Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


NGUYỄN THỊ NHẬT HUỆ


HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC

MANG THAI HỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-L


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

HÀ NỘI – 2019

LỜI CAM ĐOAN

Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay - 1


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả


Nguyễn Thị Nhật Huệ

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Phan Thị Lan Phương, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi cũng sinh gửi lời càm ơn chân thành tới các thầy cô giáo tại Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, cảm ơn gia đình và bạn bè đã bên cạnh động viên tôi trong quá trình tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp

Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu hoàn thiện nhưng luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn.

Tác giả


Nguyễn Thị Nhật Huệ

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

LỜI CẢM ƠN 3

MỞ ĐẦU 6

I. Tính cấp thiết của đề tài 6

II. Tình hình nghiên cứu đề tài 7

III. Đối tượng nghiên cứu: 8

IV. Mục đích nghiên cứu: 8

V. Phương pháp nghiên cứu 8

VI. Ý nghĩa khoa học của đề tài 9

VII. Kết cấu khóa luận: 9

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MANG THAI HỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 10

1.1. Khái niệm và đặc điểm pháp luật về mang thai hộ 10

1.1.1. Khái niệm mang thai hộ 10

1.1.2. Đặc điểm pháp luật về mang thai hộ 12

1.2. Nội dung của pháp luật về mang thai hộ 16

1.2.1. Pháp luật về mang thai hộ quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong việc thực hành, kiểm soát mang thai hộ 16

1.2.2. Pháp luật quyđịnh quyền và nghĩa vụ của mỗi bên khi tham gia quan hệ mang thai hộ 16

1.3. Các yếu tố tác động đến việc quyđịnh và hoàn thiện pháp luật về mang thai hộ 17

1.3.1. Phong tục tập quán, đạo đức truyền thống 17

1.3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 18

1.3.3. Sự phát triển của khoa học kỹthuật 18

1.4. Pháp luật về mang thai hộ ởmột số nước trên thế giới 19

1.4.1. Nhóm các nước đã hợp thức hóa mang thai hộ 20

1.4.2. Nhóm các nước chưa hợp thức hóa mang thai hộ 21

1.5. Vai trò, ý nghĩa của pháp luật về mang thai hộ 22

1.5.1. Vai trò của pháp luật về mang thai hộ 22

1.5.2. Ý nghĩa của pháp luật về mang thai hộ 25

1.6. Các tiêu chí hoàn thiện pháp luật về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 26

1.6.1. Hoàn thiện pháp luật để bảo đảm về quyền cho các bên tham gia 26

1.6.2. Hoàn thiện pháp luật để phù hợp với truyền thống đạo đức 29

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ MANG THAI HỘ Ở VIỆT NAM 33

2.1. Thực trạng pháp luật vềmang thai hộ 33

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về mang thai hộ ở Việt Nam 33

2.2.2. Những hạn chế của các quy định pháp luật về mang thai hộ ở Việt Nam 50

2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về mang thai hộ 56

2.2.1. Những kết quả đạt được trong lĩnh vực mang thai hộ 56

2.1. Nguyên nhân của những hạn chế 60

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ MANG THAI HỘ Ở VIỆT NAM 64

3.2. Hoàn thiện các quyđịnh pháp luật về mang thai hộ 64

3.1.1. Hoàn thiện một số các quyđịnh pháp luật Hôn nhân và Gia đình về mang thai hộ 64

3.1.2. Hoàn thiện các quyđịnh pháp luật Dân sự về mang thai hộ 69

3.1.3. Hoàn thiện các quyđịnh pháp luật Hình sự về mang thai hộ 69

3.2. Một số giải pháp khác để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về mang thai hộ 70

KẾT LUẬN 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

MỞ ĐẦU

I. Tính cấp thiết của đề tài:

Tổ chức Y tế thế giới (WTO) dự báo: Vô sinh và hiếm muộn là vấn đề nguy hiểm thứ 3, chỉ đứng sau ung thư và bệnh tim mạch ở thế kỷ 21 và căn bệnh này dần trở nên phổ biến ở các nước Châu Á trong đó có Việt Nam. Ước muốn có được những đứa con là nguyện vọng rất chính đáng của những cặp vợ chồng hiếm muộn. Vì thế, đã có nhiều biện pháp hỗ trợ cho quá trình mang thai ra đời, từ phương pháp thụ tinh ống nghiệm cho đến việc mang thai hộ hay đẻ thuê đã gây ra những tranh cãi phức tạp.

Ở Việt Nam, hằng năm có khoảng 500-700 cặp vợ chồng cần sử dụng các biện pháp y tế hỗ trợ để có con, tỷ lệ vô sinh hiếm muộn ngày càng nhiều. Trước khi Luật hôn nhân và gia đình 2014 sửa đổi và bổ sung có hiệu lực thì mang thai hộ là vấn đề bị pháp luật cấm. Tuy nhiên, do nhu cầu của các cặp vợ chồng khao khát có con nên đã xuất hiện những bên “cung”, là những đường dây cung cấp dịch vụ mang thai hộ ngầm ngoài thị trường nhằm mang mục đích thương mại. Vì thế, đi kèm theo đó là phát sinh rất nhiều vấn đề liên quan đến cả 2 bên về pháp lý và hợp đồng, gây khó khăn cho cơ quan chức năng có trách nhiệm xử lý. Trước tình hình đó, những quy định pháp luật điều chỉnh về mang thai hộ đã được Quốc Hội thông qua, điều chỉnh và bổ sung trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 .Đi kèm đó là những văn bản, nghị định hướng dẫn thi hành để đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể có liên quan. Việc quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là 1 bước tiến rất mạnh và tiến bộ của pháp luật Việt Nam, đáp ứng vấn đề chính đáng của các cặp vợ chồng hiếm muộn, giúp duy trì hạnh phúc gia đình bởi đã có nhiều trường hợp “ngang trái” với những hành vi “ông ăn chả, bà ăn nem” bên ngoài quan hệ hôn nhân hợp pháp để có con nối dõi. Việc quy định pháp luật như vậy đã tránh sự lạm dụng của các trường hợp vì mục đích thương mại như “đẻ thuê” hay lạm dụng tình dục, lợi dụng việc “đẻ thuê” để cưỡng đoạt tài sản,… Với những đổi mới về pháp luật cho thấy sự thay đổi nhận thức của các nhà làm luật Việt Nam khi quan tâm nhiều hơn đến vấn đề gia đình, thể hiện xu hướng hòa nhập quốc tế về khía cạnh mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Việc xác định quan hệ trong gia đình có ý nghĩa rất lớn đối với duy trì xã hội ổn định.

Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều vấn đề pháp lý liên quan khá phức tạp về việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn khi mà đi sâu vào cuộc sống, pháp luật đã thể hiện

nhiều sự bất cập, gây khó khăn cho những cặp vợ chồng vô sinh muốn có con với lí do chính đáng như việc quy định về điều kiện về người mang thai hộ và người nhận mang thai hộ, xác định quan hệ cha mẹ con,…và hơn nữa là dù đã quy định nhưng vấn đề mang thai hộ vì mục đích thương mại vẫn còn tồn tại do chế tài xử lý chưa thật sự thắt chặt. Điều đó thể hiện những quy định pháp luật chưa đi sát và giải quyết gốc rễ các vấn đề liên quan trong khi tình hình xã hội càng ngày càng phát triển và nảy sinh nhiều trường hợp “khó xử lý”. Do đó luôn cần hoàn thiện pháp luật để có thể theo kịp được sự phát triển của xã hội trong vấn đề về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Em nhận thấy việc nghiên cứu tổng quan về quản lý thực hiện cũng như thực trạng và thực thi pháp luật để tìm ra và đề xuất những giải pháp để hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới là rất cần thiết.Chính vì thế, em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay” nhằm nghiên cứu cụ thể và rõ ràng hơn về vấn đề này.

II. Tình hình nghiên cứu đề tài:

Mang thai hộ là một vấn đề rất mới trong quy định pháp luật Việt Nam, cụ thể hơn là pháp luật về Hôn nhân và Gia đình. Sở dĩ như vậy là do trước đây, pháp luật nước ta nghiêm cấm hành vi này vì cho rằng đó là vi phạm đạo đức và xâm phạm quan hệ giữa cha mẹ con, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện thiên chức của mỗi người. Tuy vậy, trước tình hình xã hội, chúng ta đã có cái nhìn khác và đã đề cập đến vấn đề dưới hình thức các văn bản quy phạm pháp luật, thể hiện sự kiểm soát của Nhà nước và cũng là mở ra con đường sang hơn cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn.

Qua tìm hiểu thực tế, em thấy đây là 1 vấn đề có tính lý luận và áp dụng thực tiễn cao. Sau khi luật Hôn nhân và gia đình 2014 được Quốc Hội thông qua và có hiệu lực, đã có nhiều bài viết nghiên cứu của nhiều tác giả đề cập đến vấn đề này như: Nguyễn Thị Hương, “Một số vấn đề pháp luật về mang thai hộ”, khoa dân sự, trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh; Nguyễn Văn Cừ (2016), “Pháp luật về MTH ở Việt Nam” , Tạp chí Luật học số 06/2016; Nguyễn Văn Lâm, “Bàn về mang thai hộ theo quy định pháp luật Việt Nam, tạp chí Kiểm sát 04/2016; Nguyễn Thị Lan, “Mang thai hộ và những vấn đề phát sinh”, tạp chí Luật học số 04/2015….Hay là những luận văn nghiên cứu như: Luận văn thạc sĩ “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về mang thai hộ” - Bùi Thị Hoa, 2014; Luận văn thạc sĩ “Pháp luật kiểm soát mang thai hộ ở Việt Nam” – Trần Thị Thu Hằng, 2018; Luận văn thạc sĩ “Hợp đồng mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam” – Nguyễn

Thị Phượng, 2019,… Cùng nhiều tác phẩm nghiên cứu, bài viết của các tác giả khác có liên quan đến vấn đề này.

Những công trình nghiên cứu nêu bên trên đã phân thích, đánh giá và có những kiến nghị để nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý và thực hiện quy định pháp luật về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo nhiều khía cạnh. Mặc dù vậy, đề tài về mang thai hộ vẫn không mất đi tính thời sự của nó và còn ẩn chứa nhiều bất cập khi đưa vào áp dụng thực tiễn. Chính vì thế bài khóa luận này em sẽ cố gắng nghiên cứu một cách hệ thống về thực trạng của vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của pháp luật Việt Nam. Để từ đó có cái nhìn khách quan hơn, chỉ ra những ưu điểm và những điểm còn hạn chế của pháp luật. Dựa theo đó kiến nghị sửa đổi những bất cập và đóng góp xây dựng hoàn thiện pháp luật để các chủ thể trong quan hệ mang thai hộ được đảm bảo tuyệt đối về quyền và nghĩa vụ, ngăn chặn hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại xảy ra gây rào cản về pháp luật.

III. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn “Hoàn thiện pháp luật mang thai hộ ở Việt Nam” tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề mang thai hộ để từ đó chỉ ra các điểm bất cập và hoàn thiện pháp luật.

Nội dung nghiên cứu đề tài bao gồm nhiều vấn đề khac nhau, song do giới hạn của luận văn, tác giả xin phép chỉ đi sâu vào những vấn đề cơ bản nhất thuộc nội dung đề tài như khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa, các tiêu chí hoàn thiện, các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều chỉnh pháp luật quốc gia về mang thai hộ đến việc tìm hiểu pháp luật mang thai hộ ở một số quốc gia; thực trạng pháp luật và những nguyên nhân, hạn chế đề từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về mang thai hộ.

IV. Mục đích nghiên cứu:

Khóa luận nghiên cứu những khía cạnh pháp lý cơ bản về lý luận của mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, những quy định của pháp luật hiện hành đối với vấn đề này nhằm tiếp cận cụ thể và rõ ràng hơn. Đồng thời, có sự khái quát, khách quan, toàn diện hơn, góp phần hoàn thiện quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo nói riêng và Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 nói chung.

V. Phương pháp nghiên cứu

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/02/2023