Hoàn thiện pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới - 2

BHĐC, thực trạng vi phạm và vấn đề xử lý vi phạm của các cơ quan quản lý đối với các doanh nghiệp BHĐC tại Việt Nam những năm gần đây. Song song với nó, luận văn cũng chú trọng tìm hiểu quy định pháp luật các nước: Malaysia, New Zealand, Canada để học hỏi kinh nghiệm, hoàn thiện pháp luật Việt Nam.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích chung nhất là hoàn thiện pháp luật về BHĐC Việt Nam để quản lý tốt hơn phương thức này trở thành một phương thức bán hàng đúng nghĩa của nó. Trên cơ sở đó, xây dựng cơ chế quản lý, điều hành tốt hơn đem lại lợi ích cho các bên liên quan. Để thực hiện mục đích nghiên cứu ở trên, tác giả sẽ triển khai đồng bộ các nhiệm vụ sau: Nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề chung về BHĐC; Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về BHĐC của Việt Nam để thấy những điểm còn hạn chế, chưa hợp lí; Phân tích, đánh giá thực trạng vi phạm, thực tiễn xử lý vi phạm pháp luật về BHĐC tại Việt Nam và nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật về BHĐC; Nghiên cứu, tìm hiểu quy định pháp luật về BHĐC của một số quốc gia trên thế giới để rút ra bài học cho Việt Nam; Đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản lý hoạt động BHĐC.

5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử bao gồm: Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, đối chiếu...

6. Kết cấu của luận văn

Luận văn được kết cấu ra thành ba phần gồm lời mở đầu, nội dung chính và kết luận. Phần nội dung chính tác giả bố cục thành ba chương theo hướng đi từ những vấn đề chung mang tính khái quát đến những vấn đề cụ thể hơn. Chi tiết:

Chương 1: Những vấn đề chung về BHĐC và việc học hỏi kinh nghiệm một số nước trên thế giới về BHĐC của Việt Nam

Chương 2: Thực trạng pháp luật về BHĐC của Việt Nam

Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về BHĐC tại Việt Nam theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP VÀ VIỆC HỌC HỎI KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP CỦA VIỆT NAM

Hoàn thiện pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới - 2


1.1. Bán hàng đa cấp

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Bán hàng đa cấp

BHĐC là thuật ngữ chung dùng để chỉ phương thức tiếp thị để bán lẻ sản phẩm với đội ngũ bán hàng được trả thưởng không chỉ từ doanh số bán hàng của họ mà còn từ doanh số bán hàng của những NPP cấp dưới, từ đó tạo thành hệ thống gồm các cấp độ trả thưởng khác nhau.

Thông thường, các NPP sẽ bán sản phẩm trực tiếp tới tay NTD thông qua các mối quan hệ quen biết hay thông qua trao đổi, gặp gỡ và tiếp thị trực tiếp. Khách hàng cũng có thể lựa chọn mua hàng trực tiếp tại công ty hoặc qua một NPP của công ty (nhưng không phải thông qua các đại lý hay cửa hàng bán lẻ). Nhờ vậy, hình thức này tiết kiệm rất nhiều chi phí về tiền sân bãi, kho chứa, vận chuyển, khuyến mại, quảng cáo… Số tiền này thay vào đó, được dùng để trả thưởng cho NPP và nâng cấp, cải tiến sản phẩm (do đó chất lượng sản phẩm của các công ty tiếp thị đa cấp thường cao và liên tục được nâng cấp).

BHĐC là phương thức tiếp thị tận dụng chính thói quen của NTD khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ tốt là thường chia sẻ cho người thân, bạn bè và những người xung quanh. NPP có vai trò như những đại lý bởi họ dùng những kinh nghiệm sử dụng sản phẩm của bản thân và những người quen biết để chia sẻ, từ đó thu hút khách hàng. Trên cơ sở đó, họ đem về lượng khách hàng cho công ty và bản thân họ. Ngoài ra họ còn có thể tìm kiếm những đối tác khác để có thể trở thành NPP cùng làm việc với mình, việc này được quản lý bằng mã số. Khi đó, mã số của một NPP mới được kết nối với mã số của người bảo trợ hay còn gọi là tuyến trên của người đó.

Tại Việt Nam, BHĐC được định nghĩa trong Luật Cạnh tranh 2004 cũng mang những đặc điểm chung của BHĐC như sau:

BHĐC là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia BHĐC gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau;

b) Hàng hóa được người tham gia BHĐC tiếp thị trực tiếp cho NTD tại nơi ở, nơi làm việc của NTD hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia;

c) Người tham gia BHĐC được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia BHĐC cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp BHĐC chấp thuận [26, Điều 3 khoản 11]

Căn cứ vào định nghĩa được nêu ra tại khoản 11 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004, các đặc trưng của phương thức BHĐC bao gồm:

- BHĐC là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa

Với phương thức bán lẻ hàng hoá thông qua mạng lưới tiếp thị, doanh nghiệp BHĐC thiết lập mối quan hệ mua bán sản phẩm trực tiếp với NTD không cần đầu tư thành lập, duy trì mạng lưới phân phối dạng cửa hàng giới thiệu sản phẩm, đại lý phân phối. Doanh nghiệp BHĐC có thể là doanh nghiệp sản xuất trực tiếp tiếp thị và bán lẻ bằng phương thức đa cấp (Công ty TNHH Amway Việt Nam, Công ty TNHH Mỹ phẩm AVON Việt Nam…) hoặc là các doanh nghiệp phân phối hàng hóa do doanh nghiệp khác sản xuất (Công ty TNHH Kangzen-Kenko Việt Nam, Công ty TNHH Nu Skin Enterprises Việt Nam, Công ty TNHH Tupperware Việt Nam…). Cầu nối giữa doanh nghiệp và NTD là hệ thống NPP. Họ được cung cấp tài liệu và hướng dẫn các thông tin về đặc tính của sản phẩm để họ có thể giới thiệu chi tiết tới khách hàng. Họ được trả hoa hồng thay vì lương, cộng tác với doanh nghiệp và tìm kiếm đối tác để xây dựng hệ thống của chính mình thay vì được tuyển dụng. Điều này giúp cho cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp BHĐC gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí hệ thống và giảm giá thành sản phẩm.

Đối tượng của phương thức BHĐC hiện nay vẫn chỉ là hàng hoá. Mặc dù Nghị định số 42 được thông qua có ghi nhận trường hợp BHĐC đối với dịch vụ có thể được phép [10, Điều 4.3]. Tuy nhiên, cho đến khi nào nhà làm luật có những quy định cụ thể hơn thì việc BHĐC với dịch vụ mới được triển khai. Hiện tại, dịch vụ vẫn chưa phải là đối tượng được phép BHĐC. Mặt khác, không phải mọi hàng hóa đều là đối tượng có thể được phân phối dưới hình thức BHĐC. Theo quy định của pháp luật hiện hành, những hàng hóa như: dược phẩm, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, hàng hóa pháp luật cấm kinh doanh… không được phân phối dưới phương thức BHĐC.

- Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau.

Người tham gia BHĐC là những cộng tác viên trong việc tiếp thị, bán lẻ hàng hoá (họ được gọi với nhiều tên khác nhau như NPP độc lập, tư vấn viên…) trực tiếp cho NTD mà không nhân danh doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp không phải là chủ thể trực tiếp thiết lập quan hệ với NTD mà thông qua mạng lưới người tham gia. Do người tham gia BHĐC không phải là nhân viên của mình, nên doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm trước khách hàng tiêu thụ sản phẩm về hành vi của người tham gia, mà chỉ chịu trách nhiệm trong giới hạn phạm vi chất lượng sản phẩm và các thông tin liên quan đến sản phẩm do họ cung cấp.

Khi tham gia mạng lưới BHĐC, người tham gia không phải là các đại lý phân phối theo quy định của Luật Thương mại 2005 [29], không thuộc các cửa hàng tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp thành lập. Luật Cạnh tranh 2004 quy định: “người tham gia tiếp thị hàng hoá tại nơi ở, nơi làm việc của NTD mà không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hay của người tham gia” [26, Điều 3 khoản 11]. Do trực tiếp gặp gỡ NTD để giới thiệu và bán lẻ sản phẩm, người tham gia không phải đăng ký kinh doanh khi tham gia BHĐC.

Người tham gia được tổ chức thành những cấp khác nhau. Trong quan hệ nội bộ, người tham gia ở cấp trên có vai trò tổ chức và điều hành hoạt động của những người trong mạng lưới cấp dưới của mình và khi số người trong hệ thống đạt đến một mức độ nhất định thì hệ thống sẽ tách nhánh. Số lượng bao nhiêu để một hệ

thống tách nhánh tùy thuộc vào chính sách của mỗi doanh nghiệp.

- Người tham gia được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng của mình và của người tham gia khác trong mạng lưới do mình tổ chức ra và được doanh nghiệp BHĐC chấp nhận.

Như vậy, thù lao của người tham gia được hưởng xuất phát từ hai nguồn: Hoa hồng trực tiếp được tính trên doanh số BHTT của người tham gia; Hoa hồng gián tiếp: là khoản tiền thưởng cho công sức xây dựng mạng lưới tiêu thụ của người tham gia. Cách thức phân chia lợi ích như trên vừa kích thích người tham gia tích cực tiêu thụ hàng hoá, vừa kích thích họ tích cực tạo lập hệ thống phân phối cấp dưới. Tùy vào chính sách cụ thể của từng doanh nghiệp mà người tham gia BHĐC được hưởng các khoản hoa hồng khác nhau. Nhưng, nhìn chung hoa hồng được trích cho người tham gia từ khoản tiền chênh lệch giá mà họ lấy từ hàng hóa của doanh nghiệp với giá sỉ và bán ra với giá bán lẻ đã được công ty ấn định và số hoa hồng trích ra từ phần trăm hoa hồng của những người tham gia cấp dưới do mình xây dựng lên.

1.1.2. Vai trò của bán hàng đa cấp

- BHĐC là phương thức tiếp cận NTD hữu hiệu, có thể đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho NTD như: mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, tránh được nạn hàng giả, hàng kém chất lượng. Vào năm 1990, BHĐC đã được nhận định là phương thức tiếp cận NTD hữu hiệu nhất những năm 90 trên tạp chí Business – một tạp chí kinh doanh hàng đầu của Mỹ [54]. Cho đến ngày nay, người ta vẫn không thể phủ nhận đây là một ngành kinh doanh hiệu quả và nhiều triển vọng.

- Đối với doanh nghiệp, BHĐC tiết kiệm được chi phí quảng cáo, cắt giảm được hàng loạt các chi phí khác như chi phí thuê mặt bằng trưng bày, chi phí vận chuyển. Mặt khác do có mạng lưới phân phối để đưa hàng hoá trực tiếp đến NTD, BHĐC tạo nhiều thuận lợi cho quảng bá hàng hoá một cách trực tiếp và hữu hiệu.

- BHĐC là một thay đổi lớn về thương mại. Thay vì đi siêu thị hay đến tận các cửa hàng mua sắm theo kiểu truyền thống, giờ đây với sự ra đời của loại hình BHĐC, NTD đang dần chuyển sang mua sắm qua internet, qua catalogue, qua tivi... Và BHĐC với mô hình kinh doanh tiếp thị đa cấp (MLM – Multi Level Marketing)

đang ngày càng đóng vai trò lớn trong sự thay đổi này. BHĐC là một phương thức tiếp cận khách hàng hiệu quả trong thời buổi NTD vô cùng bận rộn hiện nay.

- Cung cấp hàng hóa chất lượng cao, giá cả phù hợp cho xã hội. Các công ty BHĐC phân phối rất nhiều mặt hàng khác nhau như: thời trang, đồ trang sức, sản phẩm dinh dưỡng, hóa mỹ phẩm... Các sản phẩm của các công ty đều đã được chứng nhận chất lượng trước khi lưu hành. Mặt khác, vì các doanh nghiệp BHĐC không phải tốn chi phí cho quảng cáo, thuê kho bãi, lưu thông hàng hóa.... nên giá cả hàng hóa của các doanh nghiệp này thường rất cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác.

- Giải quyết việc làm cho xã hội. BHĐC tạo ra nhiều việc làm cho xã hội do phương thức kinh doanh này không giới hạn số lượng người tham gia. Điển hình như ở Việt Nam, số lượng người tham gia BHĐC lên tới hơn 1 triệu người [23], nó mang lại nguồn thu nhập cho nhiều người. BHĐC có khả năng giải quyết nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đối với những nghành nghề khác để được làm việc trong các doanh nghiệp thì người lao động phải đáp ứng những điều kiện nhất định như vốn, bằng cấp, kinh nghiệm…. Còn tham gia mạng lưới BHĐC thì họ không bị yêu cầu nhiều như vậy. Họ sẽ được công ty đào tạo, trang bị những kiến thức liên quan về BHĐC. Do đó từ những người nội trợ đến học sinh, sinh viên đều có thể tranh thủ thời gian nhàn rỗi của mình để BHĐC tăng thêm thu nhập. Thực tế trong thời gian qua đã có số lượng người tham gia BHĐC ngày càng tăng với rất nhiều thành phần khác nhau trong xã hội.

1.1.3. Nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam

Một trong những đặc trưng của pháp luật là tính dự báo và định hướng. Tuy nhiên, nhà làm luật Việt Nam chưa làm tốt công tác này đối với vấn đề quản lý hoạt động BHĐC. Chúng ta không thấy trong chương trình của các nhà lập pháp có định hướng lập pháp trong vấn đề này khi chúng chưa vào Việt Nam.

Một trong những yêu cầu của pháp luật là bám sát đòi hỏi thực tiễn quản lý. Tuy nhiên, chúng ta đã cũng không làm tốt được khâu này khi điều chỉnh hoạt động BHĐC quá chậm. Năm 1998 manh nha của phương thức BHĐC tiếp cận với thị

trường Việt Nam và liền sau đó chúng ta đã bắt đầu chứng kiến mặt trái của nó. Tuy nhiên, phải đến khi các hiện tượng tiêu cực do hoạt động này gây ra đã gần như vượt xa mức kiểm soát thì các nhà làm luật mới loay hoay để xây dựng các quy định pháp luật điều chỉnh.

Khi vấn đề trở nên nóng trên diễn đàn lập pháp bởi các hậu quả của BHĐC, nhiều quan điểm về hướng điều chỉnh đã được đưa ra. Có quan điểm cho rằng cần phải cấm toàn diện hoạt động này do nó gây ảnh hưởng xấu đến xã hội và gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, người tham gia và NTD. Quan điểm này không thừa nhận rằng nó tồn tại khách quan và chúng ta không có cách nào khác là phải kiểm soát nó. Một quan điểm khác đã nhìn ra được vấn đề là BHĐC tự nó đã có đời sống riêng, nhà làm luật có trách nhiệm là định hướng và kiểm soát đời sống riêng đó.

Quan điểm thứ hai được thừa nhận rộng rãi và từ đó, các nhà làm luật tập trung vào cách thức điều chỉnh BHĐC. Nhiều quan điểm đã được đưa ra. Có quan điểm cho rằng BHĐC là hành vi thương mại tương tự như quảng cáo, khuyến mại hay đại lí… Quan điểm này chưa hợp lí do BHĐC không phải là hoạt động kinh doanh mà là phương thức kinh doanh mà thôi. Bởi vậy, không thể đưa nó thành một bộ phận dưới sự điều chỉnh của Luật Thương mại được. Quan điểm khác dưới giác độ kinh tế thị trường, góc nhìn của Luật cạnh tranh đã đưa ra được một lập luận hợp lí hơn. Theo đó, BHĐC cần phải có quy phạm riêng điều chỉnh. Đối với những hành vi sai trái hay biến dạng thì sử dụng công cụ đặc thù của nền kinh tế thị trường là Luật Cạnh tranh để điều chỉnh. Cùng quan điểm này, Nhóm tác giả biên soạn Giáo trình Luật cạnh tranh Đại học Kinh tế Luật – Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản tháng 06/2010 viết: “hệ thống truyền tiêu đa cấp là cách thức đặc thù để xây dựng mạng lưới tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm, là một thủ pháp cạnh tranh trong kinh doanh, nhằm tạo lập vị thế của mình trên thương trường. Hành vi thiết lập hoặc vận hành hệ thống BHĐC ẩn chứa trong mình nó những toan tính thiết lập trong mình nó hệ thống phân phối ảo xâm phạm đến lợi ích của những người tham gia, của NTD và của các doanh nghiệp khác, được chính sách cạnh tranh coi là không lành mạnh cần phải được cấm đoán và trừng phạt nhằm bảo vệ trật tự và sự lành mạnh trong thị trường cạnh tranh”. Nhiều quốc gia cùng cách

tiếp cận này như: Canada, Đài Loan…

Quy phạm hóa quan điểm trên, Luật Cạnh tranh 2004 đã ghi nhận BHĐC. Sau đó, các văn bản quy định về quy chế pháp lý đối với hoạt động BHĐC cũng lần lượt ra đời. Cụ thể: Nghị định 110 sau đó được thay thế bởi Nghị định 42; Thông tư 19 hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 110; Thông tư 35 sửa đổi, bổ sung một số nội dung về thủ tục hành chính tại Thông tư 19. Hai thông tư này được thay thế bởi Thông tư 24 có hiệu lực từ 15/09/2014.

Việc ghi nhận và có chính sách quản lý BHĐC đã cho thấy quan điểm đúng đắn của nhà làm luật khi tác dụng điều chỉnh của các văn bản này đã được ghi nhận, góp phần nào đó hạn chế được các hành vi vi phạm pháp luật đang diễn ra đưa hoạt động BHĐC vào một khuôn khổ mà nhà nước là chủ thể kiểm soát khuôn khổ đó.

1.2. Pháp luật về bán hàng đa cấp

1.2.1. Khái niệm pháp luật về bán hàng đa cấp

Hiện tại, chưa có một nhà nghiên cứu pháp lý nào đưa ra khái niệm pháp luật về BHĐC. Qua khảo cứu các giáo trình, bài báo, tạp chí, bài nghiên cứu… các tác giả mới chỉ bàn đến khái niệm BHĐC bất chính hay tính không lành mạnh của hành vi BHĐC bất chính [33, tr.149-151] [35, tr.190-198]. Bởi vậy, việc xây dựng một khái niệm pháp luật về BHĐC là một vấn đề mới và cần thiết trong khoa học pháp lý. Để xây dựng được khái niệm này, chúng ta cần nhận thức rõ được nội hàm của nó và mối quan hệ với pháp luật khác.

Pháp luật về BHĐC có phạm vi điều chỉnh là hoạt động BHĐC và quản lý hoạt động BHĐC. Vậy nên, đối tượng điều chỉnh chủ yếu nó hướng đến là những đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động BHĐC là doanh nghiệp BHĐC, người tham gia BHĐC và NTD. Tuy nhiên, quy định pháp luật Việt Nam hiện tại mới chỉ chú trọng đến hai đối tượng là doanh nghiệp BHĐC và người tham gia. NTD là đối tượng cần được quan tâm bảo vệ trong mối quan hệ này thì chưa được đề cập nhiều.

Tại Việt Nam, quy định pháp luật quản lý hoạt động BHĐC chủ yếu ghi nhận tại Nghị định 42 mà chưa đưa lên thành Luật như nhiều nước (Canada, Malaysia, …). Trong phần căn cứ để ban hành Nghị định này có đề cập đến Luật

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 12/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí