Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay - 6

- Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định này;

- Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào;

- Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận;

- Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

- Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định này và đã từng sinh con;

- Bản xác nhận của Ủy Ban Nhân Dân cấp xã hoặc người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích cùng hàng trên cơ sở các giấy tờ hộ tịch có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các giấy tờ này;

- Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ.

- Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ sản khoa;

- Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên;

- Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

- Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo quy định.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ sở được cho phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ phải có kế hoạch điều trị để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ. Trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật này thì phải trả lời bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do.

Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay - 6

Nội dung của thỏa thuận mang thai hộ:

Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên, được thành lập thành văn bản và phải được công chứng theo quy định của pháp luật3.

Nội dung cơ bản của văn bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đao, bảo gồm:

-Thông tin đầy đủ về bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo các điều kiện có liên quan quy định tại Điều 95 Luật HNGĐ ( các điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo);

- Cam kết thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 97 (Đối với người mang thai hộ) và Điều 98 (Đối với người nhờ mang thai hộ) của Luật HNGĐ;

- Việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa, hỗ trợ để đảm bảo sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con, việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp con chưa được giao cho bên nhờ mang thai hộ và các quyền, nghĩa vụ khác có liên quan;

- Trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theo thỏa thuận4. [4, tr58]

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc mang thai hộ

Luật HNGĐ quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc mang thai hộ bao gồm các quyền và nghĩa vụ giữa họ đối với nhau, quyền và nghĩa vụ của họ đối với đứa con sinh ra từ việc mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của đứa con sinh ra từ việc mang thai hộ với các thành viên trong gia đình người nhờ mang thai hộ, quyền được hưởng chính sách phúc lợi xã hội của các bên, quyền được khởi kiện giải quyết tranh chấp về mang thai hộ,..

a) Quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ:

Trước hết, người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ và phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.

Thứ hai, người mang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sang lọc để phát hiện, điều trị các bấ thường, dị tật của bào thai theo quy định của Bộ y tế.


3 Xem: Khoản 1 điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

4Xem: Khoản 1 điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Thứ ba, người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày. Việc sinh con do mang thai hộ không tính vào số con theo chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Thứ tư, bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ, thực hiện hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Trong trường hợp vì lí do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai và việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hơp với quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Thứ năm, trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con5.

b) Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ:

Bên nhờ mang thai hộ có nghĩa vụ phải chi trả các chi phí thưc tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ y tế.

Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng cho con theo quy định về cấp dưỡng của Luật HNGĐ và bị xử lí theo quy định của pháp luật có liên quan; nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì cần phải bồi dưỡng kịp thời và đầy đủ. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết thì con được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật Dân sự về thừa kế đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ.

Giữa con sinh ra từ việc mang thai hộ với các thành viên khác của bên nhờ mang thai hộ có các quyền, nghĩa vu theo quy định của Luật HNGĐ, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan.

Người mang thai hộ có nghĩa vụ phải giao con cho cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ theo đúng như cam kết giữa hai bên ghi nhận trong thỏa thuận. Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu tòa án buộc bên mang thai hộ giao con6.

c) Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:

Trong cuộc sống, việc người phụ nữ sinh con làm cơ sở phát sinh mối quan hệ giữa cha mẹ và con. Quan hệ cha mẹ con không phụ thuộc vào hôn nhân của cha mẹ có hợp pháp hay không mà phụ thuộc vào sự kết hợp giữa trứng của người phụ nữ và tinh trùng của người đàn ông tạo ra phôi là đứa con mang gen di truyền của cả hai người. Nhà nước và pháp luật quy định nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con vì đó là cơ sở nhằm xác thực mối quan hệ cha mẹ con, từ đó mới phát sinh các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản trong mối quan hệ này theo quy định của pháp luật.

Xét về mặt y học, mang thai hộ được hiểu là dùng biện pháp kỹ thuật lấy trứng của vợ và tinh trùng của chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của một người phụ nữ khác để nhờ người này mang thai hộ do tử cung của người vợ không thể mang thai. Với các tiến bộ trong lĩnh vực sinh sản, chức năng làm mẹ sinh học hoàn toàn có thể được phối hợp giữa người mẹ chính thức - là người cung cấp trứng và người mẹ mang thai hộ - là người phụ nữ mang phôi thai từ trứng của người vợ đã được thụ tinh với tinh trùng của người chồng. Vì thế, xét về mặt sinh học thì người mang thai hộ hoàn toàn không phải là mẹ của đứa bé, mà chỉ là người giúp cho phôi thai phát triển rồi khi đủ ngày đủ tháng, đứa trẻ đó ra đời mà thôi.

Hiện nay, để xác định được mối quan hệ cha, mẹ và con, người ta thường sử dụng kỹ thuật khoa học mới nhất là xét nghiệm ADN xem có sự trung khớp hay không, đây là biện pháp xét nghiệm trên bộ gen di truyền cho kết quả chính xác đến 99,9% và biện pháp này cũng đã được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam. Trong trường hợp mang thai hộ, nếu như áp dụng kỹ thuật xét nghiệm ADN để xác định mẹ đứa trẻ được sinh ra thì kết quả ADN của đứa trẻ sẽ trùng khớp với kết quả ADN của người mẹ nhờ mang thai hộ, do đứa trẻ được hình thành từ trứng đã chứa bộ gen của người [4, tr55,56]


6 Điều 97, Luật HNGĐ

Xét về góc độ pháp lý, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã khẳng định: con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra 7. Vì vậy, vợ chồng nhờ mang thai hộ sẽ có quyền và nghĩa vụ nhận trẻ ngay khi trẻ vừa được sinh ra.

Như vậy, xét cả trên phương diện sinh học, đạo đức và pháp luật, con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ. Nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha mẹ cho con theo quy định tại khoản 1 điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 được áp dụng: Con sinh ra trong thời kì hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kì hôn nhân là con chung của vợ chồng8. Quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản giữa cha mẹ và con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ, giữa con với các thành viên của gia đình bên nhờ mang thai hộ được pháp luật thừa nhận và bảo hộ. Trường hợp có tranh chấp từ xác định cha, mẹ, con sẽ do tòa án giải quyết khi có yêu cầu [1, tr21].

B. Quy định về mang thai hộ trong các văn bản pháp luật khác

Quy định về mang thai hộ theo luật dân sự năm 2015

Như đã nêu bên trên, trong luật Dân sự hiện nay không có quy định cụ thể về mang thai hộ. Tuy nhiên, thỏa thuận giữa 2 bên về mang thai hộ cũng được coi có tính chất như một hợp đồng thỏa thuận dân sự. Vì thế, có thể áp dụng tính chất của luật hợp đồng trong Bộ Luật Dân sự năm 2015 vào vấn đề này.

Cụ thể trách nhiệm dân sự căn cứ theo quy định tại luật Hôn nhân và Gia đình trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theo thỏa thuận như sau:

-Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý.

- Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này.


7Xem: Khoản 4 điều 93, Điều 94 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

8 Xem: Khoản 1 điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Trong thỏa thuận về mang thai hộ pháp luật đã quy định rõ những điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Thỏa thuận theo ý chí tự nguyện nhưng vẫn phải căn cứ theo luật định. Hợp đồng mang thai hộ giúp các bên thể hiện được ý chí của mình bao gồm việc giải quyết hậu quả trong trường hợp tai biến sản khoa, hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe của người mang thai hộ, trong thời gian mang thai, việc giao nhận con của các bên trong quan hệ mang thai hộ...Cuối cùng, hợp đồng mang thai hộ giúp các bên thỏa thuận với nhau trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết hợp đồng. Do quan hệ mang thai hộ là một quan hệ đặc biệt, dễ phát sinh tranh chấp và khó phân xử, nên hợp đồng mang thai hộ giúp bảo vệ các bên khỏi sự xâm phạm của bên kia và là cơ sở cho tòa án phân xử đúng sai nếu có tranh chấp xảy ra. [5, tr77]

Quy định về mang thai hộ theo Bộ luật Hình sự năm 2015

Việc mang thai hộ phải quy định tại các điều Luật hôn nhân và gia đình 2014 và Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Tuy nhiên, không ít trường hợp lợi dụng việc mang thai hộ để hưởng lợi về kinh tế, trái mục đích mà Nhà nước hướng tới khi cho phép mang thai hộ.

Theo xu hướng đó, nhằm điều chỉnh hiện tượng lạm dụng việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đi ngược với bản chất nhân văn của việc mang thai hộ, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS) đã bổ sung tội “Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại” (Điều 187), nằm trong Chương XVII. Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình (BLHS). Đây là một điều luật mới nhằm đấu tranh, ngăn ngừa các hành vi lợi dụng quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo để trục lợi.

Theo quy định tại điều 187 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại là hành vi thành lập, chủ trì, dụ dỗ, lôi kéo, lên kế hoạch để các bên mang thai hộ gặp nhau của một người hoặc một nhóm người có năng lực trách nhiệm hình sự, được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp vì mục đích hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác. [13]

Điều 187 về Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích nhân đạo quy định:

1.Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ

50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm [9].

Dấu hiệu pháp lý:

Khách thể: Hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại xâm hại đến chế độ quản lý nhà nước về sinh sản bằng phương pháp kỹ thuật và tính nhân đạo của hành vi mang thai hộ trong trường hợp vợ chồng gặp khó khăn về vấn đề sinh sản.

Mặt khách quan: Tổ chức mang thai hộ là hành vi bao gồm tổng hợp của nhiều hành vi khác nhau từ việc tạo điều kiện cho các bên có nhu cầu mang thai hộ gặp gỡ, trao đổi, bàn bạc, sắp xếp, tạo điều kiện và hỗ trợ về các phương tiện để các bên tiến hành việc mang thai hộ bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Mục đích cuối cùng của người thực hiện hành vi là vì mục đích thương mại, nếu có hành vi “tổ chức” nhưng không “vì mục đích thương mại” thì không cấu thành tội này

Chủ thể: Người phạm tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại là bất kỳ người nào có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của BLHS là từ đủ 16 tuổi trở lên

Mặt chủ quan: Người phạm tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý trực tiếp, tức là “người tổ chức hiểu rõ được hành vi phạm tội của mình là gây nguy hiểm cho xã hội, hoj thực hiện một cách chủ động và mong muốn việc mang thai hộ diễn ra”; không có trường hợp người tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại thực hiện tội phạm do vô ý, vì người phạm tội này bao giờ cũng mong muốn thực hiện hành vi phạm tội. Người phạm tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại thực hiện hành vi của mình với động cơ vụ lợi (nhằm hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác). Người phạm tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại thực hiện hành vi của mình với mục đích thương mại [13].

Đường lối xử lý

Đường lối xử lý Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại theo cấu thành cơ bản (Điều 187 khoản 1 BLHS)

Khoản 1 Điều 187 BLHS là cấu thành cơ bản của Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, (không có những tình tiết định khung tăng nặng tại khoản

2 của Điều luật này) thì bị phạt một trong ba hình phạt sau: Phạt tiền từ

50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại theo Khoản 1 Điều 187 BLHS, Tòa án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VIII BLHS (từ Điều 50 đến Điều 59) Nếu người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Khoản 1 Điều 51 BLHS, không có tình tiết tăng nặng, thì Tòa án có thể áp dụng một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng hoặc chuyển sang một hình phạt khác nhẹ hơn là hình phạt cảnh cáo. Lý do của việc giảm nhẹ phải ghi vào bản án.

Nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 65 Bộ luật Hình Sự thì người phạm tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại được hưởng án treo. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình Sự, không có tình tiết giảm nhẹ thì có thể bị phạt đến 02 năm tù.

Nếu các tình tiết của vụ án như nhau, thì người phạm tội này có nhiều tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 51 BLHS sẽ được áp dụng hình phạt thấp hơn người phạm tội không có hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ hơn; người phạm tội này có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 BLHS sẽ được áp dụng hình phạt nặng hơn người phạm tội không có hoặc có ít tình tiết tăng nặn hơn. Đường lối xử lý Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại theo cấu thành tội phạm tăng nặng 9.

Người phạm tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đối với 02 người trở lên: Là trường hợp tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại đối với 02 người trở lên. Nghĩa là cùng một khoảng thời gian



9 Xem: khoản 2 điều 187 Bộ luật Hình sự năm 2015

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/02/2023