Các Tiêu Chí Hoàn Thiện Pháp Luật Về Mang Thai Hộ Vì Mục Đích Nhân Đạo

mẹ, con hợp pháp, bảo vệ quyền và lợi ích của đứa trẻ khi sinh ra. Hơn nữa cũng giúp Nhà nước kiểm soát tốt tình hình dân số và tỉ lệ tội phạm xảy ra.

1.5.2. Ý nghĩa của pháp luật về mang thai hộ

a) Mang thai hộ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Mang thai hộ mà cụ thể là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được hiểu cơ bản là việc người phụ nữ mang thai và sinh con cho người phụ nữ khác không có khả năng sinh sản mà không đòi hỏi các yêu cầu về vật chất hay lợi ích khác. Yếu tố huyết thống của một con người dù thế nào cũng không thể thay đổi nên điều khiến một người phu nữ khác sẵn sang giúp đỡ để sinh con cho một cặp vợ chồng qua phương pháp thụ tinh ống nghiệm và có sự hỗ trợ của y học được nhìn nhận như một hành vi nhân đạo cao cả. Nhìn rộng hơn nhữa đó còn là tình đồng loại cũng tương tự như việc hiến máu nhân đạo, hiến bộ phận cơ thể để cứu giúp những người khác đang trong hoàn cảnh khó khăn hiểm nghèo. Pháp luật cần thiết phải cho phép việc mang thai hộ vì ý nghĩa nhân văn của nó, chúng ta chỉ đặt vấn đề mang thai hộ không gì khác ngoài mục đích nhân đạo để tạo cơ hội cho những cặp vợ chồng không thể thực hiện được hết quá trình thụ thai, sinh nở.

b) Đảm bảo hoàn thiện gia đình trong xã hội

Mang thai hộ giúp đảm bảo khả năng thực hiện chức năng cơ bản của gia đình là chức năng tái sản xuất con người. Là một trong những thiết chế cơ bản của xã hội, gia đình đảm nhận chức năng tái sản xuất con người; tái tạo, bảo dưỡng sức lao động cho xã hội. Tái sản xuất con người là một chức năng cơ bản và riêng có của gia đình. Hoạt động sinh con đẻ cái trước hết xuất phát từ nhu cầu tồn tại của chính con người, của xã hội, trong xã hội hiện đại đứa con trong gia đình vẫn là một biểu hiện của giá trị hạnh phúc gia đình, chức năng cơ bản này khiến các cá nhân gắn kết lại với nhau tạo thành gia đình có tính truyền thống và toàn cầu. Việc thực hiện chức năng này không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong ước của người vợ, người chồng mà còn là vấn đề của xã hội, vấn đề duy trì tính liên tục của xã hội.

Nhờ có mang thai hộ mà chức năng duy trì nói giống của ác cặp vợ chồng hiếm muộn được đảm bảo đồng thời đáp ứng được nhu cầu sinh con cùng huyết thống cùng mã gen với bố mẹ. Yếu tố huyết thống không chỉ là cơ sở để xác định cha, mẹ, con mà còn là cơ sở xác định nguồn gốc, dòng họ, gia phả với những giá trị văn hóa tinh thần, đạo đức và truyền thống của dòng họ gắn với mỗi con người cụ thể. Đó cũng là lý do để những cặp vợ chồng hiếm muộn vẫn luôn khao khát

có đứa con mang dòng máu của mình và cách duy nhất sau khi sử dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản thất bại chỉ có thể là mang thai hộ. Như vậy, mang thai hộ giúp đảm bảo sự hoàn thiện của gia đình trong xã hội và thực hiện chức năng cơ bản của gia đình là chức năng tái sản xuất con người.

1.6. Các tiêu chí hoàn thiện pháp luật về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Pháp luật về mang thai hộ được xây dựng dựa trên nhu cầu xã hội và tình hình thực tiễn. Phục vụ cho những đối tượng và trường hợp cụ thể dưới sự kiểm soát của Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

1.6.1. Hoàn thiện pháp luật để bảo đảm về quyền cho các bên tham gia Việc quy định mang thai hộ dựa trên yếu tố nhân đạo của pháp luật Việt Nam đã thể hiện tinh thần đạo đức của dân tộc, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp 2013.

Bản chất “mang thai hộ” là hết sức nhân văn vì là một sự giúp đỡ của một người phụ nữ này đối với người phụ nữ khác để sinh ra những đứa trẻ. Việc mang thai và sinh nở cũng là việc làm có ý nghĩa nhằm duy trì nòi giống, gắn kết và giữ gìn hạnh phúc mỗi gia đình, bởi vì con cái là động lực để cha mẹ chúng làm việc tốt hơn, sống có trách nhiệm hơn, góp phần vào sự ổn định, phồn vinh của xã hội.

Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay - 4

Một hệ thống pháp luật hoàn thiện là một hệt thống đảm bảo được quyền và lợi ích của mọi đối tượng có trong xã hội.

a) Đối tượng mang thai hộ

Với mang thai hộ, đối tượng ở đây cần được đặt trong pháp luật là những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn, những bà mẹ đơn thân vô sinh khó có con và nhóm người đồng tính chuyển giới có nhu cầu có con chính đáng. Đó là những nhóm người yếu thế, cần được bảo vệ và yêu cầu được đối xử bình đẳng.Những cặp vợ chồng vô sinh mặc nhiên là đối tượng đầu tiên được xem xét tham gia vào quan hệ này nhưng chúng ta cũng không thể bỏ qua trường hợp khác khiếm khuyết hơn về hôn nhân.

Pháp luật không nên “đóng khung” các trường hợp cụ thể được phép nhờ mang thai hộ và các đối tượng mang thai hộ. Điều này tuy đảm bảo được sự kiềm soát của nhà nước nhưng lại bó hẹp lại cơ hội cho các trường hợp khác có nhu cầu có con chính đáng nhưng không đáp ứng đủ các điều kiện theo luật định.

b) Điều kiện mang thai hộ

Cần thiết phải có những điều kiện cơ bản để thực hiện quá trình mang thai hộ đối với bên nhờ mang thai và bên nhận mang thai hộ như:

- Yêu cầu xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyển về việc người nhờ mang thai hộ không thể có con (đã trải qua các biện pháp hỗ trợ sinh sản khác hoặc vướng các vấn đề về bệnh lí khiến quá trình có con khó khăn)

- Tình trạng có/chưa có con trước khi yêu cầu thực hiện mang thai hộ: cho thấy khả năng mang thai bình thường hoặc không bình thường của người nhờ mang thai hộ. Quy định này để ngăn chặn sự biến tướng về mục đích mang thai hộ chính đáng.

Trường hợp sau khi sinh con mà đứa con bị mắc những bệnh như down hay một số bệnh lí khác khiến chúng không thể phát triển được bình thường hoặc không còn sống thì những trường hợp này vẫn nằm trong dạng được nhờ mang thai hộ, miễn việc đảm bảo rằng việc thêm một đứa con nữa không vi phạm đến chính sách dân số của quốc gia.

- Quy định về người nhận mang thai hộ: độ tuổi phù hợp nhận mang thai hộ, sức khỏe, khả năng mang thai và những điều kiện cần có khác tương thích với tình hình xã hội, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và yêu cầu của pháp luật như người thân trong gia đình hoặc bạn bè – những người tự nguyện nhận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo chứ không phải vì các yêu cầu về kinh tế hay vật chất khác. Việc tìm người mang thai hộ cần phải được dễ dàng để tạo điều kiện cho những người vô sinh, muốn có con qua phương pháp này.

- Điều kiện về ý chí của bên mang thai hộ: Điều kiện về ý chí của các bên trong việc mang thai hộ là điều kiện tiên quyết để việc mang thai hộ được thực hiện. Theo đó, phải đảm bảo sự tự nguyện giữa 2 bên. Đây là điều kiện quan trọng để các bên có tâm lí thoải mái nhất, sẵn sàng đón nhận việc mang thai hộ. Trường hợp người mang thai hộ độc thân thì phải có giấy cam kết mang thai hộ hoàn toàn tự nguyện, không do ép buộc. Còn nếu trường hợp bên mang thai hộ đang tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng; trong trường hợp người chồng bị mất năng lực hành vi dân sự thì người phụ nữ nhận mang thai hộ lúc này được quyền đơn phương quyết định nhận hay không nhận mang thai hộ. Chính điều này là yếu tố quan trọng để ràng buộc trách nhiệm của các bên đối với việc mang thai hộ và là cơ sở pháp lí để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện mang thai hộ [2].

c) Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên

Khi tham gia vào quan hệ mang thai hộ, đồng nghĩa với việc các bên tham gia ràng buộc mình vào những thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của bản thân đối với bên kia và ngược lại. Điều này để đảm bảo quá trình mang thai hộ diễn ra thuận lợi và tình trạng đứa trẻ được ổn định.

- Đối với bên nhờ mang thai hộ: cần thanh toán đầy đủ các khoản chi phí để thực hiện mang thai hộ theo đúng yêu cầu và quy định; giải quyết hậu quả trong trường hợp tai biến sản khoa, hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe của người mang thai hộ; không được từ chối nhận con và đảm bảo hoàn thành trách nhiệm với đứa trẻ từ khi nhận con cho đến khi trưởng thành.


- Đối với bên nhận mang thai hộ: Có nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, nuôi dạy đứa trẻ trong suốt thời kỳ mang thai để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ; không được từ chối giao con.

Những yêu cầu về quyền và nghĩa vụ giữa hai bên với nhau không chỉ căn cứ trên thỏa thuận ban đầu mà còn phải dựa trên những quy định cụ thể của pháp luật.

d) Quy định về thỏa thuận mang thai hộ trong bộ Luật Dân sự Về bản chất, thỏa thuận mang thai hộ là một thỏa thuận dân sự, do đó cũng giống như các thỏa thuận dân sự khác, thỏa thuận mang thai hộ cũng cần được pháp luật ghi nhận nguyên tắc thỏa thuận chung là: tự nguyện. Đó phải là sự thỏa thuận mà có sự thống nhất giữa tự do ý chí và bày tỏ ý chí, là sự ngang bằng về địa vị và quyền lợi, không có sự lừa dối, ép buộc giữa người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ. Việc ghi nhận nguyên tắc của thỏa thuận mang thai hộ là cần thiết bởi nó là cơ sở quan trọng để đánh giá tính hợp pháp của việc phát sinh sự kiện mang thai hộ [6, tr50]. Việc quy định về thỏa thuận mang thai hộ cần được quy định cụ thể thành một mục riêng trong Bộ luật Dân sự.

Trong thỏa thuận về mang thai hộ pháp luật có những quy định rõ ràng những điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Thỏa thuận theo ý chí tự nguyện nhưng vẫn phải căn cứ theo luật định. Hợp đồng mang thai hộ giúp các bên thể hiện được ý chí của mình; thỏa thuận với nhau trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết hợp đồng. Do quan hệ mang thai hộ là một quan hệ đặc biệt, dễ phát sinh tranh chấp và khó phân xử, nên hợp đồng mang thai hộ giúp bảo vệ các bên khỏi sự xâm phạm của bên kia và là cơ sở cho tòa án phân xử đúng sai nếu có tranh chấp xảy ra. [5, tr77]

e) Quy định về chế tài xử lý vi phạm

Trên tinh thần thực hiện pháp luật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cần có những quy định chặt chẽ, cụ thể về chế tài xử lý vi phạm để những quy định về mang thai hộ được thực thi một cách nghiêm túc. Không chỉ quy định trong luật Hôn nhân và Gia đình hoặc Luật Dân sự mà cần thiết phải được đưa vào trong luật Hình sự với tội danh tội phạm xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình với cách xác định các tội phạm cụ thể cùng với khung hình phạt áp dụng cho loại tội phạm này. Để hạn chế tính thương mại của hành vi mang thai hộ đòi hỏi mức xử phạt phải đủ mạnh, tương xứng với hành vi vi phạm và có sức răn đe. Sở dĩ cần như vậy là bởi đây là quan hệ pháp luật đặc biệt, yếu tố con người cần được bảo vệ tuyệt đối để không đi ngược lại với quan điểm đáo đức của nhân dân và tinh thần của pháp luật.

1.6.2. Hoàn thiện pháp luật để phù hợp với truyền thống đạo đức

Quan điểm về “cha sinh, mẹ đẻ” luôn sâu trong tư tưởng của người dân Việt Nam. Con phải là do mẹ mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày, “dứt ruột đẻ ra”. Đứa trẻ ấy được nuôi lớn trong sự yêu thương của cha mẹ chúng. Việc nhờ một người “đẻ hộ”, mang thai hộ hay phụ nữ “không chồng mà chửa” luôn bị dị nghi. Theo sự phát triển của nhịp sống hiện đại, người dân đã nâng cao nhận thức và có cái nhìn bao dung hơn với những trường hợp này. Vì thế pháp luật cũng thay đổi để phù hợp với xã hội, trao cho những người vô sinh có cơ hội để được làm cha mẹ bằng các biện pháp hỗ trợ sinh sản khác với sinh sản theo hướng “tự nhiên”, truyền thống như trước đây, đồng thời cũng là đề cao vai trò của sự hoàn thiện gia đình trong cuộc sống. Tuy nhiên, xã hội chúng ta chỉ cho phép thực hiện vì mục đích nhân đạo, có nghĩa là giống như một sự hỗ trợ, giúp đỡ để những người kém may mắn có thể hưởng trọn niềm vui được làm mẹ chứ không đồng thuận với những hành vi thương mại hóa, xem con người là vật mua bán, trao đổi.

Pháp luật cần quy định theo hướng: “Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện của các bên và nghiêm cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại hay vì các lợi ích vật chất khác”. Pháp luật cần làm rõ hơn như thế nào là “nhân đạo”, cần phải hiểu “nhân đạo” nghĩa là không gắn với mục đích kinh tế, thương mại mà đơn thuần chỉ là sự giúp đỡ hoàn toàn tự nguyện của bên mang thai hộ đối với bên nhờ mang thai hộ.

Mặc dù đề xuất pháp luật mở rộng đối tượng chủ thể tham gia vào mang thai hộ không chỉ bó hẹp trong cặp vợ chồng vô sinh được quyền nhờ mang thai hộ hay

điều kiện của người mang thai hộ là người thân thích cùng hàng nhưng để đảm bảo không trái với thuần phong mỹ tục của người Việt (mẹ ruột mang thai hộ cho con đẻ, mẹ chồng mai thai hộ cho con dâu hay phụ nữ độc thân muốn có con xin tinh trùng của họ hàng thân thích trong gia đình,…) pháp luật cũng cần quy định cấm một số trường hợp cụ thể (như trên) tham gia vào xây dựng mối quan hệ này để không xảy ra tranh chấp hoặc vi phạm đến tư tưởng đạo đức của nhân dân.

1.6.3. Hoàn thiện pháp luật để tương thích với pháp luật Quốc tế Trên phương diện quốc tế, quan hệ pháp luật mang thai hộ được xếp vào khía cạnh thuộc luật nhân quyền Quốc tế nhằm bảo vệ, thúc đẩy các quyền tự do cơ bản cho mọi thành viên của cộng đồng nhân loại. [25, tr113]. Những chủ thể tham gia vào quan hệ này thuộc nhóm người dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em, nhóm người đồng tính chuyển giới,..), là những người cần được chú ý bảo vệ đặc biệt so với những nhóm người, cộng đồng khác. Do vị thế yếu hơn nên những nhóm người này rất dễ bị vi phạm các quyền hoặc gặp khó khăn trong việc hưởng thụ các quyền.

Việt Nam hiện nay đã tham gia vào hầu hết các Công ước quốc tế cơ bản về quyền con người. Trong đó có Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ 1979, ký kết ngày 29-7-1980, phê chuẩn ngày 17-2-1982; Công ước về Quyền Trẻ em 1989, ký kết ngày 26-1-1990, phê chuẩn ngày 28-2-1990 và hai Nghị định thư bổ sung về trẻ em trong xung đột vũ trang (ký kết ngày 8-9- 2000, phê chuẩn ngày 20-12-2001) và chống sử dụng trẻ em trong các hoạt động mại dâm và tranh ảnh khiêu dâm (ký kết ngày 8-9-2000, phê chuẩn ngày 20-12- 2001); Công ước về Quyền của Người khuyết tật 2006, ký ngày 22-11-2007 và phê chuẩn ngày 5-2-2015;…. [25] vì thế việc đảm bảo thực hiện quyền cho những nhóm người này là cần thiết.

Theo đó, phụ nữ có quyền bình đẳng trong quan hệ hôn nhân gia đình như quyền quản lý tài sản, quyền được nghỉ ngơi, quyền được quyết định về con cái,… Chính vì vậy mà không chỉ có những người phụ nữ vô sinh có quan hệ hôn nhân hợp pháp mới được nhờ mang thai hộ mà cả những người phụ nữ vô sinh độc thân cũng cần được đảm bảo quyền này. Đó là quyền mưu cầu hạnh phúc và quyền yêu cầu con cái cơ bản của họ.

Trong luật quốc tế, trẻ em được coi là một trong các nhóm xã hội dễ bị tổn thương nhất.Trẻ em có quyền được hưởng sự chăm sóc, bảo vệ một cách đặc biệt không chỉ ở mức độ gia đình mà còn mở rộng đến trách nhiệm của quốc gia. Vì

thế, pháp luật cần phải có những quy định tương thích với những quyền cơ bản mà trẻ em cần cótheo pháp luật Quốc tế về quyền trẻ em để bảo vệ cho lợi ích và sự phát triển chung. Hơn nữa, những trẻ em sinh ra từ biện pháp mang thai hộ lại là những trường hợp nhạy cảm hơn, dễ bị tác động ảnh hưởng đến tâm lý. Trách nhiệm đặt ra cho các nhà làm luật là cần phải quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào quan hệ này gồm bên nhờ mang thai hộ, bên nhận mang thai hộ; trách nhiệm của xã hội trong việc bảo đảm sự phát triển và lợi ích của trẻ em được sinh ra từ biện pháp này.

Thực tế, không phải quốc gia nào trên thế giới cũng cho phép mang thai hộ hoặc có thể cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hay thương mại, tùy vào quan điểm về đạo đức và pháp luật riêng. Tuy vậy, trên cơ sở là tính nhân đạo của pháp luật Việt Nam, một số quốc gia có tư tưởng về nhân đạo trong vấn đề mang thai hộ rất “mở” nhưng vẫn đảm bảo hạn chế sự thương mại hóa mà cơ hội trao cho những cặp vợ chồng vô sinh lại nhiều hơn. Vì thế, chúng ta cần điều chỉnh pháp luật trong nước để tương thích với pháp luật quốc tế, học tập và kế thừa những tư tưởng tiến bộ về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo để xây dựng và áp dụng pháp luật toàn diện hơn, bảo vệ được tối đa quyền của phụ nữ và trẻ em; đồng thời tăng sự kiểm soát của pháp luật về các vấn đề xã hội liên quan, đảm bảo được quyền con người triệt để.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Ở chương 1, tác giả đã nêu ra những vấn đề lý luận chung về mang thai hộ và việc cần thiết hoàn thiện pháp luật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo bao gồm các nội dung sau:

Thứ nhất, tác giả đưa ra cách hiểu mang thai hộ, từ đó đưa ra khái niệm mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cùng với những đặc điểm của pháp luật về mang thai hộ.

Thứ hai, tác giả trình bày nội dung của pháp luật về mang thai hộ và các yếu tố tác động đến việc quy định và hoàn thiện pháp luật.

Thứ ba, tác giả nêu quy định về mang thai hộ trong pháp luật một số nước trên thế giới để qua đó Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm về quản lý và thực hiện pháp luật về mang thai hộ.

Thứ tư, tác giả nêu vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của pháp luật về mang thai hộ và các tiêu chí hoàn thiện pháp luật.

Từ những lý luận chung này có thể hiểu rõ về mang thai hộ và sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật đối với mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/02/2023