Mô Hình Tập Đoàn Theo Cấu Trúc Hợp Nhất( Unitary Structure)


những sản phẩm đặc trưng. Rất khó thống kế hết những phiên bản điều hành Windows của tập đoàn phần mềm Microsoft nhưng khi nói đến hãng này người ta nghĩ ngay đến nước Mỹ. Tương tự như vậy khi nói đến Nhật Bản là nói đến ngành công nghiệp điện lạnh, ô tô; nhắc đến Phần Lan là nói đến tập đoàn Nokia; Hàn Quốc là tập đoàn Daewoo, SamSung, Huyndai… Những sản phẩm đặc trưng, những tập đoàn lớn đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển thương hiệu quốc gia, nhất là trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển như hiện nay. Sự lớn mạnh của tập đoàn kinh tế đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia thông qua hàng loạt tác động của chúng như thúc đẩy tiến bộ công nghệ, tạo nhiều việc làm mới, đóng góp ngày càng tăng vào GDP và ngân sách.

1.4.2 Chi phối thị trường tài chính


Các tập đoàn kinh tế, đặc biệt các tập đoàn lớn còn chi phối thị trường tài chính, thông qua các hoạt động đầu tư và hàng loạt các giao dịch với khối lượng lớn. Thậm chí, nhiều thị trường tài chính biến đổi phụ thuộc vào động thái của một nhóm công ty lớn. Chẳng hạn như chỉ số Dow Jones trên thị trường chứng khoán New York lớn nhất thế giới là do hoạt động của 30 tập đoàn, công ty lớn chi phối.


1.4.3 Huy động lượng vốn đáng kể


Mô hình tập đoàn kinh tế cho phép huy động vốn từ các công ty độc lập, một mặt tạo nên sức mạnh tổng hợp, mặt khác khắc phục những hạn chế về quy mô vốn của các công ty riêng lẻ. Nguồn vốn của tập đoàn kinh tế thường được tập trung tại công ty tài chính sẽ tạo thuận lợi trong việc thực hiện chiến lược phát triển chung, giúp đầu tư vào những dự án hiệu quả nhất nhằm đem lại lợi nhuận tối đa. Với phương thức quản lý vốn linh hoạt, hầu hết tập đoàn kinh tế dễ dàng huy động vốn để thực hiện chiến lược đầu tư, đồng thời cũng nhanh chóng rút vốn ở các dự án đầu tư không hiệu quả. Bên cạnh đó, mô hình tập đoàn kinh tế còn tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các công ty thành viên thông qua những hình thức liên kết đa dạng, đầu tư vốn hay hợp tác sản xuất, qua đó phát huy hiệu quả của từng hoạt động của mỗi công ty cũng như trong cả tập đoàn.

1.4.4 Triển khai khoa học công nghệ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.


Tập đoàn kinh tế còn thể hiện vai trò quan trọng trong nghiên cứu triển khai, ứng dụng những thành tựu khoa học, chuyển hóa những kết quả nghiên cứu thành hàng hóa. Chỉ những tập đoàn kinh tế có tiềm lực tài chính mạnh đội ngũ cán bộ khoa học hùng hậu và trang thiết bị hiện đại mới có thể đầu tư nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nhanh chóng đưa những kết quả nghiên cứu đó vào sản xuất trên một quy mô rộng lớn. Nhìn vào sự phát triển của sản phẩm điện thoại di động hoặc máy tính cá nhân sẽ thấy, nếu không phải là những tập đoàn hùng mạnh như Microsoft hay Nokia, Samsung…thì rất khó có thể liên tục đưa ra các sản phẩm mới với những ứng dụng và tiện ích luôn được cải tiến, phù hợp với nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Sự phát triển của mô hình tập đoàn ở Việt Nam - Thực trạng và hướng phát triển - 3

1.4.5 Thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế


Các tập đoàn kinh tế với sự bành trướng rộng rãi ở khắp các khu vực trên thế giới đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế thế giới. Với việc mở rộng quy mô, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh ra khỏi biên giới quốc gia, các tập đoàn đã tạo nên sự dịch chuyển các nguồn lực, gia tăng đầu tư nước ngoài đồng thời thúc đẩy thương mại quốc tế.


Chính điều này đã tạo tiền đề cho các cho quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới nhằm loại bỏ rào cản kinh tế và tận dụng được sức mạnh của các tập đoàn tại các quốc gia khác nhau. Khi năng lực sản xuất lớn, thị trường nội địa không còn phù hợp với quy mô sản xuất thì những thị trường mới luôn là một trong những sự lựa chọn hàng đầu để các tập đoàn kinh tế khai thác. Trao đổi thương mại và đầu tư nước ngoài là một trong những biện pháp khai thác hiệu quả nhất. Qua trao đổi thương mại nội bộ giữa các thành viên trong tập đoàn ở những khu vực khác nhau trên thế giới, giá trị thương mại quốc tế được tạo ra là rất lớn. Ngoài ra, mở rộng và phát triển chi nhánh ở nước ngoài của các tập đoàn kinh tế thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng góp phần không nhỏ thúc đẩy xuất khẩu của các nước nhận FDI, nhất là đối với các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn dầu tư nước ngoài FDI luôn cao hơn các doanh nghiệp nội địa đã cho thấy khá rõ vai trò này của các các tập đoàn kinh tế. Cùng với quá trình này, các tập đoàn kinh tế đã thúc đẩy tiến trình tự do hóa đầu tư và từng bước gỡ bỏ những rào cản về đầu tư.

1.4.6 Đào tạo nguồn nhân lực và tạo việc làm


Thông qua các dự án đầu tư, các tập đoàn kinh tế đã tạo ra hàng loạt việc làm cho người lao động không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn trên phạm vi quốc tế. Ngoài ra cùng với sự phát triển lớn mạnh của các tập đoàn, nhu cầu về một nguồn nhân lực chất lượng cao lại ngày càng trở nên cấp thiết hơn, nhờ vậy việc đào tạo nguồn nhân lực cũng trở thành một yêu cầu cấp bách. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển, tác động của các tập đoàn kinh tế còn có ý nghĩa to lớn hơn đối với phát triển lực lượng lao động, nhất là đội ngũ lao động kỹ thuật và cán bộ quản lý. Về chất lượng đào tạo, thông thường các tập đoàn kinh tế đào tạo thông qua thực tiễn hoạt động và môi trường làm việc hiện đại nên thường có chất lượng tốt hơn. Ngoài ra, các tập đoàn kinh tế còn tài trợ cho các chương trình đào tạo nghề, phát triển kỹ năng hay trình độ quản lý. Những khoản tài chính khá lớn của các tập đoàn như Unilever, Procter & Gamble hay Coca-Cola cho các chương trình đào tạo ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy rõ điều này.


1.4.7 Chuyển giao công nghệ


Nhằm đảm bảo vai trò và vị thế trên thị trường thế giới, các tập đoàn kinh tế thực hiện nhiều chiến lược, trong đó có chiến lược chuyển giao công nghệ, một mặt duy trì ảnh hưởng của chính các tập đoàn trên phạm vi toàn cầu, mặt khác chúng đã tác động mạnh đến các nước tiếp nhận công nghệ, đặc biệt các nước đang phát triển. Chính những biện pháp chuyển giao và trình độ công nghệ được chuyển giao đã đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật tiên tiến, phương pháp quản lý hiện đại đối với các quốc gia tiếp nhận công nghệ, từng bước nâng cao mặt bằng công nghệ trên phạm vi toàn cầu.

1.5. Tác động tiêu cực của các tập đoàn kinh tế


Trên thực tế ngoài một số vai trò tích cực, các tập đoàn kinh tế vẫn còn có tác động tiêu cực đến nền kinh tế chẳng hạn như tình trạng độc quyền hay lũng đoạn thị trường. Với tiềm lực tài chính mạnh, một số tập đoàn lớn đã liên tục mở rộng quy mô, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, sử dụng triệt để phương thức mua lại và sát nhập nên đã thâu tóm được khá nhiều doanh nghiệp trong đó có cả đối thủ cạnh tranh đồng thời cũng nắm giữ thêm được một lượng thị phần không nhỏ từ các doanh nghiệp này. Chính điều đó đã dẫn đến tình trạng độc quyền kinh doanh, hạn chế cạnh tranh lành mạnh và gây cản trở cho sự phát triển kinh tế thế giới. Ngoài ra, khi có được sự độc quyền trong tay các tập đoàn lớn sẽ có đủ điều kiện, yếu tố thao túng thị trường gây thiệt hại cho nền kinh tế.‌

2. Phân loại mô hình tập đoàn kinh tế


2.1. Căn cứ trình độ liên kết


2.1.1 Liên kết cứng


Liên kết cứng là loại liên kết được hình thành trên cơ sở các công ty thành viên kết hợp chặt chẽ với nhau trong một tổ chức thống nhất và mất tính độc lập về tài chính, sở hữu, về hình thức tổ chức cũng như về sản xuất và thương mại. Loại mô hình tập đoàn này không chỉ hợp nhất các doanh nghiệp sản xuất cùng loại sản phẩm mà cả những doanh nghiệp có liên quan với nhau về quy trình công nghệ của


sản phẩm, bổ sung cho nhau trong quá trình gia công chế biến liên tục, hoặc chế biến lại nhằm tập trung hóa tư bản, tăng quy mô lợi nhuận và khả năng cạnh tranh. Loại mô hình này là loại đa sở hữu theo kiểu công ty cổ phần với sự góp vốn của nhiều chủ sở hữu khác nhau.

2.1.2 Liên kết mềm


Liên kết mềm là liên kết được hình thành trên cơ sở mối liên kết của các công ty của nhiều chủ sở hữu khác nhau, thuộc cùng ngành sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận độc quyền, phân chia thị trường tiêu thụ và tăng cường địa vị cạnh tranh của các công ty trong tập đoàn với các đối thủ khác ngoài tập đoàn, thông qua những hiệp ước và hợp đồng kinh tế. Các công ty thành viên ký kết hợp đồng thỏa thuận với nhau về những nguyên tắc chung trong hoạt động sản xuất kinh doanh như xác định quy mô sản xuất, quy định giá cả, thị trường tiêu thụ, hợp tác nghiên cứu và trao đổi bằng phát minh sáng chế…Về tổ chức, mô hình tập đoàn này thường có ban quản trị điều hành, phối hợp các hoạt động của tập đoàn theo một đường lối chung thống nhất, nhưng các công ty thành viên vẫn giữ nguyên tính độc lập về tổ chức sản xuất và thương mại.

2.1.3 Liên kết tài chính


Mô hình tập đoàn được hình thành do các công ty thành viên ký các hiệp định về tài chính hình thành một công ty tài chính chung gọi là Holding company. Công ty này trở thành công ty mẹ của tập đoàn kinh tế. Tuy nhiên, ngày nay các tập đoàn này cũng mở rộng sự thống nhất cả trong hoạt động sản xuất thương mại dịch vụ. Đây là hình thức phát triển cao nhất của tập đoàn kinh tế bởi sự thống nhất về tài chính và kiểm soát tài chính là cơ sở hình thành mô hình tập đoàn này.

2.2. Căn cứ theo biểu hiện của liên kết


2.2.1 Mô hình tập đoàn theo liên kết ngang


Các tập đoàn liên kết những công ty cùng ngành ví dụ như Cartel, Syndicate, Trust, Keiretsu…hay còn gọi là liên kết ngang, là sự kết hợp các công ty hoạt động trong cùng một ngành sản xuất kinh doanh, nhất là trong những ngành có mức độ


cạnh tranh cao và những doanh nghiệp có ưu thế sẽ nắm vai trò chủ đạo. Các doanh nghiệp thỏa hiệp với nhau để ấn định giá cả, chia sẻ thị trường hoặc định mức sản lượng để hạn chế cạnh tranh và tăng lợi nhuận, ở mức cao hơn các công ty sẽ mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác đang là đối thủ cạnh tranh. Tập đoàn United State Steel năm 1901 đã hợp nhất các nhà sản xuất thép của Mỹ để thâu tóm

khoảng 65% sản lượng thép của Mỹ và thống nhất hoàn toàn về giá thép, kiểm soát tuyệt đối trên thị trường ngành thép vào những năm 20 của thế kỷ trước. 6

Hiện nay, mô hình này không còn phổ biến trong các nước tư bản phát triển do nhu cầu của thị trường hết sức đa dạng, phong phú và biến đổi nhanh chóng nên mô hình này khó đem lại hiệu quả cao, nguồn vốn thì tập trung vào một ngành nên thường có rủi ro lớn. Mặt khác, mô hình này còn tạo ra sự độc quyền ngăn cản cạnh tranh nên đã bị sự ngăn cấm và hạn chế của các Chính phủ các nước.

2.2.2 Mô hình tập đoàn theo liên kết dọc


Mô hình tập đoàn theo liên kết dọc hay còn gọi là liên kết giữa các doanh nghiệp không cùng ngành là liên kết giữa các công ty trong cùng một dây chuyền công nghệ sản xuất mà ở đó mỗi công ty đảm nhận một bộ phận hoặc một số công đoạn nào đó. Trong tập đoàn này sự liên kết đa dạng ở nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng có mối liên quan chặt chẽ đến nhau. Quan hệ giữa các doanh nghiệp thành viên chủ yếu là theo quy trình công nghệ và cung ứng sản phẩm cho nhau. Sự liên kết này thường dẫn đến phát triển ngành nghề theo chiều sâu, tạo điều kiện để các tập đoàn củng cố vị trí cạnh tranh, nâng cao chất lượng quản lý, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp hiện hữu hơn.

Hiện nay, loại hình tập đoàn này vẫn còn phổ biến với tên gọi như Concern, Conglomerate, Chaebol…Các tập đoàn này chỉ phát triển và hoạt động có hiệu quả khi có đủ những điều kiện cần thiết về môi trường kinh tế, khoa học – công nghệ và trình độ quản lý, đặc biệt phải có thị trường chứng khoán phát triển, có hệ thống thông tin toàn cầu và khả năng xử lý tổng hợp những thông tin về thị trường, đầu


6 Mô hình tập đoàn kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa/ Vũ Huy Từ ch.b..- H.: Chính trị quốc gia, 2002


tư…Do vậy mô hình này chỉ có thể phát triển ở các tập đoàn về lĩnh vực sản xuất và thương mại.

2.2.3 Mô hình tập đoàn theo liên kết hỗn hợp


Đây là liên kết giữa các tập đoàn không cùng hoạt động trong một lĩnh vực kinh doanh, không có mối liên hệ với nhau về quy trình sản xuất hay cung ứng sản phẩm nhằm bổ sung lợi thế cho nhau. Trên thực tế hiện nay, ngày càng xuất hiện thêm nhiều sự kết hợp của các mô hình kinh tế với liên kết ngang và dọc, nó bao gồm nhiều thực thể kinh tế hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Từ đó, hình thành các kiểu liên kết đa ngành, đa lĩnh vực hết sức phong phú. Ngày nay, một tập đoàn kinh tế mạnh thường có cơ cấu sản xuất kinh doanh nhiều ngành nghề, kể cả các ngành không liên quan đến nhau. Có thể thấy mô hình tập đoàn này đang ngày càng được ưu chuộng và trở thành xu hướng chính hiện nay bởi nó khắc phục được những hạn chế của hai mô hình trên và vừa tận dụng được nền tảng sẵn có của các doanh nghiệp cùng ngành lại vừa mở ra cơ hội thâm nhập vào các lĩnh vực mới. Cơ cấu của nó thường gồm một ngân hàng hay một công ty tài chính lớn, một công ty thương mại và các công ty sản xuất công nghiệp.

2.3. Căn cứ theo tính chất sở hữu:


Nhiều tập đoàn tư bản lớn ngày nay có nguồn gốc từ những công ty sở hữu gia đình. Từ sở hữu của từng tư bản cá biệt chúng chuyển dần thành sở hữu của tập thể các nhà tư bản độc quyền. Nói chung chúng vẫn mang sắc thái của sở hữu tư nhân nhưng lại gắn bó rất chặt chẽ với chính phủ các nước, thông thường đại diện cho sức mạnh kinh tế của nước đó. Thứ nhất là bởi vì bản thân các nhà tư bản lớn là những đại diện cho Chính phủ tư bản. Thứ hai, sự phát triển của chúng phụ thuộc chặt chẽ vào chính sách kinh tế của các Chính phủ này như những lực lượng vật chất quan trọng, đảm bảo khả năng canh tranh và sức mạnh kinh tế của nước đó. Hiện nay, mô hình hỗn hợp dưới dạng công ty cổ phần là một mô hình được ưa chuộng vì nó đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, đồng thời nó cũng phản ánh được lợi ích của nhiều bên tham gia trong tập đoàn đó.


2.4. Căn cứ theo cơ cấu tổ chức


2.4.1 Mô hình tập đoàn theo cấu trúc hợp nhất( Unitary Structure)


Mô hình theo cấu trúc hợp nhất thường được tổ chức theo liên kết công ty mẹ - công ty con. Hình 1.1 mô tả mối liên kết trong cơ quan đầu não của tập đoàn, được tổ chức tại công ty mẹ. Đặc điểm nổi bật của mô hình hợp nhất là trung tâm điều hành quyết định các vấn đề quan trọng như chiến lược, thị trường, giá cả, sản phẩm, đối với các công ty con và với cả tập đoàn. Trung tâm điều hành có ban giám đốc và các phòng ban chức năng phụ trách từng lĩnh vực chuyên biệt như tài chính, kỹ thuật, thị trường…

Hình 1.1: Tập đoàn theo cấu trúc hợp nhất


Mô hình cấu trúc hợp nhất có tính chất tập trung quyền lực cao độ, đảm bảo tính thống nhất trong các hoạt động của cả tập đoàn nhưng hạn chế tính độc lập của các công ty con. Do tính chất tập trung quyền lực trong chỉ đạo và điều hành nên mô hình này phù hợp với các tập đoàn nhỏ, mới hình thành hoặc các công ty trong tập đoàn hoạt động trong phạm vi hẹp hoặc trong những lĩnh vực chuyên biệt. Ngày nay, rất ít các tập đoàn kinh tế tổ chức theo mô hình này bởi những hạn chế về tính linh hoạt, khả năng thích ứng trong bối cảnh biến động của thị trường cũng hạn chế vai trò của các công ty con.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2022