phải được đào tạo đúng đắn, đủ trình độ, bản lĩnh giải quyết được các nhu cầu đặc biệt của khách hàng với tốc độ nhanh, chính xác, an toàn.

Đào tạo về quản lý cho cấp lãnh đạo: Xây dựng chiến lược qui hoạch cán bộ dài hạn. Mời các chuyên gia nước ngoài, trong nước giảng dạy những chương trình theo nhu cầu của công việc. Cử cán bộ đi học ở nước ngoài. Việc đào tạo gồm ba lĩnh vực gồm trình độ lý luận, trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý.

Tổng công ty cần có một nhóm chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý kinh doanh vận tải hàng không chuyên nghiên cứu phục vụ cho việc đào tạo. Bên cạnh đó là phân loại, phân cấp các đối tượng cần được đào tạo bao gồm những đối tượng chưa được đào tạo, trước khi đề bạt, đang nhiệm chức. Đối với những đối tượng trước khi đề bạt phải được đào tạo qua một lớp cơ bản về khoá học quản lý. Thờì gian và mức độ phù hợp với vị trí công tác sau này. Đối với đối tượng đang nhiệm chức thì việc đào tạo bổ túc thường xuyên phải được tiến hành đều đặn hàng năm nhằm cung cấp các kiến thức mới về khoa học quản lý những thông tin mới về diễn biến kinh tế, chính trị, xã hội. Cập nhật các tình huống và các biện pháp giải quyết các tình huống thực tế.

Hiện nay nguồn cung cấp nhân lực chủ yếu của ngành hàng không là lượng sinh viên tốt nghiệp của Trường Hàng Không, sinh viên trường Đại học Bách khoa, Đại học Ngoại ngữ, kinh tế... Tuy nhiên lực lượng lao động này đều phải qua đào tạo 3-6 tháng trước khi đảm nhiệm công việc chính thức mà ngành cần, như vậy Tổng công ty vẫn phải đào tạo lại cho phù hợp với công việc thực tế. Vậy TCTHKVN nên có những chính sách kết hợp với các kế hoạch đào tạo của các trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp để đào tạo


những nhân viên lành nghề cho mình, khi ra trường họ có thể bắt tay luôn vào công việc mà không phải trải qua một thời gian đào tạo lại.

Cần nhanh chóng phát triển đội ngũ người lái máy bay và thợ sửa chữa máy bay lành nghề, giảm phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài, giảm chi phí khai thác, chủ động trong việc bảo dưỡng góp phần nâng cao an toàn trong khai thác. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tại chỗ nhưng phải gắn với kế hoạch sản xuất, không làm ảnh hưởng đến kế hoạch khai thác.

- Các văn phòng bán vé là nơi thể hiện bộ mặt của một hãng hàng không đối với khách hàng nên phải được bài trí gọn gàng, sạch sẽ, trang thiết bị bán phải hiện đại, tiện dụng, tạo sự nhanh chóng và thuận tiện cho khách hàng. Thực hiện chính sách tuyển dụng chặt chẽ để có thể tuyển được những nhân viên có đủ năng lực, phù hợp với yêu cầu chuyên môn. Bên cạnh đó có chính sách đãi ngộ xứng đáng với những ngưòi làm công tác bán hàng, phân phối sản phẩm dịch vụ hàng không.

Trong số những giải pháp trên, mỗi giải pháp có một vai trò nhất định nhưng giải pháp về vốn là một giải pháp quan trọng nhất, bởi nếu giải quyết được vấn đề vốn thì đã giải quyết được vấn đề lớn nhất, khó nhất của ngành hàng không Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó Tổng công ty hàng không Việt Nam sẽ dần dần giải quyết các khó khăn vướng mắc khác về cơ sở vật chất, phát triển đội bay, trang thiết bị nguồn nhân lực....


KẾT LUẬN


Dịch vụ vận tải hàng không Việt Nam đã bắt đầu phát triển trong những năm gần đây và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Đó là kết quả tất yếu của sự phát triển kinh tế cũng như sự tăng cường mối quan hệ và sự đổi mới mau chóng của ngành hàng không Việt Nam, đặc biệt là Tổng công ty hàng không quốc gia trong những năm qua.

Dịch vụ vận tải hàng không là vấn đề mới mẻ và còn nhiều bất cập đối với thế giới nói chung và đối với Việt Nam nói riêng. Nhà nước ta cũng đang rất quan tâm đến sự phát triển của lĩnh vực này.

Thông qua kết cấu nội dung của bài khoá luận này, em đã nghiên cứu, phân tích, so sánh và làm rõ những vấn đề sau:

- Khái quát chung về dịch vu vận tải hàng không, các đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ vận tải hàng không.

- Quá trình hình thành và phát triển của ngành hàng không Việt Nam, của Tổng công ty hàng không Việt Nam cho thấy vai trò của ngành hàng không trong nền kinh tế quốc dân.

- Chú trọng phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không của Tổng công ty Hàng không Việt nam, trình bày những kết quả đạt được và những tồn tại chính cần khắc phục.

- Nghiên cứu định hướng, chiến lược phát triển của Tổng công ty hàng không Việt Nam từ đó đưa ra dự báo về sự phát triển của thị trường vận tải hàng không trong những năm tới.

- Đưa ra một số giải pháp có khả năng thực hiện để thúc đẩy sự phát triển dịch vụ vận tải hàng không Việt Nam.

Trải qua các giai đoạn phát triển, Tổng công ty hàng không Việt Nam không những đã tự khẳng định được vị trí của mình trên trường quốc tế bằng việc đứng vững để tồn tại mà ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Hy vọng với sự cố gắng nỗ lực học hỏi, tự đổi mới Tổng công ty Hàng không Việt Nam sẽ có một chỗ đứng xứng đáng trong khu vực và trên thế giới trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hoàng Văn Châu (2003), Vận tải – giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, TP Hồ Chí Minh.

2. PGS.TS Nguyễn Hữu Khải, TS. Vũ Thị Hiền (2007), Các ngành dịch vụ Việt Nam – Năng lực cạnh tranh và hội.

3. PGS.TS Nguyễn Hồng Đàm (chủ biên), GS.TS. Hoàng Văn Châu, PGS.TS Nguyễn Như Tiến, TS. Vũ Sĩ Tuấn (2003), Vận tải Và giao nhận trong Ngoại Thương, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.

4. Vũ Thị Hiền (2005), Xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam trong quá trình hội nhập - khoa Kinh tế trường Đại học Ngoại Thương.

5. Hàng không dân dụng Việt Nam, những chặng đường lịch sử (2002). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

6. Phạm Vũ Hiển (2001), Tính đồng bộ và định hướng phát triển ngành Hàng không dân dụng Việt Nam, Tạp chí hàng không Việt Nam - số 132 xuất bản tháng 6/2001.

7. “Vietnam Airline tăng thêm đội bay” - Bản tin số 83 tháng 7/2004 Tổng công ty hàng không Việt Nam.

8. Báo cáo tài chính năm 2002, 2003, 2004, 2005,2006. Ban tài chính kế toán, Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

9. Số liệu nóng 2006. Ban kế hoạch Thị trường, Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

10. Báo cáo kết quả khai thác năm 2004, 2005. Ban kế hoạch thị trường, Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

11. Kế hoạch năm 2002/2004/2006 - Tổng công ty hàng không Việt Nam.

12. Chiến lược phát triển dài hạn đến năm 2010 của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng không Việt Nam ( soạn thảo năm 2001).

13. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia đến năm 2020.

14. Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2010, định hướng 2020 (2005)

- Bộ GTVT

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022