Các Yếu Tố Tác Động Đến Việc Quy Định Và Hoàn Thiện Pháp Luật Về Mang Thai Hộ

ra, bảo đảm đứa trẻ nhận được sự chăm sóc tốt nhất từ hai bên trong quan hệ mang thai hộ, mặt khác bảo vệ quyền lợi, sức khỏe sinh sản cho người phụ nữa mang thai hộ.

1.3. Các yếu tố tác động đến việc quy định và hoàn thiện pháp luật về mang thai hộ

1.3.1. Phong tục tập quán, đạo đức truyền thống

Phong tục tập quán trở thành một bộ phận cấu thành căn bản của truyền thống văn hóa và giá trị đạo đức, việc duy trì và phát triển phong tục tập quán là việc làm cần thiết để bảo vệ bản sắc văn hóa và chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hôi. Pháp luật chỉ thực sự phát huy được hiệu quả của nó khi được nhân dân tiếp nhận và thi hành một cách tự giác. Các nhà làm luật phải căn cứ dựa theo các giá trị truyền thống để ban hành các quy định pháp luật phù hợp với đặc điểm của dân tộc. Cơ sở đó là điều kiện khách quan giúp cho pháp luật gần với đời sống của người dân, dễ dàng được người dân chấp nhận và thực thi.

Thiên chức làm mẹ là vinh dự mà tất cả phụ nữ trên Thế giới đều hạnh phúc mong đón nhận. Sự gắn kết giữa mẹ và con trong quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày là sự thiêng liêng và đáng trân trọng. Trong cuộc sống, không có gì đáng quý và cảm động hơn tình mẫu tử. Chính vì vậy mà trước đây, việc một người mang thai và sinh con hộ người khác là điều không thể chấp nhận.

Đã có ý kiến cho rằng mang thai hộ là một hành vi vi phạm các chuẩn mực đạo đức, đi ngược lại phong tục, tập quán và truyền thống của dân tộc. Nó không chỉ là hành vi đáng lên án mà còn bị phản đối kịch liệt bởi quan niệm mang thai, sinh con là công việc của người mẹ mà không thể trao thiên chức này cho một người phụ nữ khác. Sự phản đối này là hoàn toàn hợp lý bởi lẽ mang thai và sinh con là đặc điểm riêng có ở người phụ nữ, thể hiện 21 tính đặc trưng của giống loài, trong quá trình hình thành và nuôi dưỡng thai, với tất cả tình yêu thương của người phụ nữ giành cho đứa trẻ đã hình thành nên sợi dây liên kết vô hình giữa mẹ và con. Sự liên kết này tuy vô hình nhưng thiêng liêng và ý nghĩa.Tuy vậy nhưng tạo hóa không phải lúc nào cũng công bằng với tất cả. Có những người phụ nữ không có khả năng làm mang thai và sinh con, họ chỉ có thể trông cậy vào các biện pháp hỗ trợ sinh sản và bước cuối là nhờ tới sự giúp đỡ của người

phụ nữ khác (ở đây không bàn tới trường hợp người phụ nữ vô sinh nhưng không có nhu cầu nhờ mang thai hộ). Dù rằng nhờ người khác mang thai hộ đi ngược lại với những thói quen và quan niệm văn hóa của người Việt nhưng trong trường hợp này là vì mục đích nhân đạo cao cả nên dễ dàng được người dân chấp nhận. Nhưng không đồng nghĩa với việc tất cả các quốc gia đều đồng thuận.Nhiều dân tộc trên Thế giới coi đây là việc làm trái đạo đức và đáng bị lên án.

Như vậy, sự chấp nhận, ủng hộ hay phản đối của người dân về vấn đề mang thai hộ là cơ sở để pháp luật hoàn thiện. Nếu pháp luật hợp lòng dân, đem lại lợi ích và thỏa mãn tư duy của nhân dân thì việc thực hiện pháp luật sẽ được diễn ra một cách tự giác. Vì vậy, trong việc xây dựng pháp luật về mang thai hộ cần phải nắm bắt được tinh thần và quan điểm chung của xã hội khi ban hành các quy định.

1.3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng.Các điều kiện kinh tế là cơ sở hạ tầng. Trong mối quan hệ biện chứng thì cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, do 22 vậy, nội dung của pháp luật là do các quan hệ kinh tế - xã hội quyết định. “Sự thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội sớm hay muộn cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi của pháp luật để phù hợp. Pháp luật luôn phản ánh trình độ phát triển kinh tế, nó không thể thấp hơn hay cao hơn trình độ phát triển của kinh tế”[7]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Muốn pháp luật phát huy được hiệu quả, pháp luật phải phù hợp với những điều kiện cụ thể của xã hội ở thời điểm tồn tại của nó, nghĩa là pháp luật phải phản ánh đúng những nhu cầu khách quan của xã hội. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, kinh tế và xã hội phát triển làm xuất hiện ngày càng nhiều hơn các các nhu cầu mới trong đó có nhu cầu về mang thai hộ. Sở dĩ nhu cầu mang thai hộ nhiều do tỷ lệ vô sinh của người phụ nữ ở nước ta ngày càng cao. Bên cạnh đó, xã hội ngày càng hiện đại, kinh tế ngày càng phát triển đã góp phần làm tăng mức sống, mức thu nhập của người dân, nhiều người có cơ hội tiếp cận với kỹ thuật mang thai hộ vì chi phí của việc mang thai hộ là rất cao. Như vậy, chính sự đặc trưng và phổ biến của việc mang thai hộ đã đòi hỏi pháp luật cần nhanh chóng xây dựng các quy định về mang thai hộ để điều chỉnh quan hệ xã hội liên quan đến vấn đề này nhằm hạn chế những hiện tượng tiêu cực xảy ra trong thực tiễn cuộc sống.

1.3.3. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật

Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay - 3

Sau khi Luật được ban hành, Luật phải được thi hành. Pháp luật muốn thi hành được đòi hỏi phải có các yếu tố đảm bảo "hiện thực hóa" các quy định đó trong

cuộc sống. Việc xây dựng pháp luật mang thai hộ trong giai đoạn hiện nay là phù hợp nhờ vào những thành tựu phát triển của khoa học kỹ thuật đặc biệt trong lĩnh vực y học. Quá trình mang thai hộ buộc phải có sự tham gia của các cơ sở y tế để tiến hành các kỹ thuật đối với người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ, đây là những kỹ thuật khó, đòi hỏi trình độ cao. Do đó, dù pháp luật cho phép mang thai hộ nhưng nếu khoa học học kỹ thuật về lĩnh vực y học không phát triển cũng không đủ điều kiện để thực hiện việc mang thai hộ trong thực tế.

Với những thành tựu kỹ thuật y tế về mang thai hộ của Việt Nam hiện nay được giới chuyên gia nước ngoài đánh giá cao về sự tiến bộ và phát triển, đáp ứng được các yêu cầu khoa học và chuyên môn. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng những quy định pháp luật về mang thai hộ tại Việt Nam. Nó không chỉ là nền tảng khoa học để đưa ra khái niệm pháp lý liên quan mang thai hộ mà còn là cơ sở thực tiễn để đưa ra những quy định về mang thai hộ có tính khả thi, hiệu quả cao khi áp dụng vào thực tế. Do vậy, khi xây dựng các quy định pháp luật về mang thai hộ, chúng ta không chỉ dựa trên nền tảng yếu tố phong tục tập quán, tinh thần nhân đạo, điều kiện kinh tế xã hội mà còn dựa trên những thành tựu cũng như định hướng phát triển của khoa học kỹ thuật để nâng cao tính thực tiễn, tính khả thi cũng như hiệu quả lâu dài của quy định pháp luật. [6, tr20-23]

1.4. Pháp luật về mang thai hộ ở một số nước trên thế giới

Theo phân tích điều tra về mang thai hộ thì trong tổng số 105 quốc gia được thăm dò chỉ 71(68%) quốc gia trả lời câu hỏi về mang thai hộ. Hầu hết các quốc gia không trả lời về thụ tinh trong ống nghiệm để mang thai hộ là vì lý do tôn giáo. Trong số 71 quốc gia trả lời thì 15 (21%) quốc gia cho phép thụ tinh trong ống nghiệm để mang thai hộ và được quy định trong luật, 13 (23%) quốc gia có chủ trương, 30 (42%) quốc gia không cho phép và 10 (14%) quốc gia không đề cập đến thụ tinh trong ống nghiệm để mang thai hộ. 17 trong tổng số 71 quốc gia (24%) việc thụ tinh trong ống nghiệm để mang thai hộ được thực hiện, nhưng trong đó có 9 quốc gia không có quy chế hoặc hướng dẫn về vấn đề này. (LV KSoat MTH)

Các nước khác nhau có những quy định khác nhau về vấn đề mang thai hộ. Có quốc gia thừa nhận, và đã luật hóa mang thai hộ nhưng có quy định điều kiện chặt chẽ, có quốc gia không thừa nhận nhưng cũng không cho phép; có nhiều quốc gia cấm hoàn toàn… Sở dĩ có sự khác nhau này là do: truyền thống,

phong tục, tập quán, chế độ xã hội cũng như vấn đề quản lý công dân, dư luận xã hội, trình độ khoa học kỹ thuật ở các nước là khác nhau.

1.4.1. Nhóm các nước đã hợp thức hóa mang thai hộ

Các quốc gia đã hợp pháp hóa việc mang thai hộ được chia ra làm hai nhóm nước: Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại. Đối với các quốc gia thuộc nhóm vì mục đích nhân đạo, chẳng hạn như Anh, Hy Lạp, Hunggari, Hà Lan, Bỉ, Canada, Australia, Nam Phi,… các thỏa thuận mang thai hộ chủ yếu được tiến hành trên cơ sở tự nguyện. Ở những quốc gia này, mang thai hộ được người dân quan tâm và ủng hộ bởi mang thai hộ ngoài việc giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn thỏa mong ước có con còn góp phần đảm bảo quyền làm mẹ chính đáng của phụ nữ.

Ở Anh, việc mang thai hộ bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản và cả việc quảng cáo đề tìm người mang thai hộ đều được phép theo luật về thụ tinh nhân đạo từ năm 1994. Theo đó, Luât thừa nhận tính hợp pháp của việc hcuyeenr quyền làm cha mẹ từ người nhận đẻ thuê sang người thuê đẻ và việc xác định quan hệ cha mẹ con được thiết lập dựa trên quyết định của tòa án sau khi đứa trẻ ra đời theo yêu cầu của cặp vợ chồng đã thuê đẻ. Luật này cũng quy định cho người mẹ đẻ thuê có quyền phản đối việc xác định quan hệ cha mẹ con này trong thời hạn 6 tuần. Luật Hình sự Anh nghiêm cấm việc trả tiền cho người môi giới đối với việc mang thai hộ. [1, tr14]. Tại Anh, trừ phi được tòa án yêu cầu, người nhờ mang thai hộ không được phép chi trả bất kỳ khoản tiền nào đối với người mang thai vượt quá “các chi phí hợp lý” trong quá trình thai kỳ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có cách giải thích cụ thể nào về “các khoản chi phí hợp lý” này có tính xác thực như thế nào. Theo luật pháp Anh, mọi khoản chi trả của người mẹ phục vụ cho quá trình mang thai đều được xem là “chi phí hợp lý”.

Pháp luật Hungari quy định biện pháp mang thai hộ chỉ được thực hiện giữa các thành viên trong gia đình.

Tại Israel, Luật về mang thai hộ quy định biện pháp hỗ trợ sinh sản chỉ dành cho các cặp vợ chồng đã đăng ký kết hôn. Người phụ nữ nhận mang thai hộ có thể là người độc thân hoặc đã li hôn hay góa phụ và không thể là nguồ mẹ sinh học của đứa trẻ được sinh ra từ việc mang thai hộ. [1, tr14]

Nhìn chung, quy định pháp luật về mang thai hộ của các quốc gia này cũng có những nội dung tương đồng và phù hợp với thực tế của xã hội.

Chính phủ các nước này phải lập ra các ủy ban đạo đức độc lập để xét duyệt các đơn xin mang thai hộ trên nguyên tắc thẩm tra từng trường hợp một. Pháp luật các nước nói trên không thừa nhận tính hợp pháp của các thỏa thuận mang thai hộ có trả tiền công. Các đối tượng được phép mang thai cũng chỉ được giới hạn trong những tiêu chuẩn nhất định, trong đó người mang thai hộ phải được xét lý lịch. [14]

Hiện đã có một số quốc gia cho phép công dân nước mình mang thai hộ vì mục đích thương mại. Những quốc gia nổi bật trong danh sách này có thể kể đến Ấn Độ, Ukraine hay Thái Lan. Luật pháp các nước này thường không bắt buộc cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ phải là công dân của nước đó. Thậm chí một số nước chỉ đơn giản hợp pháp hóa mang thai hộ vì mục đích lợi nhuận chứ không xây dựng hoặc chưa hoàn thiện các văn bản luật để kiểm soát và hướng dẫn hoạt động này. Đối với nhóm nước này, thị trường chợ đen và nạn lạm dụng cơ thể phụ nữ để sinh lời vẫn là một mối lo ngại lớn.

1.4.2. Nhóm các nước chưa hợp thức hóa mang thai hộ

Việc hợp pháp hóa mang thai hộ hay không tùy thuộc vào bản chất của nhà nước và các điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội của mỗi quốc gia. Các quốc gia hiện nay chưa cho phép mang thai hộ chủ yếu do những lý do sau đây: vì vấn đề nhân đạo liên quan đến tình cảm mẹ con giữa người mang thai và cháu bé, vì sự bóc lột tàn nhẫn sức khỏe của người mang thai hộ nhất là những phụ nữ nghèo khó ở các quốc gia nghèo, đang phát triển; lo ngại về vấn nạn buôn bán trẻ em…Đặc biệt các nước này lo ngại với việc cho phép mang thai hộ sẽ dẫn đến việc khuyến khích người dân thực hiện việc mang thai hộ vì những lý do như nghề nghiệp, thẩm mỹ…

Tại một số quốc gia có nền y tế và pháp luật tiến bộ như Thụy Điển, Tây Ban Nha, Pháp hay Đức,… việc mang thai hộ là bất hợp pháp. Năm 1991, tòa án tối cao Pháp tuyên bố: “Cơ thể con người là không phải để cho mượn, cho mướn hay để bán đi”. Quyết định này cấm tuyệt đối mọi hình thức mang thai hộ dẫu là tự nguyện hay được thương mại hóa. Mọi trường hợp bị phát hiện sẽ phải hầu tòa, thậm chí bị buộc tội hình sự.

Tại tỉnh Quebec, Canada cấm tất cả các thỏa thuận "mang thai hộ". Bộ luật Dân sự Quebec làm cho tất cả các hợp đồng "mang thai hộ", cho dù thương mại hay nhân đạo, đều không thể thực thi. Điều 541, Bộ luật dân sự của Quebec năm

1991 quy định: "bất kỳ thỏa thuận nào, theo đó một người phụ nữ cam kết sinh sản hoặc mang theo một đứa trẻ cho một người khác là hoàn toàn vô giá trị"

Tại Cộng hòa Liên bang Đức, pháp luật quy định cấm việc mang thai hộ dưới mọi hình thức với quan điểm, việc làm này vi phạm nhân phẩm con người. Vì vậy, để phù hợp với Hiến pháp, Cộng hòa Liên Bang Đức đã ban hành Đạo luật về bảo vệ phôi thai và thích ứng Đạo luật môi giới con nuôi. Việc mang thai hộ vi phạm nhân phẩm của cả đứa trẻ và người mẹ. Đứa trẻ bị coi là đối tượng của hợp đồng và bị biến thành hàng hóa; còn người mẹ “mang thai hộ” được coi là dã tự biến mình trở thành người “cho thuê tử cung”. Qua thực tiễn xét xử ở đây, quyền được có cong không được công nhận là quyền cơ bản vì cho rằng không ai có thể đòi quyền có con. Trong trường hợp vi phạm các quy định cấm của pháp luật, các bác sĩ và người môi giới tham gia vào việc này sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

Hiện nay, ở Cộng hòa Liên bang Đức đang diên ra tranh luận nên vẫn tiếp tục cấm các việc liên quan đến mang thai hộ hay cần phải thay đổi quan điểm, nhận thức về mang thai hộ và trong chừng mực nhất định, pháp luật phải quy định cho phép mang thai hộ để phù hợp với thực tiễn của xã hội như nhiều quốc gia đã ghi nhận. [1, tr13]

Như vậy, có thể thấy, các nước khác nhau có những quy định khác nhau về vấn đề mang thai hộ. Có quốc gia thừa nhận, đã luật hóa mang thai hộ theo cả mục đích nhân đạo hay vì mục đích thương mại, có quốc gia không thừa nhận nhưng cũng không cho phép; có nhiều quốc gia cấm hoàn toàn,… Sở dĩ có sự khác nhau này là do: truyền thống, phong tục tục quán; chế độ xã hội cũng như trình độ khoa học kỹ thuật ở các nước là khác nhau. Việc thừa nhận mang thai hộ cũng như quy định như thế nào về pháp luật mang thai hộ tại Việt Nam không chỉ dựa trên những yếu tố “nội địa” của quốc gia cũng cần dựa trên những kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, nhằm nâng cao tính khả thi, hiệu quả của pháp luật về mang thai hộ tại Việt Nam.

1.5. Vai trò, ý nghĩa của pháp luật về mang thai hộ

1.5.1. Vai trò của pháp luật về mang thai hộ

Trong cuộc sống hôn nhân hiện nay, có rất nhiều cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn. Theo các chuyên gia y tế và dân số, với nhiều lí do khác nhau mà tỉ lệ các cặp vợ chồng (đang ở độ tuổi sinh đẻ) bị vô sinh (không thể có con tự nhiên với nhau) ngày càng gia tăng trong số các cặp vợ chồng ở độ tuổi sinh đẻ. Nguyên do

là do cơ địa mỗi người hoặc cũng có thể do các yếu tố bên ngoài như điều kiện sinh hoạt, thực phẩm ăn hàng ngày,… Sự khao khát có một đứa con huyết thống để chăm sóc và nuôi dưỡng của họ rất lớn, chính vì thế mà các phương pháp hỗ trợ sinh sản xuất hiện, trong đó có cả mang thai hộ. Tuy nhiên, đi theo đó là vô vàn các hệ quả pháp lý, những rắc rối cho cả bên nhờ mang thai và bên mang thai cũng như cho cả chính quyền. Sự tham gia của pháp luật điều chỉnh vấn đề này đã mở ra những cơ hội cho các cặp vợ chồng vô sinh được hiện thực hóa ước mơ làm cha, làm mẹ - một trong những nhu cầu chính đáng của con người.

Trên thế giới, không phải quốc gia nào cũng pháp luật hóa vấn đề này. Tuy nhiên điều đó vẫn diễn ra dù có được pháp luật công nhận hay không do “có cầu thì sẽ có cung” và mục đích hướng tới cuối cùng là một bên có con và một bên có tiền. Nếu pháp luật không có quy định thì do nhu cầu, một số cặp vợ chồng vẫn thực hiện việc này, dẫn đến quyền lợi, sức khỏe và kể cả tính mạng của phụ nữ, trẻ em không được bảo đảm, tranh chấp có thể phát sinh. Việc quy định về quyền mang thai hộ (dù là vì mục đích thương mại hay vì mục đích nhân đạo) thì vẫn đảm bảo sự kiểm soát của pháp luật. Cụ thể, pháp luật quy định về điều kiện mà các bên phải đáp ứng, nếu không thực hiện đủ các điều kiện đó thì sẽ không được phép mang thai hộ, hoặc các bên vi phạm sẽ không được thực hiện tiếp các bước tiếp theo để tiến hành mang thai hộ. Các điều kiện này cần có sự tham gia của các cơ sở y tế, các cơ quan quản lý Nhà nước, đảm bảo chặt chẽ về thủ tục pháp lý và quyền lợi cho các bên. Về cơ chế, nội dung mà pháp luật kiểm soát là quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào mang thai hộ và chế tài xử lý khi xảy ra vi phạm hoặc tranh chấp.

Như vậy, pháp luật sẽ bảo hộ cho các bên để thực hiện quyền mang thai hộ. Và dựa vào pháp luật, các chủ thể trong quan hệ này được đảm bảo về quyền và lợi ích trong khi mang thai hộ “chui” không có căn cứ gì để bảo vệ cho tương lai của họ và đứa trẻ khi sinh ra.

Thực tế, đã có nhiều trường hợp thỏa thuận mang thai hộ được thực hiện qua trung gian môi giới hoặc giữa 2 bên với nhau mà không theo thủ tục pháp luật đã dẫn đến việc bên nhờ mang thai bỏ rơi không nhận con, hoặc bên mang thai hộ không giao con,… Câu chuyện về bé trai mắc bện Down bị cha mẹ người Úc bỏ rơi khi nhờ mang thai hộ đã lên tiếng chuông cảnh tỉnh cho pháp luật các nước về sự cần thiết của quy định về mang thai hộ.

Câu chuyện thương tâm này xảy ra ở Thái Lan và đang là để tài được cả thế giới nói đến. Một cặp vợ chồng người Australia đã phải sử dụng phương pháp mang thai hộ bởi họ không thể thụ thai một cách tự nhiên. Họ nhờ một phụ nữ Thái có thể là Pattaramon Chanbua mang thai hộ với giá 15,000 đô la Mỹ. Người phụ nữ này sinh đôi, một trai một gái, bé gái khỏe mạnh thì được cha mẹ Úc đem về nuôi, bé trai mang bệnh Down thì bị bỏ lại.

Không những bị bệnh down, cậu bé không may hiện đã được 6 tháng tuổi có tên là Gammy này còn bị các chứng bệnh hiểm nghèo khác, như bệnh tim bẩm sinh, nhiễm trùng phổi, và đang điều trị ở một bệnh viện, bà mẹ không có tiền để lo cho con. Gia đình người mẹ “đẻ thuê” này đang liên tiếng nhờ đến các nhà hảo tâm trên Thế giới giúp đỡ mình về kinh tế để có thể tiếp tục cưu mang đứa trẻ tội nghiệp này.[12]

Sau vụ việc xảy ra này, Thái Lan cũng đã phải xem xét và sửa đổi lại quy định về mang thai hộ nghiêm ngặt hơn.

Trên đây chỉ là 1 ví dụ điển hình cho việc mang thai hộ “chui” và những hậu quả pháp lý khó lường trước trong thực tiễn xã hội. Có rất nhiều trường hợp mà các bên chủ thể tham gia phải “đau đầu” do chính vòng luẩn quẩn mà mình tạo ra. Sở dĩ xảy ra như vậy là do không có sự kiểm soát của pháp luật cùng những hợp đồng không rõ ràng, minh bạch, có nhiều điều khoản gây bất lợi cho bên nhờ mang thai hộ hoặc bên mang thai hộ (Chủ yếu là bên mang thai hộ vì đối tượng ở đây là những người nghèo, dân trí thấp, cần tiền). Bên nhờ mang thai hộ dễ rũ bỏ trách nhiệm của mình và bên mang thai hộ có thể không được nhận thù lao và sự chăm sóc thai sản cần có,…Tất cả những điều đó đều khiến cho các bên luôn có thể ở trong trạng thái bị động, yếu thế nếu bên còn lại làm gì đó đi ngược lại với thỏa thuận ban đầu; và thiệt thòi nhất ở đây có lẽ là đứa trẻ được sinh ra từ phương pháp này. Một số nước không công nhận mang thai hộ nên những đứa trẻ sinh ra dưới dạng “đẻ thuê” không được “minh bạch” về khai sinh, kéo theo đó là những hệ quả pháp lý về chăm sóc, sự bảo vệ, quyền và nghĩa vụ của chúng sau này.

mang thai hộ, bên mang thai hộ và thai nhi; đảm bảo xác định được quan hệ cha,

Vì vậy, việc ban hành các quy định pháp luật về mang thai hộ có ý nghĩa rất lớn. Sự tham gia của pháp luật vào quan hệ này là phương tiện cần thiết để các bên chủ thể thực hiện nhu cầu và quyền được mang thai hộ của mình dưới sự kiểm soát của Nhà nước; là hành lang pháp lý, bảo vệ được quyền của bên nhờ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/02/2023