hoàn thiện. Chẳng hạn như hãng Coca-cola vẫn đăng ký bảo hộ cho NHNT Coca-Cola tại Cục Sở hữu công nghiệp Việt Nam (nay là Cục SHTT).
Cả hai hệ thống pháp luật đều xác định phạm vi của sự nổi tiếng được công nhận trong giới hạn lãnh thổ quốc gia đối với Việt Nam hay trong phạm vi lãnh thổ các quốc gia thuộc Liên minh đối với Liên minh EU. Nếu NHNT ở ngoài giới hạn đó, về nguyên tắc sự nổi tiếng đó sẽ không được công nhận và bảo hộ. Tuy nhiên theo các quy định của Điều 6bis của Công ước Paris, các NHNT ở một nước là thành viên của Công ước Paris có thể được bảo hộ mặc dù không được sử dụng ở nước đó. Việt Nam là thành viên của công ước Paris, việc tuân thủ theo nguyên tắc này là một nghĩa vụ bắt buộc. Vì vậy pháp luật Việt Nam cần xem xét việc công nhận NHNT ngoài giới hạn lãnh thổ.
3.2.4. Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng mang tính thống nhất, đồng bộ và lâu dài
Các quy định pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nói chung và NHNT nói riêng ở cộng đồng châu Âu được ghi nhận chủ yếu trong hai văn bản pháp luật quan trọng được ban hành từ rất lâu là Văn bản hướng dẫn đầu tiên năm 1988, 104/89/EEC về hài hòa pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa của các quốc gia và Quy chế của Hội đồng năm 1993, 40/94/EC về nhãn hiệu hàng hóa Cộng đồng. Mặc dù vậy đây vẫn là hai văn bản chính thức và liên quan trực tiếp đến pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa. Hai văn bản này cho đến nay không chỉ vẫn có giá trị hiệu lực mà còn mang nhiều điểm tiến bộ và chưa phải sửa đổi gì nhiều. Mặc dù EU có sử dụng án lệ trong việc bảo hộ NHNT nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến sự đồng bộ, thống nhất trong các văn bản pháp luật nêu trên.
Trong khi đó ở Việt Nam việc ban hành văn bản pháp luật về bảo hộ NHNT là một quá trình và đến nay vẫn còn nhiều điểm hạn chế và thiếu sót. Vấn đề NHNT lần đầu tiên được quy định là trong Nghị định số 06/2001/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/NĐ-CP năm 1996 quy định
chi tiết về sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên việc xác lập quyền và thực thi quyền đối với NHNT trước khi có Luật SHTT ra đời là không hiệu quả do việc không nhất quán giữa các quy trình của pháp luật và quá trình thực thi. Sau khi Luật SHTT ra đời vấn đề xác lập quyền đối với NHNT được quy định tại khoản 2, điều 6 của Nghị định 103/CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về sở hữu công nghiệp. Mặc dù sau khi ban hành nghị định này, công tác thực thi quyền đối với NHNT trở nên hiệu quả hơn và sau đó nghị định 105/2006 ra đời tiếp tục có những quy định chi tiết về việc bảo hộ NHNT. Tuy nhiên trên thực tế việc có nhiều văn bản pháp luật quy định về vấn đề này tạo nên tính rườm rà, không thống nhất, đồng bộ trong vấn đề bảo hộ NHNT của pháp luật Việt Nam. Yêu cầu cần đặt ra phải xây dựng một hệ thống pháp luật về nhãn hiệu nói chung và NHNT nói riêng mang tính đồng bộ, khách quan, thống nhất như pháp luật EU đã xây dựng.
3.3. NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG CỦA VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ THỰC TIỄN PHÁT SINH TẠI VIỆT NAM
3.3.1. Tăng cường vai trò của Nhà nước trong toàn bộ hệ thống bảo hộ nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng
- Các biện pháp chung:
Tăng cường vai trò hoạt động, sự phối hợp hoạt động của các cơ quan chức năng trong cùng lĩnh vực, tăng cường chính sách minh bạch và công khai hóa công tác lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đặc biệt củng cố và tăng cường chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu nói chung và NHNT nói riêng.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo Hộ Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Thông Qua Hoạt Động Của Các Cơ Quan Liên Minh Châu Âu
- Những Quy Định Pháp Luật Và Thực Tiễn Bảo Hộ Nhãn Tiếng Của Việt Nam
- Các Trường Hợp Bị Xem Là Vi Phạm Nhãn Hiệu Nổi Tiếng
- Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Liên minh Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam - 11
- Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Liên minh Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
Nâng cao trình độ chuyên môn của lực lượng thực thi, tạo ra tính định hướng, thống nhất trong hoạt động thực thi quyền SHTT. Khắc phục tình trạng chồng chéo hiện nay giữa các cơ quan thực thi bằng cách thành lập một cơ quan đầu mối chuyên phụ trách về vấn đề nhãn hiệu và NHNT. Quy định
rõ thẩm quyền và quy trình giám định, xét nghiệm, thăm dò, điều tra… liên quan đến quá trình giải quyết các vụ việc liên về NHNT. Tăng cường và phát huy tối đa vai trò của Tòa án trong việc giải quyết các vụ việc liên quan đến NHNT, đào tạo đội ngũ thẩm phán chuyên trách, tiến đến thành lập Tòa chuyên trách về SHTT.
- Các biện pháp cụ thể:
+ Các cơ quan chức năng phải thường xuyên theo dõi thông tin và xử lý sớm mọi sự lạm dụng NHNT.
+ Cục SHTT cần phổ biến hơn nữa "Công báo sở hữu công nghiệp" đến các cơ quan chức năng về bảo hộ SHTT khác cũng như các tổ chức doanh nghiệp và người dân.
Công báo là một ấn phẩm của Cục SHTT được xuất bản hàng tháng công bố tất cả các nhãn hiệu, kiểu dáng, giải pháp hữu ích, sáng chế đã đăng ký và được bảo hộ. Mục đích của việc công bố và phổ biến là tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có thể phản đối, khiếu nại việc cấp văn bằng bảo hộ. Doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội phân tích, nhận dạng những nhãn hiệu nào có thể gây nhầm lẫn, tương tự với mình để kịp thời bảo hộ cho nhãn hiệu của mình.
+ Tạo ra các hành lang pháp lý phù hợp để giúp các doanh nghiệp tìm được cơ chế bảo hộ tốt hơn
Bên cạnh việc các doanh nghiệp tự tìm cách bảo vệ mình thì nhà nước cũng cần có những biện pháp cụ thể hỗ trợ. Hiện vẫn tồn tại nhiều khó khăn và sự không đồng nhất của việc bảo hộ NHNT trong phạm vi Việt Nam và trên thế giới. Đó là các thủ tục cụ thể công nhận NHNT, việc thống nhất các tiêu chí công nhận NHNT và việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.
+ Ban hành danh mục NHNT thế giới, NHNT Việt Nam
Một số nước trên thế giới ban hành danh mục các nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng và được bổ sung liên tục hàng năm (như Mỹ, Nhật…). Việc ban
hành danh mục các nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tránh tình trạng tranh chấp phát sinh khi cùng một nhãn hiệu hàng hoá nhưng quốc gia này công nhận là nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng, quốc gia khác lại không công nhận. Đây cũng là một văn bản cần thiết mà Việt Nam cũng cần xem xét để ban hành.
3.3.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
Trước hết, để hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng, Nhà nước cần xây dựng một hệ thống pháp luật nhãn hiệu mang tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả. Luật về nhãn hiệu hàng hóa ra đời sẽ góp phần quan trọng đáp ứng được những yêu cầu trên.
Hầu hết các nước đều ban hành văn bản pháp luật riêng về SHTT, trong đó khi điều chỉnh nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng có dẫn chiếu tới Công ước Paris, Hiệp định TRIPS và các văn bản pháp luật quốc tế khác bên cạnh những quy định riêng, cụ thể, phù hợp cho mình. Pháp ban hành Bộ luật SHTT (Intellectual Property Code), Trung Quốc ban hành Luật nhãn hiệu hàng hoá (Trademark Law), Canada ban hành Luật nhãn hiệu hàng hoá (Trademark Act)...
Thứ hai, pháp luật Việt Nam cần xây dựng những quy định cụ thể, mang tính định lượng hơn nhằm xác định tiêu chí "nhãn hiệu nổi tiếng" và "nhãn hiệu đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi".
Những quy định này phải hướng dẫn và giải thích cụ thể, chi tiết hơn về cách thức mà các tiêu chí được hiểu và áp dụng. Bên cạnh đó có thể xây dựng và ban hành danh mục nhãn hiệu nổi tiếng. Danh mục này sẽ không đương nhiên trở thành chứng cứ bắt buộc cho các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xác định nhãn hiệu nổi tiếng trên thực tế. Nhưng nó là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng bên cạnh các tiêu chí khác mà cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét trong quá trình giải quyết các vụ việc cụ thể.
Thứ ba, pháp luật cần làm rõ vấn đề pháp lý liên quan đến việc liệu một NHNT có được bảo hộ ở Việt Nam không nếu nhãn hiệu đó chưa được sử dụng và biết đến ở thi trường Việt Nam. Đây là vấn đề rất quan trọng bởi việc quyết định loại hình bảo hộ hiện có cho một nhãn hiệu "nổi tiếng" sẽ có thể liên quan đến việc xử lý tranh chấp trong những năm tới đây.
Nhằm trả lời cho câu hỏi liệu một nhãn nước ngoài nổi tiếng có được bảo hộ ở Việt Nam hay không nếu nó chưa được sử dụng ở nước ta như một nhãn hiệu, cần hiểu về khái niệm "nổi tiếng" trong bối cảnh nhãn hiệu ở Việt Nam.
Luật SHTT năm 2005 quy định, NHNT là một "nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam". Việc phân biệt một nhãn hiệu không đơn giản. Liệu người tiêu dùng Việt Nam có quen với nhãn hiệu của các hàng hóa và dịch vụ được sử dụng bên ngoài Việt Nam. Luật SHTT của Việt Nam liệt kê một số yếu tố để xác định liệu một nhãn có nổi tiếng hay không, nhưng không một yếu tố nào đòi hỏi một cách rõ ràng rằng NHNT phải được sử dụng ở Việt Nam. Trở ngại duy nhất là liệu một nhãn nước ngoài nổi tiếng thậm chí không được sử dụng như một nhãn hiệu ở Việt Nam có thể đạt tới mức độ nổi tiếng để được người tiêu dùng biết đến một cách rộng rãi hay không? Điều này là có thể bởi tính bùng nổ của mạng Internet, sự tăng trưởng của thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến, sự dễ dàng thuận tiện trong thông tin liên lạc toàn cầu và đi nước ngoài, dễ có khả năng là các nhãn nước ngoài có thể dễ dàng trở nên nổi tiếng đối với người tiêu dùng Việt Nam cho dù không được sử dụng thực tế ở trong nước. Cần lưu ý rằng theo các quy định của Điều 6bis của Công ước Paris, các NHNT ở một nước là thành viên của Công ước Paris có thể được bảo hộ mặc dù không được sử dụng ở nước đó. Vì vậy, chỉ đơn giản căn cứ vào các nghĩa vụ của mình theo Công ước Paris, Việt Nam cần chấp nhận bảo hộ một nhãn đã nổi tiếng ở một nước thành viên khác của Công ước Paris mà không cần yêu cầu phải được sử dụng ở Việt Nam. Ít nhất các quyền của chủ sở hữu NHNT theo Công ước Paris sẽ được ưu tiên áp dụng so với Luật SHTT của Việt Nam bởi
vì Luật SHTT của Việt Nam tuyên bố một cách rõ ràng rằng quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là một thành viên có giá trị cao hơn các quy định của Luật SHTT của Việt Nam.
Thứ tư, cần bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến các yêu cầu hay tiêu chí để đánh giá nguy cơ gây nhầm lẫn trong các vụ việc tranh chấp về nhãn hiệu. Những quy định về yếu tố gây nhầm lẫn còn chưa rõ ràng và khách quan, cần có quy định hướng dẫn cụ thể hơn trong văn bản dưới Luật để giải thích cách thức xác định hành vi vi phạm thông qua việc xác định các tiêu chí "khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng".
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì NHNT có thể bị từ chối bảo hộ ở Việt Nam trên cơ sở không có yếu tố gây nhầm lẫn nếu NHNT và nhãn sao chép đã được đăng ký cho những loại hàng hóa hoặc dịch vụ khác nhau. Một lần nữa, cần xem xét những nghĩa vụ quốc tế mà Việt Nam đã cam kết tuân thủ. Điều 16(3) của Hiệp định về các Quyền SHTT liên quan đến Thương mại quy định rằng việc bảo hộ các NHNT được áp dụng cho cả các hàng hóa và dịch vụ khác với hàng hóa và dịch vụ mà nhãn hiệu đã được đăng ký cho chúng, nếu việc sử dụng nhãn của hàng hóa hay dịch vụ đó chỉ ra mối liên hệ với chủ sở hữu của nhãn hiệu đã được đăng ký và nếu chủ sở hữu của nhãn hiệu được đăng ký bị thiệt hại bởi việc sử dụng nhãn trên các hàng hóa hay dịch vụ đó.
Ví dụ là chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng đã đăng ký nhãn hiệu nổi tiếng của mình cho nhóm hàng hóa 9, trường hợp này chủ sở hữu nhãn sao chép có thể sử dụng nhãn sao chép gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng một cách an toàn thậm chí cho hàng hóa thuộc nhóm 3 bởi vì người tiêu dùng Việt Nam sẽ có xu hướng tin rằng hàng hóa của chủ sở hữu nhãn sao chép có liên hệ với chủ sở hữu của nhãn hiệu nổi tiếng. Người tiêu dùng bình thường có thể sẽ mua hàng các sản phẩm của chủ sở hữu nhãn sao chép bởi vì họ tin rằng các sản phẩm của chủ sở hữu nhãn sao chép có quan hệ với các sản phẩm
mang nhãn hiệu nổi tiếng mà họ đã nhìn thấy, đã xem trong một số chương trình quảng cáo, hoặc đọc trong các tạp chí, sách hướng dẫn du lịch, trên một số trang tin điện tử ưa thích, hoặc chương trình vô tuyến…Người tiêu dùng Việt Nam có thể yên tâm hưởng thụ sản phẩm của chủ sở hữu nhãn sao chép bởi vì nghĩ rằng họ đang giao dịch với một chi nhánh của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng [22].
Một mục tiêu cơ bản của việc bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam là tránh để người tiêu dùng nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, Việt Nam cần xử lý NHNT khác với các nhãn khác trong phân tích yếu tố gây nhầm lẫn. Ở một số nước nơi các NHNT được bảo hộ chống lại việc làm loãng khả năng của nhãn trong nhận diện và phân biệt các hàng hóa và dịch vụ, không cần chứng minh yếu tố gây nhầm lẫn, hoặc cũng không cần chỉ ra sự cạnh tranh giữa các hàng hóa của nguyên đơn và bị đơn. Do đó, có thể bảo hộ NHNT chống lại các nhãn tương tự gây nhầm lẫn được sử dụng cho hàng hóa và dịch vụ không có quan hệ với hàng hóa và dịch vụ của NHNT.
Thứ năm, pháp luật Việt Nam cần bổ sung, hoàn thiện các quy định về chế tài đối với việc xâm phạm đối với NHNT cũng như cơ chế bảo hộ.
Một lý do quan trọng nhằm giải thích tại sao các NHNT cần được bảo hộ theo chế độ đặc biệt là nhằm tránh việc làm giàu bất hợp pháp của những kẻ xâm phạm. Một NHNT đặc biệt nhạy cảm với việc sao chép bởi vì điều đó đem lại cho những kẻ xâm phạm sự công nhận ngay lập tức với chi phí tối thiểu để đưa sản phẩm ra thị trường và tiếp thị. Kẻ xâm phạm có thể lựa chọn sử dụng NHNT nào đó do sự nổi tiếng của nó ở Việt Nam và nhận được những lợi thế của sự nổi tiếng từ tài sản của chủ sở hữu NHNT một cách đơn giản. Những người sao chép NHNT nhằm thu được nhiều lợi nhuận nhất với ít nỗ lực nhất phục vụ cho việc làm giàu của họ. Tuy nhiên, mặc dù việc trừng phạt những kẻ xâm phạm do ý đồ xấu của họ dường như là công bằng và hợp lý, nhưng trên thực tế những chế tài đó lại chưa tương xứng. Vì vậy cần xây dựng những quy định hợp lý hơn về chế tài trong công tác bảo hộ NHNT.
Ở một số nước nơi các NHNT được bảo hộ chống lại sự làm loãng nhãn hiệu, không cần chứng minh yếu tố gây nhầm lẫn, cũng không cần trình bày sự cạnh tranh giữa các hàng hóa của nguyên đơn và của bị đơn. Do đó, có thể sử dụng biện pháp phòng vệ chống làm loãng đối với những người sử dụng nhãn tương tự gây nhầm lẫn thậm chí cho các hàng hóa và dịch vụ không có mối quan hệ với các hàng hóa và dịch vụ của NHNT. Việt Nam lại thiếu quy định về ngoại lệ làm loãng, có thể ngăn chặn được việc bị đơn sử dụng nhãn hiệu của nguyên đơn cho mục đích thương mại nào đó, cho dù các hàng hóa của bị đơn không cạnh tranh với hàng hóa của nguyên đơn. Việt Nam cần phải đối mặt với những vấn đề này để xem xét xem có cần loại bỏ sự không rõ ràng trong việc bảo hộ NHNT hay không. Một cách cho các chủ sở hữu nhãn nước ngoài nổi tiếng tránh phải dựa vào ngoại lệ NHNT như hiện nay là sử dụng các nhãn của họ ở Việt Nam. Tuy nhiên, cho dù họ có làm như vậy, phạm vi bảo hộ có thể không được đủ rộng như họ trông đợi. Dường như việc bắt buộc mở rộng việc kinh doanh trên trường quốc tế chỉ nhằm để tránh sự ăn cắp nhãn hiệu là không mang tính thực tế, nhưng lựa chọn này có thể là giải pháp tạm thời phù hợp cho đến khi có những sửa đổi trong việc bảo hộ NHNT ở Việt Nam.
Cuối cùng, pháp luật Việt Nam cần phải chấp nhận học thuyết về sự lu mờ nhãn hiệu như là một trong những yếu tố quan trọng phải được tính đến trong việc xác định các hành vi xâm phạm NHNT trong các vụ việc cụ thể.
Ở một số nước phát triển trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ, xem vấn đề trọng tâm của việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng chính là sự lu mờ nhãn hiệu hàng hóa. Thuật ngữ này đã được đưa ra và sử dụng trong một thời gian khá dài trước khi được đề cập trong luật của Mỹ. Nó được định nghĩa lần đầu tiên bởi Schechter vào năm 1927 để bảo vệ chống lại "sự biến mất dần dần hay sự phân tán những đặc tính và sự nhận biết của công chúng đối với nhãn hiệu hàng hóa bởi sự sử dụng nó cho những sản phẩm phi cạnh tranh". Một năm sau đó, Thẩm phán Learned Hand, trong vụ kiện "Yale Electric Corporation v. Robertson" (năm 1928), đã chấp thuận một Lệnh cho phép